Trang

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Các điểm mốc trong tiểu sử Đức Bênêđictô XVI

Các điểm mốc trong tiểu sử Đức Bênêđictô XVI


Trích sách: Bênêđictô XVI, Những buổi nói chuyện cuối cùng với Peter Seewald. Nxb. Fayard.
1927
16 tháng 4: Josef Aloisius Ratzinger sinh ngày Thứ bảy Tuần thánh lúc 4h15 sáng tại Marktl am Inn, thuộc giáo phận Passau, Đức quốc, được rửa tội lúc 8h30 cùng ngày. Cha của ngài là Josef Ratzinger (6 tháng 3-1877-25 tháng 8-1959), nhân viên cảnh sát. Mẹ của ngài là bà Maria Ratzinger, tên họ riêng là Paintner (8 tháng 1-1884-16 tháng 12-1963), con của một gia đình làm bánh. Là người con thứ ba của gia đình, chị cả là Maria Theogona (7 tháng 12-1921-2 tháng 11-1991), anh kế là Georg (15 tháng 1-1924).
1929-1942
11 tháng 7-1929: Gia đình dọn về Tittmoning.
5 tháng 12-1932: Dọn về Aschau am Inn.
Tháng 4-1937: Thân phụ về hưu, gia đình mua một căn nhà, một nông trại cũ (có từ năm 1726), định cư ở Hufschlag, gần Traunstein.
1937: Vào trường Traunstein.
16 tháng 4-1939: Vào tiểu chủng viện giáo phận Saint-Michel ở Traunstein.
1943-1945
Tháng 8-1943 đến tháng 9-1944: Thanh niên đoàn của Lực lượng phòng không (DCA) ở Unterfưhring, ở Ludwigsfeld, gần  Munich và ở Gilching, gần Ammersee.
Mùa thu 1944: Phục vụ cho đế quốc Đức (Reich) ở Burgenland nước Áo.
13 tháng 12-1944: “Gia nhập bộ binh của binh đoàn thứ 179 lực lượng trừ bị và lính tinh nhuệ”.
Tháng 5-1945: Bỏ hàng ngủ Wehrmacht.
Từ tháng 5 đến 19 tháng 7-1945: Tù chiến tranh trong một trại của Mỹ gần Neu-Ulm.
1946-1958
3 tháng 1-1946 đến mùa hè 1947: Học triết học và thần học ở Freising. Sau đó học thần học ở Đại học Munich.
Cuối mùa thu 1950 đến tháng 6-1951: Năm phó tế ở Đại chủng viện Freising.
29 tháng 6-1951: Thụ phong linh mục ở Nhà thờ chính tòa Freising.
Bắt đầu 1 tháng 7-1951: Linh mục phụ tá ở Munich-Moosach (giáo xứ Saint-Martin).
Bắt đầu 1 tháng 8: Cha phó ở Munich-Bogenhausen (giáo xứ Máu Cực Thánh).
1 tháng 10-1952 đến 1954: Giáo sư thỉnh giảng ở Đại Chủng viện Freising.
1953: Tiến sĩ thần học ở Đại học Munich (luận án: Dân Chúa và Nhà Chúa trong tư tưởng của Thánh Âugutinô về Giáo hội).
Từ năm 1953-1954: Giáo sư ngoại hạng về thần học tín điều và cơ bản ở Đại Chủng viện Freising.
1957: Giáo sư Đại học Munich về Thần học cơ bản (Chủ đề: Thần học của lịch sử nơi Thánh Bonaventure); lần bảo vệ luận án đầu tiên bị thất bại vì chống với nhà tín điều học Michael Schmaus.
1 tháng 1-1958: Giáo sư thần học tín điều và cơ bản ở Freising.
1959-1977
1959-1963: Giáo sư thần học cơ bản ở Đại học Bonn.
Tháng 8-1959: Thân phụ qua đời ở Traunstein.
1962-1965: Cố vấn cho Hồng y Joseph Frings, giáo phận Cologne và chuyên gia công đồng của Công đồng Vatican II. Thành viên của Ủy ban tín lý của Hội đồng Giám mục Đức và Ủy ban thần học quốc tế ở Rôma.
1963-1966: Giáo sư thần học tín lý và lịch sử tín điều ở Westfälische Wilhelms-Universität, Münster.
Tháng 12-1963: Thân mẫu qua đời.
1966-1969: Giáo sư thần học tín lý và lịch sử tín điều ở phân khoa thần học công giáo Đại học  Tübingen.
1968: Xuất bản Đức tin Kitô hôm qua và ngày nay (Einfiihrung in das Christentum).
1969-1977: Giáo sư Tín lý và Lịch sử tín điều tại Đại học Ratisbonne.
1976-1977: Phó viện trưởng Đại học Ratisbonne.
1977-1981
25 tháng 3-1977: Tổng Giám mục giáo phận Munich và Freising, Đức Phaolô VI bổ nhiệm.
28 tháng 5-1977: Tấn phong Giám mục ở Munich.
29 tháng 6-1977: Tấn phong Hồng y.
25 tháng 11-1981:  Đức Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, Chủ tịch Ủy ban Kinh Thánh và Ủy ban Thần học.
1982-2005
28 tháng 2-1982: Rời Toà Tổng Giám mục Munich và Freising.
1986-1992: Chủ tịch Ủy Ban Soạn Thảo Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo.
Tháng 9-1991: Bị tai biến, nằm nhiều tuần ở bệnh viện.
2 tháng 11-1991: Chị Maria qua đời, chị lo văn phòng và nhà ở của em mình trong ba mươi bốn năm.
1992: Thành viên Viện Khoa học Luân lý và Chính trị, nước Pháp.
1993: Hồng y-giám mục tòa Velletri-Segni.
1998: Được bầu Phó niên trưởng Hồng y đoàn.
2002: Niên trưởng Hồng y đoàn.
2 tháng 4-2005: Đức Gioan-Phaolô II qua đời.
8 tháng 4-2005: Niên trưởng Hồng y đoàn, ngài cử hành tang lễ Đức Gioan-Phaolô II.
2005-2013
19 tháng 4-2005: Sau 26 giờ mật nghị và sau lần bỏ phiếu thứ tư, Joseph Ratzinger là Giáo hoàng thứ 265 của Giáo hội công giáo La Mã. Ngài lấy tên Bênêđictô XVI. Đó là Giáo hoàng người Đức đầu tiên sau Giáo hoàng Adrien VI, 482 năm trước đó. Và đó là cũng là giáo hoàng đầu tiên của thời hiện đại để logo miện trên huy hiệu giáo hoàng, biểu hiệu của uy quyền thế tục, thay vì để trên mũ giám mục.
Tháng 8-2005: Tham dự Ngày Thế giới Trẻ ở Cologne, Đức với hơn một triệu người tham dự.
Tháng 10-2005: Thượng hội đồng giám mục ở Rôma.
2006: Bỏ chức “Thượng phụ phương Tây”. Bắt đầu cải cách Giáo triều với việc sát nhập nhiều hội đồng giáo hoàng. Hành hương Ba Lan và thăm trại tập trung Auschwitz. Tông du Tây Ban Nha nhân dịp ngày Gặp gỡ Quốc tế gia đình. Thăm Bavière, nơi sinh của ngài. Gặp Thượng phụ Báctôlômêô I của Giáo hội chính thống ở Istanbul. Công bố Thông điệp Thiên Chúa là tình yêu (Deus caritas).
Trong 2 872 ngày giáo triều của mình, Đức Bênêđictô XVI đã thảo 18 tự sắc, 116 tông hiến, 144 tông huấn. Thêm vào đó là 278 tông thư, 242 thư cho các đại diện Giáo hội và các chính quyền. Các tác phẩm của ngài gồm các thông điệp Thiên Chúa là tình yêu, Niềm hy vọng Cứu rỗi, Bác ái trong Chân lý (Deus caritas est, Spe salvi, Caritas in veritate). Thông điệp thứ tư của ngài, Ánh sáng Đức tin (Lumen fìdei) được vị kế nhiệm công bố. Được in hàng triệu ấn bản, tác phẩm ba quyển về Chúa Giêsu được in trong 20 ngôn ngữ và được các tín hữu trên 72 nước đọc.
Đức Bênêđictô XVI cử hành 352 nghi lễ phụng vụ, có 340 buổi tiếp kiến (không kể các chuyến tông du nước ngoài và các buổi tiếp kiến riêng), ngài công bố 62 án tôn phong chân phước và 28 án phong thánh. Ngoài 27 buổi cầu nguyện, 352 bài giảng, ngài còn đọc 452 lần Kinh Truyền Tin/Regina Caeli với tín hữu. Trong triều giáo hoàng của mình, ngài đọc tổng cộng 1491 bài diễn văn. Ngài đi 24 chuyến đi ngoài nước Ý (22 nước) và 30 chuyến đi trong nước Ý. Các lần ngài xuất hiện ở Rôma và Castel Gandolfo thu hút 18 triệu người đến tham dự.
1 tháng 2-2013: Vào năm thứ tám của triều giáo hoàng của mình, Đức Bênêđictô XVI tuyên bố từ nhiệm và có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 2-2013. Ngài là giáo hoàng đầu tiên đang tại chức từ nhiệm chức vụ của Thánh Phêrô.
Marta An Nguyễn chuyển dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét