Lm Phêrô Phan Văn Lợi
CÁC THIÊN THẦN, PHẦN HỒN CỦA THÂN THỂ MẦU NHIỆM
Thánh Phao-lô, ở đỉnh cao suy tư thần học vào cuối đời, từng xác quyết về Đức Ki-tô như sau: “Thánh Tử là Hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là Trưởng tử sinh ra trước mọi loài thọ tạo, vì trong Người, muôn vật được tạo thành trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình. Dầu là Bệ thần hay Quản thần, Lãnh thần hay Quyền thần (xem No 1), tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng nhờ Người và cho Người. Người có trước muôn loài muôn vật, tất cả đều tồn tại trong Người. Người cũng là Đầu của Thân thể, nghĩa là đầu của Hội Thánh…” (Cl 1,15-20). Và “Thiên Chúa cho ta được biết thiên ý nhiệm mầu, thiên ý này là kế hoạch yêu thương Người đã định từ trước trong Đức Ki-tô. Đó là… quy tụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Ki-tô….tôn Đức Ki-tô lên trên mọi quyền lực thần thiêng” (Ep 1,9-10.21).
Những lời ấy cho thấy ngay cả thọ tạo vô hình, tức là các thiên thần, cũng thuộc về Đức Ki-tô, Giáo lý Hội thánh Công Giáo (GLHTCG) số 331 gọi Người là trung tâm của thế giới thiên thần. Nghĩa là các thiên thần thuộc về Hội Thánh, Thân Thể Mầu Nhiệm (gọi tắt là Nhiệm Thể) của Chúa Ki-tô, một thực thể bao gồm toàn bộ vũ trụ, hay còn gọi là Đức Kitô Toàn Thể (Christus Totus, GLHTCG số 795). Chính Thánh Tôma Aquinô cũng từng nói “Hội thánh gồm các phàm nhân và thiên thần” (De Veritate q. 29, a. 7 ad 5). Do đó có thể cho rằng hai thành phần này, một bên thuần thiêng, một bên vật thể, làm nên phần hồn và phần xác của Nhiệm Thể, như trong con người cũng có hồn gồm những tư tưởng lẫn tình cảm và xác gồm những bộ phận cơ thể khác nhau.
Nhưng trước khi trình bày các thiên thần như là phần hồn của Nhiệm Thể, xin minh định ngay một điều quan trọng: họ là phần hồn chứ không phải là Linh hồn của Nhiệm Thể. Chính Chúa Thánh Thần mới là Linh hồn của Nhiệm Thể, như lời thánh Phao-lô nói: “Chỉ có một Thân thể, một Thần Khí” (Ep 4,4, x. 1Cr 12,13), vì Người là Đấng tác sinh, thánh hóa và liên kết. Đức Thánh Cha Bê-nê-đíc-tô XVI cũng từng dạy: Chúa Thánh Thần là Linh hồn của Giáo hội, và nếu không có Người, Giáo hội sẽ chỉ là một tổ chức nhân loại mà thôi (CNA 31-05-2009. Xem GLHTCG 809).
1- Thiên thần, loài thọ tạo đặc biệt
Thiết tưởng chúng ta không nên thoạt tiên cho rằng Thiên Chúa đã tạo dựng các thiên thần để lo phục dịch quanh Người, y như một ông vua cần có quần thần hầu hạ để sướng thân, có cung phi mỹ nữ đàn hát cho vui tai. Bản thân Ba Ngôi Thiên Chúa đã tự mình có đủ vinh quang và hạnh phúc, chẳng cần ai cho thêm nữa. Vả lại, ngay từ ngữ “thiên thần” (=tôi tớ Thiên Chúa, tiếng Việt dịch chữ “angelus/ange/angel” của La/Pháp/Anh) bắt nguồn từ tiếng Hip-ri “mal'ak”, tiếng Hy-lạp “angelos”, có nghĩa là “sứ giả”. Đây là cách gọi không do bản tính nhưng do chức vụ: thiên thần là những hữu thể được Thiên Chúa sai đi (nên còn có cách dịch: “sứ thần”, “thần sứ”, “thiên sứ”). Sai đi thi hành thánh ý, mệnh lệnh của Người, phục vụ công việc của Người (x. Tv 103,20). Công việc đó không gì khác là chương trình cứu độ mà Thiên Chúa thực hiện nhờ Ngôi Hai nhập thế và nhập thể, với mục đích tối hậu là quy tụ muôn loài đã được cứu chuộc vào trong Đức Ki-tô, làm nên Thân Thể Mầu Nhiệm của Người, hầu đưa tất cả về với Thiên Chúa (x. 1Cr 15,28). Thư Do Thái gọi các thiên thần là những “bậc thiêng liêng được sai đi để mưu ích cho những kẻ sẽ được thừa hưởng ơn cứu độ” (1,14). Chương trình cứu độ này khởi đầu từ vườn Địa đàng và hoàn tất trong ngày Chúa Ki-tô quang lâm, “khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu…” (Mt 25,31).
Trong công trình ấy, đứng ngay sau Chúa Ki-tô chính là Đức Ma-ri-a. Vì thế Giáo hội xưng tụng Mẹ, dù là phàm nhân, vẫn là Nữ hoàng Thiên quốc, Nữ vương chín phẩm thiên thần. Và chính vì được sai đi thực hiện mệnh lệnh Thiên Chúa dưới trần gian, thấy được những kỳ công tình yêu của Người nơi cõi thế, các thiên thần có thêm lý do để ca ngợi, cảm tạ Thiên Chúa, cầu xin cho loài người và dâng lên những lời nguyện của họ (x. Tb 12,12) trên chốn triều đình Thiên quốc.
Để thử hình dung việc Thiên Chúa tạo dựng các thiên thần ra sao và bản tính các vị thế nào, thiết tưởng trước tiên cần nhớ lại việc sản sinh trong Thiên Chúa. Thiên Chúa tự đời đời đã có một ý tưởng về mình và từ đó sinh ra Ngôi Lời (vì phản ảnh hoàn toàn Thiên Chúa, x. Ga 1,1-14,). Ngôi Lời được gọi là Ngôi Con và Đấng sinh thành được gọi là Ngôi Cha. Tình yêu giữa Ngôi Cha và Ngôi Con làm nên Ngôi Thánh Thần. Cả ba Ngôi đồng bản tính và đồng bản thể (nên một Thiên Chúa).
Về loài người chúng ta, vốn là những hữu thể đã được Thiên Chúa chọn trước cả khi tạo thành vũ trụ, được tiền định cho làm nghĩa tử (x. Ep 1,4-5), được Người cấu tạo tạng phủ, dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân (x. Tv 139,13), thì theo lối nói của triết học thánh Tô-ma A-qui-nô (mô chất thuyết), mỗi con người, gồm mô thức (forme) và chất thể (matière), chẳng phải là một ý tưởng của Thiên Chúa in vào vật chất, làm nên một ngôi vị, một nhân vị (có trí hiểu/tư tưởng, lòng mến/tình cảm và ý chí tự do, trong một xác thể)(x. No 2) sao?
Vậy nếu các thiên thần là những thụ tạo thiêng liêng, những ngôi vị có trí hiểu, lòng mến và ý chí tự do, nhưng vì là những hữu thể được Thiên Chúa tạo nên và sai đi phục vụ công trình của Người là xây dựng Nhiệm Thể, nên các ngài phải được coi như một thành phần của Nhiệm Thể, làm nên phần hồn, trong lúc loài người và mọi thụ tạo vật chất làm nên phần xác. Và có thể quan niệm bản tính của các ngài chính là những ý tưởng và tình cảm của Thiên Chúa đối với Nhiệm Thể mà đã trở nên những ngôi vị. Ngoài ra, các ngài còn bất tử, trổi vượt hơn mọi thụ tạo hữu hình về mặt hoàn hảo. Vinh quang rực rỡ của các ngài minh chứng điều ấy (x. GLHTCG 330).
Ở đây ta nhớ lại rằng trong Cựu Ước, nơi các cuộc thần hiện xảy ra cho một số nhân vật (như Mô-sê trong hoang địa, Xh 3,1tt; Ghít-ôn tại gia đình, Tl 6,6-15…), từ “Thiên Chúa” và từ “sứ thần/thiên sứ” hay hoán đổi cho nhau. Chẳng hạn Xh 3,1-6: “Bấy giờ ông Mô-sê đang chăn chiên cho bố vợ là Gít-rô, tư tế Ma-đi-an. Ông dẫn đàn chiên qua bên kia sa mạc, đến núi của Thiên Chúa, là núi Khô-rếp. Thiên sứ của ĐỨC CHÚA hiện ra với ông trong đám lửa từ giữa bụi cây. Ông Mô-sê nhìn thì thấy bụi cây cháy bừng, nhưng bụi cây không bị thiêu rụi. Ông tự bảo: "Mình phải lại xem cảnh tượng kỳ lạ này mới được: vì sao bụi cây lại không cháy rụi?" ĐỨC CHÚA thấy ông lại xem, thì từ giữa bụi cây Thiên Chúa gọi ông: "Mô-sê ! Mô-sê !" Ông thưa: "Dạ, tôi đây !" Người phán: "Chớ lại gần ! Cởi dép ở chân ra, vì nơi ngươi đang đứng là đất thánh." Người lại phán: "Ta là Thiên Chúa của cha ngươi, Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác, Thiên Chúa của Gia-cóp." Ông Mô-sê che mặt đi, vì sợ nhìn phải Thiên Chúa”. Việc hoán đổi danh xưng này không có gì khó hiểu. Trên phương diện tinh thần, tôi biểu lộ mình qua tư tưởng và tình cảm. Tư tưởng và tình cảm của tôi chính là tôi trên phương diện tinh thần. Tình cảm và tư tưởng của Thiên Chúa (bên ngoài bản tính và bản thể của Người, tức các thiên thần) thì cũng như chính Người vậy.
2- Các thiên thần là tư tưởng và tình cảm của Thiên Chúa ra sao?
Pseudo-Dionysius, một triết gia Ki-tô giáo cuối thế kỷ 5, đã sử dụng nhiều đoạn từ Cựu Ước lẫn Tân Ước để đưa ra một phẩm trật thiên thần trong cuốn “De Cœlesti Hierarchia” (Về Phẩm trật trên trời) của ông. Các thiên thần được phân hạng và xếp loại, được tổ chức thành ba cấp và chín phẩm, mỗi cấp có ba phẩm. Cấp I gồm có Seraphim (Xê-ra-phim, Luyến Thần), Cherubim (Kê-ru-bim, Minh Thần) và Ophanim (Ô-pha-nim, Throni, Bệ Thần). Cấp II gồm Dominationes (Quản Thần), Virtutes (Dũng Thần) và Potestates (Quyền Thần). Cấp III gồm Principatus (Lãnh Thần), Archangeli (Tổng Thần, Tổng lãnh Thiên thần) và Angeli (Hộ Thần, Thiên thần Hộ thủ). Cho tới nay, việc phân hạng và xếp loại của Pseudo-Dionysius vẫn được các nhà thần học công nhận. Quan trọng hơn nữa, Phụng vụ Giáo hội đưa nó vào trong mọi Kinh Tiền tụng Thánh lễ, khi nhắc đến phẩm thiên thần này, khi nhắc đến phẩm thiên thần nọ (xem dưới), và dành 2 lễ để kính hai phẩm thiên thần cuối cùng (Tổng thần ngày 29-09 và Hộ thần ngày 02-10).
Người ta đã đưa ra nhiều cách thích lẫn mô tả về 3 cấp, 9 phẩm thiên thần ấy (x. No 3), nhưng hầu hết chỉ nói đến mối liên hệ giữa các ngài với Thiên Chúa như Đấng Tạo Hóa và với loài người hay thế giới loài người cách chung. Đặt trong nhãn giới “các thiên thần là những sứ giả phục vụ công trình của Thiên Chúa Ba Ngôi dưới gian trần, là những tư tưởng và tình cảm của Thiên Chúa (Ngôi Con) đối với Thân Thể Mầu Nhiệm của mình, là phần hồn của Nhiệm Thể Đức Ki-tô”, thì chúng có thể lý luận như sau:
Để thực hiện một công trình, trước hết tác giả phải có lòng yêu mến công trình đó, hiểu biết đại cương công trình đó và có một kế hoạch để làm cho công trình được chắc chắn, vững chãi.
Thứ đến, phải dùng tất cả mọi sức lực (trí tuệ, uy tín, ảnh hưởng, tài chính, nhân viên bảo vệ, phương án đề phòng những cản trở) để giữ gìn cho công trình được an toàn và lớn mạnh.
Cuối cùng, phải nắm được công trình trong mọi phần của nó, từ lớn đến nhỏ, từ rộng đến hẹp, từ đại thể đến chi tiết, từ cái phức tạp đến cái đơn giản, để thực hiện một sự phối hợp hoàn hảo.
a- Ba phẩm thiên thần cấp I gồm Xê-ra-phim (Luyến Thần, Thần Sốt Mến), Kê-ru-bim (Minh Thần, Thần Trí Tuệ) và Ô-pha-nim (Bệ Thần, Ngai Thần) vậy phải chăng chính là tình yêu, sự hiểu biết và là kế hoạch củng cố của Thiên Chúa dành cho Nhiệm Thể mà trong thực tế đã thành những ngôi vị?
Thiên thần Xê-ra-phim đã được đề cập trong I-sai-a 6,1-7. Các vị hầu cận ngai Thiên Chúa và liên tục hát lời ca ngợi: "Thánh! Thánh! Chí Thánh! Đức Chúa các đạo binh là Đấng Thánh!”. Sự thánh thiện của Thiên Chúa chính là Tình yêu, tình yêu vừa biểu hiện nơi bản thân lẫn nơi hành động của Người. Rồi một trong các thiên thần Xê-ra-phim gắp hòn than hồng chạm vào miệng ngôn sứ I-sai-a để ông được tha lỗi và xá tội (phạm tội là không yêu mến). Trong Phụng vụ, thiên thần Xê-ra-phim được nhắc tới trong Kinh Tiền tụng Mùa Chay IV (hiệu quả của chay tịnh), Kinh Tiền tụng Đức Mẹ I (thiên chức làm mẹ của Đức Trinh Nữ), Kinh Tiền tụng chung II (ơn cứu độ nhờ Đức Ki-tô). Ba Kinh Tiền tụng này nói đến tình yêu Thiên Chúa hay việc trở về với tình yêu Thiên Chúa.
Sau khi nguyên tổ ăn trái cây biết lành biết dữ, phạm tội bất tuân (x. St 2,6), bị đuổi khỏi địa đàng, Thiên Chúa đã dùng thiên thần Kê-ru-bim (x. No 4) để canh giữ cây hiểu biết đó và cả cây trường sinh nữa (x. St 3,24). Thiên thần Kê-ru-bim cũng đã được ông Mô-sê theo lệnh Thiên Chúa đúc thành hai tượng bằng vàng đặt ở 2 đầu của Hòm Bia (x. Xh 25,18-20) trong đó sẽ đặt Chứng Ước (Bản Thập giới) biểu lộ ý muốn Thiên Chúa mà con người cần phải hiểu rõ, và từ trên đó Thiên Chúa sẽ ban cho ông Mô-sê các chỉ thị của Người (x. Ds 7,89).
Các Bệ thần được chính thánh Phao-lô đề cập rõ ràng trong thư Cô-lô-xê 1,16 (đầu bài). Theo tác giả Wesly Baines (bài đã dẫn, xem chú thích 3), phẩm thiên thần này thuộc số những vị có hiểu biết cao nhất về các công việc của Thiên Chúa, có khả năng truyền đạt bản chất đầy đủ của lời Chúa, chuyển các sứ điệp cho những thiên thần cấp thấp hơn. Trong Phụng vụ, các Bệ thần được nhắc tới trong các Kinh Tiền tụng Mùa Vọng I, Mùa Vọng II, Giáng Sinh I, Hiển Linh là các kinh cho thấy Thiên Chúa bắt đầu thực hiện kế hoạch cứu độ của Người; trong Kinh Tiền tụng Thánh Thể I vốn nói đến Hy lễ và bí tích của Đức Ki-tô là đỉnh cao việc thực hiện kế hoạch cứu độ.
b- Ba phẩm thiên thần cấp II gồm Quản Thần (Dominationes, Dominions), Dũng Thần (Virtutes, Virtues) và Quyền Thần (Potestates, Powers) chẳng cho thấy rằng đó chính là các dạng sức mạnh mà Thiên Chúa cần phải bày tỏ -và rồi đã biến thành những hữu thể có ngôi vị- để kế hoạch cứu độ thắng được các trở ngại, các kẻ thù (ma quỷ) mà thành toàn hay sao?
Quản Thần được nhắc đến trong Thư Cl 1,16 và 1Cr 15,24. Theo Bách khoa Toàn thư Wikipedia, các vị được coi là những thiên thần lãnh đạo, điều phối hoạt động của các thiên thần cấp dưới. Nhiệm vụ chính của họ là giữ gìn trần thế đi đúng hướng bằng cách ban sức mạnh cho những nhà cai trị đất nước. Điều này cần thiết cho việc thực hiện ơn cứu độ. Theo tác giả Leslie White (bài đã dẫn, x. chú thích 3), phẩm thiên thần này được nói là giữ cho thế giới trong trật tự. Các vị được biết qua việc đem công lý của Thiên Chúa vào những hoàn cảnh bất công, tỏ lòng thương xót của Thiên Chúa với con người và giúp các thiên thần thuộc những cấp dưới ở yên trong hàng ngũ và làm việc có hiệu quả. Tác giả Wesly Baines cũng nói phẩm thiên thần này duy trì trật tự giữa các thiên thần (trật tự là sức mạnh), đứng đầu các quốc gia, hướng dẫn các nhà lãnh đạo.
Phụng vụ nhắc đến các Quản thần trong các Kinh Tiền tụng Mùa Vọng I, Mùa Vọng II, Giáng Sinh I, lễ Hiển Linh, Mùa Chay I, Mùa Chay IV, vốn nói đến việc Con Thiên Chúa xuống thế làm người và chịu chết để đem lại một trật tự mới cho nhân loại. Rồi trong các Kinh Tiền tụng Chúa nhật Thường niên I (mầu nhiệm Vượt qua), CNTN II (mầu nhiệm cứu độ), và các Kinh Tiền tụng Thánh Thể I, Đức Mẹ I, Các Thánh Tông đồ I, toàn những tác nhân cho việc thiết lập trật tự mới này.
Các Dũng thần được Kinh Thánh nói đến trong Ep 1,21 và 1Cr 15,24. Nhiều học giả cho rằng các vị giám sát sự chuyển động của các thiên thể để đảm bảo rằng vũ trụ tuân theo chuyển động tự nhiên. Họ tăng thêm sức mạnh cho những nhân vật tài năng dưới gian trần, luôn sẵn sàng, dũng cảm thi hành những việc phi thường, khuyến khích con người giữ vững niềm tin vào Thiên Chúa.
Các Quyền thần được đề cập trong Cl 1,16 và 1Cr 15,24. Các vị được coi là Thiên thần Chiến binh vì bảo vệ không chỉ vũ trụ mà cả nhân loại chống lại sự dữ. Họ có quyền trên ma quỷ, trong mục đích kiềm chế sức mạnh của chúng. Họ cũng giúp những ai đang vật lộn với các đam mê và tật xấu để trục xuất khỏi lòng mọi sự dữ do kẻ thù của đức tin cổ vũ. Nói tóm, các Quyền thần phụ lực với các Dũng thần giao tranh với ma quỷ, chiến đấu chống lại các thế lực xấu xa, đi ngược lại với trật tự quan phòng của Thiên Chúa và tác hại cho công việc cứu rỗi của Người.
Các Dũng thần và Quyền thần được nhắc tới trong loạt Kinh Tiền tụng Phục sinh (I-V), Thăng Thiên I+II. Các vị ca tụng sức mạnh chiến thắng tội lỗi và tử thần của Đấng Phục sinh. Người ta cũng gặp lại các Dũng thần trong Kinh Tiền tụng Thánh Tử đạo I (x.No 5)
c- Ba phẩm thiên thần Cấp III gồm Lãnh Thần (Principatus, Principalities), Tổng Thần, Tổng lãnh Thiên thần (Archangeli, Archangels) và Hộ Thần, Thiên thần Hộ thủ (Angeli Custodi, Guardian Angels) (x. No 6) được coi là những thiên thần làm nên đạo binh thiên quốc, hoạt động như là sứ giả của Thiên Chúa nơi thế gian, giữa loài người.
Thế giới con người gồm những cá nhân, các cá nhân ấy hợp thành những cộng đồng, từ nhỏ đến lớn: gia đình, họ tộc, làng xóm, tỉnh thành, quốc gia, châu lục; hoặc thành những tập thể về mặt giới tính, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, màu da…. Những cá nhân và những tập thể ấy cần được cứu chuộc và đều nhận được sự quan tâm (trong tư tưởng, tình cảm) của Thiên Chúa (x. No 7). Chính những tư tưởng và tình cảm loại ấy của Thiên Chúa làm nên các thiên thần trong cấp cuối cùng này. Thánh Tô-ma A-qui-nô từng nói: “Có những thiên thần hộ thủ cho các vương quốc, các dân tộc, các thành thị, các cộng đoàn tu sĩ, và cho mỗi tín hữu”.
Lãnh thần được nói đến trong Cl 1,16; Rm 8,38; 1Cr 15,24 (x. No 8). Theo nhiều học giả (Wesley Baines), nhiệm vụ của phẩm thiên thần thứ 7 này là thực hiện tấn phong cho các lãnh chúa, giám sát các nhóm người, quan thầy các định chế, bảo hộ cho các quốc gia trên trái đất và cả Giáo hội. Họ cũng bảo đảm việc hoàn thành thiên ý giữa các tập thể này. So với 6 phẩm trên, các Lãnh thần và hai phẩm dưới giao thiệp với loài người trực tiếp hơn bằng những cách mà chúng ta có thể hiểu.
Các Tổng thần (Tổng lãnh Thiên thần) chỉ xuất hiện hai lần trong Tân Ước (1 Tx 4,16 và Gđ 1,9). Theo thánh Grê-gô-ri-ô, các vị củng cố loài người trong đức tin, soi chiếu tâm trí họ với ánh sáng do sự hiểu biết Tin Mừng, mạc khải các mầu nhiệm đạo thánh. Được nêu tên rõ ràng thì có Mi-ca-en, Gáp-ri-en và Ra-pha-en. Ba vị được mệnh danh là những đại sứ giả của trời cao vì được Thiên Chúa sai loan báo các sứ điệp quan trọng cho loài người, giao tiếp và tương tác với nhân loại. Mi-ca-en được tin là thiên thần đã truyền linh hứng của Thiên Chúa cho Thánh Gioan trong sách Khải Huyền và được biết là vị bảo vệ Giáo hội, canh giữ Giáo hội khỏi ma quỷ, trục xuất chúng khỏi Thiên đàng (x. Kh 12,7-8). Ngoài ra, ngài cũng từng được gọi là “vị chỉ huy tối cao, là đấng vẫn thường che chở dân It-ra-en” (Đn 12,1). Gáp-ri-en trước tiên được đề cập trong sách Đa-ni-en và giúp Đa-ni-en hoàn thành sứ vụ của ông trên thế gian. Sau đó, Gáp-ri-en hiện ra với tư tế Da-ca-ri-a và Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, trao sứ điệp lớn nhất là Thiên Chúa có ý định nhập thể và dựng lều giữa loài người. Ra-pha-en được đề cập trong sách Tô-bi-a, hướng dẫn Tô-bi-a dọc đường, chữa ông Tô-bit (cha Tô-bi-a) khỏi mù và cứu bà Sa-ra (vợ Tô-bi-a) khỏi quỷ.
Cuối cùng là các Thiên thần, hay nói cho chính xác là các Hộ thần, Thiên thần Hộ thủ. Sách GLHTCG số 336 đã trích lời thánh Ba-si-li-ô để dạy rằng: “Bên cạnh mỗi tín hữu đều có một Thiên thần làm Đấng bảo trợ và mục tử, hướng dẫn họ đến sự sống.” Không những tín hữu mà là mỗi một con người. Đây là điều hết sức quen thuộc với chúng ta. Nhưng thiết tưởng không nên cho rằng có bấy nhiêu con người trên trần gian thì Thiên Chúa dựng nên bấy nhiêu thiên thần hộ thủ rồi giao cho mỗi vị phụ trách một người. Theo những điều trình bày ở trên, thiên thần hộ thủ chính là ý tưởng và tình cảm của Thiên Chúa dành cho mỗi một con người, và ý tưởng lẫn tình cảm này đã biến thành một ngôi vị, mang tên thiên thần hộ thủ, ngày đêm bên cạnh chúng ta.
Vì trong phụng vụ, Giáo hội kết hợp mình với các Thiên thần để tôn thờ Thiên Chúa ba lần thánh, ngợi khen và cảm tạ Người, nên hầu như mọi Kinh Tiền tụng (trên 50 kinh) đều nhắc đến ba phẩm thiên thần cuối cùng này (có khi gọi chung là Đạo binh các Thiên thần).
Kết luận
Toàn bộ Kinh Thánh cũng như lịch sử Giáo hội và tiểu sử một số vị thánh cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa thế giới thiên thần với thế giới loài người. Những suy tư trên đây cố gắng cho thấy mối liên hệ đó chặt chẽ vô cùng, do chỗ các thụ tạo trời cao ấy và các thụ tạo thế trần đều hợp nhất với nhau trong một thực thể vĩ đại gọi là Giáo hội, hay đúng hơn là Hội thánh (những gì thánh thì hội lại, như chúng tôi sẽ có dịp trình bày trong một bài khác), và gọi chính xác hơn nữa là Thân Thể Mầu Nhiệm (Corps mystique) của Đức Ki-tô, Đức Ki-tô Toàn thể (Christ total, x. GLHTCG 795), Đức Ki-tô Vũ trụ (Christ cosmique, như kiểu nói của Linh mục Teilhard de Chardin).
Nếu đúng như chúng tôi đã trình bày, mọi thiên thần trong 3 cấp 9 phẩm đều là những ý tưởng và tình cảm của Thiên Chúa, của Đức Ki-tô Đầu Nhiệm Thể, đối với toàn thể loài người chúng ta và thế giới bao quanh chúng ta, thì đó là điều khiến chúng ta cảm động và thêm lòng yêu mến Thiên Chúa, Đấng luôn tìm mọi cách để ở gần chúng ta, ở với chúng ta như Người đã hứa. Tôn kính mến yêu các thiên thần (đặc biệt thiên thần hộ thủ) cũng là tôn thờ kính mến Thiên Chúa, vì các vị cũng chỉ là hiện thân (hay hóa thân) các ý tưởng và tình cảm của Người, là sự hiện diện của Người, của tâm tình Người bên cạnh mỗi một chúng ta.
Cố gắng giúp hiểu rõ hơn về mầu nhiệm Hội Thánh và mầu nhiệm Thiên Chúa, đó là mục đích của bài suy tư thần học này vậy.
Lễ Các Thiên Thần Hộ Thủ 2-10-2021, bổ sung 29-09-2022.
Tổng Giáo phận Huế.
Chú Thích:
1.-Dịch sát câu La-tinh: “Sive Throni sive Dominationes, sive Principatus sive Potestates”. Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ chỉ dịch thoát: “Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng, hay là bậc quyền năng thượng giới”.
2.- Điều này làm nên sự cao cả và độc đáo của từng nhân vị. Mỗi người chúng ta là một giá trị tuyệt vời và độc nhất vô nhị trước Thiên Chúa, Cha toàn năng. Ngoài ra cũng nên lưu ý: những gì xuất phát tự Thiên Chúa (sinh hay tạo) đều là những ngôi vị (ngoại trừ các thụ tạo thuần túy vật chất, không có lý trí).
3.- Chẳng hạn Bách khoa Toàn thư mở Wikipedia. Bài “What Are the 9 Orders of Angels? Are the nine choirs even biblical?” của Leslie White. https://www.beliefnet.com/inspiration/angels/what-are-the-9-orders-of-angels.aspx. Bài “The Spheres of the Christian Angelic Hierarchy. How well do you know your angelic lore?” của Wesley Baines. https://www.beliefnet.com/inspiration/angels/the-spheres-of-the-christian-angelic-hierarchy.aspx.
4.- Cách dịch của Bible de Jérusalem (BJ) và Traduction Oecuménique de la Bible (TOB). Nhóm CGKPV chỉ dịch “thần hộ giá”.
5.- Không hiểu sao nguyên văn La-tinh ở Kinh Tiền tụng này là “cum caelorum Virtutibus” lại được Sách lễ Rôma của Ủy ban Phụng tự thuộc Hội đồng Giám mục VN dịch là “cùng với đạo binh thiên quốc”? Kinh Tiền tụng Chung II có cụm từ “Caeli caelorum Virtutes” cũng được dịch là “cùng với các đạo binh thiên quốc”!?!
6.- Người ta thường dùng chữ “Angeli, Angels, Anges, Thiên Thần” để chỉ phẩm thiên thần cuối cùng này. Thiết nghĩ, để cho chính xác, nên dùng từ “Angeli Custodi, Guardians Angels, Anges Gardiens, Thiên thần Hộ thủ”, bởi lẽ chữ “Thiên thần” đã là danh từ chung, tên gọi tập thể rồi.
7.- Mỗi người chúng ta cũng có kinh nghiệm về điều ấy. Tự thâm tâm, ta có những ý nghĩ, tình cảm đối với từng cá thể hay cả tập thể (người, vật), đối với không gian nhỏ hay lớn, đối với thời gian ngắn hay dài…
8.- Cách dịch của Bible de Jérusalem.
Thánh Phao-lô, ở đỉnh cao suy tư thần học vào cuối đời, từng xác quyết về Đức Ki-tô như sau: “Thánh Tử là Hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là Trưởng tử sinh ra trước mọi loài thọ tạo, vì trong Người, muôn vật được tạo thành trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình. Dầu là Bệ thần hay Quản thần, Lãnh thần hay Quyền thần (xem No 1), tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng nhờ Người và cho Người. Người có trước muôn loài muôn vật, tất cả đều tồn tại trong Người. Người cũng là Đầu của Thân thể, nghĩa là đầu của Hội Thánh…” (Cl 1,15-20). Và “Thiên Chúa cho ta được biết thiên ý nhiệm mầu, thiên ý này là kế hoạch yêu thương Người đã định từ trước trong Đức Ki-tô. Đó là… quy tụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Ki-tô….tôn Đức Ki-tô lên trên mọi quyền lực thần thiêng” (Ep 1,9-10.21).
Những lời ấy cho thấy ngay cả thọ tạo vô hình, tức là các thiên thần, cũng thuộc về Đức Ki-tô, Giáo lý Hội thánh Công Giáo (GLHTCG) số 331 gọi Người là trung tâm của thế giới thiên thần. Nghĩa là các thiên thần thuộc về Hội Thánh, Thân Thể Mầu Nhiệm (gọi tắt là Nhiệm Thể) của Chúa Ki-tô, một thực thể bao gồm toàn bộ vũ trụ, hay còn gọi là Đức Kitô Toàn Thể (Christus Totus, GLHTCG số 795). Chính Thánh Tôma Aquinô cũng từng nói “Hội thánh gồm các phàm nhân và thiên thần” (De Veritate q. 29, a. 7 ad 5). Do đó có thể cho rằng hai thành phần này, một bên thuần thiêng, một bên vật thể, làm nên phần hồn và phần xác của Nhiệm Thể, như trong con người cũng có hồn gồm những tư tưởng lẫn tình cảm và xác gồm những bộ phận cơ thể khác nhau.
Nhưng trước khi trình bày các thiên thần như là phần hồn của Nhiệm Thể, xin minh định ngay một điều quan trọng: họ là phần hồn chứ không phải là Linh hồn của Nhiệm Thể. Chính Chúa Thánh Thần mới là Linh hồn của Nhiệm Thể, như lời thánh Phao-lô nói: “Chỉ có một Thân thể, một Thần Khí” (Ep 4,4, x. 1Cr 12,13), vì Người là Đấng tác sinh, thánh hóa và liên kết. Đức Thánh Cha Bê-nê-đíc-tô XVI cũng từng dạy: Chúa Thánh Thần là Linh hồn của Giáo hội, và nếu không có Người, Giáo hội sẽ chỉ là một tổ chức nhân loại mà thôi (CNA 31-05-2009. Xem GLHTCG 809).
1- Thiên thần, loài thọ tạo đặc biệt
Thiết tưởng chúng ta không nên thoạt tiên cho rằng Thiên Chúa đã tạo dựng các thiên thần để lo phục dịch quanh Người, y như một ông vua cần có quần thần hầu hạ để sướng thân, có cung phi mỹ nữ đàn hát cho vui tai. Bản thân Ba Ngôi Thiên Chúa đã tự mình có đủ vinh quang và hạnh phúc, chẳng cần ai cho thêm nữa. Vả lại, ngay từ ngữ “thiên thần” (=tôi tớ Thiên Chúa, tiếng Việt dịch chữ “angelus/ange/angel” của La/Pháp/Anh) bắt nguồn từ tiếng Hip-ri “mal'ak”, tiếng Hy-lạp “angelos”, có nghĩa là “sứ giả”. Đây là cách gọi không do bản tính nhưng do chức vụ: thiên thần là những hữu thể được Thiên Chúa sai đi (nên còn có cách dịch: “sứ thần”, “thần sứ”, “thiên sứ”). Sai đi thi hành thánh ý, mệnh lệnh của Người, phục vụ công việc của Người (x. Tv 103,20). Công việc đó không gì khác là chương trình cứu độ mà Thiên Chúa thực hiện nhờ Ngôi Hai nhập thế và nhập thể, với mục đích tối hậu là quy tụ muôn loài đã được cứu chuộc vào trong Đức Ki-tô, làm nên Thân Thể Mầu Nhiệm của Người, hầu đưa tất cả về với Thiên Chúa (x. 1Cr 15,28). Thư Do Thái gọi các thiên thần là những “bậc thiêng liêng được sai đi để mưu ích cho những kẻ sẽ được thừa hưởng ơn cứu độ” (1,14). Chương trình cứu độ này khởi đầu từ vườn Địa đàng và hoàn tất trong ngày Chúa Ki-tô quang lâm, “khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu…” (Mt 25,31).
Trong công trình ấy, đứng ngay sau Chúa Ki-tô chính là Đức Ma-ri-a. Vì thế Giáo hội xưng tụng Mẹ, dù là phàm nhân, vẫn là Nữ hoàng Thiên quốc, Nữ vương chín phẩm thiên thần. Và chính vì được sai đi thực hiện mệnh lệnh Thiên Chúa dưới trần gian, thấy được những kỳ công tình yêu của Người nơi cõi thế, các thiên thần có thêm lý do để ca ngợi, cảm tạ Thiên Chúa, cầu xin cho loài người và dâng lên những lời nguyện của họ (x. Tb 12,12) trên chốn triều đình Thiên quốc.
Để thử hình dung việc Thiên Chúa tạo dựng các thiên thần ra sao và bản tính các vị thế nào, thiết tưởng trước tiên cần nhớ lại việc sản sinh trong Thiên Chúa. Thiên Chúa tự đời đời đã có một ý tưởng về mình và từ đó sinh ra Ngôi Lời (vì phản ảnh hoàn toàn Thiên Chúa, x. Ga 1,1-14,). Ngôi Lời được gọi là Ngôi Con và Đấng sinh thành được gọi là Ngôi Cha. Tình yêu giữa Ngôi Cha và Ngôi Con làm nên Ngôi Thánh Thần. Cả ba Ngôi đồng bản tính và đồng bản thể (nên một Thiên Chúa).
Về loài người chúng ta, vốn là những hữu thể đã được Thiên Chúa chọn trước cả khi tạo thành vũ trụ, được tiền định cho làm nghĩa tử (x. Ep 1,4-5), được Người cấu tạo tạng phủ, dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân (x. Tv 139,13), thì theo lối nói của triết học thánh Tô-ma A-qui-nô (mô chất thuyết), mỗi con người, gồm mô thức (forme) và chất thể (matière), chẳng phải là một ý tưởng của Thiên Chúa in vào vật chất, làm nên một ngôi vị, một nhân vị (có trí hiểu/tư tưởng, lòng mến/tình cảm và ý chí tự do, trong một xác thể)(x. No 2) sao?
Vậy nếu các thiên thần là những thụ tạo thiêng liêng, những ngôi vị có trí hiểu, lòng mến và ý chí tự do, nhưng vì là những hữu thể được Thiên Chúa tạo nên và sai đi phục vụ công trình của Người là xây dựng Nhiệm Thể, nên các ngài phải được coi như một thành phần của Nhiệm Thể, làm nên phần hồn, trong lúc loài người và mọi thụ tạo vật chất làm nên phần xác. Và có thể quan niệm bản tính của các ngài chính là những ý tưởng và tình cảm của Thiên Chúa đối với Nhiệm Thể mà đã trở nên những ngôi vị. Ngoài ra, các ngài còn bất tử, trổi vượt hơn mọi thụ tạo hữu hình về mặt hoàn hảo. Vinh quang rực rỡ của các ngài minh chứng điều ấy (x. GLHTCG 330).
Ở đây ta nhớ lại rằng trong Cựu Ước, nơi các cuộc thần hiện xảy ra cho một số nhân vật (như Mô-sê trong hoang địa, Xh 3,1tt; Ghít-ôn tại gia đình, Tl 6,6-15…), từ “Thiên Chúa” và từ “sứ thần/thiên sứ” hay hoán đổi cho nhau. Chẳng hạn Xh 3,1-6: “Bấy giờ ông Mô-sê đang chăn chiên cho bố vợ là Gít-rô, tư tế Ma-đi-an. Ông dẫn đàn chiên qua bên kia sa mạc, đến núi của Thiên Chúa, là núi Khô-rếp. Thiên sứ của ĐỨC CHÚA hiện ra với ông trong đám lửa từ giữa bụi cây. Ông Mô-sê nhìn thì thấy bụi cây cháy bừng, nhưng bụi cây không bị thiêu rụi. Ông tự bảo: "Mình phải lại xem cảnh tượng kỳ lạ này mới được: vì sao bụi cây lại không cháy rụi?" ĐỨC CHÚA thấy ông lại xem, thì từ giữa bụi cây Thiên Chúa gọi ông: "Mô-sê ! Mô-sê !" Ông thưa: "Dạ, tôi đây !" Người phán: "Chớ lại gần ! Cởi dép ở chân ra, vì nơi ngươi đang đứng là đất thánh." Người lại phán: "Ta là Thiên Chúa của cha ngươi, Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác, Thiên Chúa của Gia-cóp." Ông Mô-sê che mặt đi, vì sợ nhìn phải Thiên Chúa”. Việc hoán đổi danh xưng này không có gì khó hiểu. Trên phương diện tinh thần, tôi biểu lộ mình qua tư tưởng và tình cảm. Tư tưởng và tình cảm của tôi chính là tôi trên phương diện tinh thần. Tình cảm và tư tưởng của Thiên Chúa (bên ngoài bản tính và bản thể của Người, tức các thiên thần) thì cũng như chính Người vậy.
2- Các thiên thần là tư tưởng và tình cảm của Thiên Chúa ra sao?
Pseudo-Dionysius, một triết gia Ki-tô giáo cuối thế kỷ 5, đã sử dụng nhiều đoạn từ Cựu Ước lẫn Tân Ước để đưa ra một phẩm trật thiên thần trong cuốn “De Cœlesti Hierarchia” (Về Phẩm trật trên trời) của ông. Các thiên thần được phân hạng và xếp loại, được tổ chức thành ba cấp và chín phẩm, mỗi cấp có ba phẩm. Cấp I gồm có Seraphim (Xê-ra-phim, Luyến Thần), Cherubim (Kê-ru-bim, Minh Thần) và Ophanim (Ô-pha-nim, Throni, Bệ Thần). Cấp II gồm Dominationes (Quản Thần), Virtutes (Dũng Thần) và Potestates (Quyền Thần). Cấp III gồm Principatus (Lãnh Thần), Archangeli (Tổng Thần, Tổng lãnh Thiên thần) và Angeli (Hộ Thần, Thiên thần Hộ thủ). Cho tới nay, việc phân hạng và xếp loại của Pseudo-Dionysius vẫn được các nhà thần học công nhận. Quan trọng hơn nữa, Phụng vụ Giáo hội đưa nó vào trong mọi Kinh Tiền tụng Thánh lễ, khi nhắc đến phẩm thiên thần này, khi nhắc đến phẩm thiên thần nọ (xem dưới), và dành 2 lễ để kính hai phẩm thiên thần cuối cùng (Tổng thần ngày 29-09 và Hộ thần ngày 02-10).
Người ta đã đưa ra nhiều cách thích lẫn mô tả về 3 cấp, 9 phẩm thiên thần ấy (x. No 3), nhưng hầu hết chỉ nói đến mối liên hệ giữa các ngài với Thiên Chúa như Đấng Tạo Hóa và với loài người hay thế giới loài người cách chung. Đặt trong nhãn giới “các thiên thần là những sứ giả phục vụ công trình của Thiên Chúa Ba Ngôi dưới gian trần, là những tư tưởng và tình cảm của Thiên Chúa (Ngôi Con) đối với Thân Thể Mầu Nhiệm của mình, là phần hồn của Nhiệm Thể Đức Ki-tô”, thì chúng có thể lý luận như sau:
Để thực hiện một công trình, trước hết tác giả phải có lòng yêu mến công trình đó, hiểu biết đại cương công trình đó và có một kế hoạch để làm cho công trình được chắc chắn, vững chãi.
Thứ đến, phải dùng tất cả mọi sức lực (trí tuệ, uy tín, ảnh hưởng, tài chính, nhân viên bảo vệ, phương án đề phòng những cản trở) để giữ gìn cho công trình được an toàn và lớn mạnh.
Cuối cùng, phải nắm được công trình trong mọi phần của nó, từ lớn đến nhỏ, từ rộng đến hẹp, từ đại thể đến chi tiết, từ cái phức tạp đến cái đơn giản, để thực hiện một sự phối hợp hoàn hảo.
a- Ba phẩm thiên thần cấp I gồm Xê-ra-phim (Luyến Thần, Thần Sốt Mến), Kê-ru-bim (Minh Thần, Thần Trí Tuệ) và Ô-pha-nim (Bệ Thần, Ngai Thần) vậy phải chăng chính là tình yêu, sự hiểu biết và là kế hoạch củng cố của Thiên Chúa dành cho Nhiệm Thể mà trong thực tế đã thành những ngôi vị?
Thiên thần Xê-ra-phim đã được đề cập trong I-sai-a 6,1-7. Các vị hầu cận ngai Thiên Chúa và liên tục hát lời ca ngợi: "Thánh! Thánh! Chí Thánh! Đức Chúa các đạo binh là Đấng Thánh!”. Sự thánh thiện của Thiên Chúa chính là Tình yêu, tình yêu vừa biểu hiện nơi bản thân lẫn nơi hành động của Người. Rồi một trong các thiên thần Xê-ra-phim gắp hòn than hồng chạm vào miệng ngôn sứ I-sai-a để ông được tha lỗi và xá tội (phạm tội là không yêu mến). Trong Phụng vụ, thiên thần Xê-ra-phim được nhắc tới trong Kinh Tiền tụng Mùa Chay IV (hiệu quả của chay tịnh), Kinh Tiền tụng Đức Mẹ I (thiên chức làm mẹ của Đức Trinh Nữ), Kinh Tiền tụng chung II (ơn cứu độ nhờ Đức Ki-tô). Ba Kinh Tiền tụng này nói đến tình yêu Thiên Chúa hay việc trở về với tình yêu Thiên Chúa.
Sau khi nguyên tổ ăn trái cây biết lành biết dữ, phạm tội bất tuân (x. St 2,6), bị đuổi khỏi địa đàng, Thiên Chúa đã dùng thiên thần Kê-ru-bim (x. No 4) để canh giữ cây hiểu biết đó và cả cây trường sinh nữa (x. St 3,24). Thiên thần Kê-ru-bim cũng đã được ông Mô-sê theo lệnh Thiên Chúa đúc thành hai tượng bằng vàng đặt ở 2 đầu của Hòm Bia (x. Xh 25,18-20) trong đó sẽ đặt Chứng Ước (Bản Thập giới) biểu lộ ý muốn Thiên Chúa mà con người cần phải hiểu rõ, và từ trên đó Thiên Chúa sẽ ban cho ông Mô-sê các chỉ thị của Người (x. Ds 7,89).
Các Bệ thần được chính thánh Phao-lô đề cập rõ ràng trong thư Cô-lô-xê 1,16 (đầu bài). Theo tác giả Wesly Baines (bài đã dẫn, xem chú thích 3), phẩm thiên thần này thuộc số những vị có hiểu biết cao nhất về các công việc của Thiên Chúa, có khả năng truyền đạt bản chất đầy đủ của lời Chúa, chuyển các sứ điệp cho những thiên thần cấp thấp hơn. Trong Phụng vụ, các Bệ thần được nhắc tới trong các Kinh Tiền tụng Mùa Vọng I, Mùa Vọng II, Giáng Sinh I, Hiển Linh là các kinh cho thấy Thiên Chúa bắt đầu thực hiện kế hoạch cứu độ của Người; trong Kinh Tiền tụng Thánh Thể I vốn nói đến Hy lễ và bí tích của Đức Ki-tô là đỉnh cao việc thực hiện kế hoạch cứu độ.
b- Ba phẩm thiên thần cấp II gồm Quản Thần (Dominationes, Dominions), Dũng Thần (Virtutes, Virtues) và Quyền Thần (Potestates, Powers) chẳng cho thấy rằng đó chính là các dạng sức mạnh mà Thiên Chúa cần phải bày tỏ -và rồi đã biến thành những hữu thể có ngôi vị- để kế hoạch cứu độ thắng được các trở ngại, các kẻ thù (ma quỷ) mà thành toàn hay sao?
Quản Thần được nhắc đến trong Thư Cl 1,16 và 1Cr 15,24. Theo Bách khoa Toàn thư Wikipedia, các vị được coi là những thiên thần lãnh đạo, điều phối hoạt động của các thiên thần cấp dưới. Nhiệm vụ chính của họ là giữ gìn trần thế đi đúng hướng bằng cách ban sức mạnh cho những nhà cai trị đất nước. Điều này cần thiết cho việc thực hiện ơn cứu độ. Theo tác giả Leslie White (bài đã dẫn, x. chú thích 3), phẩm thiên thần này được nói là giữ cho thế giới trong trật tự. Các vị được biết qua việc đem công lý của Thiên Chúa vào những hoàn cảnh bất công, tỏ lòng thương xót của Thiên Chúa với con người và giúp các thiên thần thuộc những cấp dưới ở yên trong hàng ngũ và làm việc có hiệu quả. Tác giả Wesly Baines cũng nói phẩm thiên thần này duy trì trật tự giữa các thiên thần (trật tự là sức mạnh), đứng đầu các quốc gia, hướng dẫn các nhà lãnh đạo.
Phụng vụ nhắc đến các Quản thần trong các Kinh Tiền tụng Mùa Vọng I, Mùa Vọng II, Giáng Sinh I, lễ Hiển Linh, Mùa Chay I, Mùa Chay IV, vốn nói đến việc Con Thiên Chúa xuống thế làm người và chịu chết để đem lại một trật tự mới cho nhân loại. Rồi trong các Kinh Tiền tụng Chúa nhật Thường niên I (mầu nhiệm Vượt qua), CNTN II (mầu nhiệm cứu độ), và các Kinh Tiền tụng Thánh Thể I, Đức Mẹ I, Các Thánh Tông đồ I, toàn những tác nhân cho việc thiết lập trật tự mới này.
Các Dũng thần được Kinh Thánh nói đến trong Ep 1,21 và 1Cr 15,24. Nhiều học giả cho rằng các vị giám sát sự chuyển động của các thiên thể để đảm bảo rằng vũ trụ tuân theo chuyển động tự nhiên. Họ tăng thêm sức mạnh cho những nhân vật tài năng dưới gian trần, luôn sẵn sàng, dũng cảm thi hành những việc phi thường, khuyến khích con người giữ vững niềm tin vào Thiên Chúa.
Các Quyền thần được đề cập trong Cl 1,16 và 1Cr 15,24. Các vị được coi là Thiên thần Chiến binh vì bảo vệ không chỉ vũ trụ mà cả nhân loại chống lại sự dữ. Họ có quyền trên ma quỷ, trong mục đích kiềm chế sức mạnh của chúng. Họ cũng giúp những ai đang vật lộn với các đam mê và tật xấu để trục xuất khỏi lòng mọi sự dữ do kẻ thù của đức tin cổ vũ. Nói tóm, các Quyền thần phụ lực với các Dũng thần giao tranh với ma quỷ, chiến đấu chống lại các thế lực xấu xa, đi ngược lại với trật tự quan phòng của Thiên Chúa và tác hại cho công việc cứu rỗi của Người.
Các Dũng thần và Quyền thần được nhắc tới trong loạt Kinh Tiền tụng Phục sinh (I-V), Thăng Thiên I+II. Các vị ca tụng sức mạnh chiến thắng tội lỗi và tử thần của Đấng Phục sinh. Người ta cũng gặp lại các Dũng thần trong Kinh Tiền tụng Thánh Tử đạo I (x.No 5)
c- Ba phẩm thiên thần Cấp III gồm Lãnh Thần (Principatus, Principalities), Tổng Thần, Tổng lãnh Thiên thần (Archangeli, Archangels) và Hộ Thần, Thiên thần Hộ thủ (Angeli Custodi, Guardian Angels) (x. No 6) được coi là những thiên thần làm nên đạo binh thiên quốc, hoạt động như là sứ giả của Thiên Chúa nơi thế gian, giữa loài người.
Thế giới con người gồm những cá nhân, các cá nhân ấy hợp thành những cộng đồng, từ nhỏ đến lớn: gia đình, họ tộc, làng xóm, tỉnh thành, quốc gia, châu lục; hoặc thành những tập thể về mặt giới tính, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, màu da…. Những cá nhân và những tập thể ấy cần được cứu chuộc và đều nhận được sự quan tâm (trong tư tưởng, tình cảm) của Thiên Chúa (x. No 7). Chính những tư tưởng và tình cảm loại ấy của Thiên Chúa làm nên các thiên thần trong cấp cuối cùng này. Thánh Tô-ma A-qui-nô từng nói: “Có những thiên thần hộ thủ cho các vương quốc, các dân tộc, các thành thị, các cộng đoàn tu sĩ, và cho mỗi tín hữu”.
Lãnh thần được nói đến trong Cl 1,16; Rm 8,38; 1Cr 15,24 (x. No 8). Theo nhiều học giả (Wesley Baines), nhiệm vụ của phẩm thiên thần thứ 7 này là thực hiện tấn phong cho các lãnh chúa, giám sát các nhóm người, quan thầy các định chế, bảo hộ cho các quốc gia trên trái đất và cả Giáo hội. Họ cũng bảo đảm việc hoàn thành thiên ý giữa các tập thể này. So với 6 phẩm trên, các Lãnh thần và hai phẩm dưới giao thiệp với loài người trực tiếp hơn bằng những cách mà chúng ta có thể hiểu.
Các Tổng thần (Tổng lãnh Thiên thần) chỉ xuất hiện hai lần trong Tân Ước (1 Tx 4,16 và Gđ 1,9). Theo thánh Grê-gô-ri-ô, các vị củng cố loài người trong đức tin, soi chiếu tâm trí họ với ánh sáng do sự hiểu biết Tin Mừng, mạc khải các mầu nhiệm đạo thánh. Được nêu tên rõ ràng thì có Mi-ca-en, Gáp-ri-en và Ra-pha-en. Ba vị được mệnh danh là những đại sứ giả của trời cao vì được Thiên Chúa sai loan báo các sứ điệp quan trọng cho loài người, giao tiếp và tương tác với nhân loại. Mi-ca-en được tin là thiên thần đã truyền linh hứng của Thiên Chúa cho Thánh Gioan trong sách Khải Huyền và được biết là vị bảo vệ Giáo hội, canh giữ Giáo hội khỏi ma quỷ, trục xuất chúng khỏi Thiên đàng (x. Kh 12,7-8). Ngoài ra, ngài cũng từng được gọi là “vị chỉ huy tối cao, là đấng vẫn thường che chở dân It-ra-en” (Đn 12,1). Gáp-ri-en trước tiên được đề cập trong sách Đa-ni-en và giúp Đa-ni-en hoàn thành sứ vụ của ông trên thế gian. Sau đó, Gáp-ri-en hiện ra với tư tế Da-ca-ri-a và Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, trao sứ điệp lớn nhất là Thiên Chúa có ý định nhập thể và dựng lều giữa loài người. Ra-pha-en được đề cập trong sách Tô-bi-a, hướng dẫn Tô-bi-a dọc đường, chữa ông Tô-bit (cha Tô-bi-a) khỏi mù và cứu bà Sa-ra (vợ Tô-bi-a) khỏi quỷ.
Cuối cùng là các Thiên thần, hay nói cho chính xác là các Hộ thần, Thiên thần Hộ thủ. Sách GLHTCG số 336 đã trích lời thánh Ba-si-li-ô để dạy rằng: “Bên cạnh mỗi tín hữu đều có một Thiên thần làm Đấng bảo trợ và mục tử, hướng dẫn họ đến sự sống.” Không những tín hữu mà là mỗi một con người. Đây là điều hết sức quen thuộc với chúng ta. Nhưng thiết tưởng không nên cho rằng có bấy nhiêu con người trên trần gian thì Thiên Chúa dựng nên bấy nhiêu thiên thần hộ thủ rồi giao cho mỗi vị phụ trách một người. Theo những điều trình bày ở trên, thiên thần hộ thủ chính là ý tưởng và tình cảm của Thiên Chúa dành cho mỗi một con người, và ý tưởng lẫn tình cảm này đã biến thành một ngôi vị, mang tên thiên thần hộ thủ, ngày đêm bên cạnh chúng ta.
Vì trong phụng vụ, Giáo hội kết hợp mình với các Thiên thần để tôn thờ Thiên Chúa ba lần thánh, ngợi khen và cảm tạ Người, nên hầu như mọi Kinh Tiền tụng (trên 50 kinh) đều nhắc đến ba phẩm thiên thần cuối cùng này (có khi gọi chung là Đạo binh các Thiên thần).
Kết luận
Toàn bộ Kinh Thánh cũng như lịch sử Giáo hội và tiểu sử một số vị thánh cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa thế giới thiên thần với thế giới loài người. Những suy tư trên đây cố gắng cho thấy mối liên hệ đó chặt chẽ vô cùng, do chỗ các thụ tạo trời cao ấy và các thụ tạo thế trần đều hợp nhất với nhau trong một thực thể vĩ đại gọi là Giáo hội, hay đúng hơn là Hội thánh (những gì thánh thì hội lại, như chúng tôi sẽ có dịp trình bày trong một bài khác), và gọi chính xác hơn nữa là Thân Thể Mầu Nhiệm (Corps mystique) của Đức Ki-tô, Đức Ki-tô Toàn thể (Christ total, x. GLHTCG 795), Đức Ki-tô Vũ trụ (Christ cosmique, như kiểu nói của Linh mục Teilhard de Chardin).
Nếu đúng như chúng tôi đã trình bày, mọi thiên thần trong 3 cấp 9 phẩm đều là những ý tưởng và tình cảm của Thiên Chúa, của Đức Ki-tô Đầu Nhiệm Thể, đối với toàn thể loài người chúng ta và thế giới bao quanh chúng ta, thì đó là điều khiến chúng ta cảm động và thêm lòng yêu mến Thiên Chúa, Đấng luôn tìm mọi cách để ở gần chúng ta, ở với chúng ta như Người đã hứa. Tôn kính mến yêu các thiên thần (đặc biệt thiên thần hộ thủ) cũng là tôn thờ kính mến Thiên Chúa, vì các vị cũng chỉ là hiện thân (hay hóa thân) các ý tưởng và tình cảm của Người, là sự hiện diện của Người, của tâm tình Người bên cạnh mỗi một chúng ta.
Cố gắng giúp hiểu rõ hơn về mầu nhiệm Hội Thánh và mầu nhiệm Thiên Chúa, đó là mục đích của bài suy tư thần học này vậy.
Lễ Các Thiên Thần Hộ Thủ 2-10-2021, bổ sung 29-09-2022.
Tổng Giáo phận Huế.
Chú Thích:
1.-Dịch sát câu La-tinh: “Sive Throni sive Dominationes, sive Principatus sive Potestates”. Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ chỉ dịch thoát: “Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng, hay là bậc quyền năng thượng giới”.
2.- Điều này làm nên sự cao cả và độc đáo của từng nhân vị. Mỗi người chúng ta là một giá trị tuyệt vời và độc nhất vô nhị trước Thiên Chúa, Cha toàn năng. Ngoài ra cũng nên lưu ý: những gì xuất phát tự Thiên Chúa (sinh hay tạo) đều là những ngôi vị (ngoại trừ các thụ tạo thuần túy vật chất, không có lý trí).
3.- Chẳng hạn Bách khoa Toàn thư mở Wikipedia. Bài “What Are the 9 Orders of Angels? Are the nine choirs even biblical?” của Leslie White. https://www.beliefnet.com/inspiration/angels/what-are-the-9-orders-of-angels.aspx. Bài “The Spheres of the Christian Angelic Hierarchy. How well do you know your angelic lore?” của Wesley Baines. https://www.beliefnet.com/inspiration/angels/the-spheres-of-the-christian-angelic-hierarchy.aspx.
4.- Cách dịch của Bible de Jérusalem (BJ) và Traduction Oecuménique de la Bible (TOB). Nhóm CGKPV chỉ dịch “thần hộ giá”.
5.- Không hiểu sao nguyên văn La-tinh ở Kinh Tiền tụng này là “cum caelorum Virtutibus” lại được Sách lễ Rôma của Ủy ban Phụng tự thuộc Hội đồng Giám mục VN dịch là “cùng với đạo binh thiên quốc”? Kinh Tiền tụng Chung II có cụm từ “Caeli caelorum Virtutes” cũng được dịch là “cùng với các đạo binh thiên quốc”!?!
6.- Người ta thường dùng chữ “Angeli, Angels, Anges, Thiên Thần” để chỉ phẩm thiên thần cuối cùng này. Thiết nghĩ, để cho chính xác, nên dùng từ “Angeli Custodi, Guardians Angels, Anges Gardiens, Thiên thần Hộ thủ”, bởi lẽ chữ “Thiên thần” đã là danh từ chung, tên gọi tập thể rồi.
7.- Mỗi người chúng ta cũng có kinh nghiệm về điều ấy. Tự thâm tâm, ta có những ý nghĩ, tình cảm đối với từng cá thể hay cả tập thể (người, vật), đối với không gian nhỏ hay lớn, đối với thời gian ngắn hay dài…
8.- Cách dịch của Bible de Jérusalem.
Vietcatholic News
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét