Vậy thì, Công nghị - Consistory - là gì?
TT (Rome, 18/11/2016, CNA / EWTN News) - Trong một nghi thức đơn giản vào thứ bảy này, 17 giám mục sẽ nhận mũ hồng y biretta đỏ từ Đức Thánh Cha Phanxicô và do đó tham gia vào Hồng y đoàn.
Trang phục với áo choàng đỏ, các vị hồng y tân cử sẽ tập hợp tại Đền thờ Thánh Phêrô, tuyên xưng đức tin, và sau đó từng vị tiến về ĐGH Phanxicô. Đức Giáo hoàng sẽ trao cho mỗi vị một mũ biretta đỏ và một nhẫn hồng y.
Đức Thánh Cha sẽ đặt chiếc mũ đỏ trên đầu của mỗi hồng y và nói: "Để vinh quang của Thiên Chúa toàn năng và vinh dự của Toà Thánh, hãy nhận chiếc mũ đỏ này như một dấu hiệu phẩm giá hồng y, biểu hiện sự sẵn sàng của chư huynh để hành động với lòng dũng cảm, ngay cả đến sự đổ máu của mình, hầu làm phong phú Đức tin Kitô giáo, cho sự hoà bình và an hoà của dân Chúa và cho sự tự do và phát triển của Hội Thánh Rôma."
Khi đeo nhẫn vào ngón tay của một tân hồng y, Đức Giáo hoàng nói: "Hãy nhận chiếc nhẫn này từ bàn tay của Phêrô và biết rằng, với tình yêu của Hoàng tử của các Tông đồ, tình yêu của chư huynh đối với Giáo Hội được tăng cường."
Mỗi hồng y sẽ được chỉ định một nhà thờ danh dự. Đây là một hành động quan trọng, vì các vị hồng y phải là một phần của Giáo phận Roma, nơi có vị giám mục và linh trưởng là Đức Giáo hoàng. Điều này có nghĩa là các hồng y luôn luôn liên quan đến Rôma, mặc dù các vị đến từ các nước khác nhau.
Hồng y đoàn phản ánh cách Thượng Hội đồng Giáo phận Roma cải tiến để trở thành một cơ quan cai quản. Đó là một tổ chức có thể được đơn giản gọi là "Thượng viện của Đức Giáo hoàng".
Các hồng y hiện là một phần của giáo đoàn Vatican và giáo triều, và trong khả năng đó các vị sẽ giúp Đức Giáo hoàng cai quản Giáo Hội. Điều này không phải luôn luôn như vậy.
Trong suốt thời Trung Cổ, Mật nghị được triệu tập bất cứ khi nào Giáo hoàng phải thực hiện một quyết định quan trọng. Cuộc họp của các hồng y cũng phục vụ như một phiên toà. Trong thế kỷ thứ XII, Giáo hoàng Alexander III triệu tập công nghị vào mỗi tháng. Không lâu sau triều đại Giáo hoàng Alexander III, Giáo hoàng Innocent III triệu tập 3 cuộc họp mỗi tuần.
Vào thế kỷ 16, sự cải tổ Giáo triều dưới thời Giáo hoàng Sixtus V, công nghị bị mất một số quyền lực. Kể từ đó, các hồng y chủ yếu là hỗ trợ Đức Giáo hoàng cai quản Giáo Hội và làm việc tại các giáo đoàn Vatican. Công nghị được triệu tập để cử hành một lễ trọng đặc biệt cho những khoảnh khắc quan trọng của Giáo Hội.
Nghi thức của công nghị đã được cải cách vào năm 1969 bởi Chân phước Giáo hoàng Phaolô VI. Cuộc cải cách đã đưa ra một khuôn khổ phụng vụ cho việc nâng phẩm trật một tân hồng y, dù sự kiện này trước đây chưa từng được xem như là một thời điểm phụng vụ.
Những thay đổi của Đức Giáo hoàng Phaolô VI đã lập một nghi thức mà việc trao mũ đỏ hồng y trong bối cảnh của lời cầu nguyện. Do đó ngài đã đưa ra một liên kết tinh thần kết hợp mật thiết của các hồng y với Đức Giáo hoàng.
Cha Gianfranco Grieco, một cựu biên tập viên cho báo L'Osservatore Romano, người tường trình tất cả các chuyến công du quốc tế của Đức Phaolô VI, kể lại trong cuốn sách "Đức Phaolô VI" của ngài rằng Đức Giáo hoàng thường triệu tập một công nghị bất cứ lúc nào ngài trở về từ một chuyến công du quốc tế. Ngài sẽ tường thuật những ấn tượng của ngài từ chuyến công du và trao đổi ý kiến với các hồng y.
Nghi thức cho công nghị đã được cải cách và đơn giản bởi Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI vào năm 2012, trong khi vẫn duy trì tầm nhìn trong khuôn khổ cử hành phụng vụ của Đức Phaolô VI cho việc nâng phẩm trật các hồng y mới. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã lấy từ nghi thức của Đức Phaolô VI hai lời cầu nguyện cho các vị hồng y dựa vào quyền năng Chúa ban cho Giáo Hội, và đặc biệt là vị kế nhiệm Thánh Phêrô. Vị kế nhiệm Thánh Phêrô, lần lượt, cầu nguyện cho chính mình, khẩn khoản cầu xin cho ngài có thể chu toàn một cách đúng đắn cương vị của ngài.
Các công nghị (consistories) vẫn có vai trò quan trọng trong đời sống của Giáo Hội. ĐGH Bênêđictô XVI đã tuyên bố cuộc từ chức lịch sử của ngài trong chức vụ Thánh Phêrô vào ngày 11 tháng 2 năm 2013, trong một công nghị nhân dịp phong thánh cho các Thánh Tử đạo của Otranto.
Đối với ĐGH Phanxicô, ngài đã dùng công nghị như một "ban cố vấn" về các vấn đề cốt lõi. Công nghị ngày 22 tháng 2 năm 2014 được bắt đầu bằng công nghị đặc biệt về các vấn đề gia đình. Công nghị được khai mạc với bài phát biểu của Đức Hồng y Walter Kasper đã thiết lập giai điệu thảo luận cho hai công nghị về gia đình. Đức Thánh Cha Phanxicô triệu tập một công nghị đặc biệt từ ngày 12 đến 13 tháng 2 năm 2015 để thảo luận về việc cải tổ giáo triều, trước công nghị ngày 14 và 15 tháng 2 cho việc phong chức các tân hồng y.
Đáng chú ý là theo Giáo Luật, được sửa đổi vào năm 1983, đã đưa ra hai hình thức công nghị: thông thường và ngoại thường. Một công nghị ngoại thường được tổ chức trong các trường hợp đặc biệt, và tất cả các vị hồng y được mời gọi tham dự. Công nghị thông thường diễn ra khi Đức Giáo hoàng cần lời cố vấn của các hồng y trên một số vấn đề quan trọng, mặc dù bình thường, để ban bố hoặc để làm cho quyết định của Đức Giáo hoàng được long trọng, chẳng hạn như sự chấp thuận việc phong thánh.
Trang phục với áo choàng đỏ, các vị hồng y tân cử sẽ tập hợp tại Đền thờ Thánh Phêrô, tuyên xưng đức tin, và sau đó từng vị tiến về ĐGH Phanxicô. Đức Giáo hoàng sẽ trao cho mỗi vị một mũ biretta đỏ và một nhẫn hồng y.
Đức Thánh Cha sẽ đặt chiếc mũ đỏ trên đầu của mỗi hồng y và nói: "Để vinh quang của Thiên Chúa toàn năng và vinh dự của Toà Thánh, hãy nhận chiếc mũ đỏ này như một dấu hiệu phẩm giá hồng y, biểu hiện sự sẵn sàng của chư huynh để hành động với lòng dũng cảm, ngay cả đến sự đổ máu của mình, hầu làm phong phú Đức tin Kitô giáo, cho sự hoà bình và an hoà của dân Chúa và cho sự tự do và phát triển của Hội Thánh Rôma."
Khi đeo nhẫn vào ngón tay của một tân hồng y, Đức Giáo hoàng nói: "Hãy nhận chiếc nhẫn này từ bàn tay của Phêrô và biết rằng, với tình yêu của Hoàng tử của các Tông đồ, tình yêu của chư huynh đối với Giáo Hội được tăng cường."
Mỗi hồng y sẽ được chỉ định một nhà thờ danh dự. Đây là một hành động quan trọng, vì các vị hồng y phải là một phần của Giáo phận Roma, nơi có vị giám mục và linh trưởng là Đức Giáo hoàng. Điều này có nghĩa là các hồng y luôn luôn liên quan đến Rôma, mặc dù các vị đến từ các nước khác nhau.
Hồng y đoàn phản ánh cách Thượng Hội đồng Giáo phận Roma cải tiến để trở thành một cơ quan cai quản. Đó là một tổ chức có thể được đơn giản gọi là "Thượng viện của Đức Giáo hoàng".
Các hồng y hiện là một phần của giáo đoàn Vatican và giáo triều, và trong khả năng đó các vị sẽ giúp Đức Giáo hoàng cai quản Giáo Hội. Điều này không phải luôn luôn như vậy.
Trong suốt thời Trung Cổ, Mật nghị được triệu tập bất cứ khi nào Giáo hoàng phải thực hiện một quyết định quan trọng. Cuộc họp của các hồng y cũng phục vụ như một phiên toà. Trong thế kỷ thứ XII, Giáo hoàng Alexander III triệu tập công nghị vào mỗi tháng. Không lâu sau triều đại Giáo hoàng Alexander III, Giáo hoàng Innocent III triệu tập 3 cuộc họp mỗi tuần.
Vào thế kỷ 16, sự cải tổ Giáo triều dưới thời Giáo hoàng Sixtus V, công nghị bị mất một số quyền lực. Kể từ đó, các hồng y chủ yếu là hỗ trợ Đức Giáo hoàng cai quản Giáo Hội và làm việc tại các giáo đoàn Vatican. Công nghị được triệu tập để cử hành một lễ trọng đặc biệt cho những khoảnh khắc quan trọng của Giáo Hội.
Nghi thức của công nghị đã được cải cách vào năm 1969 bởi Chân phước Giáo hoàng Phaolô VI. Cuộc cải cách đã đưa ra một khuôn khổ phụng vụ cho việc nâng phẩm trật một tân hồng y, dù sự kiện này trước đây chưa từng được xem như là một thời điểm phụng vụ.
Những thay đổi của Đức Giáo hoàng Phaolô VI đã lập một nghi thức mà việc trao mũ đỏ hồng y trong bối cảnh của lời cầu nguyện. Do đó ngài đã đưa ra một liên kết tinh thần kết hợp mật thiết của các hồng y với Đức Giáo hoàng.
Cha Gianfranco Grieco, một cựu biên tập viên cho báo L'Osservatore Romano, người tường trình tất cả các chuyến công du quốc tế của Đức Phaolô VI, kể lại trong cuốn sách "Đức Phaolô VI" của ngài rằng Đức Giáo hoàng thường triệu tập một công nghị bất cứ lúc nào ngài trở về từ một chuyến công du quốc tế. Ngài sẽ tường thuật những ấn tượng của ngài từ chuyến công du và trao đổi ý kiến với các hồng y.
Nghi thức cho công nghị đã được cải cách và đơn giản bởi Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI vào năm 2012, trong khi vẫn duy trì tầm nhìn trong khuôn khổ cử hành phụng vụ của Đức Phaolô VI cho việc nâng phẩm trật các hồng y mới. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã lấy từ nghi thức của Đức Phaolô VI hai lời cầu nguyện cho các vị hồng y dựa vào quyền năng Chúa ban cho Giáo Hội, và đặc biệt là vị kế nhiệm Thánh Phêrô. Vị kế nhiệm Thánh Phêrô, lần lượt, cầu nguyện cho chính mình, khẩn khoản cầu xin cho ngài có thể chu toàn một cách đúng đắn cương vị của ngài.
Các công nghị (consistories) vẫn có vai trò quan trọng trong đời sống của Giáo Hội. ĐGH Bênêđictô XVI đã tuyên bố cuộc từ chức lịch sử của ngài trong chức vụ Thánh Phêrô vào ngày 11 tháng 2 năm 2013, trong một công nghị nhân dịp phong thánh cho các Thánh Tử đạo của Otranto.
Đối với ĐGH Phanxicô, ngài đã dùng công nghị như một "ban cố vấn" về các vấn đề cốt lõi. Công nghị ngày 22 tháng 2 năm 2014 được bắt đầu bằng công nghị đặc biệt về các vấn đề gia đình. Công nghị được khai mạc với bài phát biểu của Đức Hồng y Walter Kasper đã thiết lập giai điệu thảo luận cho hai công nghị về gia đình. Đức Thánh Cha Phanxicô triệu tập một công nghị đặc biệt từ ngày 12 đến 13 tháng 2 năm 2015 để thảo luận về việc cải tổ giáo triều, trước công nghị ngày 14 và 15 tháng 2 cho việc phong chức các tân hồng y.
Đáng chú ý là theo Giáo Luật, được sửa đổi vào năm 1983, đã đưa ra hai hình thức công nghị: thông thường và ngoại thường. Một công nghị ngoại thường được tổ chức trong các trường hợp đặc biệt, và tất cả các vị hồng y được mời gọi tham dự. Công nghị thông thường diễn ra khi Đức Giáo hoàng cần lời cố vấn của các hồng y trên một số vấn đề quan trọng, mặc dù bình thường, để ban bố hoặc để làm cho quyết định của Đức Giáo hoàng được long trọng, chẳng hạn như sự chấp thuận việc phong thánh.
Bài của Andrea Gagliarducci
Trung Nguyên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét