Trang

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2022

VHTK Thánh Venceslao, Tử đạo Ngày 28.9

 

VHTK Thánh Venceslao, Tử đạo Ngày 28.9


VHTK Thánh Venceslao, Tử đạo Ngày 28.9
VUI HỌC THÁNH KINH
Thánh Venceslao, Tử đạo
Ngày 28 tháng 9
Tin Mừng thánh Mátthêu 10,17-22
 
Tin Mừng
 
Đức Giê-su tiên báo những cuộc bách hại (Mc 13: 9-13; Lc 21: 12 -19 ).
17 "Hãy coi chừng người đời. Họ sẽ nộp anh em cho các hội đồng, và sẽ đánh đập anh em trong các hội đường của họ.18 Và anh em sẽ bị điệu ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy để làm chứng cho họ và các dân ngoại được biết.19 Khi người ta nộp anh em, thì anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói gì, vì trong giờ đó, Thiên Chúa sẽ cho anh em biết phải nói gì:20 thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Cha anh em nói trong anh em.
 
21 "Anh sẽ nộp em, em sẽ nộp anh cho người ta giết; cha sẽ nộp con, con cái sẽ đứng lên chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết. 22 Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát.
 
 
17 But beware of people, for they will hand you over to courts and scourge you in their synagogues,18 and you will be led before governors and kings for my sake as a witness before them and the pagans.
 
19 When they hand you over, do not worry about how you are to speak or what you are to say. You will be given at that moment what you are to say.
 
20 For it will not be you who speak but the Spirit of your Father speaking through you.
 
21 Brother will hand over brother to death, and the father his child; children will rise up against parents and have them put to death.
 
22 You will be hated by all because of my name, but whoever endures to the end will be saved.
 
I. HÌNH TÔ MÀU
 
 
* Chủ đề của hình này là gì?
……………………………………………..
 
* Bạn hãy viết câu Tin Mừng thánh Mátthêu 10,22
……………………………………………..
……………………………………………..
……………………………………………..
……………………………………………..
 
 
II. TRẮC NGHIỆM
 
A.
a1. Đức Giêsu cảnh báo anh em hãy coi chừng ai? (Mt 10,27)
a. Người đời.
b. Thế gian.
c. Kẻ thù.
d. Phái Pharisêu.
 
a2. Người ta sẽ nộp anh em cho ai, và sẽ bị đánh đập trong các hội đường của họ? (Mt 10,17)
a. Thượng tế.
b. Các hội đường.
c. Vua chúa.
d. Quân La mã.
 
a3. Khi người ta nộp anh em, trong giờ đó ai sẽ cho anh em biết phải nói gì? (Mt 10,19)
a. Quan tòa.
b. Thượng tế.
c. Chúa Thánh Thần.
d. Thiên Chúa.
 
a4. Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người làm gì? (Mt 10,21)
a. Khinh bỉ.
b. Thù ghét.
c. Chế nhạo.
d. Loại trừ.
 
a5. Kẻ nào bền đỗ đến cùng, kẻ ấy sẽ được gì? (Mt 10,22)
a. Thiên Chúa chúc phúc.
b. Hưởng Nước Trời.
c. Cứu thoát.
d. Gọi là con Thiên Chúa.
 
B.
b1.  Ông Vratilar, cha ngài, từ trần trong một trận chiến. Bà Drahomira, mẹ ngài, lên nắm quyền nhiếp chính. Bà độc ác và gian xảo và ngã theo lương dân nên bà đã làm gì các kitô hữu?
a. Sát hại các Kitô hữu.
b. Triệt hạ các nhà thờ.
c. Cấm hành đạo công khai và dạy giáo lý cho trẻ em.
d. Cả a, b và c đúng.
 
b2. Để tránh cuộc tranh chấp tương tàn, người ta chia đôi lãnh thổ, một trao cho Boleslaô và một trao cho Venceslaô. Venceslaô cai trị phần đất của mình như thế nào?
a. Bằng lòng nhân từ hơn là bằng sức mạnh.
b. Trợ giúp mọi cô nhi quả phụ, mọi người nghèo khổ.
c. Phóng thích các tù nhân và tìm đến an ủi họ.
d. Cả a, b và c đúng.
 
b3. Bà Drahomira tức giận vì sự êm ấm trong miền Bôhêmia theo Kitô giáo. Bà xúi Radislas nổi loạn. Khi hai bên giáp trận, thánh Venceslao đã đơn phương độc mã lâm trận chiến như một David giáp mặt Goliath. Thế nhưng Radislas đã xin đầu hàng. Ông ta thấy điều gì?
a. Sự hiển linh của Chúa Giêsu.
b. Các thiên thần trợ chiến cho Venceslao.
c. Thánh giá xuất hiện trên đầu Venceslao.
d. Cờ chiến thắng của miền Bôhêmia.
 
b4. Người đã giết chết thánh Venceslao tên là gì?
a. Boleslaô.
b. Vratilar.
c. Ludmila.
d. Drahomira.
 
b5. Thánh Venceslao bị sát hại ngày 28 tháng 9 năm 935 và được dân chúng tôn kính như một vị tử đạo, ngài trở thành đấng thánh bảo trợ cho xứ nào?
a. Bôhêmia.
b. Gaule.
c. Bravia.
d. Silicia.
 
III. Ô CHỮ 
 
 
Những gợi ý
 
01. Kẻ nào bền đỗ đến cùng, kẻ ấy sẽ được gì? (Mt 10,22)  
 
02. Khi người ta nộp anh em, trong giờ đó ai sẽ cho anh em biết phải nói gì? (Mt 10,19)  
 
03. Đức Giêsu cảnh báo anh em hãy coi chừng ai? (Mt 10,27)  
 
04. Khi người ta nộp anh em, … không phải chính anh em nói, mà là ai của cha anh em nói trong anh em? (Mt 10,20)  
 
05. Anh em sẽ bị điệu ra trước mặt vua chúa quan quyền vì thầy để làm chứng cho họ và ai được biết? (Mt 10,18)  
 
Hàng dọc : Chủ đề của ô chữ này là gì?
 
 
IV. CÂU THÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG
 
“Không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Cha anh em nói trong anh em.”
Tin Mừng thánh Mátthêu 10,20
 
 
Lời giải đáp
I. HÌNH TÔ MÀU
 
* Chủ đề :
Thánh Venceslao
 
* Tin Mừng thánh Mátthêu 10,22 :
“Vì danh Thầy,
anh em sẽ bị mọi người thù ghét”.
 
II. TRẮC NGHIỆM
 
A.
a1. a. Người đời (Mt 10,27)
a2. b. Các hội đường (Mt 10,17)
a3. d. Thiên Chúa (Mt 10,19)
a4. b. Thù ghét (Mt 10,21)
a5. c. Cứu thoát (Mt 10,22)
 
B.
b1. d. Cả a, b và c đúng.
b2. d. Cả a, b và c đúng.
b3. b. Các thiên thần trợ chiến cho  Venceslao.
b4. a. Boleslaô.
b5. a. Bôhêmia.
 
III. Ô CHỮ 
 
01. Cứu thoát  (Mt 10,22)
02. Thiên Chúa (Mt 10,19)
03. Người đời (Mt 10,27)
04. Thần Khí  (Mt 10,20)
05. Dân ngoại (Mt 10,18)
 
Hàng dọc : Tử Đạo
 
NGUYỄN THÁI HÙNG
 
 
Ngày 28/ 9: Thánh Venceslao, Tử đạo
 
 
 
Thánh Venceslao cai trị Bôhêmia vào thời mà miền này mới chỉ có một phần theo Kitô giáo. Cha Ngài, ông Vratilar, là người khôn ngoan dũng cảm lương thiện, một Kitô hữu nhân đức nhưng bà Drahomira mẹ Ngài lại ngả theo lương dân. Em Ngài là Boleslao. Ludmila, bà nội của hai con trẻ, thấy rõ sự nguy hiểm cho cháu nên đã lo giáo dục Venceslao. Còn thánh Venceslao, con người có nhiều đức tính đáng phục đã đáp ứng hoàn toàn sự lo lắng của bà nội. Từ đó Ngài đã có lòng mộ mến các nhân đức, siêng năng tìm hiểu lẽ đạo để sống thành một Kitô hữu chân chính.
 
Chẳng may ông Vratilar từ trần trong một trận chiến. Bà Drahomira lên nắm quyền nhiếp chính. Bà độc ác và gian xảo, bà đã sát hại các Kitô hữu, triệt hạ các nhà thờ, cấm hành đạo công khai và dạy giáo lý cho trẻ em. Các Kitô hữu có chức phận bị cách chức, nhường chỗ cho lương dân.
 
Đau lòng vì sự dữ lan tràn, bà Ludmila thuyết phục Venceslao lên nắm quyền. Nhưng để tránh cuộc tranh chấp tương tàn, người ta chia đôi lãnh thổ, một phần trao cho Boleslaô. Lên cai trị với sự tán đồng của dân chúng, thánh Venceslaô chỉ mong cho thần dân được hạnh phúc. Ngài cai trị bằng lòng nhân từ hơn là bằng sức mạnh. Ngài lo trợ giúp mọi cô nhi quả phụ, mọi người nghèo khổ. Thỉnh thoảng trong đêm tối, Ngài vác củi đến cho người bất hạnh, Ngài phóng thích các tù nhân và tìm đến an ủi họ. Nếu phải kết án, chính Ngài đã khóc thương. Ngài luôn kính phục các Linh mục, tự trồng nho ép rượu và giúp lễ. Đêm đêm, Ngài đi chân không đến viếng các nhà thờ. Trong một cuộc hành hương như vậy, người hầu cận cho biết chân mình đã tê cóng không thể đi thêm được nữa. Thánh nhân dặn, hãy đạp lên vết chân Ngài. Anh ta đã vâng theo và cảm thấy ấm áp toàn thân.
 
Drahomira tức giận vì sự êm ấm trong miền Bôhêmia theo Kitô giáo. Bà quyết sát hại Ludmila, người đàn bà nhân đức làm cố vấn cho Venceslao. Hai kẻ sát nhân đã hành sự ngay dưới chân bàn thờ. Sau đó đến lượt thánh Venceslao, người mẹ ác đức đã xúi Radislas nổi loạn. Ông này tập trung một đạo quân hùng hậu đến gây chiến. Khi hai bên giáp trận, thánh Venceslao đã đơn phương độc mã lâm trận chiến như một David giáp mặt Goliath. Thế nhưng Radislas đã xin đầu hàng. Ông ta thấy thiên thần trợ chiến cho Venceslao.
 
Một lần phải đến tham dự một cuộc họp ở Worm theo lệnh của Hoàng đế Othon I, thánh Venceslao đã tới trễ. Ngài muốn dự hai thánh lễ. Hoàng đế bực tức vì sự chậm trễ này, quyết định sẽ không đứng dậy khi thánh nhân đến. Nhưng rồi khi Ngài tới nơi, ông bỗng đứng lên và mời ngồi bên cạnh mình. Ông cũng đã thấy hai thiên thần hộ vệ và bao phủ Ngài bằng một thánh giá vàng.
 
Boleslaô, theo lời khuyên của mẹ, quyết hạ sát thánh nhân, hắn lấy tình nghĩa để che lấp ý đồ đen tối của mình. Được mời tới để mừng lễ hai thánh Cosma và Đamianô, thánh Venceslao không một chút nghi ngại gì. Buổi lễ thật linh đình. Đêm sau thánh Venceslao đến nhà thờ cầu nguyện như thói quen. Boleslaô tàng hình theo sau và đã hạ sát thánh nhân ngày 28 tháng 9 năm 935. Trước cửa đền thờ, miệng khẩn cầu ơn tha thứ cho em mình. Thánh nhân từ trần trên vũng máu đào. Sau cái chết, thánh Venceslao được dân chúng tôn kính như một vị tử đạo và trở thành đấng thánh bảo trợ cho xứ Bôhêmia, nay là Czecheslavia.
 
Mừng lễ thánh Venceslao, xin Chúa qua lời chuyển cầu của thánh nhân ban cho mỗi chúng ta lòng can đảm dám sống cho sự thật và tình yêu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét