LỜI CẦU NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊ-SU TRƯỚC CÁI CHẾT GẦN KỀ.
BÀI GIÁO LÝ NGÀY THỨ TƯ (8A7)
Thính phòng Phaolồ VI, buổi yết kiến ngày thứ Tư, 15/02/2012
Anh Chị Em thân mến,
Trong con đường học hỏi cầu nguyện của chúng ta, thứ Tư vừa qua, tôi đã đề cập đến lời cầu nguyện của Chúa Giê-su trên Thánh Giá, được lấy ra từ Thánh Vịnh 22: "Lạy Chúa, lạy Chúa của con sao Chúa lại bỏ con?", giờ đây tôi muốn được tiếp tục suy niệm về lời cầu nguyện của Chúa Giê-su trên Thánh Giá, trước cái chết gần kề. Tôi muốn được dừng lại hôm nay trước đoạn tường thuật mà chúng ta gặp được trong Phúc Âm Thánh Lu-ca.
Trong con đường học hỏi cầu nguyện của chúng ta, thứ Tư vừa qua, tôi đã đề cập đến lời cầu nguyện của Chúa Giê-su trên Thánh Giá, được lấy ra từ Thánh Vịnh 22: "Lạy Chúa, lạy Chúa của con sao Chúa lại bỏ con?", giờ đây tôi muốn được tiếp tục suy niệm về lời cầu nguyện của Chúa Giê-su trên Thánh Giá, trước cái chết gần kề. Tôi muốn được dừng lại hôm nay trước đoạn tường thuật mà chúng ta gặp được trong Phúc Âm Thánh Lu-ca.
Tác giả Phúc Âm đã để lại cho chúng ta ba câu nói của Chúa Giê-su, mà hai trong ba câu đó - câu thứ nhất và câu thứ ba - là những lời cầu nguyện hướng về Chúa Cha một cách rõ ràng. Câu thứ hai trái lại, gồm các lời nói được nói lên cho người trộm lành, bị đóng đinh cùng với Người, thật vậy, để đáp ứng lại lời cầu nguyện của kẻ trộm. Chúa Giê-su bảo đảm với anh: "Ta nói thật với anh, ngày hôm nay anh sẽ ở với Ta trên thiên đàng" (Lc 23, 43).
Như vậy trong đoạn tường thuật của Thánh Lu-ca hai lời cầu nguyện của Chúa Giê-su đang hấp hối lên Chúa Cha được kết một cách có ý nghĩa với sự đón nhận lời khẩn cầu của người tội lỗi thống hối van xin với Người. Chúa Giê-su kêu cầu Chúa Cha và đồng thời đón nhận lời cầu nguyện của người, mà thường được gọi là "người trộm thống hối" (latro poenitens).
1 - Chúng ta hãy dừng lại với ba lời cầu nguyện đó của Chúa Giê-su.
Lời cầu nguyện thứ nhất được thốt lên liền sau khi chịu đóng đinh trên thập giá, khi lính tráng đang chia nhau y phục của Người, như là phần trang trải đối với những gì họ đã phục vụ. Trong một ý nghĩa nào đó, với động tác vừa kể, hành động đóng đinh được coi là đã kết thúc.Thánh Lu-ca viết: "Khi đến nơi gọi là "Đồi Sọ", họ đóng đinh Người vào thập giá và cùng lúc với hai tên gian phi, một bên phải, một bên trái. Bấy giờ Chúa Giê-su thốt lên rằng: "Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm. Rồi họ lấy y phục của Người chia ra mà bắt thăm" (Lc 23, 33-34).
Lời cầu nguyện thứ nhất mà Chúa Giê-su dâng lên Chúa Cha, đó là lời cầu nguyện can thiệp: Người can thiệp cho những kẻ sát hại Người. Với thái độ đó, Chúa Giê-su chính mình đứng ra thực hiện những gì Người đã giảng dạy trong bài giảng trên núi, khi Người nói: "Thầy nói với anh em là những người đang nghe Thầy đây: hãy yêu thương kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em" (Lc 6, 27).
Và Người cũng hứa với những ai biết tha thứ: "Phần thưởng của anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao" (Lc 6, 35). Giờ đây trên thập giá, không những Người tha thứ những kẻ sát hại Người, mà còn trực tiếp thưa với Chúa Cha để can thiệp cho họ.
Thái độ vừa kể của Chúa Giê-su gặp được cách hành xử "bắt chước" thật cảm động trong cuộc Thánh Stê-pha-nô bị ném đá, vị Thánh tử đạo tiên khởi. Thật vậy, Stê-pha-nô, khi giây phút tận cùng gần kề, "ngài qùy xuống, kêu lớn tiếng lên: "Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội nầy". Nói xong rồi, ngài an nghỉ" (Cv 7, 60), đó là lời nói cuối cùng của Stê-pha-nô. So sánh lời cầu nguyện xin tha thứ của Chúa Giê-su và của vị Thánh Tử Đạo đầu tiên, chúng ta thấy thật là ý nghĩa. Thánh Stê-pha-nô nguyện cầu lên Chúa Phục Sinh và xin rằng việc ám sát ngài - động tác được xác định rõ ràng với cách diễn tả "tội nầy" - không bị quy trách cho những kẻ ném đá ngài.
Chúa Giê-su trên thập giá van xin cùng Chúa Cha và không những xin tha cho những kẻ đóng đinh Người, mà còn nói lên ý kiến của Người về những gì đang xảy ra.Thật vậy, theo các lời nói lên của Người, những kẻ đóng đinh Người "không biết việc họ làm" (Lc 23, 34), nghĩa là Người đặt sự dốt nát, việc "không biết", như là lý do để xin Chúa Cha tha thứ cho, bởi vì điều dốt nát đó còn để con đường được mở ra cho sự sám hối, như thật ra đó là những gì được nói lên trong các lời của viên đội trưởng, khi Chúa Giê-su chết:
- "Người nầy đích thực là người công chính" (Lc 23, 47), là Con Thiên Chúa.
- "Đây thật là một điều an ủi cho mọi thời đại và mọi người, sự kiện Chúa, đối với những người thực sự không biết - các kẻ sát hại Người - cũng như những người biết nhưng vẫn kết án Người, tất cả đều đặt dưói sự không thấu hiểu như là nguyên cớ để xin tha thứ - Người thấy đó như là cánh cửa có thể mở ra con đường sám hối cho chúng ta" (Đức Giê-su Thành Na-da-rét, II, 233).
2 - Câu nói thứ hai của Chúa Giê-su trên thập giá được Thánh Lu-ca ghi lại, là một câu nói đầy hy vọng. Đó là lời đáp ứng lại lời cầu xin của một trong hai người cùng bị đóng đinh với Người. Người trộm lành, trước mặt Chúa Giê-su, trở lại với chính mình và hối hận, nhận thức rằng mình đang ở trước mặt Con Thiên Chúa, làm cho Diện Mạo của chính Thiên Chúa được tỏ hiện, và anh cầu nguyện: "Lạy Chúa Giê-su, khi Chúa vào Nước của Chúa, xin nhớ đến con" (Lc 23, 42). Đáp ứng của Chúa Giê-su đối với lời cầu nguyện nầy vượt qua bên kia những gì là lời cầu nguyện van xin. Thật vậy, Ngưòi nói: "Ta bảo thật anh, hôm nay anh sẽ được ở với Ta trên Thiên Đàng" (Lc 23, 43).
Chúa Giê-su xác tín rằng mình đang trưc tiếp hiệp thông cùng Chúa Cha và đang mở lại cho con người con đường vào Thiên Đàng của Thiên Chúa. Như vậy, qua câu trả lời nầy, Người nói lên niềm hy vọng vững chắc rằng lòng tốt lành của Thiên Chúa có thể chạm đến chúng ta ngay cả trong giây phút cuối cùng của cuộc sống và lời cầu nguyện thành thật, ngay cả sau một cuộc sống sai trái, sẽ gặp được đôi tay mở rộng của Chúa Cha tốt lành, đang đợi đứa con trở về.
3 - Nhưng chúng ta hãy dừng lại ở những lời cuối cùng của Chúa Giê-su đang hấp hối. Tác giả Phúc Âm thuật lại: "Bấy giờ đã gần đến trưa và bóng tối bao phủ khắp mặt đất cho đến ba giờ chiều, bởi vì mặt trời ngưng chiếu sáng. Bức màn trướng trong đền thờ bị xé ngay chính giữa. Chúa Giê-su kêu lên lớn tiếng: " Lạy Cha, con phó thác hồn con trong tay Cha". Nói xong, Người tắt thở" (Lc 23, 44-46). Một vài khía cạnh của đoạn tường thuật nầy khác với những gì Thánh Mác-cô và Thánh Mát-thêu cung hiến cho chúng ta.
Ba giờ trời tăm tối không được ghi lại trong Phúc Âm Thánh Mác-cô, trong khi đó thì các giờ tăm tối đó có liên quan đến một chuổi các biến cố ngày tận thế, như động đất, mồ mả mở ra, kẻ chết sống lại (Mt 27,51-53). Trong Phúc Âm Thánh Lu-ca các giờ tăm tối có nguyên do nhật thực, nhưng trong lúc đó cũng xảy ra biến cố màn trướng trong đền thờ bị xé ra. Diễn tả như vậy, đoạn tường thuật của Thánh Lu-ca nói lên hai dấu chỉ, một cách nào đó song song nhau, trên trời và trong đền thờ. Trời mất đi ánh sáng, đất bị chìm ngập trong bóng tối, trong khi đó thì nơi đền thờ, nơi Thiên Chúa hiện diện, màn trướng bảo vệ thánh cung bị rách ra. Cái chết của Chúa Giê-su được thể hiện rõ ràng như là một biến cố vũ trụ và phụng vụ, nhất là cho thấy một thời điểm phụng tự mới được bắt đầu, đền thờ không phải do con người xây cất nên nữa, bởi vì Đền Thờ đó là Thân Thể của chính Chúa Giê-su chết đi và phục sinh, quy tựu và kết hợp các dân nước trong Bí tích Mình và Máu Người.
Lời cầu nguyện của Chúa Giê-su trong giây phút đau khổ nầy - "Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha" - là tiếng kêu lớn của việc phó thác tuyệt đỉnh và hoàn toàn vào Thiên Chúa. Lời cầu nguyện đó nói lên lòng hoàn toàn ý thức mình không bị bỏ rơi. Lời kêu gọi được khởi đầu - "Lạy Cha" - nhắc lại lời tuyên bố đầu tiên của Người lúc còn thiếu niên, mười hai tuổi. Lúc đó Chúa Giê-su ở lại ba ngày trong đền thờ Giê-ru-sa-lem, mà màn trướng bấy giờ bị rách ra. Và khi cha mẹ tỏ ra lo lắng, Chúa Giê-su trả lời: "Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?" (Lc 2, 49).
Từ lúc khởi đầu cho đến cuối, điều xác nhận hoàn toàn cảm nhận của Chúa Giê-su, lời nói, động tác của Người, là mối liên hệ độc nhứt với Chúa Cha. Trên thập giá, Người sống trọn hảo, trong tình yêu, mối liên hệ con cái nầy với Thiên Chúa, thúc đẩy Người cầu nguyện.
Những lời được Chúa Giê-su thốt ra, sau lời kêu lên "Lạy Cha", là những gì lấy lại của Thánh Vịnh 31: "Trong tay Ngài, con xin phó thác hồn con" (Tv 31, 6). Tuy nhiên, những lời thốt lên đó không phải chỉ là trích dẫn suôn, nhưng là những gì nói lên một quyết định chắc chắn. Chúa Giê-su "phó thác" mình cho Chúa Cha trong một động tác hoàn toàn từ bỏ chính mình. Những lời nầy là một lời câu cầu nguyện "ủy thác" vào tình yêu Thiên Chúa.
Lời cầu nguyện của Chúa Giê-su trước cái chết thật thảm đạm cũng như của mỗi con người, nhưng đồng thời cũng tràn ngập lòng yên tỉnh sâu đậm, được nảy sinh ra từ lòng tin cậy vào Chúa Cha và từ ý chí giao phó mình hoàn toàn cho Người, như trong vườn Ghết-sê-ma-ni, khi bước vào cuộc chiến đấu cuối cùng và vào lúc cầu nguyện đầy tâm huyết nhứt và khi "sắp bị giao nộp trong tay người ta" (Lc 9, 44), mồ hôi Người trở thành "những giọt máu rơi xuống đất" (Lc 22, 44), tâm hồn Người vẫn hoàn toàn vâng lời ý muốn Chúa Cha, và bởi đó "có một thiên thần từ trời hiện đến tăng sức cho Người" (Lc 22, 42-43).
Giờ đây, trong những giây phút cuối cùng, Chúa Giê-su hướng về Chúa Cha bằng cách nói lên bàn tay nào là những bàn tay mà Người ủy thác tất cả sự sống của Người. Trước khi bắt đầu khởi hành cho chuyến đi hướng về Giê-ru-sa-lem, Chúa Giê-su nhấn mạnh nói với các môn đệ: "Anh em hãy để tâm lắng nghe nhưng lời sau đây: Con Người sắp bị nộp vào tay người đời" (Lc 9, 44).
Giờ đây, sự sống sắp bỏ rơi Người, Chúa Giê-su ấn tín vào lời cầu nguyện quyết định cuối cùng của Người: Chúa Giê-su để cho mình bị nộp vào tay người đời, nhưng trong tay Chúa Cha Người đặ để linh hồn của Người; như vậy - như Thánh Gio-an tác giả Phúc Âm xác nhận - mọi việc đã hoàn tất, động tác tình yêu tối thượng đã được thực hiện đến kết thúc, đến hết giới hạn và cả bên kia giới hạn.
Anh Chị Em thân mến,
Các lời của Chúa Giê-su trên thập giá trong những giây phút cuối cùng của cuộc sống trần gian ban tặng cho chúng ta những định hướng quan trọng lúc cầu nguyện của chúng ta, nhưng cũng mở ra một lòng tin cậy thanh thoảng và một niềm hy vọng vững chắc. Chúa Giê-su xin Chúa Cha tha cho những kẻ đang đóng đinh Người,
Các lời của Chúa Giê-su trên thập giá trong những giây phút cuối cùng của cuộc sống trần gian ban tặng cho chúng ta những định hướng quan trọng lúc cầu nguyện của chúng ta, nhưng cũng mở ra một lòng tin cậy thanh thoảng và một niềm hy vọng vững chắc. Chúa Giê-su xin Chúa Cha tha cho những kẻ đang đóng đinh Người,
- Người mời gọi chúng ta hãy có một động tác thật khó khăn để cầu nguyện cho cả những kẻ làm điều sai trái đối với chúng ta, làm thiệt hại cho chúng ta, bằng cách luôn luôn biết tha thứ, để cho ánh sáng của Chúa có thể soi sáng tâm hồn họ;
- mời gọi chúng ta sống, trong động tác cầu nguyện của mình, cũng cùng thái độ nhân lành và yêu thương mà Chúa đối xử với chúng ta: "xin tha nợ cho chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con", mà chúng ta nói lên hằng ngày trong kinh "Lạy Cha";
- đồng thời, Chúa Giê-su, trong giây phút tận cùng của cái chết phó thác mình hoàn toàn vào tay Chúa Cha, thông ban cho chúng ta lòng xác tín vững chắc, cho dầu các thử thách có cứng rắn đến đâu, các vấn đề có khó khăn đền đâu, đau khổ có nặng nề đến đâu, chúng ta không bị rơi ra khỏi bàn tay của Thiên Chúa, những bàn tay đó đã tạo dựng nên chúng ta, nâng đỡ chúng ta và cùng đồng hành với chúng ta trong cuộc sống, bởi vì là những bàn tay được tình yêu vô tận và trung thành hướng dẫn.
Cảm ơn Anh Chị Em.
Phỏng dịch từ nguyên bản Ý Ngữ: Nguyễn Học Tập
(Thông tấn www.vatican.va, 15.02.2012).
(Thông tấn www.vatican.va, 15.02.2012).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét