Trang

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2024

CHỮA LÀNH MỘT NGƯỜI NGỌNG ĐIẾC - CN 23 TN B

  CHỮA LÀNH MỘT NGƯỜI NGỌNG ĐIẾC

CHÚA NHẬT 23 Thường Niên B

(Mc 7, 31-37)

CÂU HỎI GỢI Ý

1. Tại sao Máccô mô tả tỉ mỉ cử chỉ của Chúa Giêsu? Vì nó đã thực sự được làm như vậy hay vì một lý do nào khác nữa? Ta có thể đếm được bao nhiêu yếu tố trong cử chỉ này?

2. Lời tung hô của dân chúng (c.37) khiến ta liên tưởng đến câu nào trong Cựu ước? Việc đối chiếu hai câu sẽ làm nổi bật ý nghĩa chi?

3. Tại sao Chúa Giêsu cấm loan truyền phép lạ (c.36). Lệnh cấm này còn xuất hiện chỗ nào nữa trong Máccô?

4. Đối với Máccô, việc chữa lành người ngọng điếc có ý nghĩa biểu tượng nào (xem văn mạch câu chuyện)?

5. Các địa danh đầu trình thuật (c.31) phải chăng có tính cách thuần túy lịch sử?

Ai muốn rút từ trình thuật này một lợi ích tức thời nào đó sẽ thất vọng. Ngoại trừ vài địa danh bắt buộc phải tra cứu bản đồ (c.31), không một từ ngữ khó khăn nào ngắt quãng lần đọc đầu tiên và ta dễ dàng theo dõi diễn tiến của quanh cảnh. Ngỡ đã hiểu, độc giả vẫn có một cảm tưởng lạ lùng. Kẻ tàn tật vô danh này, được đem đến cùng Chúa Giêsu bởi ai chấp nhận cách thụ động những gì Chúa Giêsu làm cho anh cách chăm chú, như thể các cử chỉ và công thức bằng tiếng Aram của Người đáng kể hơn là việc tiếp xúc với bản thân anh. Không đối thoại, không một chi tiết về lầm quan trọng của đức tin. Vai trò gán cho nước miếng xem ra lạ lùng. Và tại sao phải hành động cách bí mật, xa dân chúng (c.33)? Tại sao đòi hỏi một sự thinh lặng không thể giữ nổi (cc.36-37)?

Chẳng có gì lạ khi một trình thuật như thế ít được biết đến và bị giáo lý bỏ qua. Mt và Lc cũng đã không biết nó. Việc đọc nó trong phụng vụ gây lúng túng cho người giảng lẫn kẻ nghe. Để rút ra một chủ đề xây dựng, có lẽ người ta sẽ chú mục vào cái nhìn lên trời của Chúa Giêsu và tiếng thở ra của người: Chúa Giêsu cầu nguyện; người có lòng thương xót? Hay là ý nghĩa cuối cùng của khán thính giả (c.31) sẽ được dùng như một đường sân bay từ đó xuất phát một vài suy tư về sự câm và điếc của lắm Kitô hữu…

Khi một bản văn Tin Mừng cưỡng lại sự lý hội như thế thì không nên vội vã lấp đầy 19 thế kỷ phân cách nói với độc giả hiện nay. Ngược lại, chấp nhận khoảng cách này và đặt bản văn vào trong thời đại của nó, là tự cho mình phương tiện để khám phá ra giá trị của nó cho hôm nay. Và vì chỉ duy Máccô ghi lại trình thuật, nên cần phải xem nó trong toàn bộ mà nó là thành phần, tức cuốn Tin mừng lạ lùng thứ hai.

Máccô và truyền thống.

Chắc hẳn Máccô không phải là kẻ đầu tiên kể lại việc chữa lành người ngọng điếc. Để viết nó, ông đã dùng một khuôn mẫu khá cổ điển, mà người Do thái cũng như Hy lạp đều biết rõ: thường thường một trình thuật chữa lành cho thấy người bệnh được đặt trong tương quan ra sao vài vị thần thông (c 32), việc trị liệu diễn tiến như thế nào (cc.33-34) và đâu là kết quả (c.35) mà cử tọa nhận thấy hay hơn nữa, truyền miệng đi (c 37). Ở đây, có thêm một yếu tố so vai thông thường: mệnh lệnh giữ im sau phép lạ (c.36). Đó là một nét đặc biệt của Máccô (1,44; 5,43; 8,26) mà ta sẽ phải cân nhắc tầm mức, ý nghĩa. Sự chú ý đến chi tiết của cử chỉ Chúa Giêsu (cc.33- 34) thật đáng ngạc nhiên trong một trình thuật chữa bệnh của Tin Mừng. Thường thường người chỉ cần một lời nói kèm theo một cử chỉ của bàn tay. Thế mà người ta nhận thấy các trình thuật Hy lạp về việc chữa lành thường chú trọng nhiều đến kỹ thuật trị liệu: những chuyện như tránh những cái nhìn tọc mạch, mằn chỗ bị đau, dùng nước miếng, nhìn lên trời thở ra thật dài, nói tiếng lại đều có trong những trình thuật ấy và phản ảnh cách thực hành của các ông lang cũng như phản ảnh những quy ước của một loại văn thể (xem K.Tagawa, Miracles et Evangilo, Paris, 1966, tr. 162-164; A. Duprez, Guélisons paionnes et guérlsons évangéliques. trong Foi et vie cahicrs Bibliques 9), 1970, tr. 3-22)

Một khi đã biết thế, thì không nên ngạc nhiên về cách thức mô tả Chúa Giêsu phù hợp với các thói quen của một môi trường hay của một thời đại, nhưng nên ngạc nhiên vì cách thức ấy chỉ được ghi lại trong Tin Mừng bởi hai trình thuật, và cả hai đều là của một mình Máccô: chữa một kẻ ngọng điếc và chữa một người mù (8,23-25). Vấn đề vai trò của chúng trong tác phẩm Máccô được đặt ra như thế. Vấn đề này còn xuất hiện trong sự tương phản giữa những xác định địa lý của câu 31 và việc không nói đến nơi chốn xảy ra quang cảnh trong trình thuật mà các xác định trên mở đầu cho. Câu 31 ấy rõ ràng dùng để đưa vào trong văn mạch (x. 7,24) một truyền thống không có điểm móc nối vị trí. Nhận xét này cho phép ta phân biệt chính trình thuật và vai trò được gán cho nó trong kết cấu của Máccô.

Thành thử có thể có hai cách đọc bản văn. Một là theo một khuôn mẫu ký thuật quen biết và cảm thấy ở đây tiếng dội của một trình thuật cổ truyền. Cách thứ hai là cố gắng hiểu truyền thống này dưới ánh sáng của Tin Mừng thứ hai.

I. MỘT TRÌNH THUẬT CHỮA LÀNH CÓ TÍNH CÁCH THIÊN SAI

Sự quân bình giữa các yếu tố trong trình thuật làm nổi bật hành động của Chúa Giêsu (cc. 33-34) và tầm mức của hành động đó, tầm mức được tán dương trong câu cuối cùng bởi một lời tung hô có thể văn ca vãn (c.37). Con người kẻ tàn tật tính cách và số lượng những kẻ đem anh ta đến cùng Chúa Giêsu (c.32) không đáng quan tâm.

1. Việc trị liệu (cc. 33-34)

Cách hành động của Chúa Giêsu phù hợp với các thói quen đương thời. Chân dung ông lang của Người có thể làm ta khó chịu, nhưng đối với kẻ hay những kẻ thuật chuyện thì không: họ quán triệt ý nghĩa của cách thực hành đó. Những cuộc can thiệp từ trên thường được hoàn thành trong bí mật, xa cách mắt trần: Chúa Giêsu đưa người ngọng điếc tách khỏi đám đông trước khi hoàn thành một hành động bí nhiệm (x. 1V 17,19; 2V 4,4.33; 9,5-6; Máccô 5,37-40; 8,23. Nét này được chứng thực trong sách Talmud, tiểu sử Ephrem người Syri và nhiều trình thuật bình dân khác). Người đụng đến các cơ quan bị bệnh, không phải vì chẳng có thể làm một cách khác để tỏ cho một kẻ điếc biết ý muốn chữa bệnh của Người (Người cũng sắp nói với anh nhưng vì những đụng chạm này vẫn thường được xem như là khởi đầu cho việc chữa trị. Người đặt ngón tay vào hai tai bệnh nhân, như để mở chúng Người xức nước miếng trên lưỡi “bị cột” của anh (x. c.35. “dây cột lưỡi”). Nước miếng là y dược bình dân, nhưng ở đây chất chứa một năng lực đặc biệt (theo nhiều chứng bản cổ xưa. Chúa Giêsu đã thấm nước miếng vào tay trước khi sờ tai kẻ điếc. Về vấn đề dùng nước miếng, xem 8,23; Ga 9-6. Tacite kể rằng hoàng đế Vespasien đã có chữa lành một kẻ mù bằng cách xức nước miếng vào ổ mắt y. Xem A. Duprez, bài báo đã dẫn, tr.13-14).

Hành động tiến tới với cái nhìn lên trời. Cái nhìn này có thể hiểu như một cử chỉ cầu nguyện van lơn (x. Tv 121,1; 123,1; Lc 18,13; Ga 17,1; Cv 7,55; Philon, Vie de moi se, 1,190; Billerbeck, Kemmontar zum N.T. 11, 246); trong một trình thuật phép lạ, nó chỉ nguồn gốc từ đó Chúa Giêsu chờ đợi và lấy được quyền năng của mình (x. Máccô 6,41 ss; Ga 11,41). Trước một phép lạ, có một giáo sĩ cũng làm một cử chỉ tương tự thế: Berakhoth 34b). Tiếng thở ra không diễn tả một cảm tình xót thương nào đó đối với tội nhân, những biểu lộ một cứ chỉ thiết tha kêu cầu mãnh lực thần linh, với ý thức rằng có một sức chống đối mạnh mẽ cần phải lướt thắng (So sánh Máccô 8, 12; Rm 8,22-27; 2cr 5,2-4). Đoạn Chúa Giêsu thốt lên một lời quyết định: “Hãy mở ra”. Lời dược trích dẫn bằng Aram ngữ, như bao lời quan trọng khác của Chúa Giêsu (14,36); nhưng trong một trình thuật phép lạ bằng tiếng Hy lạp, nét này không phải là không gợi lên các công thức huyền bí của những ông lang mà người kể muốn đem Chúa Giêsu so sánh hay đối chọi với (x 5,41). Lời nói hiệu nghiệm ngay: tai kẻ điếc mở ra; dây buộc lưỡi y được tháo gỡ. Con người khép kín trong chính mình giờ dây có thể thông đạt.

2. Phản ứng của cử tọa (c.37).

Đám đông ngạc nhiên. Nét này, thường có trong phần cuối của một trình thuật phép lạ, bổ túc tất cả những gì đã gợi lên cho thính giả hay độc giả thấy tư cách thần linh của con người Chúa Giêsu. Nỗi ngạc nhiên được gây ra bởi cái lạ lùng, và cái lạ lùng này báo hiệu hành động của Thiên Chúa mà quyền lực đang tỏ lộ trong Chúa Giêsu. Trình thuật lưu tâm đến bản thân cũng như các cử chỉ của Người.

Lời tung hô của đám đông nới rộng tầm mức của sự kiện được kể bằng cách tán dương sự thành tựu và trường tồn của công việc Chúa Giêsu: “Người đã làm mọi sự cách hoàn hảo: Người làm cho kẻ điếc được nghe và kẻ câm được nói”. Nhờ thể ca vãn này (động từ ở thì toàn khứ, điệp vận), câu văn mặc một dáng vẻ phụng vụ. Và vì gợi nhớ một bản văn tiên tri của Isaia, nên nó xem ra là âm vang của lời suy niệm và tụng ca của một cộng đoàn tín hữu nào đó vốn thường nhắc lại những chiến thắng của Chúa Giêsu.

Bản văn đó của Isaia đã được chọn làm bài đọc thứ nhất trong Chúa nhật này. Nhưng trình thuật của Máccô cho thấy rằng người ta đã đọc nó theo bản dịch Hy lạp 70, hơi khác với bản văn Hy bá:

Hãy vững mạnh, hỡi những bàn tay suy yếu và đầu gối lảo đảo,

Hãy can đảm lên, hỡi người lòng hoảng hốt.

hãy vững mạnh, đừng sợ !

Này đây “Thiên Chúa các người đến thực thi công lý ;

Ngài sắp đến cứu thoát các người.

Bấy giờ mắt người mù sẽ mở

Và tai kẻ điếc sẽ được nghe.

Bấy giờ người què sẽ nhảy như nai,

Và lưỡi của người ngọng sẽ nói rành rọt (35,3-6).

(Trình thuật của Máccô rõ ràng là tham chiếu bản văn này bởi vì trong Máccô, người ngọng điếc được gọi bằng một tiếng Hy lạp (mogilales) mà trong toàn bộ Kinh thánh, chỉ gặp ở đây và nơi bản văn trích dẫn Isaia).

Lời tiên tri này của Isaia (cũng xin coi 29, 18; 32,3-4) rất quen thuộc với các Kitô hữu đầu tiên. Nó đã tiềm ẩn trong câu Chúa Giêsu trả lời cho những kẻ Gioan Tẩy giả sai đến, theo truyền thống cổ xưa được Mt 11,4-5 và Lc 7,22 giữ lại: “Hãy đi thuật lại cùng Gioan mọi điều các ông nghe và thấy: người mù sáng mắt, kẻ què được đi … người điếc được khỏi”. Việc liên kết người mù và điếc có lẽ giải nghĩa sự song song lạ lùng về từ ngữ và cơ cấu giữa hai trình thuật chữa lành người ngọng điếc và người mù ở Tetsaiđa Máccô 8,22-26). Giáo lý sơ khai nhận ra trong các phép lạ của Chúa Giêsu những dấu chỉ về sự hoàn tất các lời hứa. Quyền lực thần linh biểu lộ nơi Chúa Giêsu không những làm cho Người được thừa nhận như kẻ có lắm quyền năng đặc biệt (x. Cv 2,22) mà còn báo hiệu giờ Thiên Chúa giữ lời và đến, giờ tin tưởng và can đảm. Đấng sắp đến đã đến rồi. Và công cuộc của Chúa Giêsu đã phác họa cuộc tân sáng tạo.

Đó là điều được ngụ ý qua lời dân chúng tung hô: “Người đã làm mọi sự cách hoàn hảo”. Những lời này làm ta liên tưởng đến sách Sáng thế. Các công việc của Chúa Giêsu đáng khen ngợi như công việc của Thiên Chúa khi tạo dựng lần thứ nhất: “Mọi sự Ngài đã làm, Thiên Chúa thấy đều rất tốt đẹp (St 1 ,31 ; x. Lc 39, 16). Trời mới đất mới được khai mào qua việc phục hồi con người trong toàn vẹn tính mà Thiên Chúa đã muốn cho nó ngay từ khởi nguyên.

II. MỘT DẤU CHỈ CỦA VIỆC CHỮA LÀNH CÁC MÔN ĐỒ.

Dưới ánh sáng của Tin Mừng thứ hai và của những mối quan tâm biểu lộ nó ra trong đó, ta có thể đọc bản văn một cách khác nữa, và lần này chú ý hơn đến một vài chi tiết đã bỏ qua trong lần đọc trước. Sau phép lạ, Chúa Giêsu yêu cầu giữ thinh lặng nhưng không thành công (c. 36). Nét này trở lại chỗ khác trong Máccô và cho ta phát hiện ra là có một sự tài giải thích dữ kiện truyền thống theo diễn tiến việc mặc khải mầu nhiệm Chúa Giêsu như thánh sử truyền lại. Cũng thế, vị trí dành cho trình thuật này trong diễn tiến của hoạt động Chúa Giêsu có giá trị chú giải: hai cuộc chữa lành một người ngọng điếc và một anh mù xảy ra vào lúc Chúa Giêsu vấp phải sự đần độn của các môn đồ và tăng cường tiếp xúc với  lương dân.

1. Chúa Giêsu, Đấng Messia mai ẩn

a. Việc ngăn cấm loan truyền phép lạ xảy đến trong vụ người phong hủi (1,44), con gái Giairô (5-3), người ngọng điếc (7,36) và anh mù thành Betsaiđa (8,20). Hai lần (1 và 3) mệnh lệnh không được tôn trọng và đúng hơn càng làm Chúa Giêsu được nổi tiếng: bí mật Người yêu cầu không tuân giữ được trong trường hợp hai và trốn, Máccô chẳng quan tâm nói rõ mệnh lệnh có được tuân giữ hay không. Hình như ông vừa muốn minh giải danh tiếng của Chúa Giêsu, danh tiếng có được nhờ các phép lạ (1 ,31-33; 3,7-12; 6,53-56; 9. 15 ; 10,46) vừa muốn ghi nhận, trong bốn bận, ý muốn dấu phép lạ của Người. Tại sao chỉ bốn lần thôi ?

Chắc hẳn, trước tiên phải để ý đến vài đặc điểm của bốn trình thuật như Máccô đã tìm thấy trong truyền thống. Lệnh ban ra cho người phong hủi là không được nói gì với ai không trước hết hãy đi xin tư tế xác nhận cách chính thức rằng mình đã lành, chắc hẳn không có nghĩa là người muốn giữ bí mật. Còn cách thức Chúa Giêsu giải tán hay là xa tránh đám đông trong ba trường hợp kia thì rõ ràng nói lên tính chất thần linh của điều vừa xảy tới, chứ không phải là dấu nhẹm.

Ta biết Máccô đã hiểu và viết các trình thuật nói trên dưới ánh sáng mầu nhiệm Chúa Giêsu như Tin mừng sau Phục sinh: (1,1) rao giảng. Ngay từ cuộc đời trần thế của Người, Chúa Giêsu đã là Đấng Messia, Con Thiên Chúa. Nhưng điều này đã không thể và không được phép tiết lộ. Nếu tiết lộ, Người đã chẳng hoàn tất được công cuộc của Người cho đến thập giá. Và không thập giá thì lai lịch của Người đã chẳng được nhận biết cách xác thực. Vì thế tại sao Người bắt buộc giữ im lặng về các tước hiệu của Người (1.24.34; 3,11; 8,30; 9,7.9) cho đến cuộc khổ nạn và phục sinh (9,9; 14,61-62; 15,39). Sở dĩ Người đòi hỏi giữ kín bốn phép ]ạ, thì phải kết luận là vì, theo Máccô, chúng có thể hé mở cho ta biết thân thế của Người. Thật vậy, chúng được liệt vào số “các kỳ công của Đấng Messia” trong Mt 11,5 (x. c.2): “người mù được thay … người phong được sạch, người điếc được nghe, người chết sống lại. Và nếu lệnh giữ im lặng không được tôn trọng, thì cần chú ý rằng bí mật về con người Chúa Giêsu cũng không vì thế mà bị khám phá.

Tính cách công khai và bí mật của Chúa Giêsu đối nghịch nhau trong Tin Mừng Máccô nhưng không hoàn toàn nhắm cùng một đối tượng. Chúa Giêsu phải dùng lời để loan báo Vương quốc Thiên Chúa gần đến (1,15) và vương quốc Satan đã bị phá hủy (1,12-13.23-27.34; 3, 11.22-27) những mầu nhiệm Vương quốc Thiên Chúa vẫn được giữ bí mật (4,10-11). Nhờ sức mạnh của giáo huấn và hành vi Người, Chúa Giêsu khuấy động quần chúng, nhưng lai lịch chính xác của Người không thể được mặc khải trước thời gian. Cuộc đời công khai của Người là cuộc đời ẩn dật của Con Thiên Chúa giữa nhân loại. Ngược lại, vinh quang ẩn dấu của Đấng chịu đóng-đinh-phục-sinh phải được Tin Mừng công bố cho mọi dân. “Không có gì bí ẩn mà lại không được phơi bày, và không có gì dấu kín mà không đến lúc bị lộ liễu” (4,25). Lời tuyên phán này liên quan đến mầu nhiệm vương quốc Thiên Chúa. Nó cũng có giá trị đối với mầu nhiệm Chúa Giêsu. Và một cách nghịch lý, đối với Máccô cũng như Phaolô, chính thập giá vén màn bí mật về sự khôn ngoan của Thiên Chúa là lai lịch của con Ngài (Máccô 8,33; 15,39; 1Cr 1,24-25; 2.7-8). b. Việc chữa lành người ngọng điếc đánh dấu một giai đoạn tiến đến mặc khải đó. Thường sau mỗi phép lạ, nỗi kinh ngạc của những người dự kiến đôi khi được tỏ bày trong một câu hỏi: “Thế nghĩa là gì?” (1,27) hay cách đối nhân hơn (chính các môn đồ hỏi nhau): “ông này là ai vậy?, (4,41). Hôm nay là lần đầu tiên trong Máccô, một câu trả lời được phát biểu ở thể khẳng quyết: “Người đã làm mọi sự cách hoàn hảo”. Nhưng đây còn là vấn đề công việc Chúa Giêsu, chứ chưa phải lai lịch Người. Sau cuộc chữa lành người mù Betsaiđa, câu trả lời đầu tiên về bản thân của Người mới được Phêrô đại diện các môn đồ phát biểu: “Ngài là Đấng Messia” (8,29). Những câu trả lời này sẽ phải được giữ bí mật cho đến khi Con người hoàn thành ý định của Thiên Chúa qua cái chết và phục sinh (8,30-31). Chính Đấng chịu đóng đinh mới được đức tin Kitô giáo nhìn nhận như là Con Thiên Chúa. Theo Máccô, cần phải ghi nhớ điều này khi con người của Người được hé lộ qua các công việc Người thực hiện. Người ta chỉ biết Chúa Giêsu lúc theo Người trên đường thập giá (8,31-38; 9,30-32; 10,32-34; 10,47-48.52).

2. Chúa Giêsu không được các môn đồ hiểu

Việc chữa lành người ngọng điếc xảy ra trong một chuỗi giai thoại có liên hệ với nhau cách quá chặt chẽ đến nỗi khó bảo là ngẫu nhiên. Xa hơn chút nữa, việc chữa lành người mù được kể với nhiều thành ngữ tương tự, theo một khuôn khổ ký thuật tương đương và cũng quy chiếu về lời tiên tri của Isaia ngôn sứ. Nó đi trước việc các môn đồ nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Messia, như phép lạ chữa người ngọng điếc đi trước việc người ta phải nhận ra các thời triệu cứu rỗi. Lại nữa, hai phép lạ này còn kết thúc hai chuỗi song song trong đó một phép lạ hóa bánh nuôi dân chúng (6,30-44; 8,1-9), một chuyến vượt hồ (6,45-53; 8,10), một cuộc tranh biện với địch thủ (7,1-15; 8,11-13) một cuộc thảo luận với các môn đồ (7,17-22; 8,14-21) liên kết với nhau.

Suốt chuỗi dài giai thoại vừa nói ấy, mầu nhiệm Chúa Giêsu vừa được mặc khải vừa. bị dấu che, trong lúc sự ngu đần của các môn đồ ngày càng dày đặc (6,12; 7,18; 8,17-21). Họ phải hứng chịu lời quở trách trước đây dành cho Biệt phái và những “kẻ ở ngoài”: các ngươi cứ giữ lòng trí chai đá mãi sao? Các ngươi có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe sao? (8, 17- 18; x. 3,1; 4. 11-12). Họ nhiễm phải chứng mà theo Isaia (6,9-10), Giêrêmia (5.21 ) và Edêkien (12,2) đã từng tàn phá dân được chọn, chứng mà Israel phải được chữa lành khi Thiên Chúa của họ đến (Is 29, 18; 32,3-4; 36,5-6; 42,7. 16. 18 19; 43,8).

Trong văn mạch của sách Isaia, những kẻ điếc, mù, ngọng là hình ảnh của một dân tộc không nghe hoặc không hiểu lời Thiên Chúa, không thấy các dấu chỉ của quyền năng Ngài, chỉ nói về Ngài với nhường lời lệch lạc (32,2-6). Theo Máccô, các môn đồ của Chúa Giêsu là như thế. Trong truyền thống các phép lạ, những hình ảnh của Isaia đã được biến đổi thành những dấu chỉ thực sự của ơn cứu rỗi thiên sai. Không đánh mất thực tại tính của mình, những dấu chỉ này gặp lại trong Máccô ý nghĩa biểu tượng của các hình ảnh tiên tri. Như đã chữa lành kẻ mù lòa và người ngọng điếc, Chúa Giêsu cũng muốn và có thể mở tai, tháo lui, làm sáng mắt cho các môn đồ. Cách thức các trình thuật trình bày tỉ mỉ cử chỉ của Chúa Giêsu trên các cơ quan đau yếu, tương ứng với nhữg lời Người không ngừng tố cáo sự đần độn của các ông. Cái mà, trong những truyền thống được sử dụng, biểu lộ một sự quan tâm đến việc chữa trị lạ lùng, thì nơi Máccô lại mang một ý nghĩa thứ hai, một ý nghĩa tượng trưng: để nghe, thấy và hiểu Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, con ngươi cần được chữa lành, mở mắt, soi sáng.

Việc chữa lành người mù ở Betsaiđa “qua hai giai đoạn” tượng trưng cho các giai đoạn đức tin của các môn đồ. Lời tuyên xưng về Đấng Thiên sai của Phêrô chỉ là một trong những giai đoạn đó: nó đòi hỏi một giáo huấn mới của Chúa Giêsu về sự đau khổ của Con Người, và mặc khải này lại gặp phải sự đần độn của các môn đồ một lần nữa. Trước khi vào Giêrusalem để chịu tử nạn, một người mù khác, Bartimê, được Chúa Giêsu chữa khỏi, đã bắt đầu theo Người (10,52) và như thế phác họa nên kiểu mẫu môn đồ mà Chúa Giêsu mời gọi đi theo (8,33.34).

Trong kết cấu của Máccô, việc chữa lành người ngọng điếc, đối xứng với việc chữa lành người mù thành Betsaiđa, có cùng ý nghĩa biểu tượng. Theo ngữ vựng Thánh Kinh, tâm hồn hiểu biết có thể được liên kết với tai cũng như với mắt (Đnl 29,3; Is 6,9-10; Gr 5,21; 7,24). Tai là con đường tiếp nhận mặc khải, như mắt là con đường tiếp nhận kiến thức. Vì khép kín trước lời Thiên Chúa, tai cũng như tâm hồn được gọi, theo kiểu nói của Giêrêmia (6,10; 9,25), là không cắt bì. Ngược lại, Thiên Chúa có thể ban cho con người một tâm hồn và đôi tai biết nghe” (Br 2,31), hay đơn giản hơn: “một tâm hồn biết nghe” (Lv 3,9). “Ngài đã mở tai tôi” là lời thưa cùng Thiên Chúa của con người đã quán triệt ý Thiên Chúa (Tv 40,7-9). Ngược với Israel, tai của Người Tôi tớ Giavê đã được mở: “Và tôi, tôi đã không hề phản nghịch” (Is 50,5; x.48,8). Giáo lý của Máccô rõ ràng quy hướng việc chữa lành người ngọng điếc theo nghĩa đó và gọi Chúa Giêsu là Đấng mang mặc khải Thần linh, có khả trong mở lòng các tín hữu.

Trong phép lạ, tai mở ra trước khi lưỡi được gỡ nút: “Và ông ta nói được thành rọt”. Máccô không chỉ lưu tâm đến sự phát sinh đức tin trong tâm hồn các môn đồ, nhưng còn đến cách phát biểu đúng của nó nữa. Có nhiều cách nói Chúa Giêsu là ai (6,14-16; 8,27-30); cách nói tiên trưng lời tuyên xưng đức tin Kitô hữu biểu lộ lần đầu tiên dưới chân thập giá (15,59; x. 1,1). Cho đến khi ấy, dù tới gần, các môn đồ cũng không đạt tới đức tin được (4,40-41 ; 6,48-52; 8,29-30). Làm sao họ có thể đạt tài đức tin với một tâm hồn khép kín, vì “tâm hồn ứa đầy những gì, thì miệng mới nói ra” (Lc 6,45).

Người hãy bảo chúng: Đây là một dân tộc không nghe tiếng Giavê, Thiên Chúa chúng thờ và không lĩnh lời chỉ giáo: tín thành đã tiệt, đã biến hẳn nơi miệng chúng (Gr 7,28)

Phải đi tìm kiểu mẫu của môn đồ trong Người Tôi tớ mà Giavê làm cho có khả năng nghe và nói được:

Đức Chúa Giavê đã cho tôi lưỡi của môn đồ…

Ngài lay tỉnh khiến lời nên hoạt bát

Sáng sáng Ngài lay tỉnh tai tôi.

để tôi biết nghe như nhũng môn đồ (Is 50,4)

Lời của các môn đồ bị trói buộc bao lâu tai họ không mở ra. Trong phép lạ chữa lành kẻ ngọng điếc, người Kitô hữu có thể nhận ra kinh nghiệm của mình nếu, suốt giai đoạn khai tâm của mình vốn không bao giờ chấm dứt ở trần gian, lời của Chúa Kitô đã đạt tới mình trong chốn thâm sâu nhất. Việc chăm chỉ lắng nghe đưa đến việc quán triệt dần dần mầu nhiệm Chúa Giêsu để rồi có thể công bố. Nên không lạ gì khi vụ khai tâm Kitô giáo đã cảm hứng nhiều từ các trình thuật cửa Máccô: việc sờ vào ngũ quan, việc dùng nước miếng, câu nói “Ephêta” đã giữ lại trong nghi thức rửa tội cổ xưa cái ý nghĩa mà Máccô đã nhận thấy nơi chúng rồi.. Ai bước theo Chúa Giêsu đều biết rằng mình đã được Người giải thoát khỏi cái giam giữ mình trong sự hiểu biết hạn hẹp về cuộc sống (8,33) và rằng lưỡi mình đã được tháo cởi bằng một lời nói chắc chắn hơn mọi cam kết của con người.

3. Việc vượt qua các biên giới

Theo Máccô, khi dẫn dắt các môn đồ tiến đến chỗ quán triệt hoàn toàn lai lịch của mình là Chúa Giêsu chuẩn bị cho họ thành sứ giả mang Tin mừng đến với mọi dân tộc (13,10; 14,9). Loạt bản văn trong đó có câu chuyện chữa lành người ngọng điếc bắt đầu với việc ra đi truyền giáo của nhóm Mười

hai (6,7), và việc trở về của các “sứ đồ” (6,30) khai mào loạt giai thoại cho thấy sư đần độn của họ trước các hành vi và lời Chúa Giêsu nói. Thế mà các giai thoại này kế tiếp nhau trong nhiều cuộc di chuyển, trước tiên từ bờ này sang bờ kia của “biển Galilê” (6,30-7,23), rồi cho tới miền Tyrô và Sidôn (7,24) để trở về từ Tyrô “ngang qua Siđôn, đến biển Galilê băng giữa xứ Đêcapoli” (7,21) Chính ở đây Máccô đặt câu chuyện người ngọng đi dù có vẻ chính xác, các chỉ dẫn địa hình này vẫn không giúp ta tái lập lộ trình của một hành trình được. Chúng giao thoa với nhiều chi tiết phản ảnh một chủ đích giáo thuyết.

Đối chiếu với thái độ thù nghịch của Biệt phái và ký lục dân từ Giêrusalem(7.1-23). Máccô đưa ra đức tin của một người phụ nữ gốc Phênikia vùng Syri và là ngoại giáo (7,25-30). Chính từ trình thuật truyền thống này mà chắc hẳn ông suy ra cuộc hành trình của Chúa Giêsu trong vùng Tyrô và Sidôn. Trình thuật có thể đã được lưu giữ bởi các cộng đoàn Kitô hữu sống trong vùng phần đông là lương dân đó. Nên chí ý là từ 3,8, miền này được chặt trong vùng địa lý có vang dội lời giảng dạy công khai của Chúa Giêsu. Máccô cũng giữ lại các truyền thống cho phép ông nới rộng hoạt động trong của Chúa Giêsu tới tận Đêcapoli. Địa lý của ông có tính cách phỏng chừng: ông nới rộng “vùng dân Ghêrasa” cho đến bờ phía đông hồ Tibêlia (5,1) (Ghêrasa thực sự cách xa hồ khoảng 50 cs. Mátthêu nói là Gađara, một nơi cách hồ locs) và địa điểm xảy ra việc chữa lành người ngọng điếc rồi phép lạ hóa bánh lần thứ hai (8,1-10) nằm trong một không gian rộng lần vô giới hạn. 

Ở đó Chúa Giêsu có thể gặp nhiều người mà không gì bảo là người Do thái và được đi theo, trong ba ngày liền, bởi một đám đông mà “có nhiều người từ xa đến” (8,2-3). Dù địa điểm bí mật mang tên Đalmanutha (8,10) là gì chăng nữa (ở đây Mt cũng còn khác Máccô và nói là Magađan, một địa điểm cũng không tìm ra chỗ như Đalmanutha: 15,39), thì rõ ràng sự đối chọi giữa hai bờ hồ và việc đi qua rồi trở lại (8,10 và 13) cụ thể hóa một sự đối chọi giữa hai không gian không hoạt động của Chúa Giêsu: không gian khép kín trước lời Người, không gian của Biệt phái (8,10-13), và không gian mà Chúa Giêsu mở ra trước Người trong một miền Galilê trải rộng cho tới Tyrô, Siđôn, Đêcapoli, Kaisaria của Philipphê (8,27). Sau khi sống lại, chỗ hẹn hò với các môn đồ sẽ là Galilê (14,28; 16,7), đối lại với Giêrusalem. Chính trong miền đầy dân tứ xứ này, mà giáo quyền Giêrusalem (x. 14,70) nghi ngờ tính cách chính thống, đã vang dội Tin Mừng Chúa Giêsu rao giảng: chính từ đó mà Tin Mừng, được trao phó cho các môn đồ, sẽ ra đi đến khắp mọi dân (13,10 ; 14,9).

Do đấy, đối với Máccô, không phải là không quan trọng việc dân chúng nhìn nhận công cuộc của Thiên Chúa trong hành vi Chúa Giêsu đã xảy ra chính giữa miền Thập tỉnh, không phải là không quan trọng việc Phêrô tuyên xưng Đấng Cứu thế đã xảy ra trên con đường dẫn Chúa Giêsu đến các làng mạc miền Kalsalia của Philipphê (8,27). Đức tin của các cộng đoàn phát sinh từ việc truyền giáo cho lương dân được biểu lộ trước như vậy, cũng như đã được diễn tả trong lời của viên bách quản dưới chân thập giá (15,39). Chính cái bí mật nằm trong phép lạ và trong lời tuyên tín đầu tiên đòi phải có việc biểu lộ công khai sau phục sinh và nói lên, trong các trình thuật; giá trị tiên báo, tiên thực hiện của phép lạ và lời tuyên tín đó. Nói khác đi, trình thuật chữa lành người ngọng điếc cho thấy, qua chính nét chữ của nó. Là Kitô hữu đã đọc lại trình thuật dưới ánh sáng Tin Mừng Phục sinh, trong một cộng đoàn phát sinh từ việc truyền giáo cho dân ngoại.

Không phải là một nghịch lý nhỏ của đức tin Kitô giáo việc đức tin ấy, vốn dành cho hết mọi người, cũng được nuôi dưỡng bằng một lời “trước tiên” (7,27) trao ban cho Israel. Như Con Thiên Chúa phải ẩn thân trong Giêsu thành Nadarét. Thì Tin Mừng dành cho mọi dân cũng được chuẩn bị trong việc rao giảng ở Galilê. Và như việc mặc khải phục sinh của Thiên Chúa vén màn bí mật về con người quyền năng trong công việc cùng lời nói là chính Chúa Giêsu, thì việc truyền giáo phổ quát cũng giải thích tại sao Người đã phải xuất hiện trong một miền cởi mở không có phân biệt lượng dân và Do thái. Người ngọng điếc cũng như anh mù thành Betsaiđa hay người phụ nữ gốc Phêmkia vùng Siri, bắt buộc phải vi phạm các biên giới mà người ta muốn dựng lên giữa loài người và chỉ cho mọi người thấy Đấng đang đến như ánh sáng và lời nói trong thinh lặng của cô đơn và đêm tối của họ.

Lời tiên tri của Isaia 35 và trình thuật của Máccô soi sáng cho nhau, từ kinh nghiệm Kitô giáo. Isaia loan báo việc Thiên Chúa đến để chấm dứt cảnh mù lòa, điếc câm và tê liệt của dân Ngài. Còn Chúa Giêsu, khi chữa lành các bệnh nhân, chứng tỏ cho thấy trong Người đã bắt đầu thực hiện việc Thiên Chúa đến và loan báo con người phải khẩn trương chuẩn bị. Khi nhắc lại cuộc đời Chúa Giêsu dưới ánh sáng của Isaia, thì Máccô và các cộng đoàn Kitô hữu trong đó phát sinh cuốn sách của ông, cũng nhớ lại lộ trình tiệm tiến họ đã phải thực hiện, ngang qua bao khủng hoảng và chiến đấu, để nhận ra và nói Chúa Giêsu lúc này và mãi mãi là ai đối với hết mọi người. Kẻ ngọng điếc và anh mù thành Betsatđa bấy giờ trở thành gương mẫu của các môn đồ còn khép kín trước lời cùng ánh sáng của Chúa Kitô và không có khả năng phát biểu cách đúng đắn đtíc tin của họ. Chúa Giêsu lôi họ đi trên con đường khổ nạn, cũng là con đường ánh sáng, nhưng họ không thể theo Người (10,32;14,51-52.54). Người dẫn họ qua Galilê và đến các biên giới, nhưng giáo thuyết đặc thù của Hêrôđê và Biệt phái (8, 15) ngăn cản họ nhận biết tính cách phổ quát của Tin Mừng Chúa Giêsu. Khi bêu diếu những chậm trễ trong đức tin của các môn đồ, Máccô cũng đưa ra phương dược trị liệu: nếu con người không đủ khả năng sửa lại những chậm trễ đó thì Chúa Giêsu vẫn có thể mở tai, mở mắt, tháo lưỡi và phá đố những hàng rào không ngừng dựng lên và ngăn chận việc phổ biến Tin Mừng.

Trình thuật của Máccô còn có thể hướng dẫn suy tư của các Kitô hữu ngày hôm nay. Phụng vụ phép rửa mang lại cho nó một hiện thực tính chẳng bao giờ lỗi thời. Phép rửa không kết thúc dù các nghi lễ đã hoàn tất xong. Phải chăng đức tin của một con người luôn luôn bắt kịp ánh sáng? Phải chăng ít có thể tự hào là đã chọc thủng mãi mãi bí mật của Chúa Giêsu, đã nghe rõ và nói đúng về Người trong những công thức mà chỉ cần lặp lại? Không!

Vậy phải chăng nên chịu buồn rầu và thủ phận với việc chúng ta chẳng có thể nghe, thấy, nói? Không, Máccô kêu mời chúng ta hãy nhìn đến Chúa Giêsu. Đức tin không thể rút lấy ánh sáng từ con người, ánh sáng này chỉ đến từ Chúa Giêsu. Phó thác cho Người không phải là cam lòng với sự bất lực của chúng ta, nhưng là thừa nhận sự giải thoát người đã mang đến cho chúng ta và cố gắng đón nhận sự giải thoát Người hứa ban trên con đường (băng qua những nghi ngờ và sợ sệt) mà Người mở trước mắt chúng ta, con đường tiến đến chiến thắng của Người. Jean Delorme, Assemblées du Seigneur 54, tr.33-44

Ý HƯỚNG BÀI GIẢNG

1. Điểm cần lưu ý trước tiên, đó là Chúa Giêsu đang ở trên đất lương dân, và đang chữa lành cho một người không phải là Do thái. Người không phân biệt đối xử. Điều quan trọng đối với Người là niềm tin. Và bước đầu của niềm tin là nhận biết mình bất lực, mình đang đau yếu, cần sự giúp đỡ của một đấng cao siêu hơn, quyền năng hơn.

2. “Người làm mọi sự cách hoàn hảo” (Máccô 7,37). Hình như dân chúng đã khám phá ra sự liên hệ giữa phép lạ và tính cách thiên sai của Chúa Giêsu, bởi vì việc cho kẻ câm được nói, kẻ điếc được nghe đúng là những công việc của Đấng Messia mà Isaia đã tiên báo (bài đọc 1). Một điều đáng ngạc nhiên: dân chúng ít học thì trực giác bén nhạy, trái lại các thượng tế, các thầy thông luật lại không nhận ra, dù họ nghiền ngẫm Thánh Kinh mỗi ngày (x. Ga 5,39). Chỉ có những tâm hồn cởi mở, đơn sơ, khiêm tốn như Maria mới có thể thốt lên: “Chúa đã làm cho tôi những việc kỳ diệu” (Lc 1,49). Tham dự Thánh lễ là cất tiếng ca tụng và tri ân Thiên Chúa.

3. “Epphata”: Ngay từ khi lãnh bí tích Rửa tội, người Kitô hữu được mở tai để nghe Lời Chúa, được mở miệng để tuyên xưng đức tin và cất lời ca tụng ngợi khen Chúa. Tuy nhiên căn bệnh câm điếc thiêng liêng luôn rình rập, đe dọa mọi người, như Chúa Giêsu đã từng khiển trách các sứ đồ “có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe” (Mc 8,18; x. Ed 12,2) Cũng như đã trách cứ Biệt phái. Bởi đó cần tránh mọi thái độ kiêu căng tự phụ, mọi thiên kiến lệch lạc, mọi tham lam dục vọng v.v.. là những nhân tố biến ta thành những kẻ “điếc lác, trước tiếng lương tâm và che mắt tâm hồn ta không nhìn thấy được Chúa.

4. Thiết tưởng nên nhấn mạnh đến mối liên lạc cá nhân mà Chúa Giêsu tạo ra giữa Người với các bệnh nhân Người chữa trị. Lối Người hành động không có tính cách xa xôi, vô danh, tổng quát. Đối với Người, con người là một nhân vị đặc biệt, độc nhất không thể thay thế. Một trong những yếu tố căn bản của mầu nhiệm Tin Mừng là sự ưu ái mà Thiên Chúa dành cho con người và mầu nhiệm ấy bắt nguồn từ Thiên Chúa Ba Ngôi. Một đàng, Thiên Chúa làm việc để cả nhân loại trở nên một dân tộc, dân của Ngài, một đàng, Ngài biết tên của mọi người trong dân ấy. Trong Tin Mừng, người Mục tử biết tên mỗi con trong đoàn chiên mình. Chúa Giêsu, đối với mỗi một người, có một cái nhìn độc nhất, một lời nói riêng biệt. Một tình yêu cá nhân. Mọi người trên đời này đều đã, đang hoặc phải khám phá ra rằng Chúa Giêsu xem mình như một con người và cư xử với mình như một nhân vị Thiên Chúa nâng con người tầm thường lên một ngôi vị.

Học viện Giáo Hoàng Piô X Đà Lạt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét