ĐỨC GIÊSU CHỮA MỘT NGƯỜI PHONG HỦI
Bài Tin Mừng đề ra cho các
độ giả một số bài học: tin tưởng
ký thác vào
Thiên Chúa; kín đáo phục vụ; bày
tỏ tâm tình tri ân…
Lm. Px. Vũ Phan long, ofm
I. NGỮ CẢNH
Tác giả đã đặt câu truyện này vào
thời gian Đức Giêsu thi
hành sứ vụ tại
Galilê. Chúng ta chỉ biết tổng quát như thế
nhờ c. 39. So sánh với hai tác
giả nhất lãm kia (Mt 8,2-4; Lc
5,12-16), chúng ta cũng thấy bối
cảnh không rõ ràng. Mỗi
tác giả đã kể lại câu truyện này theo những bận tâm thần
học của mình mà thôi. Trong TM
Mc, với mẩu truyện cuối
cùng này của ch. 1, hành động
quyền lực của Đức Giêsu
đã đạt tới
đỉnh cao nhất, vì Người chữa lành
được bệnh
phong hủi.
II. BỐ CỤC
Bản văn này có ba phần:
1) Chữa lành người phong hủi (cc.
40-42);
2) Lệnh cấm nói và trình diện tư
tế (cc. 43-44);
3) Biến cố được phổ biến và hậu
quả (c. 45).
III. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI
- người bị phong hủi (40):
Sách Lêvi đã nói đến chứng
bệnh này trong ch. 13–14: bệnh
lây lan đặc biệt nguy hiểm,
cũng là hình phạt dành cho tội
lỗi. Chính vì thế, người ta
không nói “chữa lành” nhưng là
“được thanh tẩy (làm cho
sạch)” khỏi bệnh phong hủi. Ta
hiểu được một lối chơi chữ
trên hai từ Híp-ri nâga‛
(“nó đánh”) và nega‛ (“đòn đánh”;
“vết phong hủi”; “người mắc bệnh
phong hủi”) (x. 2 V 15,5;
2 Sb 26,19-20; Is 53,4.8).
Người tôi tớ của Đức Chúa được mô tả như người phong
hủi (Is 53,3-5). Nhìn thấy Người,
dân chúng tưởng Người 3
đã phạm tội (x. G 4,7tt; 8,13tt;
2,7-8). Vị ngôn sứ không phủ
nhận nguyên nhân là tội, nhưng
đây là tội của dân.
Từ đó, ta hiểu vì sao xử lý những
ca bệnh phong hủi được
dành cho các tư tế: các vị là những nhà chuyên môn phân
biệt được các dạng bệnh, và chỉ
các vị mới đưa người đã
lành bệnh tái tháp nhập cộng đồng
dân Chúa bằng nghi lễ
thanh tẩy (x. Lv 13; 14,19; Đnl
24,8).
Tuy nhiên, nếu đúng là bệnh phong
thì người ta coi là chỉ
có Thiên Chúa mới chữa được, bởi
vì cũng giống như gọi
một người chết về lại với cuộc sống. Thiên Chúa cũng có
ban quyền chữa bệnh phong cho
những ngôn sứ lớn, như
Môsê (Ds 12,9-14; x. Xh 4,6-8) và
ngôn sứ Êlisa (2 V 5,9-
14). Vậy, người ta còn có thể chờ
đợi ai chữa bệnh phong
hủi trong tương lai, nếu không
phải là chờ đợi Đấng Mêsia
(x. Mt 11,5)?
- Người chạnh lòng thương (41)
(HL. splanchnistheis,
partic. aorist của động từ
splanchnizomai do từ ta
splanchna, lòng dạ): “bị rúng
động”; “bị chuyển động trong
lòng”.
- giơ tay đụng vào anh: Hành vi
này là tiêu biểu của một
cuộc chữa lành bằng uy quyền.
“Đụng” đây không phải là vi
phạm quy định của luật lệ Do Thái liên hệ đến sự trong
sạch, nhưng là chuyển thông sức
mạnh chữa lành.
- Người nghiêm giọng (“làm gắt”, NTT) (43): Động từ Hy
Lạp embrimaomai, “khịt khịt”
(ngựa); “phát tiếng hừ hừ do
cơn giận dữ trong lòng” (người).
Đức Giêsu cho hiểu rằng
Người vừa làm một việc ngoại lệ
là chữa bệnh công khai,
ngược lại với quyết định của Người. Do đó, Người “đuổi”
anh này đi ngay để người ta đừng
hiểu sai sứ mạng của 4
Người. Động từ embrimaomai không có từ tương
đương
trong ngôn ngữ Tây phương (TOB:
s’irritant; BJ: en le
rudoyant; NAB: warning him
sternly; Mann: sent him away
with the stern warning).
- để làm chứng cho người ta biết
(“để làm chứng trước
mặt họ”, NTT) (44): Có những
người cho rằng câu này
nhắm đến dân chúng (chẳng hạn, cha Lagrange: “pour
l’attester au peuple”). Nhưng
hiểu như thế có phần ép bản
văn. Quả thật, Đức Giêsu bảo
người phong đến trình diện
tư tế và nhắc anh phải dâng một hy lễ đúng theo
Lv 14,1-
32, nhưng theo ý nghĩa minh nhiên
của bản văn, đại danh
từ quy về các tư tế. Việc chuyển đi từ số ít sang số nhiều
được giải thích là: việc làm
chứng sẽ vượt quá cá nhân vị
tư tế chứng thực, để đến với toàn giai cấp
tư tế. Như thế,
Đức Giêsu đã giao cho anh này một sứ mạng phải thực
hiện nơi các tư tế (x. Mc 5,19):
việc chữa lành người phong
hủi là một dấu chỉ thiên sai. Vì
chiếu cố đến họ, Đức Giêsu
đã miễn chuẩn lệnh truyền về bí
mật thiên sai.
IV. Ý NGHĨA CỦA BẢN VĂN
* Chữa lành người phong hủi
(40-42)
Với bài tường thuật Đức Giêsu
chữa người phong hủi để
kết thúc ch. 1, Mc đưa hành vi
quyền lực của Đức Giêsu tới
tuyệt đỉnh. Bệnh phong được người
Do Thái coi như là một
chứng bênh đặc biệt trầm trọng. Lời khẩn cầu của người
bệnh chứng tỏ một niềm tin tưởng phi thường: “Nếu Ngài
muốn, Ngài có thể làm cho tôi
được sạch” (c. 40). Anh ta
gán cho ý muốn của Đức Giêsu một
quyền lực to lớn. Lời
khẩn cầu này cũng vừa là một
thách đố vừa chứng tỏ lối xử
sự trước đây của Đức Giêsu đã gây ra
ấn tượng nào và
thức tỉnh những niềm chờ mong
nào. Đức Giêsu hành động
như Thiên Chúa: chỉ cần Người muốn một điều là điều ấy 5
được thực hiện. Người phong
hủi được chữa lành tức
khắc.
* Lệnh cấm nói và trình diện tư
tế (43-44)
Đức Giêsu đã gửi anh đi trình
diện với các tư tế, để các vị
này ghi nhận bệnh đã lành và để
cho kẻ trước đây bị loại
trừ nay được chấp nhận vào lại
trong cộng đồng mà chia sẻ
cuộc sống và hiệp thông vào nền
phụng tự của anh em
mình. Đức Giêsu từ chối mọi thứ
quảng cáo ầm ĩ và cấm
người đã khỏi bệnh nói về chuyện
mình được chữa khỏi.
* Biến cố được phổ biến và hậu
quả (45)
Tuy nhiên, anh này không tuân
theo lệnh của Đức Giêsu,
anh đã rao truyền khắp nơi những
gì đã xảy ra cho anh. Do
đó, danh tiếng của Đức Giêsu càng
lan rộng hơn nữa và
tiếp tục làm gia tăng lòng tin
tưởng vào Người: dân chúng
từ khắp nơi tuôn đến với Người.
Thật ra, các hành vi quyền
lực của Đức Giêsu không có ý
nghĩa tối hậu nơi sự kiện là
có người bệnh nào đó được khỏi. Ý
nghĩa của các hành vi
đó là cho thấy rõ ràng quyền lực
cao vời của Thiên Chúa,
thấy rằng Triều Đại Thiên Chúa đang
đến gần, để mọi
người có thể tin vào Người.
D Kết luận
Chữa bệnh phong hủi là một dấu
chỉ thiên sai. Mục tiêu Mc
nhắm là cho thấy Đức Giêsu
đến loan báo Tin Mừng về
Nước Thiên Chúa, làm chứng về
quyền chúa tể của Thiên
Chúa đang tìm cách cứ độ con
người. Tuy nhiên, ơn cứu
độ Người hứa ban không phải là
một ơn cứu độ phi nhân,
trái lại được gửi đến cho trọn
vẹn con người. Thiên Chúa
đã làm điều
đó nơi Đức Giêsu, Đấng có một trái tim biết
thương cảm.
V. GỢI Ý SUY NIỆM
1. Như người bệnh của bài Tin
Mừng, chúng ta được lưu ý:
không ép buộc Thiên Chúa luôn
luôn phải sẵn sàng trợ giúp
chúng ta và theo cách chúng ta
quy định. Chúng ta cứ bày
tỏ với Ngài tình cảnh khốn cùng của chúng ta,
rồi để Ngài
định liệu : “Nếu Ngài muốn”.
2. “Người phong cùi này cung cấp
cho chúng ta một lời
khuyên rất tốt về cách cầu
nguyện. Anh không nghi ngờ ý
muốn của Chúa, y như thể anh
không muốn tin vào sự tốt
lành của Người. Khi nói rằng nếu
muốn, Chúa có thể thanh
tẩy anh, anh khẳng định quyền lực
ấy thuộc về Chúa, đồng
thời khẳng định đức tin của anh…
Nếu đức tin yếu, đức tin
trước tiên phải được củng cố. Chỉ
khi đó đức tin mới cho
thấy tất cả quyền lực của mình là
đạt được việc chữa lành
tâm hồn và than xác.
Có lẽ Tông Đồ Phêrô đã nói đến
đức tin đó khi bảo: “Người
đã dùng đức tin để thanh tẩy lòng
họ” (Cv 15,9)… Đức tin
tinh tuyền, được sống trong tình
yêu, được duy trì nhờ sự
nhẫn nại, kiên nhẫn trong chờ
đợi, khiêm nhường cách
khẳng định mình, cương quyết trong niềm tin
tưởng, đầy
trọng kính trong lời cầu nguyện
và đầy khôn ngoan trong
những gì cầu xin, đức tin này chắc chắn trong mọi hoàn
cảnh được nghe lời này của Chúa: ‘Tôi muốn’”
(Thánh
Paschase Radbert (?-khoảng 849),
đan sĩ Biển đức).
3. Chúng ta học nơi Đức Giêsu sự
kín đáo trong việc phục
vụ. Như Đức Giêsu, người Kitô hữu
phục vụ, cứu chữa, vì
lòng mình cảm thương sâu sắc nỗi
khốn cùng của anh chị
em mình, chứ không phải để chứng
tỏ bản thân. Người Kitô
hữu phục vụ vì lòng chan hòa bác
ái, chứ không phải vì
thiếu thốn (đi tìm sự nể trọng
của người khác).
4. Hôm nay, chúng ta cũng học nơi
người phong thái độ
mau mắn đi làm chứng để bày tỏ
lòng biết ơn đối với Thiên
Chúa, Đấng
đang liên tục ban muôn vàn ân sủng cho
chúng ta. Muốn vậy, cần phải ý
thức chúng ta đã và đang
nhận được những ân huệ lớn lao
nào.
Lm. Px. Vũ Phan long, ofm
"Sạch" và "dơ" (Mc 1, 40)
Lm. Carôlô Hồ Bặc Xái
I. DẪN VÀO THÁNH LỄ
Anh chị em thân mến
Trong cuộc sống chung với mọi
người, chúng ta nhận thấy
có một số người bị người khác
khinh bỉ lánh xa; có khi
chính chúng ta cũng bị xa lánh
như thế. Tại sao? Lời Chúa
hôm nay sẽ dạy rõ cho chúng ta về vấn đề này. Chúng ta
hãy chăm chú lắng nghe Lời Chúa
và xin Chúa giúp chúng
ta sống theo lời Ngài dạy.
II. GỢI Ý SÁM HỐI
•
Tội lỗi làm cho tâm hồn chúng ta ra nhơ
uế, không
xứng đáng
đến với Chúa. Chúng ta hãy thành tâm
sám hối tội lỗi và xin Chúa tẩy
sạch tâm hồn chúng ta.
• Nhiều lần chúng ta tự làm
nhơ uế đầu óc mình bằng
những sách báo, phim ảnh
đồi truỵ và những câu
chuyện khiếm nhã.
• Chúng ta cũng làm nhơ uế trái
tim mình do cách sống
ích kỷ và giận hờn ganh ghét.
III. LỜI CHÚA
1. Bài đọc I (Lv 13, 1-2. 45-46)
Ðoạn này là một phần của sách
Lêvi được các chuyên viên
gọi là "Luật về sự tinh sạch". Ðoạn này đề cập
riêng về
bệnh cùi. Nhưng quan niệm về
"bệnh cùi" không giống với
quan niệm ngày nay:
Tất cả những hiện tượng về da
liễu (ung nhọt, da đổi màu
hoặc bóng láng) đều bị gọi là
"cùi". Người ta còn nghĩ rằng
bệnh cùi rất lây, cho nên sách
Lêvi buộc những người mắc
bệnh ấy phải ở riêng.
Hơn nữa, người ta còn nghĩ bệnh này có liên hệ đến tôn
giáo: trong quan niệm chung rằng
bệnh tật là hình phạt của
tội lỗi, và bệnh cùi là thứ bệnh
nặng nhất, người thời đó cho
kẻ mắc bệnh cùi đã phạm tội rất
nặng. Do đó người bắt đầu
bị cùi phải đến trình diện với
tư tế, và sau này "nếu" khỏi
bệnh thì cũng phải được tư tế xác nhận. Thực ra, đó chỉ là
một chữ "nếu" to tướng,
vì người ta đều coi cùi là một
chứng nan y không thể nào khỏi,
trừ khi chính Thiên Chúa
ra tay cứu chữa.
Vì vậy, người nào cứu chữa được
bệnh cùi, như Êlisê và
Ðức Giêsu, thì chứng tỏ người ấy
có uy quyền đặc biệt do
Thiên Chúa ban.
2. Ðáp ca (Tv 31)
Ca tụng sự tha thứ của Thiên Chúa và hạnh phúc của
người được tha thứ.
3. Bài đọc II (1 Cr 10, 31--11, 1)
Ðoạn thư này tuy không đề cập đến bệnh cùi, nhưng cũng
chung một vấn đề, đó là
"sạch và dơ". Người Do Thái thời
thánh Phaolô cũng còn phân biệt
những thức ăn "sạch" và
thức ăn "dơ". Thánh
Phaolô đả phá sự phân biệt đó. Ðiều
quan trọng không phải là cân nhắc
thức ăn nào sạch hay 9
dơ, mà là dù khi ăn, dù khi uống,
dù khi làm bất cứ việc gì
khác thì đều phải có ý làm cho
sáng danh Chúa.
4. Tin Mừng (Mc 1, 40-45)
Như đã nói trong phần giải thích
bài đọc I, người Do Thái
coi bệnh cùi là a/ chứng nan y
chỉ có Thiên Chúa mới chữa
khỏi; b/ chứng bệnh rất hay lây;
c/ có liên hệ đến tội lỗi.
Người cùi trong bài Tin Mừng này
nói với Ðức Giêsu "Nếu
Ngài muốn, Ngài có thể khiến tôi
nên sạch". Ðiều này
chứng tỏ anh tin rằng Ðức Giêsu
là người của Thiên Chúa.
Ðức Giêsu đưa tay đặt trên người
ấy: chứng tỏ Ngài không
sợ lây bệnh, nhất là Ngài không
ghê tởm kẻ mắc bệnh cùi.
Ngài chữa bệnh một cách rất nhanh
chóng và dễ dàng:
chứng tỏ Ngài có uy quyền đặc
biệt của Thiên Chúa.
IV. GỢI Ý GIẢNG
* 1. Thứ bệnh "cùi" nguy hiểm hơn
Những kiến thức y khoa ngày nay
giúp chúng ta không còn
quá sợ bệnh cùi Hansen nữa.
Nhưng chúng ta phải cảnh giác với
một thứ bệnh cùi đặc
biệt với những nét mà bài Tin
Mừng hôm nay mô tả: Ðó là
một thứ tội thực sự làm cho tâm hồn con người ra nhơ
uế,
lại có sức truyền nhiễm rất mạnh,
và do đó
đáng bị mọi
người xa lánh.
Tội "cùi" ấy là gì? Là
tội có những ý nghĩ xấu và tội loan
truyền những ý nghĩ xấu ấy.
Ebba de Pauli trong quyển
"Vị ẩn sĩ" đã mô tả một người
cùi như thế: Ðó là một bà trung
lưu và có thể nói là "đạo
đức". Bà không phải bận bịu
với việc sinh nhai, bà có nhiều
giờ để đi nhà thờ đọc kinh
dự lễ, và vẫn còn nhiều giờ để
tìm nói chuyện với người này
người nọ. Nhưng bà không
hiểu tại sao người ta cứ muốn xa
lánh bà. Một nhóm người
đang trò chuyện với nhau vui vẻ
nhưng khi vừa thấy bóng
dáng bà thì mọi người đều im bặt.
Có người vừa thấy bà xa
xa thì đã lẫn đi nơi khác. Bà đến
hỏi ý kiến với Vị Ẩn Sĩ.
Sau khi hỏi bà một số chi tiết,
Vị Ẩn Sĩ kết luận:
- Sở dĩ người ta xa lánh bà vì họ
coi bà là một con rắn
độc!
- Nhưng sao họ coi tôi là rắn
độc?
- Vì trong đầu óc bà đầy những ý
tưởng độc hại, như
nghĩ xấu về người khác, hằn học, đố kỵ,
bi quan...
Nghe bà nói, người ta cảm thấy
tâm hồn mình chùn
xuống, cuộc sống mình buồn thảm
hơn.
- Vậy xin ngài chỉ cho tôi phải
làm sao.
Vị Ẩn Sĩ khuyên bà thay đổi cách suy nghĩ và cách giao
tiếp:
- từ nay hãy nuôi trong đầu mình
những ý tưởng tốt lành;
khi nói chuyện với người khác,
hãy chia xẻ những ý nghĩ tốt
lành ấy, rồi mọi sự sẽ khá hơn.
Bà này làm theo. Và kết quả đúng
như Vị Ẩn Sĩ tiên báo.
* 2. Những "con hủi"
Hoàn cảnh đáng thương của người
cùi trong bài Tin Mừng
hôm nay không phải vì anh mắc một
chứng bệnh ô uế và
hay lây, vì thực ra nếu xét theo
y khoa bây giờ thì bệnh anh
không đến nỗi như thế. Anh đáng
thương vì người ta nghĩ
anh như thế nên ghê tởm và xa
lánh anh.
Có nhiều người tuy không
"cùi" nhưng vẫn bị coi là "con
hủi" do bị mọi người khinh
tởm tránh xa.
Nhưng Ðức Giêsu thì không. Ngài
rất thương và rất gần gũi
với những "con hủi" ấy,
chẳng hạn những người thu thuế,
đĩ điếm, trộm cắp v. v.
* 3. Nỗi khổ bị xua đuổi
Bệnh cùi là một bệnh khủng khiếp.
Tuy nhiên nó không
khủng khiếp bằng nỗi khổ bị xua đuổi. Có thể nói, đau khổ
lớn nhất của con là bị người khác
xua đuổi, vì sự xua đuổi
khiến người ta cảm thấy cô đơn, thấy mình không còn
phẩm giá gì nữa, thậm chí nó còn
khiến người ta nổi loạn.
Trẻ con mà bị cha mẹ xua đuổi thì
kể như chết. Người lớn
thì sợ bị xua
đuổi còn hơn phải chịu tất cả
mọi đau khổ
khác dồn lại. Vết thương làm
người tàn tật đau đớn nhất
không phải là chứng bệnh thể xác
hay tinh thần người đó
đang mắc phải, mà là bị người
khác xa lánh.
Người cùi đến với Ðức Giêsu trong bài Tin Mừng này là
một người bị xua đuổi. Vì cùi,
anh không được sống chung
với người khác trong xã hội. Anh
phải tránh không để cho
người khác chạm tới mình. Hơn nữa
vì người ta coi người
cùi là kẻ tội lỗi bị Chúa phạt, nên anh còn thêm mặc
cảm
mình bị chính Thiên Chúa xua đuổi
nữa.
Ðiểm hay trong chuyện này không
phải là việc Ðức Giêsu
chữa anh này khỏi bệnh cùi, mà là
cách Ngài đối xử với
anh. Khi thấy anh đến gần mình, Ngài không xua đuổi,
nhưng để anh đến. Chẳng những thế
Ngài còn giơ tay đụng
vào anh. Bằng cử chỉ giơ tay đụng
vào anh như thế, Ðức
Giêsu tỏ dấu hoan nghênh anh, đón nhận anh. Và thái độ
hoan nghênh đón nhận đó đã chữa
anh khỏi mặc cảm và
nỗi đau bị xua
đuổi. Cho nên có thể nói, trước khi chữa
bệnh thể xác cho anh, Ngài đã
chữa lành tinh thần của anh.
Khi ta xua đuổi ai thì ta cũng
coi người đó là cùi mặc dù có
lẽ ta không ý thức rõ như thế. Ta
có thể xua đuổi người
khác bằng nhiều cách tuy nhỏ
nhưng tế nhị, như giọng nói
thế nào đó, một cách nhìn thế nào
đó v. v. Ðó là những mũi
kim đâm rất nhỏ nhưng gây đau đớn
rất lâu. (Viết theo Flor
Mc Carthy)
* 4. Bệnh phong cùi
Một vụ nổ đã làm cho chú bé bảy tuổi bị phỏng nặng ở
đôi
chân, đến nỗi các bác sĩ đã
nghĩ rằng cần phải cưa chúng.
Người ta nói với mẹ cậu: "Thằng Glenn của chị sắp thành
kẻ tàn phế suốt đời đấy".
Thế mà hai năm sau với niềm tin
mạnh mẽ, cậu đã rời bỏ
cặp nạng, chẳng những đi bộ mà
cậu còn chạy được nữa.
Dù chạy không nhanh lắm, nhưng
vẫn chạy được.
Cuối cùng, cậu thi đậu đại học.
Môn ngoại khoa của cậu là
chạy đua. Quả thật, cậu đã làm cho mọi người phải kinh
ngạc. Cậu lần lượt phá kỷ lục ở
liên đại học.
Thi đại hội Olympic Berlin, chẳng
những cậu được đánh giá
là vận động viên xuất sắc môn
chạy 1500 mét, mà cậu còn
phá kỷ lục Olympic về môn này.
Với niềm tin vào khả năng của chính mình, cậu bé tưởng
chừng như một phế nhân, đã trở
thành vận động viên chạy
nhanh nhất thế giới. Với niềm tin
vào quyền năng của Thiên
Chúa, người phong cùi tưởng chừng
như suốt đời sống
trong căn bệnh ghê tởm nhất, đã
trở nên lành sạch.
Ðối với người Do thái, kẻ mắc bệnh phong cùi bị coi như
Thiên Chúa chúc dữ và
xã hội loại bỏ. Không được tham
dự nghi lễ trong hội đường. Họ là
thành phần tội lỗi, phải
sống thành từng nhóm nơi mồ mả,
phải la lên "ô uế" để mọi
người tránh xa. Ai trò chuyện với
họ là phạm luật. Trong
hoàn cảnh bi đát ấy, người phong
cùi đã hết lòng tin tưởng
quyền năng của Ðức Giêsu, nên anh
đã quỳ xuống van xin:
"Nếu Người muốn, Người có
thể khiến tôi nên sạch" (Mc. 1,
40).
Thấy lòng tin của anh, Ðức
Giêsu động lòng thương, giơ
tay đặt trên người ấy và nói:
"Ta muốn, anh hãy khỏi bệnh"
(Mc. 1, 41). Chạm đến người phong cùi, Ðức Giêsu đã
phạm luật, khiến người ta khó
chịu. Người muốn thay đổi
những lệch lạc trong luật. Qua
việc đặt tay của Ðức Giêsu,
con người được tiếp xúc thần tính
của Người, nhờ đó được
nhận lãnh ân sủng là sức sống của
Người. Chính vì thế mà
bệnh phong biến mất và anh ta
được sạch.
M. Carré có nói: "Sống trong
một thế giới đầy đau khổ
trước mắt, thì chúng ta phải là
những nhà chuyên môn của
niềm tin tưởng cậy trông".
Vâng, trong lúc đau đớn tột cùng
nơi thân xác vì bị vi trùng Hansen
gặm nhắm rúc rỉa; trong
lúc tâm hồn tan nát vì bị mọi
người kinh tởm xa cách, chính
trong lúc đau khổ ngút ngàn ấy
người phong cùi lại hoàn
toàn tin tưởng vào quyền năng của
Thiên Chúa và trọn vẹn
phó thác cho tình yêu của Người.
Vì thế Ðức Giêsu chỉ còn biết
rộng rãi trao ban tình yêu của
Người, để làm phát sinh một hiệu
quả vô cùng diệu kỳ là
cho anh lành sạch cả thể xác lẫn
tâm hồn. G. Bossis viết:
"Hãy tin và tin nhiều hơn
nữa cho đến khi xảy ra phép lạ".
Bí quyết trở nên hùng cường của
nước Mỹ được in trên
đồng tiền của họ, đó là câu:
"In God we trust" (Chúng tôi tin
vào Thiên Chúa). Thánh Phanxicô
Salêsiô nói: "Chúng ta
sẽ an toàn vượt qua giông tố, bao
lâu niềm tin của chúng ta
còn gắn chặt vào Thiên
Chúa".
Lạy Chúa, trong cơn đau khổ cùng
quẫn, chúng con vẫn tin
tưởng nơi Người, chỉ một mình Người thôi. Trong bóng
đêm cô đơn trống vắng, chúng con vẫn cậy trông nơi
Người; tất cả nơi Người.
Xin cho chúng con nhận ra quyền
năng và tình yêu của
Chúa trong cuộc đời chúng con.
Xin thương chữa lành mọi
bệnh tật xác hồn chúng con.
Amen. (Thiên Phúc, "Như
Thầy đã yêu")
* 5. Chạm vào
Nhiều người chúng ta sợ chạm vào
người khác. Thà cho
người ăn mày một vài xu, nhưng
đừng để người ấy chạm
tới mình. Ðức Giêsu thì khác.
Ngài không đứng xa, không
ngại chạm vào. Ngài chạm vào
những người cùi, những
người tội lỗi, những người bệnh
tật, và cả những người
chết. Những cái chạm thân ái làm
cho lòng người đang
lạnh giá được ấm lại và những cõi
lòng buồn sầu được vui
mừng sung sướng.
Lạy Chúa, xin cho con một trái
tim ấm áp và một đôi tay dịu
dàng. (Flor Mc Carthy)
* 6. Chúa chạm vào
Người phong cùi nói với Ðức
Giêsu: "Thưa Ngài, nếu Ngài
muốn, Ngài có thể làm cho
tôi được sạch". Ðức Giêsu
chạnh lòng thương đưa tay
đụng vào anh và bảo "Tôi
muốn, anh hãy được sạch"
Mẫu đối thoại ngắn này gợi cho
tôi nhiều ý tưởng:
Xét về mặt thiêng liêng thì ai cũng đều
"cùi" vì ai cũng có
tội. "Nếu Ngài muốn":
Ðức Giêsu có muốn cho chúng ta hết
"cùi" thiêng liêng
không? Dĩ nhiên là muốn, rất muốn, vì
Ðức Giêsu đến trần gian là để rửa
sách tội lỗi cho loài
người. Bởi vậy Ngài đã trả lời
cho người cùi: "Tôi muốn"
Người cùi trong bài Tin Mừng được
sạch nhờ Ðức Giêsu
đụng tay vào anh. Chúng ta ngày
nay không chỉ được Ðức
Giêsu đụng tay vào, mà còn được
rước Chúa vào trong cơ
thể chúng ta mỗi khi chúng ta
rước lễ.
7. Ý nghĩa việc làm của Ðức Giêsu
Các sách Tin Mừng trình bày Ðức
Giêsu luôn làm hai việc:
chữa bệnh và rao giảng Tin Mừng.
Hai việc này không
riêng rẻ nhưng song song nhau và
hỗ trợ cho nhau. Nói
cách khác, Ðức Giêsu không rao
giảng suông, mà vừa
rao
giảng vừa chữa bệnh. Việc chữa
bệnh hỗ trợ cho việc rao
giảng. Ta cũng có thể nói: chữa
bệnh là một cách rao giảng
Tin Mừng.
Người cùi trong bài Tin Mừng hôm
nay chẳng những được
chữa bệnh mà còn được
đón nhận Tin Mừng. Chẳng
những thế, sau khi khỏi bệnh,
chính anh lại trở thành kẻ
loan báo Tin Mừng: "Ði khỏi
nơi đó, người ấy liền cao rao
và loan truyền tin đó... và người ta từ khắp nơi tuôn đến
cùng Người".
Lm. Carôlô Hồ Bặc Xái
HÃY ĐƯỢC LÀNH
Chủ đề: "Dù tình trạng
bi đát
đến mức nào, Chúa Giêsu vẫn có thể hoán
chuyển thành tốt hơn, miễn là ta
biết tin vào Ngài"
Lm. Mark Link, SJ
Năm 1981, nhạc sĩ vĩ cầm
người anh, Peter Cropper được
mời đến Phần Lan trình diễn một
buổi hoà nhạc đặc biệt. Vì
lòng ngưỡng mộ biệt tài của
Peter, Viện Hàn Lâm âm nhạc
hoàng gia đã biếu ông chiếc vĩ cầm vô giá tên là
Stradivarius được chế
tạo cách đó 285 năm, để ông sử
dụng trong các buổi hoà nhạc.
Chiếc nhạc cụ quí hiếm này
mang tên nhà chế tạo vĩ
cầm người Ý Antonio Stradivari.
Nó được cấu tạo bằng 80 phiến gỗ
đặc biệt với 30 lớp sơn
bóng cũng đặc biệt. Âm thanh phát
ra hết sức rõ ràng, du
dương. Nhưng khi Peter Cropper
đến Phần Lan, một cơn
ác mộng khinh khiếp không thể tin
được đã xảy ra. Vì khi
bước lên sân khấu trình diễn,
Peter bỗng trợt chân ngã
xuống, làm chiếc vĩ cầm bị
vỡ tan thành từng mảnh! thế là
Peter trở về Luân
Đôn tâm trí khủng hoảng cực độ.
Một
người chuyên sửa đàn dày dạn Kinh
nghiệm tên là Charler
Beare tình nguyện cố gắng hết sức
phục hồi chiếc đàn cho
Peter. Charler miệt mài làm việc
ngày đêm với chiếc đàn
vỡ. Thế rồi cuối cùng ông đã lắp ráp
được toàn bộ các
mảnh vỡ lại để làm thành chiếc
đàn nguyên vẹn như trước.
Và giây phút thử nghiệm hồi hộp
đã đến, mọi người đều nín
thở chờ xem âm thanh tiếng đàn
phát ra. Beare trao chiếc
vĩ cầm cho Peter Người nhạc sĩ vĩ cầm
vô cùng hồi hộp
cầm chiếc đàn lên bắt đầu chơi
nhạc… Tất cả mọi người có
mặt ở đấy không dám tin vào tai
mình, bởi vì chẳng những
âm thanh của chiếc vĩ cầm vẫn
tuyệt hảo như xưa mà xem
ra hiện giờ còn xuất sắc hơn
trước khi nó bị vỡ nữa!
Những tháng sau đó, Cropper
đã mang chiếc vĩ cầm đi
trình diễn vòng quanh thế giới.
Và hằng đêm, chiếc vĩ cầm 18
mà mọi người nghĩ rằng sẽ vĩnh
viễn bị hư phế đó đã mang
lại cho Crroper biết bao lời hoan
hô nồng nhiệt từ đám thính
giả.
Câu chuyện về chiếc vĩ cầm trên
là một hỉnh ảnh tuyệt hảo
diễn ý những gì đã xảy ra cho
người bị phong cùi trong bài
Phúc Âm hôm nay. Thời xưa, không
hình ảnh nào ghê tởm
bằng hình ảnh người bệnh cùi. Ai ai
cũng sợ bị anh ta lây
bệnh. Đời sống của người bệnh cùi chẳng khác gì
cuộc
sống địa ngục. Người khác lấy làm gớm ghiếc anh
ta đã
dành, mà chính anh ta cũng kinh
tởm chính mình nữa.
Thánh vịnh 31 đã mô tả tình trạng
thê thảm của anh như
sau; "Những kẻ tôi quen biết
đều sợ hãi tôi, trông thấy tôi
ngoài đường là họ lánh xa… Tôi
chả khác nào đồ vật phế
thải" (Tv 31: 11-12). Thế mà
đối với người phung cùi bị đát
như vậy, Chúa Giêsu vẫn giơ đôi tay trìu mến của
Ngài
chạm vào và chữa cho anh ta lành
bệnh.
Câu chuyện người phung cùi và câu
chuyện chiếc vĩ cầm
chứa đựng một sứ điệp quan trọng
đối với tất cả chúng ta.
Chúng cho ta thấy những điều vẫn
thường xuyên xảy đến
trong cuộc đời chúng ta. Chẳng
hạn một biến cố cực kỳ bi
đát nào đó như; một người thân
mình qua đời, bạn bè phản
bội mình, tại nạn xẩy tới làm con
mình tàn tật, cha mình
mất sở làm, mẹ mình nghiện rượu…
khi sự bất hạnh ấy
chụp lên đầu chúng ta, lòng chúng
ta đầy đớn đau, lo lắng,
giống như người bệnh cùi lúc bị
vướng bệnh, chúng ta cảm
thấy cõi lòng tan nát, và giống
như Peter khi đánh vỡ chiếc
vĩ cầm, chúng ta cũng bị rơi vào tâm trạng hết sức khủng
hoảng.
Vậy hai câu chuyện trên dạy chúng
ta điều gì khi lâm phải
những hoàn cảnh bi đát tương tự
như thế? Chúng cho ta
thấy không có hoàn cảnh bi đát
nào khủng khiếp đến mức 19
ta không thể vượt qua
được. Không một tai hoạ nào tàn
khốc đến mức không thể phục hồi
được. Dầu cho rủi ro tàn
phá đến mức nào
đi nữa, chúng ta vẫn có thể nhặt lên
những mãnh vụn và bắt đầu khiến
tạo lại thành một hình
dạng mới. Bất cứ khi nào chúng ta
nghĩ rằng đời mình kể
như vĩnh viễn tàn lụi, hư hỏng, chúng ta chỉ cần quay nhìn
về Chúa
Giêsu, Ngài có thể
chữa lành cuộc đời tan vỡ
chúng ta, giống như người
sửa đàn tài hoa đã sửa chữa
chiếc vĩ cầm bể nát nọ. Và Chúa Giêsu còn làm được hơn
thế. Ngài có thể biến một cuộc
đời tan nát thành tốt hơn,
đẹp hơn trước đó nữa.
Cách đây nhiều năm một vụ nổ đã
làm một chú bé bảy tuổi
bị phỏng nặng ở chân
đến nỗi các bác sĩ nghĩ rằng cần
phải cưa chân đi. Một người bạn
nói với mẹ cậu bé: "Chị
nên chuẩn bị đón nhận điều này,
thằng Glenn của chị sắp
sửa thành kẻ tàn phế suốt đời
đấy!" thế mà hai năm sau,
cậu bé đã rời bỏ cặp nạng, chẳng
những Glenn đi bộ được,
cậu ta còn chạy được nữa, dù chạy không nhanh lắm,
những dầu sao cậu ta vẫn
chạy được, cuối cùng, Glenn
vào được đại học. Hoạt động ngoại
khóa của cậu là môn
chạy đua, giờ đây cậu chạy không phải để chứng tỏ cho
thấy thiên hạ đã lầm, mà chẳng là
vì cậu có năng khiếu về
môn này. Các kỷ lục liên đại học chẳng bao lâu bị đôi chân
thoăn thoắt của cậu phá vỡ.
Thế rồi kỳ Đại hội Ôlympic
động viên xuất sắc môn chạy 1500
mét mà cậu còn phá kỷ
lục Olympic về môn này. Năm sau,
Glenn Cunningham lại
phá vỡ kỷ lục môn chạy dưới vòm
có mái che.
Cậu bé mà người ta từng cho là sẽ
trở thành một phế nhân,
nay đã trở thành vận động viên
chạy chay nhanh nhất thế
giới. Cậu bé mà cuộc đời tan vỡ
vì vụ nổ kinh khiếp đã trở
nên mạnh mẽ hơn cả khi biến cố bi
đát ấy chưa xảy ra. 20
Thánh Phaolô tóm tắt sứ điệp chứa
đựng trong các bài đọc
hôm nay qua những lời thơ gởi tín hữu Corintô như sau:
"Chúng tôi, thường bị âu sầu
nhưng không bị đè bẹp, thỉnh
thoảng bị rơi vào ngờ vực nhưng
không bao giờ tuyệt vọng.
Và dầu nhiều lần bị ngược đãi,
nhưng chúng tôi vẫn không
bị tiêu diệt… vì lý do này, chúng
tôi chẳng bao giờ ngã
lòng" (2 Cr 4: 8-9, 16).
Và trong thư gởi tín hữu Roma thánh Phaolô có nói;
"Chúng tôi biết rằng Thiên
Chúa làm cho mọi sự trở nên tốt
đẹp cho những kẻ yêu mến
Ngài" (Rm 8:28)
Đây chính là "Tin Mừng"
ẩn chứa trong các bài đọc Thánh
Kinh hôm nay. Những bài đọc này
dạy ta biết rằng dù ta có
gặp tai nạn thảm khốc đến mức
nào, chúng ta cũng vẫn có
thể được chữa lành- giống như
trường hợp chiếc vĩ cầm
quí giá nọ. Những bài đọc dạy ta
rằng bất cứ bệnh tật nào
dù thê lương đến đâu xảy đến cho
chúng ta như bệnh cùi
chẳng hạn, chúng ta vẫn có thể
được chữa lành dù sự kiện
bi đát nào ụp xuống trên ta giống
trường hợp xảy đến cho
Glenn, chúng ta cũng vẫn có thể
hoàn toàn phục hồi như
cậu ta. Những bài đọc còn dạy
chúng ta thêm điều này. Dù
Chúa Giêsu có thể không chọn
phương cách phục hồi toàn
vẹn đời sống cho chúng ta, Ngài vẫn có thể dùng
nghịch
cảnh để biến đổi chúng ta trở nên
tốt đẹp và có giá trị hơn
trước.
Chúng ta hãy kết thúc bằng lời
cầu nguyện được tìm thấy
trong túi một chiến binh tử trận.
"Tôi đã cầu xin được khoẻ
mạnh để làm nên những vịêc vĩ
đại, thế mà Ngài lại bắt tôi yếu
đuối để tôi có thể làm những
điều tốt đẹp hơn. Tôi cầu xin
được giàu có để sống hạnh
phúc, thế mà ngài lại để tôi
nghèo khổ hầu tôi được khôn
ngoan hơn… Tôi cầu xin nắm được
quyền cao chức trọng
để được mọi người tán dương, thế
mà tôi vẫn phải chịu
cảnh thấp hèn để tôi cảm thấy cần
đến Chúa…
Tôi chẳng nhận được điều gì tôi
cầu xin, nhưng tôi lại nhận
được mọi điều tôi hy vọng. Mọi
lời cầu xin không thốt ra lời
lại được đáp trả hầu như ngoài dự
tính của tôi. Và như thế
tôi được liệt vào số những người được Chúa chúc phúc
nhiều nhất"…
Lm. Mark Link, SJ
CHÚA CHỮA NGƯỜI PHONG CÙI
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi, CSsR
Xưa nay, bệnh phong cùi vẫn làm
cho người khác e sợ,
lánh xa.Dù rằng, ngày nay y khoa
không còn bó tay trước
bệnh phong cùi mà lúc xưa nhân
loại xếp vào loại bệnh nan
y…Bệnh phong vào thời Chúa Giêsu
vẫn bị xếp vào loại
bệnh bất trị, ai cũng phải tránh
xa người bị phong cùi và
người mắc bệnh phong đi đâu cũng
phải la to lên:” Ô uế ! Ô
uế “ ( Lv 13, 45-46 ).
Bệnh phong cùi xem ra là một hình
phạt của Thiên Chúa
theo quan niệm của người Do Thai.
Vâng, người Do Thái
cho rằng những người mắc bệnh
phong cùi là những người
bị Thiên Chúa chúc dữ và xã hội
loại trừ. Họ bị liệt vào
thành phần tội lỗi và không được
tham dự bất cứ nghi lễ gì
trong các hội đường. Họ phải sống
xa xã hội và sống thành
từng nhóm nơi các mồ mả,nơi thâm
sâu cùng cốc. Họ phải
la lên “nhơ bẩn, nhơ bẩn “ để mọi
người nghe mà tránh xa.
Do đó, chúng ta thấy hoàn cảnh của một người
bị bệnh
phong hủi hôm nay trong Tin Mừng
của thánh Marcô. Vâng,
người bị bệnh phong cùi trong Tin Mừng hôm nay có tư
cách khá đặc biệt. Anh không mặc cảm, không la to như
mọi khi, nhưng anh tự ý đến gặp
Chúa Giêsu, và khi đến
trước mặt Ngài, anh ta quỳ xuống
van xin rằng :” Nếu Ngài
muốn, Ngài có thể làm cho tôi
được sạch “ ( Mc 1, 40 ). Anh
cùi nại vào lòng thương xót của
Chúa. Anh ta không dám
xin, nhưng để quyền tự do của
Chúa, chữa hay không chữa
tùy ý Ngài…Anh phó thác hoàn toàn
vào Chúa. Anh tin
tưởng và hết sức muốn Chúa chữa
bệnh cho anh. Nên,
chính sự đơn sơ, phó thác và tin
mãnh liệt vào Chúa đã
khiến Chúa chạnh lòng thương, cứu
vớt, chữa lành cho
anh. Lòng tin đã giúp anh :” Tôi
muốn, anh sạch đi “ ( Mc
1,42 ). Phép Chúa Giêsu làm cho
anh phong cùi phát xuất
từ lòng tin của anh và từ quyền
năng của Thiên Chúa.
Chúa Giêsu đã chạm vào người
phong, một cử chỉ không
được phép vì phạm luật. Nhưng
Chúa vẫn làm bất chấp
luật lệ Do Thái. Chúa Giêsu muốn
đánh đổ những lệch lạc
của người Do Thái liên quan đến
lề luật. Chúa đặt tay trên
người cùi khiến họ được tiếp xúc
với Con- Người- Chúa-
của- Chúa, nhờ đó con người được
lãnh nhận ân sủng từ
nơi Người. Do đó, bệnh phong biến mất và anh ta được
lành sạch.
Người phong cùi trong lúc thất
vọng vì mang một căn bệnh
quái ác, nan y, trong khi anh bị
xã hội khinh chê, loại trừ và 45
ghép vào loại tội lỗi công khai.
Anh đã tin tưởng, phó thác
nơi Chúa, nên anh đã được Chúa
yêu thương, cứu chữa.
Chúa Giêsu vừa tự do với lề luật,
vừa lệ thuộc lề luật. Ngài
bảo người phong cùi được lành
sạch đi trình diện tư tế và
dâng của lễ theo luật Môsê. Người
phong cùi giờ đây được
tự do hoàn toàn, anh được nhập với xã hội đời thường,
được chung sống với cộng đoàn và
được hiệp thông với
Thiên Chúa. Anh được trả
lại phẩm giá con người, phẩm
giá anh bị mất khi anh bị mang căn bệnh nan y này. Giờ
anh được tự do và
được vui sống. Anh mang theo mình
một niềm vui khôn tả. Anh đi loan báo khắp nơi về một
Đấng đã chữa lành anh là Đức
Giêsu. Anh phong cùi được
lành sạch đã có thể vào thành tự do, còn Đức Giêsu thì
phải ở ngoài thành và đi vào nơi
hoang vắng.
Bệnh phong ngày nay không còn là
bệnh nan y, bất trị nữa
vì y học đã tìm ra vi trùng
Hansen. Nhưng những người bị
bệnh phong cùi được điều trị khỏi
bệnh nhưng hòa nhập tự
nhiên vào xã hội bình thường như
mọi người vẫn là chuyện
khó. Ở đời, còn có nhiều loại
bệnh, nhiều loại người chúng
ta vẫn khó tới gần hay họ cũng rất khó tới với chúng ta
được. Chúng ta hãy có lòng nhân
từ như Chúa bởi vì
chúng ta không bị bệnh phong nhưng một cách nào đó tội
lỗi vẫn làm cho chúng ta giống
như một loại bệnh cùi khiến
chúng ta xa cách Chúa và con
người.
Lạy Chúa, xin tăng thêm lòng tin
cho chúng con để chúng
con vững mạng đón nhận anh em
chúng con dẫu họ có bị
bệnh nan y trong cuộc đời. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1. Bệnh phong cùi đối với xã hội Do Thái xưa như thế
nào? 46
2. Người mắc bệnh phong cùi phải
làm gì khi di chuyển?
3. Người phong cùi phải sống làm
sao?
4. Luật Lê Vi qui định thế nào về
bệnh phong cùi?
5. Ai đã tìm ra vi trùng phong
cùi?
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi, CSsR
HỦI NGOÀI DA, HỦI TÂM HỒN
Lm. Anmai, CSsR
"Ai mua trăng, tôi bán trăng
cho
Trăng nằm yên trên cành liễu đợi
chờ
Ai mua trăng, tôi bán trăng cho
Chẳng bán tình duyên ước hẹn
hò" (thơ Hàn Mạc Tử)
"Đường lên dốc đá nửa
đêm trăng tà nhớ câu chuyện xưa
Lầu ông Hoàng đó thuở nào trăng
Hàn Mặc Tử đã qua Ánh trăng treo
nghiêng nghiêng, bờ cát dài thêm
hoang vắng Tiếng chim kêu đau
thương, như nức nở
dưới trời sương Lá rơi rơi
đâu đây sao cứ ngỡ
bước chân người tìm về giữa đêm
buồn
Đường lên dốc đá nhớ
xưa hai người đã một lần đến Tình yêu vừa
chớm xót thương cho chàng cuộc
sống phế nhân Tiếc thay cho thân
trai, một nửa đời chưa qua hết Trách thay cho tơ duyên chưa
thắm
nồng đã vội tan Hồn ngất ngây điên cuồng cho trời đất cũng tang
thương, mà khổ đau niềm riêng.
Hàn Mặc Tử xuôi về quê cũ, dấu thân
nơi nhà hoang
Mộng Cầm hỡi thôi đừng thương
tiếc, tủi cho nhau mà thôi Tình đã lỡ
xin một câu hứa, kiếp sau ta trọn
đôi Còn gì nữa thân tàn xin để một
mình mình đơn côi. Tìm vào cô đơn
đất Quy Nhơn gầy đón chân
chàng đến Người xưa nào biết,
chốn xưa ngập đường pháo cưới kết
hoa Chốn hoang liêu tiêu sơ Hàn
âm thầm ôm trăng vỡ Khóc thương
thân bơ vơ, cho đến một buổi chiều kia Trơì đất như
điên cuồng khi
hồn phách vút lên cao Mặc Tử nay
còn đâu? Trăng vàng ngọc, trăng
ân tình chưa phỉ Ta nhìn trăng,
khôn xiết ngậm ngùi chăng..."
Đó là bài ca về thi nhân Hàn Mạc
Tử, do nhạc sĩ Trần Thiện
Thanh sáng tác do nguồn cảm hứng
từ những áng thơ bất
hủ và chuyện tình thương tâm của
nhà thơ nàỵ.
Ít nhiều gì chúng ta hơn một lần
nghe nói về chàng thi sĩ tài
hoa vắn số này. Thơ của chàng rất hay nhưng cung mệnh
đời của chàng quá vắn. Chàng nằm
xuống để rồi không biết
bao nhiêu người đã nuối tiếc cho con người “tài hoa bạc
mệnh này”.
Hàn Mặc Tử đã sống đạo, chết đạo
và sáng tác thơ Đạo
một cách tha thiết khiến nhiều
người cho Tử là một “nhà
thơ tôn giáo”, nhưng thực sự Tử đã vượt hẳn lên cái mục
đích “truyền bá đức tin” của những thừa sai và giáo đồ
trong giai đoạn tiên khởi ở Việt Nam . Thơ của
Hàn Mạc Tử
là một sự cảm nghiệm độc đáo! Đọc thơ Tử, người ta bèn
thấy nguồn đạo trong thơ
Tử không hạn hẹp với ý nghĩa
một tôn giáo mà là một cái gì
thuộc về hoàn vũ.
Bài Thánh Nữ Đồng trinh trứ danh
của Hàn Mạc Tử đã diễn
đạt lại ý tứ của kinh Kinh Mừng
quen thuộc của người Công
giáo với một giọng vô cùng thành
khẩn:
… Lạy Bà là Đấng tinh tuyền thánh
vẹn,
Giầu nhân đức, giầu muôn hộc từ
bi,
Cho tôi dâng lời cảm tạ phò nguy
Cơn lậm lụy vừa trải qua dưới thế
Tôi cảm động rưng hai hàng lệ
…Tấu lạy Bà, lạy Bà đầy ơn phước,
Cho tình tôi nguyên vẹn tựa trăng
rằm .
Nhà thơ Hàn Mạc Tử tên thật là
Nguyễn Trọng Trí, cũng
như không biết bao nhiêu người
mang trong mình chứng
bệnh phong khắc nghiệt này
rất đau khổ. Chưa nói đến
chuyện người ta phải cách ly, thì
những người bệnh phong
này phải tự tìm cách cách ly với
những người lành sạch.
Nguyễn Trọng Trí chưa cần đợi
người ta xua đuổi, cách ly,
đã tìm đến ngôi nhà hoang để dấu mình trong những ngày
cuối đời khi mang trong mình
chứng bệnh quái ác này. 48
Hàn Mặc Tử, cũng như bao thi nhân
vĩ đại có điểm độc đáo
phi thường là đau khổ không dìm
sâu họ xuống bùn đen mà
đưa họ lên cao lên cao gần Thượng
Đế
Ở Hàn Mặc Tử, thể xác đau đớn ê
chề nhưng linh hồn thì
thăng hoa trong sáng nhờ đôi cánh
của tôn giáo được chắp
vào trí tưởng của thi nhân.
Hàn Mặc Tử trong tận cùng đau
khổ của thế gian đã tự ví
mình: khi xưa ta là chim phượng
hoàng, Vỗ cánh bay chín
tầng trời cao ngất"; ý tứ
mình "cao cường hơn ngọn núi";
hồn mình "chơi vơi trong khí
hậu chín tầng mây"
Chắc có lẽ không cần phải nói
nhiều, ai trong chúng ta cũng
biết tác hại của bệnh phong là
như thế nào. Chẳng ai trong
chúng ta muốn cho mình bị chứng
bệnh ấy. Những bệnh
nhân phong rất tội nghiệp, chân
tay của họ không lành lặn
như những người bình thường. Họ
làm việc gì cũng khó cả
vì chân tay của họ cứ teo dần teo dần. Nghiệt một cái là
bệnh phong thuộc dạng lây lan để
rồi từ ngàn xưa người ta
vẫn thường kỳ thị những ai mang
chứng bệnh này. Người
ta sợ đến độ phải cách ly những
ai mang bệnh phong để
giữ gìn cho những người sạch
không nhiễm bệnh.
Phải đọc kỹ đoạn sách Lê-vi nói
về bệnh phong chúng ta sẽ
rõ quy định như thế nào về những người bệnh phong.
Môsê và Aharon được
Đức Chúa phán rất rõ ràng về
chứng bệnh này. Có hai loại
phong: phong hủi và phong hủi
kinh niên.
Người bệnh phong hủi là: “Khi
trên da thịt người nào phát
ra nhọt, lác hoặc đốm, và cái
đó trở thành vết thương
phong hủi, thì người ta sẽ đưa
người ấy đến với tư tế A-haron hoặc với một trong các tư tế, con của A-ha-ron. Tư tế sẽ khám vết thương trên da thịt nó: nếu
lông ở vết thương 49
đã chuyển sang màu trắng và vết
thương xem ra lõm vào
da thịt, thì đó là vết thương
phong hủi; sau khi khám, tư tế
sẽ tuyên bố người ấy là ô uế. Nếu
là đốm trắng trên da thịt,
mà xem ra không lõm vào da, và
lông không chuyển sang
màu trắng, thì tư tế sẽ
cô lập người mắc vết thương trong
vòng bảy ngày. Đến ngày thứ bảy, tư
tế sẽ khám nó: nếu
chính mắt tư tế thấy là vết
thương vẫn y nguyên, không lan
ra trên da, thì tư tế
sẽ lại cô lập nó trong vòng bảy
ngày
nữa. Đến ngày thứ
bảy, tư tế sẽ tái khám nó: nếu vết
thương đã mờ đi và không lan ra
trên da, thì tư tế sẽ tuyên
bố người ấy là thanh sạch: đó là
lác; nó sẽ giặt áo và sẽ ra
thanh sạch. Nhưng nếu lác cứ lan
ra trên da, sau khi người
ấy đã được tư tế khám để được
tuyên bố là thanh sạch, thì
nó phải được tư tế tái khám. Tư tế
sẽ khám: nếu lác đã lan
ra trên da, tư tế sẽ
tuyên bố người ấy là ô uế: đó là bệnh
phong hủi.” (Lv 13, 2-8).
Còn người bị phong hủi kinh niên
là: “Khi trên người nào có
vết thương phong hủi, thì phải
đưa nó đến với tư tế. Tư tế
sẽ khám: nếu ở trên da có nhọt
trắng, và nhọt ấy làm cho
lông chuyển sang màu trắng, và
trong nhọt có thịt đỏ lòm
sùi ra, thì đó là bệnh phong hủi
kinh niên ở da thịt nó. Tư tế
sẽ tuyên bố nó là ô uế; tư tế sẽ không cô lập nó, vì nó là ô
uế. Nhưng nếu phong hủi ấy cứ
loang ra trên da và phủ tất
cả da của người bệnh, từ đầu đến chân, bất kỳ đâu đâu
mắt tư tế nhìn thấy, thì tư tế sẽ
khám: nếu phong hủi phủ
tất cả da, thì tư tế sẽ
tuyên bố người bệnh là thanh sạch:
nó đã chuyển tất cả ra màu trắng,
nó thanh sạch. Nhưng
ngày nào thấy người ấy có chỗ
thịt đỏ lòm, thì nó sẽ ra ô
uế; tư tế sẽ
khám chỗ thịt đỏ lòm và sẽ tuyên bố người ấy
là ô uế; thịt đỏ lòm là ô uế: đó
là bệnh phong hủi. Hoặc khi
thịt đỏ lòm lại chuyển sang màu
trắng, thì nó sẽ đến với tư
tế; tư tế sẽ
khám nó: nếu vết thương đã chuyển sang màu
trắng, tư tế sẽ tuyên bố vết
thương là thanh sạch: người ấy
thanh sạch.” (Lv 13, 9-17).
Sách Lê-vi quy định rất rõ ràng
về người nào mắc chứng
bệnh này cũng như quy định khi
nào người mắc bệnh này
được lành sạch.
Ngày hôm nay, khoa học tiến bộ
nên số người bị phong cùi
đã giảm hẳn vì người ta đã tìm
cách khống chế căn bệnh
mang tính di truyền này. Thế
nhưng, chưa phải căn bệnh
này đã chấm dứt. Đâu đó vẫn còn
những trại phong quy tụ
bệnh nhân lại để nuôi dưỡng, để chăm
sóc, để nâng đỡ họ
trong những ngày cuối đời. Chúng ta vẫn nghe đâu đó
những trại phong Quả Cảm, Thanh Bình, Bến Sắn, Phước
Tân, … Ai nào đó một lần
đến và tiếp xúc trực tiếp với
người bị bệnh phong cùi sẽ thấy họ thiệt thòi, họ đau
khổ
như thế nào.
Bệnh nào cũng vậy chứ không riêng
gì bệnh phong cùi. Ai
đã mang trong mình mầm bệnh thì
đều mong được chữa
lành. Với người bệnh cùi, được
chữa lành quả là điều vô
cùng hạnh phúc vì họ được hội
nhập với cộng đồng, không
còn bị cách ly, không còn bị miệt
thị, không còn bị phân biệt
đối xử nữa.
Người hạnh phúc mà chúng ta
vừa được nghe thánh
Máccô thuật lại trong trang Tin
mừng hôm nay đó không ai
khác là anh chàng bị phong hủi.
Anh ta nghe tiếng tăm đồn
đãi về Chúa Giêsu và tìm đến với
Chúa Giêsu để xin Ngài
chữa cho anh được lành bệnh. Anh
tin vào Chúa Giêsu và
anh lành bệnh. Chúa cũng truyền
cho anh đi trình diện cho
các vị tư tế theo luật Môsê
truyền dạy.
Quan niệm của người Do Thái rất
buồn cười, cách riêng là 51
những người Biệt Phái và Pharisêu.
Họ cho rằng tất cả
những ai bệnh hoạn tật nguyền là
do người đó phạm tội
nên bị trừng phạt. Họ không cho
những người bệnh hoạn
tật nguyền là những người kém may
mắn hơn họ nhưng họ
kết luận rằng vì những người đó phạm tội trong tâm hồn
nên mới bị bệnh như
vậy. Chẳng hiểu họ dựa vào đâu,
chứng cứ nào để kết luận điều ấy.
Chúng ta còn nhớ cái anh què được
Chúa chữa lành vác
chõng mà về. Với người Do Thái,
anh què chính là do tội lỗi
của anh chứ người ta không công
nhận đó là những khiếm
khuyết về thể xác của con người.
Những người Do Thái trong đó có
Pharisêu, Biệt Phái và cả
chúng ta nữa, đều có cái nhìn,
quan niệm khác với Chúa
Giêsu. Chúa Giêsu nhìn bên trong
tâm hồn còn chúng ta,
chúng ta vẫn mang trong mình thói
quen nhìn bề ngoài.
Thật ra, bệnh ngoài da cũng sợ
nhưng sợ hơn là bệnh
trong tâm hồn. Có những người bề
ngoài trông rất sạch sẽ,
thơm tho nhưng bên trong lại quá
ư là phong hủi. Mà cũng
lạ ! Những người mang chứng phong
trong tâm hồn thì lại
sơn phết cho mình cái mã bên
ngoài cực kỳ đẹp. Chúng ta
còn nhớ, hơn một lần Chúa nói với
Pharisêu và Biệt Phái là
“Đồ thứ mồ mả
tô vôi ! Bên ngoài trông đẹp nhưng bên
trong là một dúm xương khô !”.
Thế đấy ! Nhiều người bên trong
mang chứng bệnh phong
hủi kinh khủng nhưng bên ngoài
vẫn cố che đậy và đi khinh
chê những người bệnh ngoài da.
Như Hàn Mạc Tử, anh mang trong
mình chứng bệnh phong
hủi, chứ tâm hồn anh quá đẹp, qúa
thơ mộng. Anh đã để lại
cho đời nhiều bài thơ bất hủ. Hàn Mạc Tử chắc có lẽ là
người con yêu của Đức Mẹ nên Hàn
Mạc Tử có những bài
thơ về Đức Mẹ thật tuyệt vời. Bề
ngoài thì anh bệnh nhưng
trong tâm của anh thật sạch.
Chuyện cần, đó là chữa tâm hồn,
chữa lòng mình cho sạch
chứ không phải là chuyện bên
ngoài. Chưa chắc bệnh
ngoài da là xấu, bệnh trong lòng
xấu mới là điều đáng sợ.
Đừng đánh giá bề ngoài vì bề ngoài đôi khi là bóng bẩy
nhưng bên trong thối hoắc. Đôi
khi bên ngoài nó sần sùi,
nham nhám chút nhưng bên trong cả
là một tâm hồn cao
thượng, một tâm hồn trong sạch.
Những người phong cùi
bề ngoài đấy nhưng trong lòng họ còn sạch hơn những
người sạch bên ngoài mà bên trong
thì hôi thối.
Hôm nay, Chúa chữa chàng thanh
niên bị phung hủi nghĩa
là Chúa đã giải thoát được cho
anh cả chứng bệnh ngoài
da và chứng bệnh tâm hồn vì như
đã nói người Do Thái
cho rằng anh bệnh hoạn tâm hồn
nên anh mới bị ngoài da.
Chúng ta, may mắn hơn anh ta là
chúng ta không bị phong
hủi ngoài da, nhưng chắc hẳn
trong tâm hồn mỗi người
chúng ta còn lợn cợn điều gì đó
trong tâm hồn và chúng ta
chạy đến Chúa để xin Chúa chữa
cho chúng ta những cái
lợn cợn trong tâm hồn để tâm hồn
để chúng ta được thanh
sạch hơn, được thơm tho hơn để đón mời Chúa đến và
ngự lại trong lòng chúng ta.
Lm. Anmai, CSsR
CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN B
Lm. Ignatio Hồ Thông
Phụng Vụ Lời Chúa của Chúa Nhật hôm nay cùng có chung một chủ đề:
quan niệm về sự thanh sạch và sự ô uế.
Lv 13: 1-2, 45-46
Đoạn trích sách Lê-vi cho thấy
rằng bệnh phong hủi làm cho con người
trở nên ô uế trầm trọng. Người
phong hủi đau đớn không chỉ về phần xác
nhưng cả phần hồn nữa, vì bệnh ấy
bị coi là hình phạt do tội lỗi gây nên.
Vì thế, chỉ có Thiên Chúa mới có
thể chữa lành bệnh phong hủi mà thôi.
1Cr 10: 31-11: 1
Trong đoạn trích thư thứ nhất gởi các tín hữu Cô-rin-tô, thánh Phao-lô
chỉ
cho thấy làm thế nào sự tự do của người Ki-tô hữu vượt lên trên vấn
đề
thanh sạch và ô uế về những lệnh cấm thức ăn, thức uống. Bởi lẽ
Chúa
Ki-tô đến để giải thoát chúng ta
khỏi mọi hình thức nô lệ.
Mc 1: 40-45
Tin Mừng cho chúng ta thấy Đức Giê-su không ngại chạm đến người
phong hủi để chữa lành anh ta.
Ngài cũng đối xử theo cùng một cách như
vậy đối với những tội nhân. Ngài
đến để thanh tẩy chúng ta khỏi tội lỗi. 60
BÀI ĐỌC I (Lv 13: 1-2, 45-46).
Sách Lê-vi là một trong năm cuốn
sách đầu tiên của bộ
Kinh Thánh được gọi là Ngũ Thư.
Bộ Ngũ Thư cấu tạo nên
Luật và theo truyền thống, nguồn
gợi hứng của chúng lên
đến tận ông Mô-sê.
Sách nầy là bộ luật Tư Tế hay
Lê-vi, được gọi như vậy vì
những tư tế đều phải thuộc bộ tộc Lê-vi. Xưa kia, con cái
lê-vi chỉ định các tư tế phục vụ
những đền thánh khác nhau,
sau nầy, khi phụng tự được tập
trung vào một nơi, họ phục
vụ Đền Thánh Giê-ru-sa-lem. Sau
nầy, có một sự phân chia
giữa các tư tế chuyên lo phụng sự Đền Thánh và các thầy
lê vi đảm nhận những công việc
thứ yếu, được gọi các thầy
trợ tế lê-vi như chúng ta gặp thấy trong dụ ngôn
người Sama-ri tốt lành (Lc 10: 31-32).
1. Nỗi khốn cùng về phương diện xã
hội:
Bộ luật tư tế nầy dâng hiến một chương dài cho
“luật thanh
sạch”. Tất cả những ai mắc phải
những triệu chứng bệnh
phong hủi, bao gồm cả các chứng
bệnh ngoài da, đều là
những người ô uế, vì thế phải bị
cách ly
ra khỏi thành phố,
làng mạc và không được tiếp xúc
với bất kỳ ai.
Cách ăn mặc cũng như kiểu tóc là dấu hiệu đẳng cấp
xã hội. Vì thế, kẻ bị khai
trừ cũng phải ăn mặc rách rưới,
đầu tóc bù xù, phải che mặt và
kêu lớn tiếng: “Ô uế! Ô uế!”
để mọi người biết sự hiện diện
của mình mà tránh.
2. Nỗi khốn cùng về phương diện tâm linh:
Khái niệm về thanh sạch và ô uế
chung cho tất cả mọi tôn
giáo xưa. Khái niệm nầy liên kết
chặc chẽ với ý tưởng
thánh thiêng. Ở Ít-ra-en, cộng đoàn cốt yếu là một cộng
đoàn thánh, một cộng đoàn phụng
tự, vì thế, những ai ô uế61
không được tham dự lễ tế,
bị loại ra khỏi đời sống phụng
vụ.
Bệnh phong hủi gợi ra không chỉ
sự ghê tởm về mặt thể lý;
một hậu ý luân lý được nối kết
vào đây: bệnh phong hủi là
dấu chỉ của tội lỗi. Về phương diện tinh thần, bệnh
phong
hủi được xem như hình phạt do tội
lỗi gây nên. Vì thế, chỉ
có những tư tế mới có thẩm quyền
áp dụng những quy luật
đối với người phong hủi: “Nếu
trên da thịt người nào có
những triệu chứng bệnh phong cùi,
thì phải đem người ấy
đến với thầy tư tế”.
Những người phong hủi bị coi là
“đồ ô uế”, là “đồ bỏ đi”, là
“kẻ bị khai trừ”, là người mà Cựu Ước thường gọi
họ “ai
thấy cũng che mặt không nhìn”. Vì
thế, Người Tôi Trung
của Đức Chúa
được mô tả như một người phong
hủi, vì
Ngài gánh tội và đền tội cho muôn
người: “Người bị người
đời khinh khi ruồng rẫy,
phải đau khổ triền miên và nếm
mùi bệnh tật. Người như kẻ ai
thấy cũng che mặt không
nhìn, bị chúng ta khinh khi,
không đếm xỉa tới” (Is 53: 3).
Đó là thân phận bi thương của
những người phong hủi
được mô tả trong đoạn trích sách Lê-vi này. Họ đau đớn
không chỉ về mặt
thể xác: bệnh phong hủi ăn sâu trên da
thịt mình, nhưng cả về mặt
tinh thần: vì là chứng bệnh
truyền nhiễm, họ bị loại ra ngoài
đời sống xã hội; và vì là tội
lỗi, họ bị loại trừ ra khỏi đời
sống phụng vụ và không được
hưởng ơn cứu độ của Thiên Chúa.
BÀI ĐỌC II (1Cr 10: 31-11: 1)
Đoạn trích Thánh Phao-lô nầy làm
chứng một cuộc cách
mạng. Thánh nhân ngầm nhắc nhở
các Ki-tô hữu xuất thân
từ Do thái giáo rằng không có bất
kỳ phân biệt nào giữa
thức ăn thanh sạch hay thức ăn ô
uế. Điều cốt yếu là tạ ơn 62
Thiên Chúa, dù ăn hay uống bất cứ
điều gì. Vả lại, không
có bất kỳ hành động vô tình nào.
Tất cả những gì chúng ta
làm là để tôn vinh Thiên Chúa.
1. Quy luật về thức ăn thức uống:
Sách Lê-vi trình bày nhiều lệnh
cấm về thức ăn mà dân
Chúa chọn phải tuân giữ. Vào thời
thánh Phao-lô, những
người Ki-tô hữu gốc Do thái đã
từ bỏ luật Mô-sê và không
còn bận lòng về vấn đề
nầy nữa. Tuy nhiên có một vấn đề
khác được đặt ra cho họ nhưng
cũng cho những người Kitô hữu gốc lương dân: người ta có được phép ăn thịt cúng
mà lương dân dùng để dâng cúng các thần
linh của họ
không?
2. Giải pháp của thánh Phao-lô:
Đoạn trích nầy là lời kết của một
đoạn văn dài, đồng thời
cũng là bản tóm tắt. Những ám chỉ
ở đây cần được soi
sáng.
“Anh em đừng làm gương xấu cho bất kỳ ai”. Quả thật,
người Ki tô hữu hoàn toàn tự do
dùng bất cứ thức ăn và
thức uống nào, nên họ có thể gây
nên gương xấu. Vì thế,
cần phải thận trọng trong khi ăn
trong khi uống.
Để hiểu được câu trả lời của thánh Phao-lô về vấn đề này,
chúng ta biết rằng thánh nhân
thường có thói quen đẩy
cuộc tranh luận lên cao và tinh
thần hóa những bận lòng.
Trong thư thứ nhất gởi Ti-mô-thê,
thánh Phao-lô diễn tả tư
tưởng của mình rất rõ ràng: “Thật
vậy, tất cả những gì
Thiên Chúa tạo dựng đều tốt, và
không có gì phải loại bỏ,
nếu biết dùng trong tâm tình tri
ân cảm tạ” (1Tm 4: 4).
Ngay ở 1Cr 10: 25-30 trước đoạn trích hôm nay, thánh
nhân triển khai lời dạy của mình
một cách tinh tế như sau: 63
nếu có người ngoại giáo nào mời
anh em, thì cứ ăn tất cả
những gì người ta dọn cho anh em,
không cần đặt vấn đề
lương tâm. Nhưng nếu có người báo
trước cho anh em:
“Đây là của cúng” thì anh em đừng
ăn, để tránh gây gương
xấu cho người đó trên con đường
hiểu biết Ki-tô giáo. Đối
với người Do thái không cải đạo
cũng vậy, hãy cẩn trọng
đừng gây gương xấu cho người ấy.
Nói cách khác, phải “thích nghi
vào mọi hoàn cảnh” với một
bận lòng duy nhất, đó là “cứu
độ tha nhân”. Đây là luật
vàng của Đức Ái.
TIN MỪNG (Mc 1: 40-45).
Thánh Mác-cô tiếp tục kể cho
chúng ta sứ vụ của Đức Giê-
su ở Ga-li-lê và nhấn mạnh những “dấu chỉ” đi kèm theo,
đặc biệt việc chữa lành bệnh tật.
Trong đoạn văn nầy, Chúa
Giê-su chữa lành một người phong
hủi.
Bài đọc I
đã mô tả cho chúng ta hoàn cảnh bi thương
mà người phong hủi phải chịu dưới
Luật Mô-sê. Trong
đoạn Tin Mừng nầy, Chúa Giê-su
vừa vượt qua Lề Luật
vừa tuân thủ Lề Luật. Cuộc gặp gỡ của Ngài với người
phong hủi bày tỏ tấm lòng nhạy bén của Ngài, đồng thời
quyền năng siêu việt ở nơi Ngài.
1. Vượt qua Lề Luật:
Trước một con người bị xem là đồ
ô uế và bị cách ly
khỏi đám đông, không ai dám đến gần,
Đức Giê-su đã
“động lòng thương”, một diễn ngữ
Tân Ước được dùng để
diễn tả sự đồng cảm sâu sắc dâng
lên tận đáy lòng đến nỗi
Ngài không thể khoanh tay đứng
nhìn được.
Vả lại, nhiều lần Ngài để lộ nỗi bận lòng của Ngài đối với
những người phong hủi và xem việc
chữa lành phong hủi 64
như một trong những dấu chỉ của thời Thiên Sai. Với
những người được Gioan Tẩy giả
sai đến, Ngài nói: “Các
ngươi cứ về thuật lại cho Gioan Tẩy Giả những điều mắt
thấy tai nghe: người mù được
thấy, kẻ què được đi, người
phong hủi được sạch…” (Lc 7: 22;
Mt 11: 5). Với các môn
đệ Ngài sai đi truyền giáo, Ngài
vạch ra như một chương
trình hành động: “Dọc
đường hãy rao giảng rằng: Nước
Trời đã đến
gần. Anh em hãy chữa lành người đau yếu,
làm cho kẻ chết sống lại, cho
người phong hủi được sạch
bệnh…” (Mt 10: 8). Một ngày
kia, Đức Giê-su chữa lành
một nhóm mười người phong hủi (Lc
17: 11-9).
Đức Giê-su không ngại đi ngược
lại tập tục và quy chế lề
luật về người phong hủi bị cách
ly khỏi đời sống xã hội
và đời sống tâm linh: Ngài giơ
tay chạm đến người phong
hủi. Đức Giê-su biết và Ngài sẽ
nói thẳng ra rằng điều làm
cho con người ra ô uế không đến
từ bên ngoài nhưng từ
những tư tưởng gian tà ở trong
lòng của con người. Đó mới
thật sự làm cho con người ra ô uế
(Mt 15: 17-20).
2. Tuân thủ Lề Luật:
Đồng thời, Đức Giê-su cho thấy
Ngài trung thành tuân thủ
Lề Luật khi bảo người phong hủi:
“Hãy trình diện tư tế, và vì
anh đã được khỏi bệnh, thì hãy
dâng của lễ như ông Mô-sê
đã truyền, để làm bằng chứng cho
người ta”. Quả thật, chỉ
vị tư tế mới có thể cho phép anh
ta gia nhập trở lại đời sống
cộng đoàn khi chứng thực rằng anh
ta khỏi bệnh và đã chu
toàn “nghi thức thanh tẩy” như
luật định.
Ngoài ra, Đức Giê-su còn cảnh báo nghiêm khắc: “Coi
chừng không được nói gì cho ai
cả”. Chúng ta gặp lại ở nơi
Đức Giê-su cùng một thái độ như trước
đây: tránh sự
cuồng nhiệt của đám
đông làm tổn hại đến sứ mạng của
Ngài. Tuy nhiên, người phong hủi
đã không tuân giữ lệnh 65
im lặng nầy nên “Đức Giê-su không
thể công khai vào
thành nào được, mà phải ở lại những nơi vắng vẻ ngoài
thành”. Làm thế nào anh ta có thể
kiềm chế được niềm vui
tái sinh mà anh vừa mới lãnh nhận
từ Ngài được chứ?
3. Bệnh phong hủi của tâm hồn:
Quả thật,
Đức Giê-su cư xử người phong hủi
đáng
thương này như thế nào, thì Ngài
cũng cư xử những người
tội lỗi khác cũng như vậy. Ngài không ngại tiếp xúc họ.
Nhiều người ngạc nhiên khi thấy
Ngài để cho một phụ nữ
tai tiếng chạm đến mình, và thậm
chí Ngài còn đồng bàn
với những người thu thuế và những
kẻ tội lỗi. Như vậy,
Ngài muốn bảo đảm với chúng ta:
Ngài không ghê tởm tội
lỗi của chúng ta. Ngài không muốn
khai trừ chúng ta,
nhưng ngược lại là đàng khác khi Ngài công bố: “Người
khẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới
cần”
(Mt 9: 12; Mc 2: 17).
Chỉ qua nhân tính của Đức Giê-su, tội nhân mới có
thể tiếp
xúc với Thiên Chúa.
Lm. Ignatio Hồ Thông
LOẠI TRỪ VÀ NÂNG ĐỞ
Học Viện Đaminh
“Ngày 28.9.2011, hàng trăm người
dân thuộc khu tái định
cư Kho Lào (Hòa Hiệp 3, tổ 14,
phường Hòa Hiệp Nam ,
quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) đã kéo
nhau đến đập phá, ngăn
chặn không cho thi công nhà ở cho
134 hộ dân làng Vân
(còn gọi là làng phong) ở khu tái
định cư kề bên. Theo
những người dân này, họ sợ những người vốn là dân làng
phong kia sẽ lây bệnh cho họ”.
Đọc mẩu tin này, nhiều người
trong chúng ta sẽ chua chát
nói rằng, sao những người dân Hoà
Hiệp ấy lại cư xử như
vậy? Họ chẳng biết là bệnh phong
khó lây lắm sao? Dù ta
nghĩ thế nào, sự kiện ấy đã diễn
ra, chúng càng cho thấy
nỗi khổ mà bệnh nhân phong gánh
chịu. Nhìn sâu hơn,
trong cái nhìn đức tin, ta nhận
ra sự phân biệt đối xử cách
ngây ngô vẫn còn đó trong đời
sống của người tín hữu.
Sạch – dơ
Trong sách Lêvi, ta nhìn thấy ý
tưởng chủ đạo nổi bật đó là
sự phân biệt “sạch – dơ”. Ở đấy
người ta được dạy cho
biết những gì thuộc về “sạch”,
những gì bị cho là “dơ”. Tất
cả những tiểu tiết quy định ngặt
nghèo đều được kể. Phân
tích chúng, các nhà nghiên cứu
Kinh thánh cho rằng đó là 69
điều cần thiết cho bước đầu mặc
khải đến với con người.
Rằng con người phải chuẩn bị ra
sao để được kể vào số
dân Chúa chọn, được kể là tinh tuyền trước nhan Đức
Chúa.
Nhưng điều nghịch lý là càng về
sau, người ta lại càng chú
trọng đến hình thức bên ngoài,
quên đi ý nghĩa của những
hành vi thanh tẩy, giới hạn giữa
sạch và dơ. Khi chú trọng
đến hình thức, người ta sẽ dễ
quên mất tâm tình, nội dung
bên trong. Người ta quên rằng
chính cái bên trong, xuất
phát nơi tâm hồn con người mới là
điều Thiên Chúa hướng
tới khi mặc khải những giới luật
Sạch – Dơ. Việc đụng
chạm và chữa lành cho người bệnh
phong hôm nay của
Đức Giêsu là một lời khẳng định
cho ngầm ý đó.
Chữa lành
Đức Giêsu đã chạm đến và chữa
lành người bệnh phong.
Việc giơ tay đụng đến cho thấy
Người đã phá bỏ rào cản
ngăn cách giữa Sạch và Dơ ở hình
thức bên ngoài. Song
song đó, hành
động khác lạ của Người cũng mời
gọi ta
nhìn vào sự Sạch – Dơ bên trong. Chính tội lỗi mới là sự
nhơ bẩn ngăn cản người ta đến với Chúa chứ không
phải
là sự ố tạp bên ngoài. Như thế, tội lỗi là điều khiến
ta nhơ
uế gấp ngàn lần trước mặt Chúa, hơn những gì là
khiếm
khuyết bên ngoài. Tự thân mình,
ta chỉ có thể tẩy sạch bùn
đất lấm lem chân tay chứ không
thể tự mình tẩy xoá, làm
cho tâm hồn nên tinh trắng. Và
Đức Kitô cần ta ý thức về
tình trạng tội lỗi và dâng lời
cầu xin: “Nếu Ngài muốn, Ngài
có thể làm cho con được sạch”.
Tất cả những ai khi thành
tâm đến với Chúa bằng thái độ
khiêm cung, đều được chữa
lành.
Rất nhiều khi trong cộng đoàn,
chúng ta loại trừ, phân biệt
đối xử với nhau bằng những ý niệm Sạch – Dơ do ý
thức 70
hệ hay xã hội quy định. Thường
chúng chỉ hệ tại vào những
yếu tố bên ngoài như: sang – hèn;
giỏi – dở; đẹp – xấu;
giàu – nghèo… Những phân biệt đó
khiến chúng ta không
thể đến với người khác, không thể
chấp nhận những khiếm
khuyết của người chung quanh. Bài
Tin Mừng hôm nay đã
cho chúng ta thấy, quyền phán xét
và chữa lành thuộc về
Thiên Chúa. Phần mình, ta chỉ góp
tay vào việc chữa lành
của Chúa bằng cách nâng đỡ những
người thua thiệt, sa
ngã ở chung quanh. Rất nhiều khi,
chỉ một hành vi bác ái
của mình, ta sẽ khiến người khác
nhận thấy Chúa vẫn đang
ở bên. Hành động đó của ta không
phải là sự đồng loã với
cái ác, với tội lỗi. Nhưng đó là
sự ý thức về thiếu sót của
mình. Vì “Bổn phận của chúng ta,
những người có đức tin
vững mạnh, là phải nâng đỡ những
người yếu đuối, không
có đức tin vững mạnh, chứ không
phải chiều theo sở thích
của mình” (Rm 15,1). Xa hơn, đó là hành vi của những
người thống hối, đứng trong hàng
ngũ những kẻ luôn kêu
cầu lòng thương xót của Chúa
chúng ta.
Gợi ý chia sẻ
Bạn có kinh nghiệm nào về sự loại
trừ? Làm sao bạn có thể
vượt qua được? Sự nâng
đỡ của những người chung
quanh có ý nghĩa nào? Hãy chia sẻ
kinh nghiệm đó.
Học Viện Đaminh
NHỮNG TÔNG ĐỒ NGƯỜI PHONG CÙI
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
Thời xưa, bệnh phong là một bệnh
nan y bị mọi người kinh
tởm xa lánh như bệnh siđa ngày nay vậy. Trong Đạo Do
Thái, người mắc bệnh phong
bị gạt ra ngoài lề xã hội. Họ
không được sống chung với thân nhân trong xóm làng,
nhưng bị xua đuổi ra ngoài đồng
ruộng, vào trong rừng núi
hay trong sa mạc. Họ phải ăn mặc
rách rưới. Đi đến đâu 71
phải kêu lên: “Ô uế, ô uế”, cho
mọi người biết mà tránh xa.
Ai tiếp xúc với người bệnh phong
đều bị coi là ô uế. Ai đụng
chạm vào người bệnh phong bị coi
như người mắc tội rất
nặng. Chẳng ai dám đến gần người bệnh phong. Người
bệnh như thế, không những bị
những vết thương trên thân
xác hành hạ đau đớn mà còn bị
những nổi đau, nỗi nhục
trong tâm hồn dằn vặt khổ sở. Họ
bị xã hội khinh khi loại
trừ. Họ bị một
mặc cảm chua chát dày vò. Nhân phẩm
không được tôn trọng, họ sống mà
coi như đã chết. Nhưng
chưa chết được, họ vẫn phải tiếp tục sống để chịu những
nổi đau đớn còn hơn cả cái chết
gặm nhấm thiêu đốt.
Chúa Giêsu đã vượt qua những biên
giới cấm kỵ khi dám
đến gần người bệnh phong. Và
Người còn đưa tay chạm
vào thân mình lỡ loét ấy. Lòng
thương yêu đã khiến Chúa
Giêsu dám làm tất cả. Vì thương
người bệnh, Chúa Giêsu
đã bất chấp những điều
được coi là cấm kỵ của Đạo Do
Thái. Khi chữa khỏi bệnh phong,
Chúa Giêsu giải thoát
người bệnh khỏi những đau
đớn phần xác. Từ nay anh
không còn bị những vết thương
hành hạ. Thân thể anh trở
nên lành lặn. Da dẻ anh trở lại hồng hào tươi tắn. Khuôn
mặt anh rạng rỡ. Giọng nói anh
thao tao. Anh là một con
người như bao con người khác.
Điều quan trọng hơn, đó la khi
chữa anh khỏi bệnh nan y,
đồng thời Chúa Giêsu cũng giải
phóng anh khỏi những mặc
cảm đè nặng tâm hồn anh bao năm
tháng qua. Khi chạm
đến thân thể anh thì Người cũng
chạm đến tâm hồn anh.
Trước kia anh cảm thấy bị mọi người xa lánh, nay qua
Chúa Giêsu anh cảm thấy mọi người
gần gũi thân thương.
Trước kia anh cảm thấy bị khinh
miệt, nay anh cảm thấy
được trân trọng. Trước kia anh
cảm thấy bị bỏ rơi, nay dưới
bàn tay dịu hiền của Chúa Giêsu
anh cảm thấy đựoc yêu 72
thương vỗ về. Nhữg vết thương
trong tâm hồn nay đã lành
lặn. Chúa Giêsu đã hồi sinh tâm
hồn lạnh giá của anh.
Muốn cho mọi người chấp nhận anh
tái hội nhập vào đời
sống xã hội, Chúa Giêsu bảo anh
đi trình diện với Thầy Cả
theo luật định. Trước kia anh bị
loại trừ, bị gạt ra bên lề xã
hội, nay anh đựoc bàn tay âu yếm
ân cần của Chúa đón
nhận anh trở lại với xã hội loài
người. Qua vị thượng tế anh
được công khai đón nhận. Nhân phẩm được phục hồi,
danh dự được tôn trọng. Giờ đây
anh có thể tự tin, vui sống
giữa mọi người như mọi người.
Chúa Giêsu đã chữa lành thể xác và tâm hồn của người
bệnh phong. Chính thái độ tin tưởng, đơn sơ của anh đã
chạm đến lòng lòng thương xót của Chúa. Phép lạ
phát
sinh từ lòng tin của bệnh nhân và
từ ý muốn đầy quyền
năng của Chúa Giêsu.
Có một môn đệ theo gương Thầy Chí
thánh đã đến ở giữa
người cùi, cùng sống và đã chết giữa họ. Đó là Cha
Đamiên mà Đức Hồng Y FX.Nguyễn Văn Thuận đã kể
trong cuốn sách “Những người lữ
hành trên đường hy
vọng”. Vị Tông đồ người hủi
ấy đã được Giáo hội phong
thánh.
Bình Dương mênh mông. Trên đảo
toàn là người hủi: cụt
tay, đứt chân, mắt đui, môi lở,
răng rụng...
Một hôm, Đức Giám Mục
đặc trách quần đảo này gióng
tiếng kêu gọi các Linh Mục ở Âu
Châu tình nguyện hy sinh
sang đó phục vụ. Một Linh Mục trẻ, đẹp trai, thông minh,
khoẻ mạnh hăng hái đáp lời. Đó là Cha Đamiên,
người về
sau được thêm biệt danh: “Tông Đồ
người hủi”.
Chiều hôm đó, trong Nhà Thờ ở đảo Molokai đông nghẹt
những người hủi da ngăm đen với
mùi hôi tanh nồng nặc,
Đức Giám Mục đứng trên Bàn Thờ
quay xuống giới thiệu
với giáo dân: “Các con thân mến,
các con hằng mong ước
có một Linh Mục đến cùng các con,
thì đây, cha Đamien,
một Linh Mục người Bỉ sẽ
sống chung với các con từ nay
cho đến chết. Các con có sung
sướng không?”
Cả Nhà Thờ xôn xao, thì thầm to
nhỏ. Cha Đamien đứng
cạnh Đức Giám Mục chẳng hiểu tý
nào. Rồi họ từ từ tiến
lên Cung Thánh, dáng điệu chất
phác đơn sơ. Cha Đamiên
càng nhìn thấy họ đến gần mình
thì càng sởn tóc gáy. Họ
trông như những thây ma còn sống,
như những quái thai
mất hẳn dáng người. Họ làm gì
đây? Họ tiến đến bên cha
sờ vào mặt, vào tay, vào áo
Cha... Cha hỏi Đức Giám Mục:
“Thưa Đức Cha, họ làm gì thế? Họ
nói gì thế?” Đức Cha trả
lời: “Họ nói, họ không thể tưởng tượng được một người ở
phương xa, chẳng bà con huyết
thống gì với họ, còn trẻ,
đẹp trai, không bệnh tật như Cha,
tự nhiên lại đến phục vụ
họ trên mảnh đất khốn cùng này. Họ không tin mắt mình
nên mới đến sờ mó vào người Cha,
xem thử Cha có thực
sự bị phung hủi như họ không. Rồi họ nói với nhau:
”Không, Cha đẹp quá !”
Dần dần, Cha Đamiên hoà đồng được
với họ. Ngài không
còn cảm thấy tởm gớm họ như
ngày đầu. Nói đúng hơn,
ngài quá yêu Chúa Giê-su bị bỏ
rơi trong họ nên chẳng còn
thấy e sợ, gớm ghiếc chi.
Một ngày kia, đến lượt Cha cũng
bị mắc bệnh phong hủi.
Thân hình Cha lở loét, nhức nhối.
Mặt mày Cha sù sì, đen
đủi, u nần trông rất dễ sợ. Một số báo ở Bỉ đăng hình Cha
Đamiên để mô tả
sự hy sinh vĩ đại của Cha. Bà cụ thân 74
sinh của Cha mắt mờ không đọc
được, nhìn vào bức hình
cũng chẳng nhận ra nổi người con
yêu. Bà hỏi các con
trong gia đình: “Hình ai đây mà trông mà trông ghê sợ
vậy?” Các con đều trả
lời mẹ: Thưa mẹ, đó là một trong
những người hủi trên đảo Molokai của anh Đamiên đấy”.
Qua mặt được bà cố, nhưng họ lại nhìn nhau và không ai
bảo ai, tất cả đều xót xa rơi
lệ... Cha Đamiên đã sống với
người hủi cho đến chết. Tình yêu
Chúa đã giúp Cha hy sinh
suốt đời vì họ.
Ở Việt Nam có hai trại cùi lớn: trại Di
Linh trên đường lên
Đà Lạt và trại Quy Hoà ở ngoại ô
thị xã Quy Nhơn. Đức
Cha Gio-an Cassaigne đã gắn bó
với anh em dân tộc K’Hor
ở Di Linh bị phong cùi một thời
gian dài, rồi sau 15 năm làm
Tổng Giám Mục Sài-gòn, đã lại xin
tình nguyện quay trở về
sống giữa những người bệnh cùi ở
Di Linh. Ngài sống với
họ thêm 18 năm rồi lây bệnh và
qua đời năm 1973. Trái tim
của người Việt Nam và cả thế
giới đều rung cảm, ai cũng
cảm phục tấm gương chứng nhân của
ngài.
Cha Phao-lô Mahu, một Linh Mục
người Pháp đã từ giã
quê hương với cuộc sống tiện nghi
đến sống giữa những
người cùi ở Quy Hoà cho đến chết.
Xác ngài được chôn cất
ngay giữa làng cùi bên cạnh những
người ngài thương yêu
nhất.
Ngày nay các Giáo Xứ khắp nơi gần
xa thường tổ chức
hành hương đến Di Linh, Quy Hoà
để viếng mộ Đức Cha
Cassaigne và Cha Mahu, thăm viếng
và tặng quà cho các
bệnh nhân.
Các Nữ Tu của các Dòng Nữ Tử Bác
Ái Vinh-sơn và Phansinh Thừa Sai Đức Mẹ đã đến sống phục vụ giữa những người bị
xã hội xa lánh loại trừ. Chính tình yêu Chúa Ki-tô 75
đã thúc đẩy các môn
đệ đến sống với họ, yêu mến họ,
chăm sóc phục vụ họ... Chúa đã sờ đến người cùi và họ
liền được lành sạch. Các môn đệ của Chúa cũng sờ vào
người cùi, sống với người cùi đem
lại cho họ tình thương,
bình an và niềm vui.
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
BỆNH NGUY HIỂM
Gm. JB. Bùi Tuần
Năm nay tôi 80 tuổi. Nhìn lại Hội
Thánh Việt Nam
trong
cuộc đời đã qua của tôi, tôi thấy
Hội Thánh của tôi thực vất
vả. Có thể ví cuộc đời ấy như một
chuyến đi đầy trắc trở.
Nhưng những gian nan trắc trở đó
đã được vượt qua. Hơn
thế nữa, đức tin được tôi luyện đã đào tạo nên
nhiều con
người biết sống công bình bác ái.
Nhờ đâu? Tất nhiên là
nhờ ơn Chúa. Nhưng chắc chắn cũng
nhờ nhiều tín hữu,
nhất là nhiều vị lãnh đạo trong
Hội Thánh Việt Nam
đã biết
khiêm tốn cộng tác với ơn Chúa.
Các vị đã cùng nhau tiến
lên trong mọi chặng đường lịch sử
khác nhau với tâm hồn
sáng suốt.
Bây giờ, Ðạo đang bước vào một
giai đoạn mới của lịch sử:
Giai đoạn hội nhập và cạnh tranh.
Tôi vui, nhưng cũng lo.
Với kinh nghiệm của một người,
vừa già về tuổi đời, vừa
già về tuổi mục vụ, tôi xin phép
chia sẻ một nỗi lo như một
cảnh báo. Ðó là hãy coi chừng
về một chứng bệnh nguy
hiểm cho Ðạo. Chứng bệnh này
thường xuất hiện trong
thời cạnh tranh giữa các giá trị.
Chứng bệnh đó là bệnh mù quáng. Mù quáng trong sống
đạo được Kinh Thánh đề cập đến
nhiều cách. Ở đây tôi chỉ
nêu lên bốn dạng mù quáng dễ gặp
thấy.
1/ Mù quáng, vì không nhận ra cái
chính, cái phụ
Chúa Giêsu có lúc đã đau buồn
phải nói sự thực với các
kinh sư và Pharisêu: “Khốn cho
các ngươi, những kẻ dẫn
đường mù quáng... Các ngươi nộp
thuế thập phân về bạc
hà, thì là, rau húng, mà bỏ
những điều quan trọng nhất
trong Lề luật là công bình, lòng
thương xót và sự thành
tín... Hỡi những kẻ dẫn
đường mù quáng. Các ngươi lọc
con muỗi, nhưng lại nuốt con lạc
đà” (Mt 23,23-24).
Những lời Chúa Giêsu phiền trách
trên đây xem ra đang
ứng nghiệm ở nơi này nơi nọ. Tình hình đạo ở những chỗ
đó được tiếng là thêm mở mang,
thêm hoạt động, thêm luật
lệ. Nhưng lòng đạo thực ra chỉ
được xây dựng bằng những
giá trị phụ.Người ta gọi đạo kiểu
đó là đạo hình thức, đạo
gánh nặng, đạo bề ngoài,
đạo phong trào. Nhưng không
thiếu người tự mãn với lối sống
đạo như thế. Chúa thì dứt
khoát không hài lòng. Người gọi
những người giữ đạo kiểu
đó là mù quáng. Cái làm cho sự mù
quáng đó thành nguy
hiểm, đó là sự nó tạo nên một ảo
tưởng sai lầm, đưa con
người vào ẩn trú trong đó. Hơn
nữa, nó càng nguy hiểm,
khi lôi kéo, thậm chí ép buộc
nhiều người khác đi vào não
trạng sai lạc về đạo, bám vào một
nếp sống đạo dễ dàng
biến chất. Hy vọng cảnh đó sẽ
không nhiều tại Việt Nam .
2/ Mù quáng, vì không nhận ra
đoàn lũ quỷ dữ rình rập
mình thường xuyên.
Trong thư thứ nhất của thánh
Phêrô gởi các giáo đoàn,
Ngài đã viết: “Anh em hãy sống
tiết độ và tỉnh thức, vì quỷ
dữ, thù địch của anh em, như sư
tử gầm thét, rảo quanh
tìm mồi cắn xé” (1 Pr 5,8).
Danh từ quỷ dữ mà thánh Phêrô dùng ở đây không những
chỉ đích danh các tướng quỷ và
thuộc hạ ác ôn vô hình luôn
rảo quanh chúng ta, mà cũng ám chỉ
các lực lượng xấu
hữu hình xung quanh ta. Ðó là
những thứ văn hoá đồi truỵ,
những phong trào gây hận thù chia
rẽ, những nhóm đầu tư
đủ loại mưu mô quỷ quyệt, những
lối sống kích thích huỷ
hoại luân lý, những định kiến hẹp
hòi, kiêu căng.
Thánh tông đồ Phêrô nói rõ với
tín hữu là chỉ với tiết độ và
tỉnh thức, người ta mới nhận diện
được mặt thực của quỷ
dữ và mới đối phó được với chúng
một cách có hiệu quả.
Nhưng thực tế nhiều nơi cho thấy
sự tiết độ và tỉnh thức có
vẻ như đang bị lơ là. Do đó mà không ít người trở nên dần
dần mù quáng. Họ không những
không nhận ra đoàn lũ các
loại quỷ dữ đang hoạt động ráo riết xung quanh mình,
mà
còn nhởn nhơ hoà nhập và tích cực
cộng tác vào những cái
xấu của chúng.
3/ Mù quáng, vì không biết nhận
xét thời đại mình sống
Chúa Giêsu có lần đã cảnh báo
nặng lời: “Những kẻ đạo
đức giả kia, cảnh sắc trời đất,
thì các ngươi biết nhận xét,
còn thời đại này, sao các ngươi lại không biết nhận
xét?
Sao các ngươi không tự mình xét
xem cái gì là phải” (Lc
12,56-57).
Lời Chúa phán trên đây, nếu áp
dụng vào nhiều người có
đạo thời nay, thì thiết tưởng
không sai. Bởi vì theo các nơi
hành hương và huấn giáo, thì thời
nay có hai việc Chúa
muốn ta làm:
- Việc thứ nhất là sám hối, đền
tội, đổi mới bản thân ta.
- Việc thứ hai là tin vào Thiên
Chúa giàu tình yêu
thương xót và hãy đến với Người
bằng những việc ta
xót thương người khác, như Chúa
thương xót ta.
Thế nhưng, cách sống của bao
người tín hữu hôm nay tỏ
ra mình chưa nhìn thấy rõ bao con
đường Chúa đang đợi
họ trong thời đại này.
4/ Mù quáng, vì không nhận ra
Chúa đến và ở giữa lịch
sử nhân loại
Phúc Âm thánh Gioan viết: “Ngôi
Lời ở giữa thế gian, và thế
gian đã nhờ Người mà có, nhưng
thế gian lại không nhận
biết Người. Người đã đến
nhà mình, nhưng người nhà
chẳng chịu đón Người” (Ga
1,10-11).
Ðọc mấy dòng trên, chúng ta cảm
thấy buồn. Người nhà
của Chúa là chính những người
công giáo chúng ta. Nhưng
biết đâu biết bao lần Chúa đến với ta, mà ta không đón
nhận Người. Người đến qua Kinh
Thánh, qua các bí tích,
qua Hội Thánh. Ngoài ra, Người
cũng đến qua nhiều ngả
khác, như qua các biến cố lịch sử, qua các thành công và
thất bại của ta, qua các nền văn
hoá chất lượng, qua các
sách báo và gương sáng nhắc nhở
của cá nhân và tập thể,
trong và ngoài Ðạo ta.
Nhưng, chúng ta nhiều khi tự mãn,
không nhìn và không
muốn nhìn, cho nên kể như tự mình
trở nên mù quáng. Mọi
thứ mù quáng đều đáng tiếc. Nhưng
mù quáng không nhìn
nhận Chúa đến với ta, đó quả là
một tai hoạ kinh khủng.
Kinh nghiệm tại nhiều nơi cho
thấy: Ðạo Chúa thời khó thì
chất lượng phát triển. Ðạo Chúa
thời dễ thì chất lượng suy
thoái.
Chúng ta cũng nên nhìn sự phát
triển của các tôn giáo bạn
hiện nay trong nước ta và tại các
nước xung quanh, nói
chung là tại Á châu. Tại nhiều
nước Á châu, văn hoá dân 79
tộc là văn hoá một tôn giáo nào
đó phủ kín khắp nước. Tất
nhiên văn hoá đó và tôn giáo đó
không phải là công giáo.
Ai trong chúng ta cũng có nhiều
giới hạn. Nên chúng ta rất
cần cầu nguyện.
Thiết tưởng vấn đề này nên
được nhận thức sớm, với
những nghiên cứu mới, sáng kiến
mới, dấn thân mới. Kẻo
sẽ quá muộn. Vì lịch sử đất nước,
khu vực và thế giới,
đang chuyển biến rất mau, với
những bất ngờ dễ sợ.
Gm. JB. Bùi Tuần
NGƯỜI TÀN TẬT DẠY CHÚNG TA HIỂU
TÌNH YÊU CỦA ƠN CỨU ĐỘ
Sr. Jean Berchemans Minh Nguyệt
Vừa hoàn tất chương trình nơi đại
học Bangalore thuộc miền Nam Ấn
Độ, nữ bác sĩ Bibiana Mary nghĩ
ngay đến việc dành thời gian ngắn
phục vụ các trẻ em nghèo tàn tật.
Các em sống nơi một Trung Tâm do
các tu sĩ dòng thánh Luigi Orione
(1872-1940) trông coi tại cứ điểm
truyền giáo Moltalban bên
Phi-luật-tân.
Xin nhường lời cho nữ bác sĩ
Bibiana Mary.
Tôi đang đi dọc theo hành lang và
bước vào căn phòng thì
thấy Joey đang tiến về phía giường của Mark. Cậu thiếu
niên nâng bạn lên, thay quần áo
để mặc cho bạn bộ đồng
phục rồi đặt bạn ngồi trên chiếc
xe lăn. Joey cẩn thận kiểm
soát để bạn ngồi ngay ngắn, thắt dây an-toàn cho bạn
rồi
đẩy xe lăn đi về phía phòng học.
Nhìn thấy tôi, Joey nhoẻn
miệng cười thật tươi rồi vẫy tay
nói với tôi:
- Chào tạm biệt bác sĩ nhé!
Điều tôi vừa kể cho quý vị nghe
xem ra là những diễn tiến
bình thường. Nhưng đối với tôi, câu chuyện lại khác 80
thường, bởi vì nó thay đổi hoàn toàn não trạng và quan
niệm sống của tôi. Tôi tự nhủ:
- Nếu Joey - thiếu niên 15 tuổi -
bị tàn tật tâm trí,
không biết nói năng đàng hoàng,
lại có thể chăm sóc
kỹ lưỡng chu đáo Mark người bạn
bị tê liệt, thì chúng
ta - những kẻ được xem là bình
thường - lại không có
thể quan tâm săn sóc người khác
sao???
Trên đây chỉ là một trong muôn
vàn cử chỉ và hành động
đáng yêu mà tôi diễm phúc trông
thấy tận mắt nơi Trung
Tâm ”Cottolengo Filippino”. Trung
Tâm do các tu sĩ Don
Orione đảm trách dành cho 40 bạn trẻ bị tàn tật
đủ loại:
hoặc tâm trí hoặc thể xác như tê
liệt và chậm trí, điếc và
câm hoặc mù lòa. Tất cả đều là
thanh thiếu niên nghèo
hoặc bị bỏ rơi.
Ngày đầu tiên đặt chân đến Trung
Tâm tức khắc tôi được
mọi người nồng hậu tiếp đón, đặc
biệt từ phía các bạn trẻ
tàn tật. Các em vây quanh tôi,
nhoẻn miệng cười thật tươi,
giơ tay vuốt ve tôi thật trìu
mến. Rồi các em chạy nhảy, vỗ
tay hò hét để báo cho mọi người
biết là có một người khách
đến viếng thăm Trung Tâm. Rồi vỏn
vẹn vài tuần lễ sau đó
tôi trở thành nữ bác sĩ thân
thương của tất cả các em! Thật
tuyệt vời!
Thế nhưng không phải chỉ riêng
tôi mà bất cứ vị khách nào
bước chân vào Trung Tâm cũng đều
được các em tàn tật
đón tiếp niềm nở, theo một cung
cách giản dị đơn sơ nhất.
Sự kiện này khiến cho khách
lạ bỗng cảm thấy mình thuộc
về phần tử của gia đình trung
tâm.
Điều gây ấn tượng và ngưỡng mộ nhất nơi tôi chính là:
mặc cho mọi mức độ tàn tật
đôi khi thật trầm trọng, các
thiếu niên tàn tật mỗi ngày đương
đầu với cuộc sống cách 81
thật can đảm. Các em không phải
chỉ sống còn, nhưng thật
sự là các bậc anh hùng! Nhiều em
bị bắt buộc nằm yên trên
giường, hít thở nhờ máy móc. Nhưng
em nào cũng sống
tràn đầy cuộc sống của mình, dĩ nhiên là với sự
trợ giúp
của nhiều người khác, đặc biệt là các ”nanai - mẹ nuôi”,
chăm sóc thương yêu các em như
chính con ruột của các
bà!
Giống như các cánh hoa, mỗi đóa
đều có hương thơm và
màu sắc riêng biệt thì các em tàn
tật này cũng thế. Mỗi em
với nét tàn tật riêng vẫn ẩn chứa
tài năng thật mênh mông
bất ngờ. Nếu được tập luyện và hướng dẫn các tài năng
phát triển tối đa. Chỉ
cần nhìn các em nhảy múa, vẽ vời
hoặc nguyên sự kiện có thể tự túc trong việc ăn uống cũng
đủ thấy khả năng bao la của các em. Tôi xin giải thích.
Đối
với chúng ta là người bình
thường, thì tất cả các tác động
đều là chuyện dễ dàng. Trong khi
đối với các em tàn tật,
những gì các em thực hiện đều là
kết quả của không biết
bao nhiêu là tập luyện, đôi khi
đòi hỏi những cố gắng thật
phi thường!
Trong thời gian phục vụ tại Phi-luật-tân tôi còn may mắn
làm việc chung với nữ tu Maria
Rosa Zbicajnik cũng là bác
sĩ nơi nhà thương Payatas ở Quezon City .
Chúng tôi sát
cánh trong các công tác phục vụ
dân nghèo nơi các vùng
xa xôi hẻo lánh. Qua các
hoạt động này tôi thầm nghĩ:
- Ở Ấn Độ hay tại Phi-luật-tân
nơi đâu dân nghèo cũng có
cùng hoàn cảnh đáng thương!
Vậy thì bổn phận của chúng ta
phải làm gì để có thể giúp
cho cuộc sống của người nghèo có
thể khá hơn xứng với
nhân phẩm hơn? Tôi tự hỏi và tự trả
lời:
- Không cần làm những công việc
to tát mà chỉ cần làm tất
cả những gì chúng ta có thể làm,
cho dù xem ra nhỏ bé 82
nhất, để góp phần thoa dịu nỗi đau khổ và túng cực của
dân nghèo.
Tôi ra đi đến Phi-luật-tân với
tư tưởng đem khả năng phục
vụ các trẻ em tàn tật. Giờ đây
tôi lại cảm nghiệm rằng:
- Chính các em tàn tật mới là
người giúp đỡ tôi. Các em
dạy tôi một bài học vô cùng quý
giá.
Tôi xin trưng dẫn lời Đức Thánh
Cha Gioan Phaolô II nói về
người tàn tật để kết thúc chứng
từ:
- Người tàn tật dạy chúng ta hiểu
thế nào là Tình Yêu
cứu độ. Họ là sứ giả của một thế giới mới không
thống trị bởi sức mạnh bởi bạo lực và bởi uy hiếp
nhưng là xây dựng trên Tình Yêu,
tình liên đới và
trên sự chấp nhận lẫn nhau.
... ”Phải nói rằng: các dân ngoại
không tìm cách để được
nên công chính, thì được nên công chính, mà được nên
công chính là nhờ Đức Tin. Còn
dân Israel
tìm một luật làm
cho họ nên công chính thì lại
không đạt tới Luật đó. Tại sao
thế? Tại vì họ không tìm cách nên
công chính nhờ Đức Tin,
nhưng nhờ việc làm .. Thưa anh
em, lòng tôi những ước
mong và tôi cầu xin cho dân Do
Thái được cứu độ. Quả
thế, tôi làm chứng cho họ là họ
có lòng nhiệt thành đối với
THIÊN CHÚA, nhưng lòng nhiệt
thành đó không được sáng
suốt, họ không nhận biết rằng
chính THIÊN CHÚA làm cho
người ta nên công chính, và họ
tìm cách nên công chính tự
sức mình. Như vậy là họ không tuân theo đường lối Thiên
Chúa làm cho người ta nên công
chính. Quả thế, cứu cánh
của Lề Luật là Đức Chúa GIÊSU
KITÔ, khiến bất cứ ai TIN
đều được nên công chính”
(Thư gởi tín hữu Roma 9,30-32/10,1-4).
Trích dịch từ: (”Don Orione oggi”, Rivista mensile della
Piccola Opera della Divina
Provvidenza, Anno CV, n.2,
Febbraio 2010, trang 22-23)
Sr. Jean Berchemans Minh Nguyệt
BÀI ĐỌC THÊM
SỨ ĐIỆP CỦA ĐTC BÊNÊDICTÔ 16
NHÂN NGÀY CÁC BỆNH NHÂN 2012
thứ 20, năm nay được cử hành với
chủ đề ”Hãy đứng lên và đi; đức tin của
con đã cứu con!” (Lc 17,19).
Trong thời gian qua, ĐTC đã cho công bố
sứ
điệp của ngài để hướng dẫn suy tư
và việc cử hành Ngày này, đồng thời ngài
mời gọi các tín hữu nêu cao giá
trị của các bí tích chữa lành là bí tích
Thống
Hối hòa giải và bí tích xức dầu
bệnh nhân. Sau đây là bản dịch nguyên văn
sứ điệp của ĐTC.
Anh chị em thân mến,
Nhân dịp Ngày Thế giới các bệnh
nhân, mà chúng ta sẽ cử
hành ngày 11-2-2012, lễ kính Đức
Mẹ Lộ Đức, tôi muốn tái
biểu lộ sự gần
gũi tinh thần với tất cả các bệnh nhân đang
ở
nơi điều trị hoặc được chăm sóc trong gia đình, bày tỏ
với mỗi người mối quan tâm và
lòng quí mến của toàn thể
Giáo Hội. Khi quảng đại và yêu
thương đón nhận mỗi sinh
mạng con người, nhất là những
người yếu đuối và bệnh tật,
tín hữu Kitô biểu lộ khía cạnh
quan trọng trong chứng tá Tin
Mừng của mình, theo gương Chúa
Kitô, Đấng đã cúi mình
trên những đau khổ thể lý và tinh
thần của con người để
chữa lành họ.
1. Năm nay, là năm chuẩn bị gần cho việc cử hành trọng
thể Ngày Thế Giới các bệnh nhân
sẽ tiến hành tại Đức vào
ngày 11-2-2013 và sẽ suy tư về hình ảnh biểu tượng của
Tin Mừng về người Samaritano (Xc
Lc 10,29-37), tôi muốn
nhấn mạnh về ”các bí tích chữa
lành”, tức là Bí tích Thống
Hối và Hòa giải, và bí tích Xức
Dầu bệnh nhân, các bí tích
này được viên mãn tự nhiên trong sự Hiệp Thông
Thánh
Thể.
Cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với 10 người phong cùi,
được thuật lại trong Tin Mừng
theo thánh Luca (Xc Lc 84
17,11-19), đặc biệt là lời Chúa
nói với một người trong số
họ: ”Hãy đứng lên và đi, đức tin
của con đã cứu con!”, giúp
ta ý thức tầm quan trọng của đức
tin đối với những người
đang chịu đau khổ và bệnh tật mà đến gần Chúa. Trong
cuộc gặp gỡ Chúa, họ có thể thực
sự cảm nghiệm rằng ”ai
tin tưởng thì không bao giờ lẻ
loi!” Thực vậy, trong Con của
Ngài, Thiên Chúa không bỏ mặc
chúng ta cho những lo âu
và đau khổ
của chúng ta, nhưng Ngài gần gũi chúng ta,
giúp chúng ta chịu đựng chúng và Ngài mong ước chữa
lành tâm hồn chúng ta một cách
sâu xa (Xc Mc 2,1-12).
Đức tin của người phong cùi duy
nhất, khi thấy mình được
chữa lành, đầy kinh ngạc và vui
mừng, không như những
người khác, đã lập tức trở lại gặp Chúa Giêsu để biểu lộ
lòng biết ơn; đức tin ấy cho
chúng ta thấy rằng sức khỏe
được phục hồi là dấu chỉ một điều quí giá hơn so với sự
khỏi bệnh thể lý, là dấu chỉ ơn
cứu độ mà Thiên Chúa ban
cho chúng ta qua Chúa Kitô; điều
ấy được biểu lộ qua lời
Chúa Giêsu: ”Đức tin của con đã
cứu con”. Ai ở trong đau
khổ và bệnh tật mà kêu cầu Chúa,
thì chắc chắn tình yêu
của Chúa sẽ không bao giờ bỏ rơi
họ, và cả tình yêu của
Giáo Hội sẽ không bao giờ thiếu,
tình yêu này chính là sự
kéo dài trong thời gian công
trình cứu độ của Chúa”. Như
thế, sự lành bệnh thể xác, diễn
tả ơn cứu độ sâu xa, tỏ cho
thấy tầm quan trọng của con
người đối với Chúa, trong
toàn thể linh hồn và thân xác của
họ. Vả lại, mỗi bí tích diễn
tả và thực hiện sự gần gũi của chính Thiên Chúa, Đấng
theo một thể thức hoàn toàn nhưng
không, ”đánh động
chúng ta qua những thực tại vật
chất... mà Ngài dùng
chúng, biến chúng thành những
phương thế để chúng ta và
Ngài gặp gỡ nhau” (Bài giảng,
Thánh lễ làm phép Dầu, 1-4-
2010)
Nghĩa vụ chính yếu của Giáo Hội
chắc chắn là loan báo
Nước Thiên Chúa, ”nhưng chính
việc loan báo này phải là 85
một tiến trình chữa lành: ”..
băng bó các vết thương của
tâm hồn tan nát” (Is 61,1)”
(Ibid.). Vì thế, sự liên kết giữa
sức khỏe thể lý và sự canh tân
những sâu xé trong tâm hồn
giúp chúng ta hiểu rõ hơn ”các bí
tích chữa lành”.
2. Bí tích Thống Hối thường ở
trung tâm suy tư của các vị
Chủ Chăn trong Giáo Hội, chính vì
tầm quan trọng của bí
tích này trong hành trình đời
sống Kitô, xét vì ”toàn thể giá
trị của Sự Thống Hối hệ tại trả
lại chúng ta cho ơn thánh
của Thiên Chúa, liên kết chúng ta
với Ngài trong một tình
bạn thân mật và cao cả” (Sách
Giáo lý của Hội Thánh Công
Giáo, 1468). Giáo Hội, khi tiếp
tục loan báo ơn tha thứ và
hòa giải mà Chúa Giêsu làm vang
dội, không ngừng mời
gọi toàn thể nhân loại hãy hoán
cải và tin vào Tin Mừng.
Giáo Hội lập lại lời kêu gọi của
thánh Phaolô Tông Đồ:
”Nhân danh Chúa Kitô.. chúng tôi
là những sứ giả: qua
chúng tôi chính Thiên Chúa nhắn
nhủ. Nhân danh Chúa
Kitô, chúng tôi nài xin anh em:
hãy hòa giải với Thiên Chúa”
(2 Cr 5,20). Trong cuộc sống của
Ngài, Chúa Giêsu loan
báo và làm cho lòng từ bi của
Chúa Cha hiện diện. Ngài
đến không phải để lên án, nhưng
để tha thứ và chữa lành,
để mang lại hy vọng cả trong tình
trạng tăm tối nhất của
đau khổ và tội lỗi, để trao ban
sự sống đời đời; vì thế, trong
Bí tích Thống Hối, trong ”y dược
của phép giải tội”, kinh
nghiệm về tội lỗi không làm nảy
sinh tuyệt vọng, nhưng gặp
gỡ Đấng là Tình Thương tha thứ và
biến đổi (Xc Gioan
Phaolô 2, Tông Huấn hậu THĐGM
”Hòa giải và Thống Hối”,
31).
Thiên Chúa, ”giàu lòng xót
thương” (Ep 2,4), như người
cha trong dụ ngôn của Tin Mừng
(Xc Lc 15,11-32), không
khép kín tâm hồn đối với một
người con nào, nhưng Ngài
chờ đợi họ, tìm kiếm, tìm đến với họ
tại nơi mà sự phủ
nhận tình hiệp thông khép kín họ
trong sự cô lập và chia rẽ, kêu gọi họ
tụ tập quanh bàn ăn của Ngài,
trong vui mừng
của đại lễ tha thứ và hòa giải.
Những lúc đau khổ, khi mà
bệnh nhân dễ bị cám dỗ rơi vào tình trạng nản chí và tuyệt
vọng, có thể biến thành một thời
điểm ân phúc, giúp họ trở
về với chính mình, và như người con hoang đàng,
nghĩ lại
cuộc sống của mình, nhìn nhận
những lỗi lầm và thiếu sót,
nhớ nhung vòng tay ấp ủ của người Cha, và tái khám phá
con đường về Nhà Cha. Trong tình yêu thương bao
la,
Ngài luôn tỉnh thức canh chừng
cuộc sống chúng ta, chờ
đợi chúng ta để trao tặng cho mỗi
người con trở về cùng
Ngài hồng ân hòa giải trọn vẹn và
niềm vui mừng”.
3. Khi đọc Phúc Âm, chúng ta thấy
rõ Chúa Giêsu luôn tỏ ra
đặc biệt quan tâm tới những người
yếu đau. Không những
Ngài sai các môn đệ đi săn sóc
các vết thương (Xc Mt 10,8;
Lc 9,2; 10,9), nhưng Ngài còn
thiết lập cho họ một Bí tích
đặc biệt: bí tích Xức dầu bệnh
nhân. Thư của Thánh
Giacôbê làm chứng về sự hiện diện của cử chỉ bí tích này
trong cộng đồng Kitô
đầu tiên (Xc 5,14-16): Với việc Xức
dầu bệnh nhân, kèm theo lời cầu
nguyện của các linh mục,
toàn thể Giáo Hội phó thác các
bệnh nhân cho Chúa đã
chịu đau khổ và được vinh hiển,
để Ngài thoa dịu những cơ
cực và cứu vớt họ, Giáo Hội cũng
khuyên họ hãy kết hiệp
trong tinh thần với cuộc khổ nạn
và cái chết của Chúa Kitô,
để góp phần vào thiện ích của Dân
Chúa.
Bí tích ấy đưa
chúng ta đến chỗ chiêm ngắm hai mầu
nhiệm về Núi Cây Dầu, nơi Chúa
Giêsu đứng trước con
đường Chúa Cha đã chỉ cho Ngài,
con đường khổ nạn, cử
chỉ tột
đỉnh của tình thương, và Ngài
đã đón nhận con
đường ấy. Trong giờ thử thách đó,
Ngài là Đấng trung gian,
”mang trong mình, nhận lấy đau
thương và khổ nạn của thế
giới, biến nó thành tiếng kêu lên
Thiên Chúa, đưa đau khổ
tới trước mắt và trong tay của
Thiên Chúa, và qua đó mang
đau khổ thực sự vào thời điểm cứu
chuộc” (Lectio divina,
Cuộc gặp gỡ hàng giáo sĩ Roma,
18-2-2010). Nhưng ”Núi
Cây Dầu .. cũng là nơi từ đó Ngài
lên cùng Chúa Cha, vì
thế đó là nơi cứu chuộc... Hai
mầu nhiệm này về Núi Cây
Dầu cũng luôn luôn ”tác động”
trong dầu bí tích của Giáo
Hội.. dấu chỉ lòng nhân từ của Thiên Chúa Đấng động đến
chúng ta” (Bài giảng, Thánh Lễ
làm phép Dầu, 1-4-2010).
Trong việc Xức Dầu bệnh nhân, có
thể nói chất liệu bí tích
dầu được ban cho chúng ta ”như dược phẩm của Thiên
Chúa.. thuốc này giờ đây làm cho
chúng ta chắc chắn về
lòng từ nhân của Ngài, nó phải
củng cố và an ủi chúng ta,
nhưng đồng thời, vượt lên trên
thời kỳ bệnh tật hiện nay,
hướng chúng ta về sự chữa lành chung kết, là sự sống lại
(Xc Gc 5,14” (Ibid.).
Ngày nay Bí tích này đáng
được để ý hơn, trong suy tư
thần học, cũng như trong hoạt
động mục vụ cho các bệnh
nhân. Khi đề cao nội dung kinh nguyện phụng vụ được
thích ứng với những hoàn cảnh
khác nhau của con người
với bệnh tật, và không những vào
lúc cuối đời mà thôi (Xc
Sách Giáo Lý Công Giáo, 1514), Bí
tích Xức Dầu bệnh
nhân không thể bị coi là một bí
tích ”hạng nhỏ” so với các bí
tích khác. Sự quan tâm và chăm
sóc mục vụ cho các bệnh
nhân, một đàng là dấu chỉ sự dịu
hiền của Thiên Chúa đối
với người đang
đau khổ, và đàng khác mang lại
lợi điểm
tinh thần cho cả các LM và toàn
thể cộng đoàn Kitô, với ý
thức rằng những gì được làm cho
người bé nhỏ nhất, chính
là làm cho Chúa Giêsu” (Xc Mt
25,40).
4. Về ”các bí tích chữa lành”, thánh Augustinô
khẳng định:
”Thiên Chúa chữa lành tất cả các
bệnh tật của con”. Vì thế,
con đừng sợ: tất cả bệnh tật của con sẽ được chữa lành..
Con chỉ cần để
cho Ngài chữa lành con và đừng đẩy xa
bàn tay của Ngài” (Giải thích về
Thánh Vịnh 102,5: PL 88
36,1319-1320). Đó là những phương thế quí giá của ân
thánh Chúa, giúp các bệnh nhân
ngày càng trở nên đồng
hình dạng với Mầu Nhiệm sự chết
và phục sinh của Chúa
Kitô”. Cùng với hai Bí tích này,
tôi muốn nhấn mạnh tầm
quan trọng của Bí tích Thánh Thể.
Khi được lãnh nhận
trong lúc bệnh tật, Thánh Thể góp
phần đặc biệt vào công
trình biến đổi ấy, liên kết người
được nuôi sống bằng Mình
Máu Thánh Chúa Giêsu với hy tế
Ngài tự hiến dâng lên
Chúa Cha để cứu độ mọi người. Toàn thể cộng đoàn Giáo
Hội và nhất là các giáo xứ, hãy
quan tâm đảm bảo cơ hội
cho những người, vì lý do sức
khỏe hoặc tuổi tác, không
thể đến nơi thờ phượng, được
thường xuyên rước lễ. Như
thế những anh chị em ấy có
thể củng cố mối quan hệ
với
Chúa Kitô chịu đóng đanh và sống
lại, với cuộc sống của
họ được dâng hiến vì tình yêu
Chúa Kitô, tham dự vào sứ
mạng của chính Giáo Hội. Trong
viễn tượng ấy, điều quan
trọng là các LM phục vụ tại các nhà thương, các dưỡng
đường và tại tư gia của các bệnh
nhân, hãy cảm thấy mình
thực sự là những người phục vụ
các bệnh nhân, là dấu chỉ
và là phương tiện của lòng từ bi
Chúa Kitô, cần được biểu
lộ cho mọi người đang chịu đau
khổ (Sứ điệp nhân Ngày
Thế giới các bệnh nhân lần thứ
18, 22-11-2009).
Sự trở nên đồng hình dạng với Mầu
Nhiệm Vượt Qua của
Chúa Kitô, cũng được thực hiện qua việc rước lễ thiêng
liêng, việc làm này có một ý
nghĩa rất đặc biệt khi Thánh
Thể được ban và đón nhận như của ăn đàng. Trong thời
điểm ấy của cuộc sống, những lời
của Chúa càng âm vang
một cách quyết liệt hơn: ”Ai ăn Mình Thầy và uống Máu
Thầy thì có sự sống
đời đời và Thầy sẽ cho họ sống lại
trong ngày sau hết” (Ga 6,54).
Thực vậy, Thánh Thể, nhất
là như của
ăn đàng, theo định nghĩa của thánh Ignatio
thành Antiokia, là ”phương dược
bất tử, là thuốc chống lại
sự chết” (Thư gửi các tín hữu
Ephêsô, 20: PG 5,661), là bí 89
tích chuyển tiếp từ sự chết
đến sự sống, từ trần thế này
đến cùng Chúa Cha, Đấng chờ đợi
mọi người trong thành
5. Chủ đề sứ điệp này nhân Ngày Thế Giới các bệnh nhân
lần thứ 20, ”Hãy đứng lên và
đi, đức tin của con đã cứu
con!”, cũng liên hệ tới Năm Đức Tin sắp tới, sẽ bắt đầu từ
ngày 11-10-2012, là dịp thuận
tiện và quý giá để tái khám
phá sức mạnh và vẻ đẹp của đức
tin, để đào sâu nội dung
đức tin cũng như để làm
chứng đức tin trong đời sống
thường nhật (Xc Tông thư Porta
fidei, 11-10-2011). Tôi
muốn khuyến khích các bệnh nhân
và những người đau
khổ luôn tìm thấy một chiếc neo
chắc chắn trong đức tin,
được nuôi dưỡng bằng sự lắng nghe Lời Chúa, bằng kinh
nguyện bản thân và các bí tích,
trong khi tôi mời gọi các vị
Mục Tử ngày càng sẵn sàng cử hành
các bí tích cho các
bệnh nhân. Noi gương Vị Mục Tử Nhân Lành và trong tư
cách là những người dẫn dắt đoàn
chiên đã được ủy thác,
các linh mục hãy tràn đầy vui
mừng, ân cần đối với những
người yếu đuối nhất, những người
đơn sơ và tội nhân, biểu
lộ cho họ lòng từ bi vô biên của
Thiên Chúa với những lời
đầy hy vọng” (Xc S. AugustinNHỮNG SUY NIỆM CHÚA NHẬT 6 THƯỜNG NIÊN NĂM B
ĐỨC GIÊSU CHỮA MỘT NGƯỜI PHONG HỦI
Bài Tin Mừng đề ra cho các
độ giả một số bài học: tin tưởng
ký thác vào
Thiên Chúa; kín đáo phục vụ; bày
tỏ tâm tình tri ân…
Lm. Px. Vũ Phan long, ofm
I. NGỮ CẢNH
Tác giả đã đặt câu truyện này vào
thời gian Đức Giêsu thi
hành sứ vụ tại
Galilê. Chúng ta chỉ biết tổng quát như thế
nhờ c. 39. So sánh với hai tác
giả nhất lãm kia (Mt 8,2-4; Lc
5,12-16), chúng ta cũng thấy bối
cảnh không rõ ràng. Mỗi
tác giả đã kể lại câu truyện này theo những bận tâm thần
học của mình mà thôi. Trong TM
Mc, với mẩu truyện cuối
cùng này của ch. 1, hành động
quyền lực của Đức Giêsu
đã đạt tới
đỉnh cao nhất, vì Người chữa lành
được bệnh
phong hủi.
II. BỐ CỤC
Bản văn này có ba phần:
1) Chữa lành người phong hủi (cc.
40-42);
2) Lệnh cấm nói và trình diện tư
tế (cc. 43-44);
3) Biến cố được phổ biến và hậu
quả (c. 45).
III. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI
- người bị phong hủi (40):
Sách Lêvi đã nói đến chứng
bệnh này trong ch. 13–14: bệnh
lây lan đặc biệt nguy hiểm,
cũng là hình phạt dành cho tội
lỗi. Chính vì thế, người ta
không nói “chữa lành” nhưng là
“được thanh tẩy (làm cho
sạch)” khỏi bệnh phong hủi. Ta
hiểu được một lối chơi chữ
trên hai từ Híp-ri nâga‛
(“nó đánh”) và nega‛ (“đòn đánh”;
“vết phong hủi”; “người mắc bệnh
phong hủi”) (x. 2 V 15,5;
2 Sb 26,19-20; Is 53,4.8).
Người tôi tớ của Đức Chúa được mô tả như người phong
hủi (Is 53,3-5). Nhìn thấy Người,
dân chúng tưởng Người 3
đã phạm tội (x. G 4,7tt; 8,13tt;
2,7-8). Vị ngôn sứ không phủ
nhận nguyên nhân là tội, nhưng
đây là tội của dân.
Từ đó, ta hiểu vì sao xử lý những
ca bệnh phong hủi được
dành cho các tư tế: các vị là những nhà chuyên môn phân
biệt được các dạng bệnh, và chỉ
các vị mới đưa người đã
lành bệnh tái tháp nhập cộng đồng
dân Chúa bằng nghi lễ
thanh tẩy (x. Lv 13; 14,19; Đnl
24,8).
Tuy nhiên, nếu đúng là bệnh phong
thì người ta coi là chỉ
có Thiên Chúa mới chữa được, bởi
vì cũng giống như gọi
một người chết về lại với cuộc sống. Thiên Chúa cũng có
ban quyền chữa bệnh phong cho
những ngôn sứ lớn, như
Môsê (Ds 12,9-14; x. Xh 4,6-8) và
ngôn sứ Êlisa (2 V 5,9-
14). Vậy, người ta còn có thể chờ
đợi ai chữa bệnh phong
hủi trong tương lai, nếu không
phải là chờ đợi Đấng Mêsia
(x. Mt 11,5)?
- Người chạnh lòng thương (41)
(HL. splanchnistheis,
partic. aorist của động từ
splanchnizomai do từ ta
splanchna, lòng dạ): “bị rúng
động”; “bị chuyển động trong
lòng”.
- giơ tay đụng vào anh: Hành vi
này là tiêu biểu của một
cuộc chữa lành bằng uy quyền.
“Đụng” đây không phải là vi
phạm quy định của luật lệ Do Thái liên hệ đến sự trong
sạch, nhưng là chuyển thông sức
mạnh chữa lành.
- Người nghiêm giọng (“làm gắt”, NTT) (43): Động từ Hy
Lạp embrimaomai, “khịt khịt”
(ngựa); “phát tiếng hừ hừ do
cơn giận dữ trong lòng” (người).
Đức Giêsu cho hiểu rằng
Người vừa làm một việc ngoại lệ
là chữa bệnh công khai,
ngược lại với quyết định của Người. Do đó, Người “đuổi”
anh này đi ngay để người ta đừng
hiểu sai sứ mạng của 4
Người. Động từ embrimaomai không có từ tương
đương
trong ngôn ngữ Tây phương (TOB:
s’irritant; BJ: en le
rudoyant; NAB: warning him
sternly; Mann: sent him away
with the stern warning).
- để làm chứng cho người ta biết
(“để làm chứng trước
mặt họ”, NTT) (44): Có những
người cho rằng câu này
nhắm đến dân chúng (chẳng hạn, cha Lagrange: “pour
l’attester au peuple”). Nhưng
hiểu như thế có phần ép bản
văn. Quả thật, Đức Giêsu bảo
người phong đến trình diện
tư tế và nhắc anh phải dâng một hy lễ đúng theo
Lv 14,1-
32, nhưng theo ý nghĩa minh nhiên
của bản văn, đại danh
từ quy về các tư tế. Việc chuyển đi từ số ít sang số nhiều
được giải thích là: việc làm
chứng sẽ vượt quá cá nhân vị
tư tế chứng thực, để đến với toàn giai cấp
tư tế. Như thế,
Đức Giêsu đã giao cho anh này một sứ mạng phải thực
hiện nơi các tư tế (x. Mc 5,19):
việc chữa lành người phong
hủi là một dấu chỉ thiên sai. Vì
chiếu cố đến họ, Đức Giêsu
đã miễn chuẩn lệnh truyền về bí
mật thiên sai.
IV. Ý NGHĨA CỦA BẢN VĂN
* Chữa lành người phong hủi
(40-42)
Với bài tường thuật Đức Giêsu
chữa người phong hủi để
kết thúc ch. 1, Mc đưa hành vi
quyền lực của Đức Giêsu tới
tuyệt đỉnh. Bệnh phong được người
Do Thái coi như là một
chứng bênh đặc biệt trầm trọng. Lời khẩn cầu của người
bệnh chứng tỏ một niềm tin tưởng phi thường: “Nếu Ngài
muốn, Ngài có thể làm cho tôi
được sạch” (c. 40). Anh ta
gán cho ý muốn của Đức Giêsu một
quyền lực to lớn. Lời
khẩn cầu này cũng vừa là một
thách đố vừa chứng tỏ lối xử
sự trước đây của Đức Giêsu đã gây ra
ấn tượng nào và
thức tỉnh những niềm chờ mong
nào. Đức Giêsu hành động
như Thiên Chúa: chỉ cần Người muốn một điều là điều ấy 5
được thực hiện. Người phong
hủi được chữa lành tức
khắc.
* Lệnh cấm nói và trình diện tư
tế (43-44)
Đức Giêsu đã gửi anh đi trình
diện với các tư tế, để các vị
này ghi nhận bệnh đã lành và để
cho kẻ trước đây bị loại
trừ nay được chấp nhận vào lại
trong cộng đồng mà chia sẻ
cuộc sống và hiệp thông vào nền
phụng tự của anh em
mình. Đức Giêsu từ chối mọi thứ
quảng cáo ầm ĩ và cấm
người đã khỏi bệnh nói về chuyện
mình được chữa khỏi.
* Biến cố được phổ biến và hậu
quả (45)
Tuy nhiên, anh này không tuân
theo lệnh của Đức Giêsu,
anh đã rao truyền khắp nơi những
gì đã xảy ra cho anh. Do
đó, danh tiếng của Đức Giêsu càng
lan rộng hơn nữa và
tiếp tục làm gia tăng lòng tin
tưởng vào Người: dân chúng
từ khắp nơi tuôn đến với Người.
Thật ra, các hành vi quyền
lực của Đức Giêsu không có ý
nghĩa tối hậu nơi sự kiện là
có người bệnh nào đó được khỏi. Ý
nghĩa của các hành vi
đó là cho thấy rõ ràng quyền lực
cao vời của Thiên Chúa,
thấy rằng Triều Đại Thiên Chúa đang
đến gần, để mọi
người có thể tin vào Người.
D Kết luận
Chữa bệnh phong hủi là một dấu
chỉ thiên sai. Mục tiêu Mc
nhắm là cho thấy Đức Giêsu
đến loan báo Tin Mừng về
Nước Thiên Chúa, làm chứng về
quyền chúa tể của Thiên
Chúa đang tìm cách cứ độ con
người. Tuy nhiên, ơn cứu
độ Người hứa ban không phải là
một ơn cứu độ phi nhân,
trái lại được gửi đến cho trọn
vẹn con người. Thiên Chúa
đã làm điều
đó nơi Đức Giêsu, Đấng có một trái tim biết
thương cảm.
V. GỢI Ý SUY NIỆM
1. Như người bệnh của bài Tin
Mừng, chúng ta được lưu ý:
không ép buộc Thiên Chúa luôn
luôn phải sẵn sàng trợ giúp
chúng ta và theo cách chúng ta
quy định. Chúng ta cứ bày
tỏ với Ngài tình cảnh khốn cùng của chúng ta,
rồi để Ngài
định liệu : “Nếu Ngài muốn”.
2. “Người phong cùi này cung cấp
cho chúng ta một lời
khuyên rất tốt về cách cầu
nguyện. Anh không nghi ngờ ý
muốn của Chúa, y như thể anh
không muốn tin vào sự tốt
lành của Người. Khi nói rằng nếu
muốn, Chúa có thể thanh
tẩy anh, anh khẳng định quyền lực
ấy thuộc về Chúa, đồng
thời khẳng định đức tin của anh…
Nếu đức tin yếu, đức tin
trước tiên phải được củng cố. Chỉ
khi đó đức tin mới cho
thấy tất cả quyền lực của mình là
đạt được việc chữa lành
tâm hồn và than xác.
Có lẽ Tông Đồ Phêrô đã nói đến
đức tin đó khi bảo: “Người
đã dùng đức tin để thanh tẩy lòng
họ” (Cv 15,9)… Đức tin
tinh tuyền, được sống trong tình
yêu, được duy trì nhờ sự
nhẫn nại, kiên nhẫn trong chờ
đợi, khiêm nhường cách
khẳng định mình, cương quyết trong niềm tin
tưởng, đầy
trọng kính trong lời cầu nguyện
và đầy khôn ngoan trong
những gì cầu xin, đức tin này chắc chắn trong mọi hoàn
cảnh được nghe lời này của Chúa: ‘Tôi muốn’”
(Thánh
Paschase Radbert (?-khoảng 849),
đan sĩ Biển đức).
3. Chúng ta học nơi Đức Giêsu sự
kín đáo trong việc phục
vụ. Như Đức Giêsu, người Kitô hữu
phục vụ, cứu chữa, vì
lòng mình cảm thương sâu sắc nỗi
khốn cùng của anh chị
em mình, chứ không phải để chứng
tỏ bản thân. Người Kitô
hữu phục vụ vì lòng chan hòa bác
ái, chứ không phải vì
thiếu thốn (đi tìm sự nể trọng
của người khác).
4. Hôm nay, chúng ta cũng học nơi
người phong thái độ
mau mắn đi làm chứng để bày tỏ
lòng biết ơn đối với Thiên
Chúa, Đấng
đang liên tục ban muôn vàn ân sủng cho
chúng ta. Muốn vậy, cần phải ý
thức chúng ta đã và đang
nhận được những ân huệ lớn lao
nào.
Lm. Px. Vũ Phan long, ofm
"Sạch" và "dơ" (Mc 1, 40)
Lm. Carôlô Hồ Bặc Xái
I. DẪN VÀO THÁNH LỄ
Anh chị em thân mến
Trong cuộc sống chung với mọi
người, chúng ta nhận thấy
có một số người bị người khác
khinh bỉ lánh xa; có khi
chính chúng ta cũng bị xa lánh
như thế. Tại sao? Lời Chúa
hôm nay sẽ dạy rõ cho chúng ta về vấn đề này. Chúng ta
hãy chăm chú lắng nghe Lời Chúa
và xin Chúa giúp chúng
ta sống theo lời Ngài dạy.
II. GỢI Ý SÁM HỐI
•
Tội lỗi làm cho tâm hồn chúng ta ra nhơ
uế, không
xứng đáng
đến với Chúa. Chúng ta hãy thành tâm
sám hối tội lỗi và xin Chúa tẩy
sạch tâm hồn chúng ta.
• Nhiều lần chúng ta tự làm
nhơ uế đầu óc mình bằng
những sách báo, phim ảnh
đồi truỵ và những câu
chuyện khiếm nhã.
• Chúng ta cũng làm nhơ uế trái
tim mình do cách sống
ích kỷ và giận hờn ganh ghét.
III. LỜI CHÚA
1. Bài đọc I (Lv 13, 1-2. 45-46)
Ðoạn này là một phần của sách
Lêvi được các chuyên viên
gọi là "Luật về sự tinh sạch". Ðoạn này đề cập
riêng về
bệnh cùi. Nhưng quan niệm về
"bệnh cùi" không giống với
quan niệm ngày nay:
Tất cả những hiện tượng về da
liễu (ung nhọt, da đổi màu
hoặc bóng láng) đều bị gọi là
"cùi". Người ta còn nghĩ rằng
bệnh cùi rất lây, cho nên sách
Lêvi buộc những người mắc
bệnh ấy phải ở riêng.
Hơn nữa, người ta còn nghĩ bệnh này có liên hệ đến tôn
giáo: trong quan niệm chung rằng
bệnh tật là hình phạt của
tội lỗi, và bệnh cùi là thứ bệnh
nặng nhất, người thời đó cho
kẻ mắc bệnh cùi đã phạm tội rất
nặng. Do đó người bắt đầu
bị cùi phải đến trình diện với
tư tế, và sau này "nếu" khỏi
bệnh thì cũng phải được tư tế xác nhận. Thực ra, đó chỉ là
một chữ "nếu" to tướng,
vì người ta đều coi cùi là một
chứng nan y không thể nào khỏi,
trừ khi chính Thiên Chúa
ra tay cứu chữa.
Vì vậy, người nào cứu chữa được
bệnh cùi, như Êlisê và
Ðức Giêsu, thì chứng tỏ người ấy
có uy quyền đặc biệt do
Thiên Chúa ban.
2. Ðáp ca (Tv 31)
Ca tụng sự tha thứ của Thiên Chúa và hạnh phúc của
người được tha thứ.
3. Bài đọc II (1 Cr 10, 31--11, 1)
Ðoạn thư này tuy không đề cập đến bệnh cùi, nhưng cũng
chung một vấn đề, đó là
"sạch và dơ". Người Do Thái thời
thánh Phaolô cũng còn phân biệt
những thức ăn "sạch" và
thức ăn "dơ". Thánh
Phaolô đả phá sự phân biệt đó. Ðiều
quan trọng không phải là cân nhắc
thức ăn nào sạch hay 9
dơ, mà là dù khi ăn, dù khi uống,
dù khi làm bất cứ việc gì
khác thì đều phải có ý làm cho
sáng danh Chúa.
4. Tin Mừng (Mc 1, 40-45)
Như đã nói trong phần giải thích
bài đọc I, người Do Thái
coi bệnh cùi là a/ chứng nan y
chỉ có Thiên Chúa mới chữa
khỏi; b/ chứng bệnh rất hay lây;
c/ có liên hệ đến tội lỗi.
Người cùi trong bài Tin Mừng này
nói với Ðức Giêsu "Nếu
Ngài muốn, Ngài có thể khiến tôi
nên sạch". Ðiều này
chứng tỏ anh tin rằng Ðức Giêsu
là người của Thiên Chúa.
Ðức Giêsu đưa tay đặt trên người
ấy: chứng tỏ Ngài không
sợ lây bệnh, nhất là Ngài không
ghê tởm kẻ mắc bệnh cùi.
Ngài chữa bệnh một cách rất nhanh
chóng và dễ dàng:
chứng tỏ Ngài có uy quyền đặc
biệt của Thiên Chúa.
IV. GỢI Ý GIẢNG
* 1. Thứ bệnh "cùi" nguy hiểm hơn
Những kiến thức y khoa ngày nay
giúp chúng ta không còn
quá sợ bệnh cùi Hansen nữa.
Nhưng chúng ta phải cảnh giác với
một thứ bệnh cùi đặc
biệt với những nét mà bài Tin
Mừng hôm nay mô tả: Ðó là
một thứ tội thực sự làm cho tâm hồn con người ra nhơ
uế,
lại có sức truyền nhiễm rất mạnh,
và do đó
đáng bị mọi
người xa lánh.
Tội "cùi" ấy là gì? Là
tội có những ý nghĩ xấu và tội loan
truyền những ý nghĩ xấu ấy.
Ebba de Pauli trong quyển
"Vị ẩn sĩ" đã mô tả một người
cùi như thế: Ðó là một bà trung
lưu và có thể nói là "đạo
đức". Bà không phải bận bịu
với việc sinh nhai, bà có nhiều
giờ để đi nhà thờ đọc kinh
dự lễ, và vẫn còn nhiều giờ để
tìm nói chuyện với người này
người nọ. Nhưng bà không
hiểu tại sao người ta cứ muốn xa
lánh bà. Một nhóm người
đang trò chuyện với nhau vui vẻ
nhưng khi vừa thấy bóng
dáng bà thì mọi người đều im bặt.
Có người vừa thấy bà xa
xa thì đã lẫn đi nơi khác. Bà đến
hỏi ý kiến với Vị Ẩn Sĩ.
Sau khi hỏi bà một số chi tiết,
Vị Ẩn Sĩ kết luận:
- Sở dĩ người ta xa lánh bà vì họ
coi bà là một con rắn
độc!
- Nhưng sao họ coi tôi là rắn
độc?
- Vì trong đầu óc bà đầy những ý
tưởng độc hại, như
nghĩ xấu về người khác, hằn học, đố kỵ,
bi quan...
Nghe bà nói, người ta cảm thấy
tâm hồn mình chùn
xuống, cuộc sống mình buồn thảm
hơn.
- Vậy xin ngài chỉ cho tôi phải
làm sao.
Vị Ẩn Sĩ khuyên bà thay đổi cách suy nghĩ và cách giao
tiếp:
- từ nay hãy nuôi trong đầu mình
những ý tưởng tốt lành;
khi nói chuyện với người khác,
hãy chia xẻ những ý nghĩ tốt
lành ấy, rồi mọi sự sẽ khá hơn.
Bà này làm theo. Và kết quả đúng
như Vị Ẩn Sĩ tiên báo.
* 2. Những "con hủi"
Hoàn cảnh đáng thương của người
cùi trong bài Tin Mừng
hôm nay không phải vì anh mắc một
chứng bệnh ô uế và
hay lây, vì thực ra nếu xét theo
y khoa bây giờ thì bệnh anh
không đến nỗi như thế. Anh đáng
thương vì người ta nghĩ
anh như thế nên ghê tởm và xa
lánh anh.
Có nhiều người tuy không
"cùi" nhưng vẫn bị coi là "con
hủi" do bị mọi người khinh
tởm tránh xa.
Nhưng Ðức Giêsu thì không. Ngài
rất thương và rất gần gũi
với những "con hủi" ấy,
chẳng hạn những người thu thuế,
đĩ điếm, trộm cắp v. v.
* 3. Nỗi khổ bị xua đuổi
Bệnh cùi là một bệnh khủng khiếp.
Tuy nhiên nó không
khủng khiếp bằng nỗi khổ bị xua đuổi. Có thể nói, đau khổ
lớn nhất của con là bị người khác
xua đuổi, vì sự xua đuổi
khiến người ta cảm thấy cô đơn, thấy mình không còn
phẩm giá gì nữa, thậm chí nó còn
khiến người ta nổi loạn.
Trẻ con mà bị cha mẹ xua đuổi thì
kể như chết. Người lớn
thì sợ bị xua
đuổi còn hơn phải chịu tất cả
mọi đau khổ
khác dồn lại. Vết thương làm
người tàn tật đau đớn nhất
không phải là chứng bệnh thể xác
hay tinh thần người đó
đang mắc phải, mà là bị người
khác xa lánh.
Người cùi đến với Ðức Giêsu trong bài Tin Mừng này là
một người bị xua đuổi. Vì cùi,
anh không được sống chung
với người khác trong xã hội. Anh
phải tránh không để cho
người khác chạm tới mình. Hơn nữa
vì người ta coi người
cùi là kẻ tội lỗi bị Chúa phạt, nên anh còn thêm mặc
cảm
mình bị chính Thiên Chúa xua đuổi
nữa.
Ðiểm hay trong chuyện này không
phải là việc Ðức Giêsu
chữa anh này khỏi bệnh cùi, mà là
cách Ngài đối xử với
anh. Khi thấy anh đến gần mình, Ngài không xua đuổi,
nhưng để anh đến. Chẳng những thế
Ngài còn giơ tay đụng
vào anh. Bằng cử chỉ giơ tay đụng
vào anh như thế, Ðức
Giêsu tỏ dấu hoan nghênh anh, đón nhận anh. Và thái độ
hoan nghênh đón nhận đó đã chữa
anh khỏi mặc cảm và
nỗi đau bị xua
đuổi. Cho nên có thể nói, trước khi chữa
bệnh thể xác cho anh, Ngài đã
chữa lành tinh thần của anh.
Khi ta xua đuổi ai thì ta cũng
coi người đó là cùi mặc dù có
lẽ ta không ý thức rõ như thế. Ta
có thể xua đuổi người
khác bằng nhiều cách tuy nhỏ
nhưng tế nhị, như giọng nói
thế nào đó, một cách nhìn thế nào
đó v. v. Ðó là những mũi
kim đâm rất nhỏ nhưng gây đau đớn
rất lâu. (Viết theo Flor
Mc Carthy)
* 4. Bệnh phong cùi
Một vụ nổ đã làm cho chú bé bảy tuổi bị phỏng nặng ở
đôi
chân, đến nỗi các bác sĩ đã
nghĩ rằng cần phải cưa chúng.
Người ta nói với mẹ cậu: "Thằng Glenn của chị sắp thành
kẻ tàn phế suốt đời đấy".
Thế mà hai năm sau với niềm tin
mạnh mẽ, cậu đã rời bỏ
cặp nạng, chẳng những đi bộ mà
cậu còn chạy được nữa.
Dù chạy không nhanh lắm, nhưng
vẫn chạy được.
Cuối cùng, cậu thi đậu đại học.
Môn ngoại khoa của cậu là
chạy đua. Quả thật, cậu đã làm cho mọi người phải kinh
ngạc. Cậu lần lượt phá kỷ lục ở
liên đại học.
Thi đại hội Olympic Berlin, chẳng
những cậu được đánh giá
là vận động viên xuất sắc môn
chạy 1500 mét, mà cậu còn
phá kỷ lục Olympic về môn này.
Với niềm tin vào khả năng của chính mình, cậu bé tưởng
chừng như một phế nhân, đã trở
thành vận động viên chạy
nhanh nhất thế giới. Với niềm tin
vào quyền năng của Thiên
Chúa, người phong cùi tưởng chừng
như suốt đời sống
trong căn bệnh ghê tởm nhất, đã
trở nên lành sạch.
Ðối với người Do thái, kẻ mắc bệnh phong cùi bị coi như
Thiên Chúa chúc dữ và
xã hội loại bỏ. Không được tham
dự nghi lễ trong hội đường. Họ là
thành phần tội lỗi, phải
sống thành từng nhóm nơi mồ mả,
phải la lên "ô uế" để mọi
người tránh xa. Ai trò chuyện với
họ là phạm luật. Trong
hoàn cảnh bi đát ấy, người phong
cùi đã hết lòng tin tưởng
quyền năng của Ðức Giêsu, nên anh
đã quỳ xuống van xin:
"Nếu Người muốn, Người có
thể khiến tôi nên sạch" (Mc. 1,
40).
Thấy lòng tin của anh, Ðức
Giêsu động lòng thương, giơ
tay đặt trên người ấy và nói:
"Ta muốn, anh hãy khỏi bệnh"
(Mc. 1, 41). Chạm đến người phong cùi, Ðức Giêsu đã
phạm luật, khiến người ta khó
chịu. Người muốn thay đổi
những lệch lạc trong luật. Qua
việc đặt tay của Ðức Giêsu,
con người được tiếp xúc thần tính
của Người, nhờ đó được
nhận lãnh ân sủng là sức sống của
Người. Chính vì thế mà
bệnh phong biến mất và anh ta
được sạch.
M. Carré có nói: "Sống trong
một thế giới đầy đau khổ
trước mắt, thì chúng ta phải là
những nhà chuyên môn của
niềm tin tưởng cậy trông".
Vâng, trong lúc đau đớn tột cùng
nơi thân xác vì bị vi trùng Hansen
gặm nhắm rúc rỉa; trong
lúc tâm hồn tan nát vì bị mọi
người kinh tởm xa cách, chính
trong lúc đau khổ ngút ngàn ấy
người phong cùi lại hoàn
toàn tin tưởng vào quyền năng của
Thiên Chúa và trọn vẹn
phó thác cho tình yêu của Người.
Vì thế Ðức Giêsu chỉ còn biết
rộng rãi trao ban tình yêu của
Người, để làm phát sinh một hiệu
quả vô cùng diệu kỳ là
cho anh lành sạch cả thể xác lẫn
tâm hồn. G. Bossis viết:
"Hãy tin và tin nhiều hơn
nữa cho đến khi xảy ra phép lạ".
Bí quyết trở nên hùng cường của
nước Mỹ được in trên
đồng tiền của họ, đó là câu:
"In God we trust" (Chúng tôi tin
vào Thiên Chúa). Thánh Phanxicô
Salêsiô nói: "Chúng ta
sẽ an toàn vượt qua giông tố, bao
lâu niềm tin của chúng ta
còn gắn chặt vào Thiên
Chúa".
Lạy Chúa, trong cơn đau khổ cùng
quẫn, chúng con vẫn tin
tưởng nơi Người, chỉ một mình Người thôi. Trong bóng
đêm cô đơn trống vắng, chúng con vẫn cậy trông nơi
Người; tất cả nơi Người.
Xin cho chúng con nhận ra quyền
năng và tình yêu của
Chúa trong cuộc đời chúng con.
Xin thương chữa lành mọi
bệnh tật xác hồn chúng con.
Amen. (Thiên Phúc, "Như
Thầy đã yêu")
* 5. Chạm vào
Nhiều người chúng ta sợ chạm vào
người khác. Thà cho
người ăn mày một vài xu, nhưng
đừng để người ấy chạm
tới mình. Ðức Giêsu thì khác.
Ngài không đứng xa, không
ngại chạm vào. Ngài chạm vào
những người cùi, những
người tội lỗi, những người bệnh
tật, và cả những người
chết. Những cái chạm thân ái làm
cho lòng người đang
lạnh giá được ấm lại và những cõi
lòng buồn sầu được vui
mừng sung sướng.
Lạy Chúa, xin cho con một trái
tim ấm áp và một đôi tay dịu
dàng. (Flor Mc Carthy)
* 6. Chúa chạm vào
Người phong cùi nói với Ðức
Giêsu: "Thưa Ngài, nếu Ngài
muốn, Ngài có thể làm cho
tôi được sạch". Ðức Giêsu
chạnh lòng thương đưa tay
đụng vào anh và bảo "Tôi
muốn, anh hãy được sạch"
Mẫu đối thoại ngắn này gợi cho
tôi nhiều ý tưởng:
Xét về mặt thiêng liêng thì ai cũng đều
"cùi" vì ai cũng có
tội. "Nếu Ngài muốn":
Ðức Giêsu có muốn cho chúng ta hết
"cùi" thiêng liêng
không? Dĩ nhiên là muốn, rất muốn, vì
Ðức Giêsu đến trần gian là để rửa
sách tội lỗi cho loài
người. Bởi vậy Ngài đã trả lời
cho người cùi: "Tôi muốn"
Người cùi trong bài Tin Mừng được
sạch nhờ Ðức Giêsu
đụng tay vào anh. Chúng ta ngày
nay không chỉ được Ðức
Giêsu đụng tay vào, mà còn được
rước Chúa vào trong cơ
thể chúng ta mỗi khi chúng ta
rước lễ.
7. Ý nghĩa việc làm của Ðức Giêsu
Các sách Tin Mừng trình bày Ðức
Giêsu luôn làm hai việc:
chữa bệnh và rao giảng Tin Mừng.
Hai việc này không
riêng rẻ nhưng song song nhau và
hỗ trợ cho nhau. Nói
cách khác, Ðức Giêsu không rao
giảng suông, mà vừa
rao
giảng vừa chữa bệnh. Việc chữa
bệnh hỗ trợ cho việc rao
giảng. Ta cũng có thể nói: chữa
bệnh là một cách rao giảng
Tin Mừng.
Người cùi trong bài Tin Mừng hôm
nay chẳng những được
chữa bệnh mà còn được
đón nhận Tin Mừng. Chẳng
những thế, sau khi khỏi bệnh,
chính anh lại trở thành kẻ
loan báo Tin Mừng: "Ði khỏi
nơi đó, người ấy liền cao rao
và loan truyền tin đó... và người ta từ khắp nơi tuôn đến
cùng Người".
Lm. Carôlô Hồ Bặc Xái
HÃY ĐƯỢC LÀNH
Chủ đề: "Dù tình trạng
bi đát
đến mức nào, Chúa Giêsu vẫn có thể hoán
chuyển thành tốt hơn, miễn là ta
biết tin vào Ngài"
Lm. Mark Link, SJ
Năm 1981, nhạc sĩ vĩ cầm
người anh, Peter Cropper được
mời đến Phần Lan trình diễn một
buổi hoà nhạc đặc biệt. Vì
lòng ngưỡng mộ biệt tài của
Peter, Viện Hàn Lâm âm nhạc
hoàng gia đã biếu ông chiếc vĩ cầm vô giá tên là
Stradivarius được chế
tạo cách đó 285 năm, để ông sử
dụng trong các buổi hoà nhạc.
Chiếc nhạc cụ quí hiếm này
mang tên nhà chế tạo vĩ
cầm người Ý Antonio Stradivari.
Nó được cấu tạo bằng 80 phiến gỗ
đặc biệt với 30 lớp sơn
bóng cũng đặc biệt. Âm thanh phát
ra hết sức rõ ràng, du
dương. Nhưng khi Peter Cropper
đến Phần Lan, một cơn
ác mộng khinh khiếp không thể tin
được đã xảy ra. Vì khi
bước lên sân khấu trình diễn,
Peter bỗng trợt chân ngã
xuống, làm chiếc vĩ cầm bị
vỡ tan thành từng mảnh! thế là
Peter trở về Luân
Đôn tâm trí khủng hoảng cực độ.
Một
người chuyên sửa đàn dày dạn Kinh
nghiệm tên là Charler
Beare tình nguyện cố gắng hết sức
phục hồi chiếc đàn cho
Peter. Charler miệt mài làm việc
ngày đêm với chiếc đàn
vỡ. Thế rồi cuối cùng ông đã lắp ráp
được toàn bộ các
mảnh vỡ lại để làm thành chiếc
đàn nguyên vẹn như trước.
Và giây phút thử nghiệm hồi hộp
đã đến, mọi người đều nín
thở chờ xem âm thanh tiếng đàn
phát ra. Beare trao chiếc
vĩ cầm cho Peter Người nhạc sĩ vĩ cầm
vô cùng hồi hộp
cầm chiếc đàn lên bắt đầu chơi
nhạc… Tất cả mọi người có
mặt ở đấy không dám tin vào tai
mình, bởi vì chẳng những
âm thanh của chiếc vĩ cầm vẫn
tuyệt hảo như xưa mà xem
ra hiện giờ còn xuất sắc hơn
trước khi nó bị vỡ nữa!
Những tháng sau đó, Cropper
đã mang chiếc vĩ cầm đi
trình diễn vòng quanh thế giới.
Và hằng đêm, chiếc vĩ cầm 18
mà mọi người nghĩ rằng sẽ vĩnh
viễn bị hư phế đó đã mang
lại cho Crroper biết bao lời hoan
hô nồng nhiệt từ đám thính
giả.
Câu chuyện về chiếc vĩ cầm trên
là một hỉnh ảnh tuyệt hảo
diễn ý những gì đã xảy ra cho
người bị phong cùi trong bài
Phúc Âm hôm nay. Thời xưa, không
hình ảnh nào ghê tởm
bằng hình ảnh người bệnh cùi. Ai ai
cũng sợ bị anh ta lây
bệnh. Đời sống của người bệnh cùi chẳng khác gì
cuộc
sống địa ngục. Người khác lấy làm gớm ghiếc anh
ta đã
dành, mà chính anh ta cũng kinh
tởm chính mình nữa.
Thánh vịnh 31 đã mô tả tình trạng
thê thảm của anh như
sau; "Những kẻ tôi quen biết
đều sợ hãi tôi, trông thấy tôi
ngoài đường là họ lánh xa… Tôi
chả khác nào đồ vật phế
thải" (Tv 31: 11-12). Thế mà
đối với người phung cùi bị đát
như vậy, Chúa Giêsu vẫn giơ đôi tay trìu mến của
Ngài
chạm vào và chữa cho anh ta lành
bệnh.
Câu chuyện người phung cùi và câu
chuyện chiếc vĩ cầm
chứa đựng một sứ điệp quan trọng
đối với tất cả chúng ta.
Chúng cho ta thấy những điều vẫn
thường xuyên xảy đến
trong cuộc đời chúng ta. Chẳng
hạn một biến cố cực kỳ bi
đát nào đó như; một người thân
mình qua đời, bạn bè phản
bội mình, tại nạn xẩy tới làm con
mình tàn tật, cha mình
mất sở làm, mẹ mình nghiện rượu…
khi sự bất hạnh ấy
chụp lên đầu chúng ta, lòng chúng
ta đầy đớn đau, lo lắng,
giống như người bệnh cùi lúc bị
vướng bệnh, chúng ta cảm
thấy cõi lòng tan nát, và giống
như Peter khi đánh vỡ chiếc
vĩ cầm, chúng ta cũng bị rơi vào tâm trạng hết sức khủng
hoảng.
Vậy hai câu chuyện trên dạy chúng
ta điều gì khi lâm phải
những hoàn cảnh bi đát tương tự
như thế? Chúng cho ta
thấy không có hoàn cảnh bi đát
nào khủng khiếp đến mức 19
ta không thể vượt qua
được. Không một tai hoạ nào tàn
khốc đến mức không thể phục hồi
được. Dầu cho rủi ro tàn
phá đến mức nào
đi nữa, chúng ta vẫn có thể nhặt lên
những mãnh vụn và bắt đầu khiến
tạo lại thành một hình
dạng mới. Bất cứ khi nào chúng ta
nghĩ rằng đời mình kể
như vĩnh viễn tàn lụi, hư hỏng, chúng ta chỉ cần quay nhìn
về Chúa
Giêsu, Ngài có thể
chữa lành cuộc đời tan vỡ
chúng ta, giống như người
sửa đàn tài hoa đã sửa chữa
chiếc vĩ cầm bể nát nọ. Và Chúa Giêsu còn làm được hơn
thế. Ngài có thể biến một cuộc
đời tan nát thành tốt hơn,
đẹp hơn trước đó nữa.
Cách đây nhiều năm một vụ nổ đã
làm một chú bé bảy tuổi
bị phỏng nặng ở chân
đến nỗi các bác sĩ nghĩ rằng cần
phải cưa chân đi. Một người bạn
nói với mẹ cậu bé: "Chị
nên chuẩn bị đón nhận điều này,
thằng Glenn của chị sắp
sửa thành kẻ tàn phế suốt đời
đấy!" thế mà hai năm sau,
cậu bé đã rời bỏ cặp nạng, chẳng
những Glenn đi bộ được,
cậu ta còn chạy được nữa, dù chạy không nhanh lắm,
những dầu sao cậu ta vẫn
chạy được, cuối cùng, Glenn
vào được đại học. Hoạt động ngoại
khóa của cậu là môn
chạy đua, giờ đây cậu chạy không phải để chứng tỏ cho
thấy thiên hạ đã lầm, mà chẳng là
vì cậu có năng khiếu về
môn này. Các kỷ lục liên đại học chẳng bao lâu bị đôi chân
thoăn thoắt của cậu phá vỡ.
Thế rồi kỳ Đại hội Ôlympic
động viên xuất sắc môn chạy 1500
mét mà cậu còn phá kỷ
lục Olympic về môn này. Năm sau,
Glenn Cunningham lại
phá vỡ kỷ lục môn chạy dưới vòm
có mái che.
Cậu bé mà người ta từng cho là sẽ
trở thành một phế nhân,
nay đã trở thành vận động viên
chạy chay nhanh nhất thế
giới. Cậu bé mà cuộc đời tan vỡ
vì vụ nổ kinh khiếp đã trở
nên mạnh mẽ hơn cả khi biến cố bi
đát ấy chưa xảy ra. 20
Thánh Phaolô tóm tắt sứ điệp chứa
đựng trong các bài đọc
hôm nay qua những lời thơ gởi tín hữu Corintô như sau:
"Chúng tôi, thường bị âu sầu
nhưng không bị đè bẹp, thỉnh
thoảng bị rơi vào ngờ vực nhưng
không bao giờ tuyệt vọng.
Và dầu nhiều lần bị ngược đãi,
nhưng chúng tôi vẫn không
bị tiêu diệt… vì lý do này, chúng
tôi chẳng bao giờ ngã
lòng" (2 Cr 4: 8-9, 16).
Và trong thư gởi tín hữu Roma thánh Phaolô có nói;
"Chúng tôi biết rằng Thiên
Chúa làm cho mọi sự trở nên tốt
đẹp cho những kẻ yêu mến
Ngài" (Rm 8:28)
Đây chính là "Tin Mừng"
ẩn chứa trong các bài đọc Thánh
Kinh hôm nay. Những bài đọc này
dạy ta biết rằng dù ta có
gặp tai nạn thảm khốc đến mức
nào, chúng ta cũng vẫn có
thể được chữa lành- giống như
trường hợp chiếc vĩ cầm
quí giá nọ. Những bài đọc dạy ta
rằng bất cứ bệnh tật nào
dù thê lương đến đâu xảy đến cho
chúng ta như bệnh cùi
chẳng hạn, chúng ta vẫn có thể
được chữa lành dù sự kiện
bi đát nào ụp xuống trên ta giống
trường hợp xảy đến cho
Glenn, chúng ta cũng vẫn có thể
hoàn toàn phục hồi như
cậu ta. Những bài đọc còn dạy
chúng ta thêm điều này. Dù
Chúa Giêsu có thể không chọn
phương cách phục hồi toàn
vẹn đời sống cho chúng ta, Ngài vẫn có thể dùng
nghịch
cảnh để biến đổi chúng ta trở nên
tốt đẹp và có giá trị hơn
trước.
Chúng ta hãy kết thúc bằng lời
cầu nguyện được tìm thấy
trong túi một chiến binh tử trận.
"Tôi đã cầu xin được khoẻ
mạnh để làm nên những vịêc vĩ
đại, thế mà Ngài lại bắt tôi yếu
đuối để tôi có thể làm những
điều tốt đẹp hơn. Tôi cầu xin
được giàu có để sống hạnh
phúc, thế mà ngài lại để tôi
nghèo khổ hầu tôi được khôn
ngoan hơn… Tôi cầu xin nắm được
quyền cao chức trọng
để được mọi người tán dương, thế
mà tôi vẫn phải chịu
cảnh thấp hèn để tôi cảm thấy cần
đến Chúa…
Tôi chẳng nhận được điều gì tôi
cầu xin, nhưng tôi lại nhận
được mọi điều tôi hy vọng. Mọi
lời cầu xin không thốt ra lời
lại được đáp trả hầu như ngoài dự
tính của tôi. Và như thế
tôi được liệt vào số những người được Chúa chúc phúc
nhiều nhất"…
Lm. Mark Link, SJ
CHÚA CHỮA NGƯỜI PHONG CÙI
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi, CSsR
Xưa nay, bệnh phong cùi vẫn làm
cho người khác e sợ,
lánh xa.Dù rằng, ngày nay y khoa
không còn bó tay trước
bệnh phong cùi mà lúc xưa nhân
loại xếp vào loại bệnh nan
y…Bệnh phong vào thời Chúa Giêsu
vẫn bị xếp vào loại
bệnh bất trị, ai cũng phải tránh
xa người bị phong cùi và
người mắc bệnh phong đi đâu cũng
phải la to lên:” Ô uế ! Ô
uế “ ( Lv 13, 45-46 ).
Bệnh phong cùi xem ra là một hình
phạt của Thiên Chúa
theo quan niệm của người Do Thai.
Vâng, người Do Thái
cho rằng những người mắc bệnh
phong cùi là những người
bị Thiên Chúa chúc dữ và xã hội
loại trừ. Họ bị liệt vào
thành phần tội lỗi và không được
tham dự bất cứ nghi lễ gì
trong các hội đường. Họ phải sống
xa xã hội và sống thành
từng nhóm nơi các mồ mả,nơi thâm
sâu cùng cốc. Họ phải
la lên “nhơ bẩn, nhơ bẩn “ để mọi
người nghe mà tránh xa.
Do đó, chúng ta thấy hoàn cảnh của một người
bị bệnh
phong hủi hôm nay trong Tin Mừng
của thánh Marcô. Vâng,
người bị bệnh phong cùi trong Tin Mừng hôm nay có tư
cách khá đặc biệt. Anh không mặc cảm, không la to như
mọi khi, nhưng anh tự ý đến gặp
Chúa Giêsu, và khi đến
trước mặt Ngài, anh ta quỳ xuống
van xin rằng :” Nếu Ngài
muốn, Ngài có thể làm cho tôi
được sạch “ ( Mc 1, 40 ). Anh
cùi nại vào lòng thương xót của
Chúa. Anh ta không dám
xin, nhưng để quyền tự do của
Chúa, chữa hay không chữa
tùy ý Ngài…Anh phó thác hoàn toàn
vào Chúa. Anh tin
tưởng và hết sức muốn Chúa chữa
bệnh cho anh. Nên,
chính sự đơn sơ, phó thác và tin
mãnh liệt vào Chúa đã
khiến Chúa chạnh lòng thương, cứu
vớt, chữa lành cho
anh. Lòng tin đã giúp anh :” Tôi
muốn, anh sạch đi “ ( Mc
1,42 ). Phép Chúa Giêsu làm cho
anh phong cùi phát xuất
từ lòng tin của anh và từ quyền
năng của Thiên Chúa.
Chúa Giêsu đã chạm vào người
phong, một cử chỉ không
được phép vì phạm luật. Nhưng
Chúa vẫn làm bất chấp
luật lệ Do Thái. Chúa Giêsu muốn
đánh đổ những lệch lạc
của người Do Thái liên quan đến
lề luật. Chúa đặt tay trên
người cùi khiến họ được tiếp xúc
với Con- Người- Chúa-
của- Chúa, nhờ đó con người được
lãnh nhận ân sủng từ
nơi Người. Do đó, bệnh phong biến mất và anh ta được
lành sạch.
Người phong cùi trong lúc thất
vọng vì mang một căn bệnh
quái ác, nan y, trong khi anh bị
xã hội khinh chê, loại trừ và 45
ghép vào loại tội lỗi công khai.
Anh đã tin tưởng, phó thác
nơi Chúa, nên anh đã được Chúa
yêu thương, cứu chữa.
Chúa Giêsu vừa tự do với lề luật,
vừa lệ thuộc lề luật. Ngài
bảo người phong cùi được lành
sạch đi trình diện tư tế và
dâng của lễ theo luật Môsê. Người
phong cùi giờ đây được
tự do hoàn toàn, anh được nhập với xã hội đời thường,
được chung sống với cộng đoàn và
được hiệp thông với
Thiên Chúa. Anh được trả
lại phẩm giá con người, phẩm
giá anh bị mất khi anh bị mang căn bệnh nan y này. Giờ
anh được tự do và
được vui sống. Anh mang theo mình
một niềm vui khôn tả. Anh đi loan báo khắp nơi về một
Đấng đã chữa lành anh là Đức
Giêsu. Anh phong cùi được
lành sạch đã có thể vào thành tự do, còn Đức Giêsu thì
phải ở ngoài thành và đi vào nơi
hoang vắng.
Bệnh phong ngày nay không còn là
bệnh nan y, bất trị nữa
vì y học đã tìm ra vi trùng
Hansen. Nhưng những người bị
bệnh phong cùi được điều trị khỏi
bệnh nhưng hòa nhập tự
nhiên vào xã hội bình thường như
mọi người vẫn là chuyện
khó. Ở đời, còn có nhiều loại
bệnh, nhiều loại người chúng
ta vẫn khó tới gần hay họ cũng rất khó tới với chúng ta
được. Chúng ta hãy có lòng nhân
từ như Chúa bởi vì
chúng ta không bị bệnh phong nhưng một cách nào đó tội
lỗi vẫn làm cho chúng ta giống
như một loại bệnh cùi khiến
chúng ta xa cách Chúa và con
người.
Lạy Chúa, xin tăng thêm lòng tin
cho chúng con để chúng
con vững mạng đón nhận anh em
chúng con dẫu họ có bị
bệnh nan y trong cuộc đời. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1. Bệnh phong cùi đối với xã hội Do Thái xưa như thế
nào? 46
2. Người mắc bệnh phong cùi phải
làm gì khi di chuyển?
3. Người phong cùi phải sống làm
sao?
4. Luật Lê Vi qui định thế nào về
bệnh phong cùi?
5. Ai đã tìm ra vi trùng phong
cùi?
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi, CSsR
HỦI NGOÀI DA, HỦI TÂM HỒN
Lm. Anmai, CSsR
"Ai mua trăng, tôi bán trăng
cho
Trăng nằm yên trên cành liễu đợi
chờ
Ai mua trăng, tôi bán trăng cho
Chẳng bán tình duyên ước hẹn
hò" (thơ Hàn Mạc Tử)
"Đường lên dốc đá nửa
đêm trăng tà nhớ câu chuyện xưa
Lầu ông Hoàng đó thuở nào trăng
Hàn Mặc Tử đã qua Ánh trăng treo
nghiêng nghiêng, bờ cát dài thêm
hoang vắng Tiếng chim kêu đau
thương, như nức nở
dưới trời sương Lá rơi rơi
đâu đây sao cứ ngỡ
bước chân người tìm về giữa đêm
buồn
Đường lên dốc đá nhớ
xưa hai người đã một lần đến Tình yêu vừa
chớm xót thương cho chàng cuộc
sống phế nhân Tiếc thay cho thân
trai, một nửa đời chưa qua hết Trách thay cho tơ duyên chưa
thắm
nồng đã vội tan Hồn ngất ngây điên cuồng cho trời đất cũng tang
thương, mà khổ đau niềm riêng.
Hàn Mặc Tử xuôi về quê cũ, dấu thân
nơi nhà hoang
Mộng Cầm hỡi thôi đừng thương
tiếc, tủi cho nhau mà thôi Tình đã lỡ
xin một câu hứa, kiếp sau ta trọn
đôi Còn gì nữa thân tàn xin để một
mình mình đơn côi. Tìm vào cô đơn
đất Quy Nhơn gầy đón chân
chàng đến Người xưa nào biết,
chốn xưa ngập đường pháo cưới kết
hoa Chốn hoang liêu tiêu sơ Hàn
âm thầm ôm trăng vỡ Khóc thương
thân bơ vơ, cho đến một buổi chiều kia Trơì đất như
điên cuồng khi
hồn phách vút lên cao Mặc Tử nay
còn đâu? Trăng vàng ngọc, trăng
ân tình chưa phỉ Ta nhìn trăng,
khôn xiết ngậm ngùi chăng..."
Đó là bài ca về thi nhân Hàn Mạc
Tử, do nhạc sĩ Trần Thiện
Thanh sáng tác do nguồn cảm hứng
từ những áng thơ bất
hủ và chuyện tình thương tâm của
nhà thơ nàỵ.
Ít nhiều gì chúng ta hơn một lần
nghe nói về chàng thi sĩ tài
hoa vắn số này. Thơ của chàng rất hay nhưng cung mệnh
đời của chàng quá vắn. Chàng nằm
xuống để rồi không biết
bao nhiêu người đã nuối tiếc cho con người “tài hoa bạc
mệnh này”.
Hàn Mặc Tử đã sống đạo, chết đạo
và sáng tác thơ Đạo
một cách tha thiết khiến nhiều
người cho Tử là một “nhà
thơ tôn giáo”, nhưng thực sự Tử đã vượt hẳn lên cái mục
đích “truyền bá đức tin” của những thừa sai và giáo đồ
trong giai đoạn tiên khởi ở Việt Nam . Thơ của
Hàn Mạc Tử
là một sự cảm nghiệm độc đáo! Đọc thơ Tử, người ta bèn
thấy nguồn đạo trong thơ
Tử không hạn hẹp với ý nghĩa
một tôn giáo mà là một cái gì
thuộc về hoàn vũ.
Bài Thánh Nữ Đồng trinh trứ danh
của Hàn Mạc Tử đã diễn
đạt lại ý tứ của kinh Kinh Mừng
quen thuộc của người Công
giáo với một giọng vô cùng thành
khẩn:
… Lạy Bà là Đấng tinh tuyền thánh
vẹn,
Giầu nhân đức, giầu muôn hộc từ
bi,
Cho tôi dâng lời cảm tạ phò nguy
Cơn lậm lụy vừa trải qua dưới thế
Tôi cảm động rưng hai hàng lệ
…Tấu lạy Bà, lạy Bà đầy ơn phước,
Cho tình tôi nguyên vẹn tựa trăng
rằm .
Nhà thơ Hàn Mạc Tử tên thật là
Nguyễn Trọng Trí, cũng
như không biết bao nhiêu người
mang trong mình chứng
bệnh phong khắc nghiệt này
rất đau khổ. Chưa nói đến
chuyện người ta phải cách ly, thì
những người bệnh phong
này phải tự tìm cách cách ly với
những người lành sạch.
Nguyễn Trọng Trí chưa cần đợi
người ta xua đuổi, cách ly,
đã tìm đến ngôi nhà hoang để dấu mình trong những ngày
cuối đời khi mang trong mình
chứng bệnh quái ác này. 48
Hàn Mặc Tử, cũng như bao thi nhân
vĩ đại có điểm độc đáo
phi thường là đau khổ không dìm
sâu họ xuống bùn đen mà
đưa họ lên cao lên cao gần Thượng
Đế
Ở Hàn Mặc Tử, thể xác đau đớn ê
chề nhưng linh hồn thì
thăng hoa trong sáng nhờ đôi cánh
của tôn giáo được chắp
vào trí tưởng của thi nhân.
Hàn Mặc Tử trong tận cùng đau
khổ của thế gian đã tự ví
mình: khi xưa ta là chim phượng
hoàng, Vỗ cánh bay chín
tầng trời cao ngất"; ý tứ
mình "cao cường hơn ngọn núi";
hồn mình "chơi vơi trong khí
hậu chín tầng mây"
Chắc có lẽ không cần phải nói
nhiều, ai trong chúng ta cũng
biết tác hại của bệnh phong là
như thế nào. Chẳng ai trong
chúng ta muốn cho mình bị chứng
bệnh ấy. Những bệnh
nhân phong rất tội nghiệp, chân
tay của họ không lành lặn
như những người bình thường. Họ
làm việc gì cũng khó cả
vì chân tay của họ cứ teo dần teo dần. Nghiệt một cái là
bệnh phong thuộc dạng lây lan để
rồi từ ngàn xưa người ta
vẫn thường kỳ thị những ai mang
chứng bệnh này. Người
ta sợ đến độ phải cách ly những
ai mang bệnh phong để
giữ gìn cho những người sạch
không nhiễm bệnh.
Phải đọc kỹ đoạn sách Lê-vi nói
về bệnh phong chúng ta sẽ
rõ quy định như thế nào về những người bệnh phong.
Môsê và Aharon được
Đức Chúa phán rất rõ ràng về
chứng bệnh này. Có hai loại
phong: phong hủi và phong hủi
kinh niên.
Người bệnh phong hủi là: “Khi
trên da thịt người nào phát
ra nhọt, lác hoặc đốm, và cái
đó trở thành vết thương
phong hủi, thì người ta sẽ đưa
người ấy đến với tư tế A-haron hoặc với một trong các tư tế, con của A-ha-ron. Tư tế sẽ khám vết thương trên da thịt nó: nếu
lông ở vết thương 49
đã chuyển sang màu trắng và vết
thương xem ra lõm vào
da thịt, thì đó là vết thương
phong hủi; sau khi khám, tư tế
sẽ tuyên bố người ấy là ô uế. Nếu
là đốm trắng trên da thịt,
mà xem ra không lõm vào da, và
lông không chuyển sang
màu trắng, thì tư tế sẽ
cô lập người mắc vết thương trong
vòng bảy ngày. Đến ngày thứ bảy, tư
tế sẽ khám nó: nếu
chính mắt tư tế thấy là vết
thương vẫn y nguyên, không lan
ra trên da, thì tư tế
sẽ lại cô lập nó trong vòng bảy
ngày
nữa. Đến ngày thứ
bảy, tư tế sẽ tái khám nó: nếu vết
thương đã mờ đi và không lan ra
trên da, thì tư tế sẽ tuyên
bố người ấy là thanh sạch: đó là
lác; nó sẽ giặt áo và sẽ ra
thanh sạch. Nhưng nếu lác cứ lan
ra trên da, sau khi người
ấy đã được tư tế khám để được
tuyên bố là thanh sạch, thì
nó phải được tư tế tái khám. Tư tế
sẽ khám: nếu lác đã lan
ra trên da, tư tế sẽ
tuyên bố người ấy là ô uế: đó là bệnh
phong hủi.” (Lv 13, 2-8).
Còn người bị phong hủi kinh niên
là: “Khi trên người nào có
vết thương phong hủi, thì phải
đưa nó đến với tư tế. Tư tế
sẽ khám: nếu ở trên da có nhọt
trắng, và nhọt ấy làm cho
lông chuyển sang màu trắng, và
trong nhọt có thịt đỏ lòm
sùi ra, thì đó là bệnh phong hủi
kinh niên ở da thịt nó. Tư tế
sẽ tuyên bố nó là ô uế; tư tế sẽ không cô lập nó, vì nó là ô
uế. Nhưng nếu phong hủi ấy cứ
loang ra trên da và phủ tất
cả da của người bệnh, từ đầu đến chân, bất kỳ đâu đâu
mắt tư tế nhìn thấy, thì tư tế sẽ
khám: nếu phong hủi phủ
tất cả da, thì tư tế sẽ
tuyên bố người bệnh là thanh sạch:
nó đã chuyển tất cả ra màu trắng,
nó thanh sạch. Nhưng
ngày nào thấy người ấy có chỗ
thịt đỏ lòm, thì nó sẽ ra ô
uế; tư tế sẽ
khám chỗ thịt đỏ lòm và sẽ tuyên bố người ấy
là ô uế; thịt đỏ lòm là ô uế: đó
là bệnh phong hủi. Hoặc khi
thịt đỏ lòm lại chuyển sang màu
trắng, thì nó sẽ đến với tư
tế; tư tế sẽ
khám nó: nếu vết thương đã chuyển sang màu
trắng, tư tế sẽ tuyên bố vết
thương là thanh sạch: người ấy
thanh sạch.” (Lv 13, 9-17).
Sách Lê-vi quy định rất rõ ràng
về người nào mắc chứng
bệnh này cũng như quy định khi
nào người mắc bệnh này
được lành sạch.
Ngày hôm nay, khoa học tiến bộ
nên số người bị phong cùi
đã giảm hẳn vì người ta đã tìm
cách khống chế căn bệnh
mang tính di truyền này. Thế
nhưng, chưa phải căn bệnh
này đã chấm dứt. Đâu đó vẫn còn
những trại phong quy tụ
bệnh nhân lại để nuôi dưỡng, để chăm
sóc, để nâng đỡ họ
trong những ngày cuối đời. Chúng ta vẫn nghe đâu đó
những trại phong Quả Cảm, Thanh Bình, Bến Sắn, Phước
Tân, … Ai nào đó một lần
đến và tiếp xúc trực tiếp với
người bị bệnh phong cùi sẽ thấy họ thiệt thòi, họ đau
khổ
như thế nào.
Bệnh nào cũng vậy chứ không riêng
gì bệnh phong cùi. Ai
đã mang trong mình mầm bệnh thì
đều mong được chữa
lành. Với người bệnh cùi, được
chữa lành quả là điều vô
cùng hạnh phúc vì họ được hội
nhập với cộng đồng, không
còn bị cách ly, không còn bị miệt
thị, không còn bị phân biệt
đối xử nữa.
Người hạnh phúc mà chúng ta
vừa được nghe thánh
Máccô thuật lại trong trang Tin
mừng hôm nay đó không ai
khác là anh chàng bị phong hủi.
Anh ta nghe tiếng tăm đồn
đãi về Chúa Giêsu và tìm đến với
Chúa Giêsu để xin Ngài
chữa cho anh được lành bệnh. Anh
tin vào Chúa Giêsu và
anh lành bệnh. Chúa cũng truyền
cho anh đi trình diện cho
các vị tư tế theo luật Môsê
truyền dạy.
Quan niệm của người Do Thái rất
buồn cười, cách riêng là 51
những người Biệt Phái và Pharisêu.
Họ cho rằng tất cả
những ai bệnh hoạn tật nguyền là
do người đó phạm tội
nên bị trừng phạt. Họ không cho
những người bệnh hoạn
tật nguyền là những người kém may
mắn hơn họ nhưng họ
kết luận rằng vì những người đó phạm tội trong tâm hồn
nên mới bị bệnh như
vậy. Chẳng hiểu họ dựa vào đâu,
chứng cứ nào để kết luận điều ấy.
Chúng ta còn nhớ cái anh què được
Chúa chữa lành vác
chõng mà về. Với người Do Thái,
anh què chính là do tội lỗi
của anh chứ người ta không công
nhận đó là những khiếm
khuyết về thể xác của con người.
Những người Do Thái trong đó có
Pharisêu, Biệt Phái và cả
chúng ta nữa, đều có cái nhìn,
quan niệm khác với Chúa
Giêsu. Chúa Giêsu nhìn bên trong
tâm hồn còn chúng ta,
chúng ta vẫn mang trong mình thói
quen nhìn bề ngoài.
Thật ra, bệnh ngoài da cũng sợ
nhưng sợ hơn là bệnh
trong tâm hồn. Có những người bề
ngoài trông rất sạch sẽ,
thơm tho nhưng bên trong lại quá
ư là phong hủi. Mà cũng
lạ ! Những người mang chứng phong
trong tâm hồn thì lại
sơn phết cho mình cái mã bên
ngoài cực kỳ đẹp. Chúng ta
còn nhớ, hơn một lần Chúa nói với
Pharisêu và Biệt Phái là
“Đồ thứ mồ mả
tô vôi ! Bên ngoài trông đẹp nhưng bên
trong là một dúm xương khô !”.
Thế đấy ! Nhiều người bên trong
mang chứng bệnh phong
hủi kinh khủng nhưng bên ngoài
vẫn cố che đậy và đi khinh
chê những người bệnh ngoài da.
Như Hàn Mạc Tử, anh mang trong
mình chứng bệnh phong
hủi, chứ tâm hồn anh quá đẹp, qúa
thơ mộng. Anh đã để lại
cho đời nhiều bài thơ bất hủ. Hàn Mạc Tử chắc có lẽ là
người con yêu của Đức Mẹ nên Hàn
Mạc Tử có những bài
thơ về Đức Mẹ thật tuyệt vời. Bề
ngoài thì anh bệnh nhưng
trong tâm của anh thật sạch.
Chuyện cần, đó là chữa tâm hồn,
chữa lòng mình cho sạch
chứ không phải là chuyện bên
ngoài. Chưa chắc bệnh
ngoài da là xấu, bệnh trong lòng
xấu mới là điều đáng sợ.
Đừng đánh giá bề ngoài vì bề ngoài đôi khi là bóng bẩy
nhưng bên trong thối hoắc. Đôi
khi bên ngoài nó sần sùi,
nham nhám chút nhưng bên trong cả
là một tâm hồn cao
thượng, một tâm hồn trong sạch.
Những người phong cùi
bề ngoài đấy nhưng trong lòng họ còn sạch hơn những
người sạch bên ngoài mà bên trong
thì hôi thối.
Hôm nay, Chúa chữa chàng thanh
niên bị phung hủi nghĩa
là Chúa đã giải thoát được cho
anh cả chứng bệnh ngoài
da và chứng bệnh tâm hồn vì như
đã nói người Do Thái
cho rằng anh bệnh hoạn tâm hồn
nên anh mới bị ngoài da.
Chúng ta, may mắn hơn anh ta là
chúng ta không bị phong
hủi ngoài da, nhưng chắc hẳn
trong tâm hồn mỗi người
chúng ta còn lợn cợn điều gì đó
trong tâm hồn và chúng ta
chạy đến Chúa để xin Chúa chữa
cho chúng ta những cái
lợn cợn trong tâm hồn để tâm hồn
để chúng ta được thanh
sạch hơn, được thơm tho hơn để đón mời Chúa đến và
ngự lại trong lòng chúng ta.
Lm. Anmai, CSsR
CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN B
Lm. Ignatio Hồ Thông
Phụng Vụ Lời Chúa của Chúa Nhật hôm nay cùng có chung một chủ đề:
quan niệm về sự thanh sạch và sự ô uế.
Lv 13: 1-2, 45-46
Đoạn trích sách Lê-vi cho thấy
rằng bệnh phong hủi làm cho con người
trở nên ô uế trầm trọng. Người
phong hủi đau đớn không chỉ về phần xác
nhưng cả phần hồn nữa, vì bệnh ấy
bị coi là hình phạt do tội lỗi gây nên.
Vì thế, chỉ có Thiên Chúa mới có
thể chữa lành bệnh phong hủi mà thôi.
1Cr 10: 31-11: 1
Trong đoạn trích thư thứ nhất gởi các tín hữu Cô-rin-tô, thánh Phao-lô
chỉ
cho thấy làm thế nào sự tự do của người Ki-tô hữu vượt lên trên vấn
đề
thanh sạch và ô uế về những lệnh cấm thức ăn, thức uống. Bởi lẽ
Chúa
Ki-tô đến để giải thoát chúng ta
khỏi mọi hình thức nô lệ.
Mc 1: 40-45
Tin Mừng cho chúng ta thấy Đức Giê-su không ngại chạm đến người
phong hủi để chữa lành anh ta.
Ngài cũng đối xử theo cùng một cách như
vậy đối với những tội nhân. Ngài
đến để thanh tẩy chúng ta khỏi tội lỗi. 60
BÀI ĐỌC I (Lv 13: 1-2, 45-46).
Sách Lê-vi là một trong năm cuốn
sách đầu tiên của bộ
Kinh Thánh được gọi là Ngũ Thư.
Bộ Ngũ Thư cấu tạo nên
Luật và theo truyền thống, nguồn
gợi hứng của chúng lên
đến tận ông Mô-sê.
Sách nầy là bộ luật Tư Tế hay
Lê-vi, được gọi như vậy vì
những tư tế đều phải thuộc bộ tộc Lê-vi. Xưa kia, con cái
lê-vi chỉ định các tư tế phục vụ
những đền thánh khác nhau,
sau nầy, khi phụng tự được tập
trung vào một nơi, họ phục
vụ Đền Thánh Giê-ru-sa-lem. Sau
nầy, có một sự phân chia
giữa các tư tế chuyên lo phụng sự Đền Thánh và các thầy
lê vi đảm nhận những công việc
thứ yếu, được gọi các thầy
trợ tế lê-vi như chúng ta gặp thấy trong dụ ngôn
người Sama-ri tốt lành (Lc 10: 31-32).
1. Nỗi khốn cùng về phương diện xã
hội:
Bộ luật tư tế nầy dâng hiến một chương dài cho
“luật thanh
sạch”. Tất cả những ai mắc phải
những triệu chứng bệnh
phong hủi, bao gồm cả các chứng
bệnh ngoài da, đều là
những người ô uế, vì thế phải bị
cách ly
ra khỏi thành phố,
làng mạc và không được tiếp xúc
với bất kỳ ai.
Cách ăn mặc cũng như kiểu tóc là dấu hiệu đẳng cấp
xã hội. Vì thế, kẻ bị khai
trừ cũng phải ăn mặc rách rưới,
đầu tóc bù xù, phải che mặt và
kêu lớn tiếng: “Ô uế! Ô uế!”
để mọi người biết sự hiện diện
của mình mà tránh.
2. Nỗi khốn cùng về phương diện tâm linh:
Khái niệm về thanh sạch và ô uế
chung cho tất cả mọi tôn
giáo xưa. Khái niệm nầy liên kết
chặc chẽ với ý tưởng
thánh thiêng. Ở Ít-ra-en, cộng đoàn cốt yếu là một cộng
đoàn thánh, một cộng đoàn phụng
tự, vì thế, những ai ô uế61
không được tham dự lễ tế,
bị loại ra khỏi đời sống phụng
vụ.
Bệnh phong hủi gợi ra không chỉ
sự ghê tởm về mặt thể lý;
một hậu ý luân lý được nối kết
vào đây: bệnh phong hủi là
dấu chỉ của tội lỗi. Về phương diện tinh thần, bệnh
phong
hủi được xem như hình phạt do tội
lỗi gây nên. Vì thế, chỉ
có những tư tế mới có thẩm quyền
áp dụng những quy luật
đối với người phong hủi: “Nếu
trên da thịt người nào có
những triệu chứng bệnh phong cùi,
thì phải đem người ấy
đến với thầy tư tế”.
Những người phong hủi bị coi là
“đồ ô uế”, là “đồ bỏ đi”, là
“kẻ bị khai trừ”, là người mà Cựu Ước thường gọi
họ “ai
thấy cũng che mặt không nhìn”. Vì
thế, Người Tôi Trung
của Đức Chúa
được mô tả như một người phong
hủi, vì
Ngài gánh tội và đền tội cho muôn
người: “Người bị người
đời khinh khi ruồng rẫy,
phải đau khổ triền miên và nếm
mùi bệnh tật. Người như kẻ ai
thấy cũng che mặt không
nhìn, bị chúng ta khinh khi,
không đếm xỉa tới” (Is 53: 3).
Đó là thân phận bi thương của
những người phong hủi
được mô tả trong đoạn trích sách Lê-vi này. Họ đau đớn
không chỉ về mặt
thể xác: bệnh phong hủi ăn sâu trên da
thịt mình, nhưng cả về mặt
tinh thần: vì là chứng bệnh
truyền nhiễm, họ bị loại ra ngoài
đời sống xã hội; và vì là tội
lỗi, họ bị loại trừ ra khỏi đời
sống phụng vụ và không được
hưởng ơn cứu độ của Thiên Chúa.
BÀI ĐỌC II (1Cr 10: 31-11: 1)
Đoạn trích Thánh Phao-lô nầy làm
chứng một cuộc cách
mạng. Thánh nhân ngầm nhắc nhở
các Ki-tô hữu xuất thân
từ Do thái giáo rằng không có bất
kỳ phân biệt nào giữa
thức ăn thanh sạch hay thức ăn ô
uế. Điều cốt yếu là tạ ơn 62
Thiên Chúa, dù ăn hay uống bất cứ
điều gì. Vả lại, không
có bất kỳ hành động vô tình nào.
Tất cả những gì chúng ta
làm là để tôn vinh Thiên Chúa.
1. Quy luật về thức ăn thức uống:
Sách Lê-vi trình bày nhiều lệnh
cấm về thức ăn mà dân
Chúa chọn phải tuân giữ. Vào thời
thánh Phao-lô, những
người Ki-tô hữu gốc Do thái đã
từ bỏ luật Mô-sê và không
còn bận lòng về vấn đề
nầy nữa. Tuy nhiên có một vấn đề
khác được đặt ra cho họ nhưng
cũng cho những người Kitô hữu gốc lương dân: người ta có được phép ăn thịt cúng
mà lương dân dùng để dâng cúng các thần
linh của họ
không?
2. Giải pháp của thánh Phao-lô:
Đoạn trích nầy là lời kết của một
đoạn văn dài, đồng thời
cũng là bản tóm tắt. Những ám chỉ
ở đây cần được soi
sáng.
“Anh em đừng làm gương xấu cho bất kỳ ai”. Quả thật,
người Ki tô hữu hoàn toàn tự do
dùng bất cứ thức ăn và
thức uống nào, nên họ có thể gây
nên gương xấu. Vì thế,
cần phải thận trọng trong khi ăn
trong khi uống.
Để hiểu được câu trả lời của thánh Phao-lô về vấn đề này,
chúng ta biết rằng thánh nhân
thường có thói quen đẩy
cuộc tranh luận lên cao và tinh
thần hóa những bận lòng.
Trong thư thứ nhất gởi Ti-mô-thê,
thánh Phao-lô diễn tả tư
tưởng của mình rất rõ ràng: “Thật
vậy, tất cả những gì
Thiên Chúa tạo dựng đều tốt, và
không có gì phải loại bỏ,
nếu biết dùng trong tâm tình tri
ân cảm tạ” (1Tm 4: 4).
Ngay ở 1Cr 10: 25-30 trước đoạn trích hôm nay, thánh
nhân triển khai lời dạy của mình
một cách tinh tế như sau: 63
nếu có người ngoại giáo nào mời
anh em, thì cứ ăn tất cả
những gì người ta dọn cho anh em,
không cần đặt vấn đề
lương tâm. Nhưng nếu có người báo
trước cho anh em:
“Đây là của cúng” thì anh em đừng
ăn, để tránh gây gương
xấu cho người đó trên con đường
hiểu biết Ki-tô giáo. Đối
với người Do thái không cải đạo
cũng vậy, hãy cẩn trọng
đừng gây gương xấu cho người ấy.
Nói cách khác, phải “thích nghi
vào mọi hoàn cảnh” với một
bận lòng duy nhất, đó là “cứu
độ tha nhân”. Đây là luật
vàng của Đức Ái.
TIN MỪNG (Mc 1: 40-45).
Thánh Mác-cô tiếp tục kể cho
chúng ta sứ vụ của Đức Giê-
su ở Ga-li-lê và nhấn mạnh những “dấu chỉ” đi kèm theo,
đặc biệt việc chữa lành bệnh tật.
Trong đoạn văn nầy, Chúa
Giê-su chữa lành một người phong
hủi.
Bài đọc I
đã mô tả cho chúng ta hoàn cảnh bi thương
mà người phong hủi phải chịu dưới
Luật Mô-sê. Trong
đoạn Tin Mừng nầy, Chúa Giê-su
vừa vượt qua Lề Luật
vừa tuân thủ Lề Luật. Cuộc gặp gỡ của Ngài với người
phong hủi bày tỏ tấm lòng nhạy bén của Ngài, đồng thời
quyền năng siêu việt ở nơi Ngài.
1. Vượt qua Lề Luật:
Trước một con người bị xem là đồ
ô uế và bị cách ly
khỏi đám đông, không ai dám đến gần,
Đức Giê-su đã
“động lòng thương”, một diễn ngữ
Tân Ước được dùng để
diễn tả sự đồng cảm sâu sắc dâng
lên tận đáy lòng đến nỗi
Ngài không thể khoanh tay đứng
nhìn được.
Vả lại, nhiều lần Ngài để lộ nỗi bận lòng của Ngài đối với
những người phong hủi và xem việc
chữa lành phong hủi 64
như một trong những dấu chỉ của thời Thiên Sai. Với
những người được Gioan Tẩy giả
sai đến, Ngài nói: “Các
ngươi cứ về thuật lại cho Gioan Tẩy Giả những điều mắt
thấy tai nghe: người mù được
thấy, kẻ què được đi, người
phong hủi được sạch…” (Lc 7: 22;
Mt 11: 5). Với các môn
đệ Ngài sai đi truyền giáo, Ngài
vạch ra như một chương
trình hành động: “Dọc
đường hãy rao giảng rằng: Nước
Trời đã đến
gần. Anh em hãy chữa lành người đau yếu,
làm cho kẻ chết sống lại, cho
người phong hủi được sạch
bệnh…” (Mt 10: 8). Một ngày
kia, Đức Giê-su chữa lành
một nhóm mười người phong hủi (Lc
17: 11-9).
Đức Giê-su không ngại đi ngược
lại tập tục và quy chế lề
luật về người phong hủi bị cách
ly khỏi đời sống xã hội
và đời sống tâm linh: Ngài giơ
tay chạm đến người phong
hủi. Đức Giê-su biết và Ngài sẽ
nói thẳng ra rằng điều làm
cho con người ra ô uế không đến
từ bên ngoài nhưng từ
những tư tưởng gian tà ở trong
lòng của con người. Đó mới
thật sự làm cho con người ra ô uế
(Mt 15: 17-20).
2. Tuân thủ Lề Luật:
Đồng thời, Đức Giê-su cho thấy
Ngài trung thành tuân thủ
Lề Luật khi bảo người phong hủi:
“Hãy trình diện tư tế, và vì
anh đã được khỏi bệnh, thì hãy
dâng của lễ như ông Mô-sê
đã truyền, để làm bằng chứng cho
người ta”. Quả thật, chỉ
vị tư tế mới có thể cho phép anh
ta gia nhập trở lại đời sống
cộng đoàn khi chứng thực rằng anh
ta khỏi bệnh và đã chu
toàn “nghi thức thanh tẩy” như
luật định.
Ngoài ra, Đức Giê-su còn cảnh báo nghiêm khắc: “Coi
chừng không được nói gì cho ai
cả”. Chúng ta gặp lại ở nơi
Đức Giê-su cùng một thái độ như trước
đây: tránh sự
cuồng nhiệt của đám
đông làm tổn hại đến sứ mạng của
Ngài. Tuy nhiên, người phong hủi
đã không tuân giữ lệnh 65
im lặng nầy nên “Đức Giê-su không
thể công khai vào
thành nào được, mà phải ở lại những nơi vắng vẻ ngoài
thành”. Làm thế nào anh ta có thể
kiềm chế được niềm vui
tái sinh mà anh vừa mới lãnh nhận
từ Ngài được chứ?
3. Bệnh phong hủi của tâm hồn:
Quả thật,
Đức Giê-su cư xử người phong hủi
đáng
thương này như thế nào, thì Ngài
cũng cư xử những người
tội lỗi khác cũng như vậy. Ngài không ngại tiếp xúc họ.
Nhiều người ngạc nhiên khi thấy
Ngài để cho một phụ nữ
tai tiếng chạm đến mình, và thậm
chí Ngài còn đồng bàn
với những người thu thuế và những
kẻ tội lỗi. Như vậy,
Ngài muốn bảo đảm với chúng ta:
Ngài không ghê tởm tội
lỗi của chúng ta. Ngài không muốn
khai trừ chúng ta,
nhưng ngược lại là đàng khác khi Ngài công bố: “Người
khẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới
cần”
(Mt 9: 12; Mc 2: 17).
Chỉ qua nhân tính của Đức Giê-su, tội nhân mới có
thể tiếp
xúc với Thiên Chúa.
Lm. Ignatio Hồ Thông
LOẠI TRỪ VÀ NÂNG ĐỞ
Học Viện Đaminh
“Ngày 28.9.2011, hàng trăm người
dân thuộc khu tái định
cư Kho Lào (Hòa Hiệp 3, tổ 14,
phường Hòa Hiệp Nam ,
quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) đã kéo
nhau đến đập phá, ngăn
chặn không cho thi công nhà ở cho
134 hộ dân làng Vân
(còn gọi là làng phong) ở khu tái
định cư kề bên. Theo
những người dân này, họ sợ những người vốn là dân làng
phong kia sẽ lây bệnh cho họ”.
Đọc mẩu tin này, nhiều người
trong chúng ta sẽ chua chát
nói rằng, sao những người dân Hoà
Hiệp ấy lại cư xử như
vậy? Họ chẳng biết là bệnh phong
khó lây lắm sao? Dù ta
nghĩ thế nào, sự kiện ấy đã diễn
ra, chúng càng cho thấy
nỗi khổ mà bệnh nhân phong gánh
chịu. Nhìn sâu hơn,
trong cái nhìn đức tin, ta nhận
ra sự phân biệt đối xử cách
ngây ngô vẫn còn đó trong đời
sống của người tín hữu.
Sạch – dơ
Trong sách Lêvi, ta nhìn thấy ý
tưởng chủ đạo nổi bật đó là
sự phân biệt “sạch – dơ”. Ở đấy
người ta được dạy cho
biết những gì thuộc về “sạch”,
những gì bị cho là “dơ”. Tất
cả những tiểu tiết quy định ngặt
nghèo đều được kể. Phân
tích chúng, các nhà nghiên cứu
Kinh thánh cho rằng đó là 69
điều cần thiết cho bước đầu mặc
khải đến với con người.
Rằng con người phải chuẩn bị ra
sao để được kể vào số
dân Chúa chọn, được kể là tinh tuyền trước nhan Đức
Chúa.
Nhưng điều nghịch lý là càng về
sau, người ta lại càng chú
trọng đến hình thức bên ngoài,
quên đi ý nghĩa của những
hành vi thanh tẩy, giới hạn giữa
sạch và dơ. Khi chú trọng
đến hình thức, người ta sẽ dễ
quên mất tâm tình, nội dung
bên trong. Người ta quên rằng
chính cái bên trong, xuất
phát nơi tâm hồn con người mới là
điều Thiên Chúa hướng
tới khi mặc khải những giới luật
Sạch – Dơ. Việc đụng
chạm và chữa lành cho người bệnh
phong hôm nay của
Đức Giêsu là một lời khẳng định
cho ngầm ý đó.
Chữa lành
Đức Giêsu đã chạm đến và chữa
lành người bệnh phong.
Việc giơ tay đụng đến cho thấy
Người đã phá bỏ rào cản
ngăn cách giữa Sạch và Dơ ở hình
thức bên ngoài. Song
song đó, hành
động khác lạ của Người cũng mời
gọi ta
nhìn vào sự Sạch – Dơ bên trong. Chính tội lỗi mới là sự
nhơ bẩn ngăn cản người ta đến với Chúa chứ không
phải
là sự ố tạp bên ngoài. Như thế, tội lỗi là điều khiến
ta nhơ
uế gấp ngàn lần trước mặt Chúa, hơn những gì là
khiếm
khuyết bên ngoài. Tự thân mình,
ta chỉ có thể tẩy sạch bùn
đất lấm lem chân tay chứ không
thể tự mình tẩy xoá, làm
cho tâm hồn nên tinh trắng. Và
Đức Kitô cần ta ý thức về
tình trạng tội lỗi và dâng lời
cầu xin: “Nếu Ngài muốn, Ngài
có thể làm cho con được sạch”.
Tất cả những ai khi thành
tâm đến với Chúa bằng thái độ
khiêm cung, đều được chữa
lành.
Rất nhiều khi trong cộng đoàn,
chúng ta loại trừ, phân biệt
đối xử với nhau bằng những ý niệm Sạch – Dơ do ý
thức 70
hệ hay xã hội quy định. Thường
chúng chỉ hệ tại vào những
yếu tố bên ngoài như: sang – hèn;
giỏi – dở; đẹp – xấu;
giàu – nghèo… Những phân biệt đó
khiến chúng ta không
thể đến với người khác, không thể
chấp nhận những khiếm
khuyết của người chung quanh. Bài
Tin Mừng hôm nay đã
cho chúng ta thấy, quyền phán xét
và chữa lành thuộc về
Thiên Chúa. Phần mình, ta chỉ góp
tay vào việc chữa lành
của Chúa bằng cách nâng đỡ những
người thua thiệt, sa
ngã ở chung quanh. Rất nhiều khi,
chỉ một hành vi bác ái
của mình, ta sẽ khiến người khác
nhận thấy Chúa vẫn đang
ở bên. Hành động đó của ta không
phải là sự đồng loã với
cái ác, với tội lỗi. Nhưng đó là
sự ý thức về thiếu sót của
mình. Vì “Bổn phận của chúng ta,
những người có đức tin
vững mạnh, là phải nâng đỡ những
người yếu đuối, không
có đức tin vững mạnh, chứ không
phải chiều theo sở thích
của mình” (Rm 15,1). Xa hơn, đó là hành vi của những
người thống hối, đứng trong hàng
ngũ những kẻ luôn kêu
cầu lòng thương xót của Chúa
chúng ta.
Gợi ý chia sẻ
Bạn có kinh nghiệm nào về sự loại
trừ? Làm sao bạn có thể
vượt qua được? Sự nâng
đỡ của những người chung
quanh có ý nghĩa nào? Hãy chia sẻ
kinh nghiệm đó.
Học Viện Đaminh
NHỮNG TÔNG ĐỒ NGƯỜI PHONG CÙI
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
Thời xưa, bệnh phong là một bệnh
nan y bị mọi người kinh
tởm xa lánh như bệnh siđa ngày nay vậy. Trong Đạo Do
Thái, người mắc bệnh phong
bị gạt ra ngoài lề xã hội. Họ
không được sống chung với thân nhân trong xóm làng,
nhưng bị xua đuổi ra ngoài đồng
ruộng, vào trong rừng núi
hay trong sa mạc. Họ phải ăn mặc
rách rưới. Đi đến đâu 71
phải kêu lên: “Ô uế, ô uế”, cho
mọi người biết mà tránh xa.
Ai tiếp xúc với người bệnh phong
đều bị coi là ô uế. Ai đụng
chạm vào người bệnh phong bị coi
như người mắc tội rất
nặng. Chẳng ai dám đến gần người bệnh phong. Người
bệnh như thế, không những bị
những vết thương trên thân
xác hành hạ đau đớn mà còn bị
những nổi đau, nỗi nhục
trong tâm hồn dằn vặt khổ sở. Họ
bị xã hội khinh khi loại
trừ. Họ bị một
mặc cảm chua chát dày vò. Nhân phẩm
không được tôn trọng, họ sống mà
coi như đã chết. Nhưng
chưa chết được, họ vẫn phải tiếp tục sống để chịu những
nổi đau đớn còn hơn cả cái chết
gặm nhấm thiêu đốt.
Chúa Giêsu đã vượt qua những biên
giới cấm kỵ khi dám
đến gần người bệnh phong. Và
Người còn đưa tay chạm
vào thân mình lỡ loét ấy. Lòng
thương yêu đã khiến Chúa
Giêsu dám làm tất cả. Vì thương
người bệnh, Chúa Giêsu
đã bất chấp những điều
được coi là cấm kỵ của Đạo Do
Thái. Khi chữa khỏi bệnh phong,
Chúa Giêsu giải thoát
người bệnh khỏi những đau
đớn phần xác. Từ nay anh
không còn bị những vết thương
hành hạ. Thân thể anh trở
nên lành lặn. Da dẻ anh trở lại hồng hào tươi tắn. Khuôn
mặt anh rạng rỡ. Giọng nói anh
thao tao. Anh là một con
người như bao con người khác.
Điều quan trọng hơn, đó la khi
chữa anh khỏi bệnh nan y,
đồng thời Chúa Giêsu cũng giải
phóng anh khỏi những mặc
cảm đè nặng tâm hồn anh bao năm
tháng qua. Khi chạm
đến thân thể anh thì Người cũng
chạm đến tâm hồn anh.
Trước kia anh cảm thấy bị mọi người xa lánh, nay qua
Chúa Giêsu anh cảm thấy mọi người
gần gũi thân thương.
Trước kia anh cảm thấy bị khinh
miệt, nay anh cảm thấy
được trân trọng. Trước kia anh
cảm thấy bị bỏ rơi, nay dưới
bàn tay dịu hiền của Chúa Giêsu
anh cảm thấy đựoc yêu 72
thương vỗ về. Nhữg vết thương
trong tâm hồn nay đã lành
lặn. Chúa Giêsu đã hồi sinh tâm
hồn lạnh giá của anh.
Muốn cho mọi người chấp nhận anh
tái hội nhập vào đời
sống xã hội, Chúa Giêsu bảo anh
đi trình diện với Thầy Cả
theo luật định. Trước kia anh bị
loại trừ, bị gạt ra bên lề xã
hội, nay anh đựoc bàn tay âu yếm
ân cần của Chúa đón
nhận anh trở lại với xã hội loài
người. Qua vị thượng tế anh
được công khai đón nhận. Nhân phẩm được phục hồi,
danh dự được tôn trọng. Giờ đây
anh có thể tự tin, vui sống
giữa mọi người như mọi người.
Chúa Giêsu đã chữa lành thể xác và tâm hồn của người
bệnh phong. Chính thái độ tin tưởng, đơn sơ của anh đã
chạm đến lòng lòng thương xót của Chúa. Phép lạ
phát
sinh từ lòng tin của bệnh nhân và
từ ý muốn đầy quyền
năng của Chúa Giêsu.
Có một môn đệ theo gương Thầy Chí
thánh đã đến ở giữa
người cùi, cùng sống và đã chết giữa họ. Đó là Cha
Đamiên mà Đức Hồng Y FX.Nguyễn Văn Thuận đã kể
trong cuốn sách “Những người lữ
hành trên đường hy
vọng”. Vị Tông đồ người hủi
ấy đã được Giáo hội phong
thánh.
Bình Dương mênh mông. Trên đảo
toàn là người hủi: cụt
tay, đứt chân, mắt đui, môi lở,
răng rụng...
Một hôm, Đức Giám Mục
đặc trách quần đảo này gióng
tiếng kêu gọi các Linh Mục ở Âu
Châu tình nguyện hy sinh
sang đó phục vụ. Một Linh Mục trẻ, đẹp trai, thông minh,
khoẻ mạnh hăng hái đáp lời. Đó là Cha Đamiên,
người về
sau được thêm biệt danh: “Tông Đồ
người hủi”.
Chiều hôm đó, trong Nhà Thờ ở đảo Molokai đông nghẹt
những người hủi da ngăm đen với
mùi hôi tanh nồng nặc,
Đức Giám Mục đứng trên Bàn Thờ
quay xuống giới thiệu
với giáo dân: “Các con thân mến,
các con hằng mong ước
có một Linh Mục đến cùng các con,
thì đây, cha Đamien,
một Linh Mục người Bỉ sẽ
sống chung với các con từ nay
cho đến chết. Các con có sung
sướng không?”
Cả Nhà Thờ xôn xao, thì thầm to
nhỏ. Cha Đamien đứng
cạnh Đức Giám Mục chẳng hiểu tý
nào. Rồi họ từ từ tiến
lên Cung Thánh, dáng điệu chất
phác đơn sơ. Cha Đamiên
càng nhìn thấy họ đến gần mình
thì càng sởn tóc gáy. Họ
trông như những thây ma còn sống,
như những quái thai
mất hẳn dáng người. Họ làm gì
đây? Họ tiến đến bên cha
sờ vào mặt, vào tay, vào áo
Cha... Cha hỏi Đức Giám Mục:
“Thưa Đức Cha, họ làm gì thế? Họ
nói gì thế?” Đức Cha trả
lời: “Họ nói, họ không thể tưởng tượng được một người ở
phương xa, chẳng bà con huyết
thống gì với họ, còn trẻ,
đẹp trai, không bệnh tật như Cha,
tự nhiên lại đến phục vụ
họ trên mảnh đất khốn cùng này. Họ không tin mắt mình
nên mới đến sờ mó vào người Cha,
xem thử Cha có thực
sự bị phung hủi như họ không. Rồi họ nói với nhau:
”Không, Cha đẹp quá !”
Dần dần, Cha Đamiên hoà đồng được
với họ. Ngài không
còn cảm thấy tởm gớm họ như
ngày đầu. Nói đúng hơn,
ngài quá yêu Chúa Giê-su bị bỏ
rơi trong họ nên chẳng còn
thấy e sợ, gớm ghiếc chi.
Một ngày kia, đến lượt Cha cũng
bị mắc bệnh phong hủi.
Thân hình Cha lở loét, nhức nhối.
Mặt mày Cha sù sì, đen
đủi, u nần trông rất dễ sợ. Một số báo ở Bỉ đăng hình Cha
Đamiên để mô tả
sự hy sinh vĩ đại của Cha. Bà cụ thân 74
sinh của Cha mắt mờ không đọc
được, nhìn vào bức hình
cũng chẳng nhận ra nổi người con
yêu. Bà hỏi các con
trong gia đình: “Hình ai đây mà trông mà trông ghê sợ
vậy?” Các con đều trả
lời mẹ: Thưa mẹ, đó là một trong
những người hủi trên đảo Molokai của anh Đamiên đấy”.
Qua mặt được bà cố, nhưng họ lại nhìn nhau và không ai
bảo ai, tất cả đều xót xa rơi
lệ... Cha Đamiên đã sống với
người hủi cho đến chết. Tình yêu
Chúa đã giúp Cha hy sinh
suốt đời vì họ.
Ở Việt Nam có hai trại cùi lớn: trại Di
Linh trên đường lên
Đà Lạt và trại Quy Hoà ở ngoại ô
thị xã Quy Nhơn. Đức
Cha Gio-an Cassaigne đã gắn bó
với anh em dân tộc K’Hor
ở Di Linh bị phong cùi một thời
gian dài, rồi sau 15 năm làm
Tổng Giám Mục Sài-gòn, đã lại xin
tình nguyện quay trở về
sống giữa những người bệnh cùi ở
Di Linh. Ngài sống với
họ thêm 18 năm rồi lây bệnh và
qua đời năm 1973. Trái tim
của người Việt Nam và cả thế
giới đều rung cảm, ai cũng
cảm phục tấm gương chứng nhân của
ngài.
Cha Phao-lô Mahu, một Linh Mục
người Pháp đã từ giã
quê hương với cuộc sống tiện nghi
đến sống giữa những
người cùi ở Quy Hoà cho đến chết.
Xác ngài được chôn cất
ngay giữa làng cùi bên cạnh những
người ngài thương yêu
nhất.
Ngày nay các Giáo Xứ khắp nơi gần
xa thường tổ chức
hành hương đến Di Linh, Quy Hoà
để viếng mộ Đức Cha
Cassaigne và Cha Mahu, thăm viếng
và tặng quà cho các
bệnh nhân.
Các Nữ Tu của các Dòng Nữ Tử Bác
Ái Vinh-sơn và Phansinh Thừa Sai Đức Mẹ đã đến sống phục vụ giữa những người bị
xã hội xa lánh loại trừ. Chính tình yêu Chúa Ki-tô 75
đã thúc đẩy các môn
đệ đến sống với họ, yêu mến họ,
chăm sóc phục vụ họ... Chúa đã sờ đến người cùi và họ
liền được lành sạch. Các môn đệ của Chúa cũng sờ vào
người cùi, sống với người cùi đem
lại cho họ tình thương,
bình an và niềm vui.
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
BỆNH NGUY HIỂM
Gm. JB. Bùi Tuần
Năm nay tôi 80 tuổi. Nhìn lại Hội
Thánh Việt Nam
trong
cuộc đời đã qua của tôi, tôi thấy
Hội Thánh của tôi thực vất
vả. Có thể ví cuộc đời ấy như một
chuyến đi đầy trắc trở.
Nhưng những gian nan trắc trở đó
đã được vượt qua. Hơn
thế nữa, đức tin được tôi luyện đã đào tạo nên
nhiều con
người biết sống công bình bác ái.
Nhờ đâu? Tất nhiên là
nhờ ơn Chúa. Nhưng chắc chắn cũng
nhờ nhiều tín hữu,
nhất là nhiều vị lãnh đạo trong
Hội Thánh Việt Nam
đã biết
khiêm tốn cộng tác với ơn Chúa.
Các vị đã cùng nhau tiến
lên trong mọi chặng đường lịch sử
khác nhau với tâm hồn
sáng suốt.
Bây giờ, Ðạo đang bước vào một
giai đoạn mới của lịch sử:
Giai đoạn hội nhập và cạnh tranh.
Tôi vui, nhưng cũng lo.
Với kinh nghiệm của một người,
vừa già về tuổi đời, vừa
già về tuổi mục vụ, tôi xin phép
chia sẻ một nỗi lo như một
cảnh báo. Ðó là hãy coi chừng
về một chứng bệnh nguy
hiểm cho Ðạo. Chứng bệnh này
thường xuất hiện trong
thời cạnh tranh giữa các giá trị.
Chứng bệnh đó là bệnh mù quáng. Mù quáng trong sống
đạo được Kinh Thánh đề cập đến
nhiều cách. Ở đây tôi chỉ
nêu lên bốn dạng mù quáng dễ gặp
thấy.
1/ Mù quáng, vì không nhận ra cái
chính, cái phụ
Chúa Giêsu có lúc đã đau buồn
phải nói sự thực với các
kinh sư và Pharisêu: “Khốn cho
các ngươi, những kẻ dẫn
đường mù quáng... Các ngươi nộp
thuế thập phân về bạc
hà, thì là, rau húng, mà bỏ
những điều quan trọng nhất
trong Lề luật là công bình, lòng
thương xót và sự thành
tín... Hỡi những kẻ dẫn
đường mù quáng. Các ngươi lọc
con muỗi, nhưng lại nuốt con lạc
đà” (Mt 23,23-24).
Những lời Chúa Giêsu phiền trách
trên đây xem ra đang
ứng nghiệm ở nơi này nơi nọ. Tình hình đạo ở những chỗ
đó được tiếng là thêm mở mang,
thêm hoạt động, thêm luật
lệ. Nhưng lòng đạo thực ra chỉ
được xây dựng bằng những
giá trị phụ.Người ta gọi đạo kiểu
đó là đạo hình thức, đạo
gánh nặng, đạo bề ngoài,
đạo phong trào. Nhưng không
thiếu người tự mãn với lối sống
đạo như thế. Chúa thì dứt
khoát không hài lòng. Người gọi
những người giữ đạo kiểu
đó là mù quáng. Cái làm cho sự mù
quáng đó thành nguy
hiểm, đó là sự nó tạo nên một ảo
tưởng sai lầm, đưa con
người vào ẩn trú trong đó. Hơn
nữa, nó càng nguy hiểm,
khi lôi kéo, thậm chí ép buộc
nhiều người khác đi vào não
trạng sai lạc về đạo, bám vào một
nếp sống đạo dễ dàng
biến chất. Hy vọng cảnh đó sẽ
không nhiều tại Việt Nam .
2/ Mù quáng, vì không nhận ra
đoàn lũ quỷ dữ rình rập
mình thường xuyên.
Trong thư thứ nhất của thánh
Phêrô gởi các giáo đoàn,
Ngài đã viết: “Anh em hãy sống
tiết độ và tỉnh thức, vì quỷ
dữ, thù địch của anh em, như sư
tử gầm thét, rảo quanh
tìm mồi cắn xé” (1 Pr 5,8).
Danh từ quỷ dữ mà thánh Phêrô dùng ở đây không những
chỉ đích danh các tướng quỷ và
thuộc hạ ác ôn vô hình luôn
rảo quanh chúng ta, mà cũng ám chỉ
các lực lượng xấu
hữu hình xung quanh ta. Ðó là
những thứ văn hoá đồi truỵ,
những phong trào gây hận thù chia
rẽ, những nhóm đầu tư
đủ loại mưu mô quỷ quyệt, những
lối sống kích thích huỷ
hoại luân lý, những định kiến hẹp
hòi, kiêu căng.
Thánh tông đồ Phêrô nói rõ với
tín hữu là chỉ với tiết độ và
tỉnh thức, người ta mới nhận diện
được mặt thực của quỷ
dữ và mới đối phó được với chúng
một cách có hiệu quả.
Nhưng thực tế nhiều nơi cho thấy
sự tiết độ và tỉnh thức có
vẻ như đang bị lơ là. Do đó mà không ít người trở nên dần
dần mù quáng. Họ không những
không nhận ra đoàn lũ các
loại quỷ dữ đang hoạt động ráo riết xung quanh mình,
mà
còn nhởn nhơ hoà nhập và tích cực
cộng tác vào những cái
xấu của chúng.
3/ Mù quáng, vì không biết nhận
xét thời đại mình sống
Chúa Giêsu có lần đã cảnh báo
nặng lời: “Những kẻ đạo
đức giả kia, cảnh sắc trời đất,
thì các ngươi biết nhận xét,
còn thời đại này, sao các ngươi lại không biết nhận
xét?
Sao các ngươi không tự mình xét
xem cái gì là phải” (Lc
12,56-57).
Lời Chúa phán trên đây, nếu áp
dụng vào nhiều người có
đạo thời nay, thì thiết tưởng
không sai. Bởi vì theo các nơi
hành hương và huấn giáo, thì thời
nay có hai việc Chúa
muốn ta làm:
- Việc thứ nhất là sám hối, đền
tội, đổi mới bản thân ta.
- Việc thứ hai là tin vào Thiên
Chúa giàu tình yêu
thương xót và hãy đến với Người
bằng những việc ta
xót thương người khác, như Chúa
thương xót ta.
Thế nhưng, cách sống của bao
người tín hữu hôm nay tỏ
ra mình chưa nhìn thấy rõ bao con
đường Chúa đang đợi
họ trong thời đại này.
4/ Mù quáng, vì không nhận ra
Chúa đến và ở giữa lịch
sử nhân loại
Phúc Âm thánh Gioan viết: “Ngôi
Lời ở giữa thế gian, và thế
gian đã nhờ Người mà có, nhưng
thế gian lại không nhận
biết Người. Người đã đến
nhà mình, nhưng người nhà
chẳng chịu đón Người” (Ga
1,10-11).
Ðọc mấy dòng trên, chúng ta cảm
thấy buồn. Người nhà
của Chúa là chính những người
công giáo chúng ta. Nhưng
biết đâu biết bao lần Chúa đến với ta, mà ta không đón
nhận Người. Người đến qua Kinh
Thánh, qua các bí tích,
qua Hội Thánh. Ngoài ra, Người
cũng đến qua nhiều ngả
khác, như qua các biến cố lịch sử, qua các thành công và
thất bại của ta, qua các nền văn
hoá chất lượng, qua các
sách báo và gương sáng nhắc nhở
của cá nhân và tập thể,
trong và ngoài Ðạo ta.
Nhưng, chúng ta nhiều khi tự mãn,
không nhìn và không
muốn nhìn, cho nên kể như tự mình
trở nên mù quáng. Mọi
thứ mù quáng đều đáng tiếc. Nhưng
mù quáng không nhìn
nhận Chúa đến với ta, đó quả là
một tai hoạ kinh khủng.
Kinh nghiệm tại nhiều nơi cho
thấy: Ðạo Chúa thời khó thì
chất lượng phát triển. Ðạo Chúa
thời dễ thì chất lượng suy
thoái.
Chúng ta cũng nên nhìn sự phát
triển của các tôn giáo bạn
hiện nay trong nước ta và tại các
nước xung quanh, nói
chung là tại Á châu. Tại nhiều
nước Á châu, văn hoá dân 79
tộc là văn hoá một tôn giáo nào
đó phủ kín khắp nước. Tất
nhiên văn hoá đó và tôn giáo đó
không phải là công giáo.
Ai trong chúng ta cũng có nhiều
giới hạn. Nên chúng ta rất
cần cầu nguyện.
Thiết tưởng vấn đề này nên
được nhận thức sớm, với
những nghiên cứu mới, sáng kiến
mới, dấn thân mới. Kẻo
sẽ quá muộn. Vì lịch sử đất nước,
khu vực và thế giới,
đang chuyển biến rất mau, với
những bất ngờ dễ sợ.
Gm. JB. Bùi Tuần
NGƯỜI TÀN TẬT DẠY CHÚNG TA HIỂU
TÌNH YÊU CỦA ƠN CỨU ĐỘ
Sr. Jean Berchemans Minh Nguyệt
Vừa hoàn tất chương trình nơi đại
học Bangalore thuộc miền Nam Ấn
Độ, nữ bác sĩ Bibiana Mary nghĩ
ngay đến việc dành thời gian ngắn
phục vụ các trẻ em nghèo tàn tật.
Các em sống nơi một Trung Tâm do
các tu sĩ dòng thánh Luigi Orione
(1872-1940) trông coi tại cứ điểm
truyền giáo Moltalban bên
Phi-luật-tân.
Xin nhường lời cho nữ bác sĩ
Bibiana Mary.
Tôi đang đi dọc theo hành lang và
bước vào căn phòng thì
thấy Joey đang tiến về phía giường của Mark. Cậu thiếu
niên nâng bạn lên, thay quần áo
để mặc cho bạn bộ đồng
phục rồi đặt bạn ngồi trên chiếc
xe lăn. Joey cẩn thận kiểm
soát để bạn ngồi ngay ngắn, thắt dây an-toàn cho bạn
rồi
đẩy xe lăn đi về phía phòng học.
Nhìn thấy tôi, Joey nhoẻn
miệng cười thật tươi rồi vẫy tay
nói với tôi:
- Chào tạm biệt bác sĩ nhé!
Điều tôi vừa kể cho quý vị nghe
xem ra là những diễn tiến
bình thường. Nhưng đối với tôi, câu chuyện lại khác 80
thường, bởi vì nó thay đổi hoàn toàn não trạng và quan
niệm sống của tôi. Tôi tự nhủ:
- Nếu Joey - thiếu niên 15 tuổi -
bị tàn tật tâm trí,
không biết nói năng đàng hoàng,
lại có thể chăm sóc
kỹ lưỡng chu đáo Mark người bạn
bị tê liệt, thì chúng
ta - những kẻ được xem là bình
thường - lại không có
thể quan tâm săn sóc người khác
sao???
Trên đây chỉ là một trong muôn
vàn cử chỉ và hành động
đáng yêu mà tôi diễm phúc trông
thấy tận mắt nơi Trung
Tâm ”Cottolengo Filippino”. Trung
Tâm do các tu sĩ Don
Orione đảm trách dành cho 40 bạn trẻ bị tàn tật
đủ loại:
hoặc tâm trí hoặc thể xác như tê
liệt và chậm trí, điếc và
câm hoặc mù lòa. Tất cả đều là
thanh thiếu niên nghèo
hoặc bị bỏ rơi.
Ngày đầu tiên đặt chân đến Trung
Tâm tức khắc tôi được
mọi người nồng hậu tiếp đón, đặc
biệt từ phía các bạn trẻ
tàn tật. Các em vây quanh tôi,
nhoẻn miệng cười thật tươi,
giơ tay vuốt ve tôi thật trìu
mến. Rồi các em chạy nhảy, vỗ
tay hò hét để báo cho mọi người
biết là có một người khách
đến viếng thăm Trung Tâm. Rồi vỏn
vẹn vài tuần lễ sau đó
tôi trở thành nữ bác sĩ thân
thương của tất cả các em! Thật
tuyệt vời!
Thế nhưng không phải chỉ riêng
tôi mà bất cứ vị khách nào
bước chân vào Trung Tâm cũng đều
được các em tàn tật
đón tiếp niềm nở, theo một cung
cách giản dị đơn sơ nhất.
Sự kiện này khiến cho khách
lạ bỗng cảm thấy mình thuộc
về phần tử của gia đình trung
tâm.
Điều gây ấn tượng và ngưỡng mộ nhất nơi tôi chính là:
mặc cho mọi mức độ tàn tật
đôi khi thật trầm trọng, các
thiếu niên tàn tật mỗi ngày đương
đầu với cuộc sống cách 81
thật can đảm. Các em không phải
chỉ sống còn, nhưng thật
sự là các bậc anh hùng! Nhiều em
bị bắt buộc nằm yên trên
giường, hít thở nhờ máy móc. Nhưng
em nào cũng sống
tràn đầy cuộc sống của mình, dĩ nhiên là với sự
trợ giúp
của nhiều người khác, đặc biệt là các ”nanai - mẹ nuôi”,
chăm sóc thương yêu các em như
chính con ruột của các
bà!
Giống như các cánh hoa, mỗi đóa
đều có hương thơm và
màu sắc riêng biệt thì các em tàn
tật này cũng thế. Mỗi em
với nét tàn tật riêng vẫn ẩn chứa
tài năng thật mênh mông
bất ngờ. Nếu được tập luyện và hướng dẫn các tài năng
phát triển tối đa. Chỉ
cần nhìn các em nhảy múa, vẽ vời
hoặc nguyên sự kiện có thể tự túc trong việc ăn uống cũng
đủ thấy khả năng bao la của các em. Tôi xin giải thích.
Đối
với chúng ta là người bình
thường, thì tất cả các tác động
đều là chuyện dễ dàng. Trong khi
đối với các em tàn tật,
những gì các em thực hiện đều là
kết quả của không biết
bao nhiêu là tập luyện, đôi khi
đòi hỏi những cố gắng thật
phi thường!
Trong thời gian phục vụ tại Phi-luật-tân tôi còn may mắn
làm việc chung với nữ tu Maria
Rosa Zbicajnik cũng là bác
sĩ nơi nhà thương Payatas ở Quezon City .
Chúng tôi sát
cánh trong các công tác phục vụ
dân nghèo nơi các vùng
xa xôi hẻo lánh. Qua các
hoạt động này tôi thầm nghĩ:
- Ở Ấn Độ hay tại Phi-luật-tân
nơi đâu dân nghèo cũng có
cùng hoàn cảnh đáng thương!
Vậy thì bổn phận của chúng ta
phải làm gì để có thể giúp
cho cuộc sống của người nghèo có
thể khá hơn xứng với
nhân phẩm hơn? Tôi tự hỏi và tự trả
lời:
- Không cần làm những công việc
to tát mà chỉ cần làm tất
cả những gì chúng ta có thể làm,
cho dù xem ra nhỏ bé 82
nhất, để góp phần thoa dịu nỗi đau khổ và túng cực của
dân nghèo.
Tôi ra đi đến Phi-luật-tân với
tư tưởng đem khả năng phục
vụ các trẻ em tàn tật. Giờ đây
tôi lại cảm nghiệm rằng:
- Chính các em tàn tật mới là
người giúp đỡ tôi. Các em
dạy tôi một bài học vô cùng quý
giá.
Tôi xin trưng dẫn lời Đức Thánh
Cha Gioan Phaolô II nói về
người tàn tật để kết thúc chứng
từ:
- Người tàn tật dạy chúng ta hiểu
thế nào là Tình Yêu
cứu độ. Họ là sứ giả của một thế giới mới không
thống trị bởi sức mạnh bởi bạo lực và bởi uy hiếp
nhưng là xây dựng trên Tình Yêu,
tình liên đới và
trên sự chấp nhận lẫn nhau.
... ”Phải nói rằng: các dân ngoại
không tìm cách để được
nên công chính, thì được nên công chính, mà được nên
công chính là nhờ Đức Tin. Còn
dân Israel
tìm một luật làm
cho họ nên công chính thì lại
không đạt tới Luật đó. Tại sao
thế? Tại vì họ không tìm cách nên
công chính nhờ Đức Tin,
nhưng nhờ việc làm .. Thưa anh
em, lòng tôi những ước
mong và tôi cầu xin cho dân Do
Thái được cứu độ. Quả
thế, tôi làm chứng cho họ là họ
có lòng nhiệt thành đối với
THIÊN CHÚA, nhưng lòng nhiệt
thành đó không được sáng
suốt, họ không nhận biết rằng
chính THIÊN CHÚA làm cho
người ta nên công chính, và họ
tìm cách nên công chính tự
sức mình. Như vậy là họ không tuân theo đường lối Thiên
Chúa làm cho người ta nên công
chính. Quả thế, cứu cánh
của Lề Luật là Đức Chúa GIÊSU
KITÔ, khiến bất cứ ai TIN
đều được nên công chính”
(Thư gởi tín hữu Roma 9,30-32/10,1-4).
Trích dịch từ: (”Don Orione oggi”, Rivista mensile della
Piccola Opera della Divina
Provvidenza, Anno CV, n.2,
Febbraio 2010, trang 22-23)
Sr. Jean Berchemans Minh Nguyệt
BÀI ĐỌC THÊM
SỨ ĐIỆP CỦA ĐTC BÊNÊDICTÔ 16
NHÂN NGÀY CÁC BỆNH NHÂN 2012
thứ 20, năm nay được cử hành với
chủ đề ”Hãy đứng lên và đi; đức tin của
con đã cứu con!” (Lc 17,19).
Trong thời gian qua, ĐTC đã cho công bố
sứ
điệp của ngài để hướng dẫn suy tư
và việc cử hành Ngày này, đồng thời ngài
mời gọi các tín hữu nêu cao giá
trị của các bí tích chữa lành là bí tích
Thống
Hối hòa giải và bí tích xức dầu
bệnh nhân. Sau đây là bản dịch nguyên văn
sứ điệp của ĐTC.
Anh chị em thân mến,
Nhân dịp Ngày Thế giới các bệnh
nhân, mà chúng ta sẽ cử
hành ngày 11-2-2012, lễ kính Đức
Mẹ Lộ Đức, tôi muốn tái
biểu lộ sự gần
gũi tinh thần với tất cả các bệnh nhân đang
ở
nơi điều trị hoặc được chăm sóc trong gia đình, bày tỏ
với mỗi người mối quan tâm và
lòng quí mến của toàn thể
Giáo Hội. Khi quảng đại và yêu
thương đón nhận mỗi sinh
mạng con người, nhất là những
người yếu đuối và bệnh tật,
tín hữu Kitô biểu lộ khía cạnh
quan trọng trong chứng tá Tin
Mừng của mình, theo gương Chúa
Kitô, Đấng đã cúi mình
trên những đau khổ thể lý và tinh
thần của con người để
chữa lành họ.
1. Năm nay, là năm chuẩn bị gần cho việc cử hành trọng
thể Ngày Thế Giới các bệnh nhân
sẽ tiến hành tại Đức vào
ngày 11-2-2013 và sẽ suy tư về hình ảnh biểu tượng của
Tin Mừng về người Samaritano (Xc
Lc 10,29-37), tôi muốn
nhấn mạnh về ”các bí tích chữa
lành”, tức là Bí tích Thống
Hối và Hòa giải, và bí tích Xức
Dầu bệnh nhân, các bí tích
này được viên mãn tự nhiên trong sự Hiệp Thông
Thánh
Thể.
Cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với 10 người phong cùi,
được thuật lại trong Tin Mừng
theo thánh Luca (Xc Lc 84
17,11-19), đặc biệt là lời Chúa
nói với một người trong số
họ: ”Hãy đứng lên và đi, đức tin
của con đã cứu con!”, giúp
ta ý thức tầm quan trọng của đức
tin đối với những người
đang chịu đau khổ và bệnh tật mà đến gần Chúa. Trong
cuộc gặp gỡ Chúa, họ có thể thực
sự cảm nghiệm rằng ”ai
tin tưởng thì không bao giờ lẻ
loi!” Thực vậy, trong Con của
Ngài, Thiên Chúa không bỏ mặc
chúng ta cho những lo âu
và đau khổ
của chúng ta, nhưng Ngài gần gũi chúng ta,
giúp chúng ta chịu đựng chúng và Ngài mong ước chữa
lành tâm hồn chúng ta một cách
sâu xa (Xc Mc 2,1-12).
Đức tin của người phong cùi duy
nhất, khi thấy mình được
chữa lành, đầy kinh ngạc và vui
mừng, không như những
người khác, đã lập tức trở lại gặp Chúa Giêsu để biểu lộ
lòng biết ơn; đức tin ấy cho
chúng ta thấy rằng sức khỏe
được phục hồi là dấu chỉ một điều quí giá hơn so với sự
khỏi bệnh thể lý, là dấu chỉ ơn
cứu độ mà Thiên Chúa ban
cho chúng ta qua Chúa Kitô; điều
ấy được biểu lộ qua lời
Chúa Giêsu: ”Đức tin của con đã
cứu con”. Ai ở trong đau
khổ và bệnh tật mà kêu cầu Chúa,
thì chắc chắn tình yêu
của Chúa sẽ không bao giờ bỏ rơi
họ, và cả tình yêu của
Giáo Hội sẽ không bao giờ thiếu,
tình yêu này chính là sự
kéo dài trong thời gian công
trình cứu độ của Chúa”. Như
thế, sự lành bệnh thể xác, diễn
tả ơn cứu độ sâu xa, tỏ cho
thấy tầm quan trọng của con
người đối với Chúa, trong
toàn thể linh hồn và thân xác của
họ. Vả lại, mỗi bí tích diễn
tả và thực hiện sự gần gũi của chính Thiên Chúa, Đấng
theo một thể thức hoàn toàn nhưng
không, ”đánh động
chúng ta qua những thực tại vật
chất... mà Ngài dùng
chúng, biến chúng thành những
phương thế để chúng ta và
Ngài gặp gỡ nhau” (Bài giảng,
Thánh lễ làm phép Dầu, 1-4-
2010)
Nghĩa vụ chính yếu của Giáo Hội
chắc chắn là loan báo
Nước Thiên Chúa, ”nhưng chính
việc loan báo này phải là 85
một tiến trình chữa lành: ”..
băng bó các vết thương của
tâm hồn tan nát” (Is 61,1)”
(Ibid.). Vì thế, sự liên kết giữa
sức khỏe thể lý và sự canh tân
những sâu xé trong tâm hồn
giúp chúng ta hiểu rõ hơn ”các bí
tích chữa lành”.
2. Bí tích Thống Hối thường ở
trung tâm suy tư của các vị
Chủ Chăn trong Giáo Hội, chính vì
tầm quan trọng của bí
tích này trong hành trình đời
sống Kitô, xét vì ”toàn thể giá
trị của Sự Thống Hối hệ tại trả
lại chúng ta cho ơn thánh
của Thiên Chúa, liên kết chúng ta
với Ngài trong một tình
bạn thân mật và cao cả” (Sách
Giáo lý của Hội Thánh Công
Giáo, 1468). Giáo Hội, khi tiếp
tục loan báo ơn tha thứ và
hòa giải mà Chúa Giêsu làm vang
dội, không ngừng mời
gọi toàn thể nhân loại hãy hoán
cải và tin vào Tin Mừng.
Giáo Hội lập lại lời kêu gọi của
thánh Phaolô Tông Đồ:
”Nhân danh Chúa Kitô.. chúng tôi
là những sứ giả: qua
chúng tôi chính Thiên Chúa nhắn
nhủ. Nhân danh Chúa
Kitô, chúng tôi nài xin anh em:
hãy hòa giải với Thiên Chúa”
(2 Cr 5,20). Trong cuộc sống của
Ngài, Chúa Giêsu loan
báo và làm cho lòng từ bi của
Chúa Cha hiện diện. Ngài
đến không phải để lên án, nhưng
để tha thứ và chữa lành,
để mang lại hy vọng cả trong tình
trạng tăm tối nhất của
đau khổ và tội lỗi, để trao ban
sự sống đời đời; vì thế, trong
Bí tích Thống Hối, trong ”y dược
của phép giải tội”, kinh
nghiệm về tội lỗi không làm nảy
sinh tuyệt vọng, nhưng gặp
gỡ Đấng là Tình Thương tha thứ và
biến đổi (Xc Gioan
Phaolô 2, Tông Huấn hậu THĐGM
”Hòa giải và Thống Hối”,
31).
Thiên Chúa, ”giàu lòng xót
thương” (Ep 2,4), như người
cha trong dụ ngôn của Tin Mừng
(Xc Lc 15,11-32), không
khép kín tâm hồn đối với một
người con nào, nhưng Ngài
chờ đợi họ, tìm kiếm, tìm đến với họ
tại nơi mà sự phủ
nhận tình hiệp thông khép kín họ
trong sự cô lập và chia rẽ, kêu gọi họ
tụ tập quanh bàn ăn của Ngài,
trong vui mừng
của đại lễ tha thứ và hòa giải.
Những lúc đau khổ, khi mà
bệnh nhân dễ bị cám dỗ rơi vào tình trạng nản chí và tuyệt
vọng, có thể biến thành một thời
điểm ân phúc, giúp họ trở
về với chính mình, và như người con hoang đàng,
nghĩ lại
cuộc sống của mình, nhìn nhận
những lỗi lầm và thiếu sót,
nhớ nhung vòng tay ấp ủ của người Cha, và tái khám phá
con đường về Nhà Cha. Trong tình yêu thương bao
la,
Ngài luôn tỉnh thức canh chừng
cuộc sống chúng ta, chờ
đợi chúng ta để trao tặng cho mỗi
người con trở về cùng
Ngài hồng ân hòa giải trọn vẹn và
niềm vui mừng”.
3. Khi đọc Phúc Âm, chúng ta thấy
rõ Chúa Giêsu luôn tỏ ra
đặc biệt quan tâm tới những người
yếu đau. Không những
Ngài sai các môn đệ đi săn sóc
các vết thương (Xc Mt 10,8;
Lc 9,2; 10,9), nhưng Ngài còn
thiết lập cho họ một Bí tích
đặc biệt: bí tích Xức dầu bệnh
nhân. Thư của Thánh
Giacôbê làm chứng về sự hiện diện của cử chỉ bí tích này
trong cộng đồng Kitô
đầu tiên (Xc 5,14-16): Với việc Xức
dầu bệnh nhân, kèm theo lời cầu
nguyện của các linh mục,
toàn thể Giáo Hội phó thác các
bệnh nhân cho Chúa đã
chịu đau khổ và được vinh hiển,
để Ngài thoa dịu những cơ
cực và cứu vớt họ, Giáo Hội cũng
khuyên họ hãy kết hiệp
trong tinh thần với cuộc khổ nạn
và cái chết của Chúa Kitô,
để góp phần vào thiện ích của Dân
Chúa.
Bí tích ấy đưa
chúng ta đến chỗ chiêm ngắm hai mầu
nhiệm về Núi Cây Dầu, nơi Chúa
Giêsu đứng trước con
đường Chúa Cha đã chỉ cho Ngài,
con đường khổ nạn, cử
chỉ tột
đỉnh của tình thương, và Ngài
đã đón nhận con
đường ấy. Trong giờ thử thách đó,
Ngài là Đấng trung gian,
”mang trong mình, nhận lấy đau
thương và khổ nạn của thế
giới, biến nó thành tiếng kêu lên
Thiên Chúa, đưa đau khổ
tới trước mắt và trong tay của
Thiên Chúa, và qua đó mang
đau khổ thực sự vào thời điểm cứu
chuộc” (Lectio divina,
Cuộc gặp gỡ hàng giáo sĩ Roma,
18-2-2010). Nhưng ”Núi
Cây Dầu .. cũng là nơi từ đó Ngài
lên cùng Chúa Cha, vì
thế đó là nơi cứu chuộc... Hai
mầu nhiệm này về Núi Cây
Dầu cũng luôn luôn ”tác động”
trong dầu bí tích của Giáo
Hội.. dấu chỉ lòng nhân từ của Thiên Chúa Đấng động đến
chúng ta” (Bài giảng, Thánh Lễ
làm phép Dầu, 1-4-2010).
Trong việc Xức Dầu bệnh nhân, có
thể nói chất liệu bí tích
dầu được ban cho chúng ta ”như dược phẩm của Thiên
Chúa.. thuốc này giờ đây làm cho
chúng ta chắc chắn về
lòng từ nhân của Ngài, nó phải
củng cố và an ủi chúng ta,
nhưng đồng thời, vượt lên trên
thời kỳ bệnh tật hiện nay,
hướng chúng ta về sự chữa lành chung kết, là sự sống lại
(Xc Gc 5,14” (Ibid.).
Ngày nay Bí tích này đáng
được để ý hơn, trong suy tư
thần học, cũng như trong hoạt
động mục vụ cho các bệnh
nhân. Khi đề cao nội dung kinh nguyện phụng vụ được
thích ứng với những hoàn cảnh
khác nhau của con người
với bệnh tật, và không những vào
lúc cuối đời mà thôi (Xc
Sách Giáo Lý Công Giáo, 1514), Bí
tích Xức Dầu bệnh
nhân không thể bị coi là một bí
tích ”hạng nhỏ” so với các bí
tích khác. Sự quan tâm và chăm
sóc mục vụ cho các bệnh
nhân, một đàng là dấu chỉ sự dịu
hiền của Thiên Chúa đối
với người đang
đau khổ, và đàng khác mang lại
lợi điểm
tinh thần cho cả các LM và toàn
thể cộng đoàn Kitô, với ý
thức rằng những gì được làm cho
người bé nhỏ nhất, chính
là làm cho Chúa Giêsu” (Xc Mt
25,40).
4. Về ”các bí tích chữa lành”, thánh Augustinô
khẳng định:
”Thiên Chúa chữa lành tất cả các
bệnh tật của con”. Vì thế,
con đừng sợ: tất cả bệnh tật của con sẽ được chữa lành..
Con chỉ cần để
cho Ngài chữa lành con và đừng đẩy xa
bàn tay của Ngài” (Giải thích về
Thánh Vịnh 102,5: PL 88
36,1319-1320). Đó là những phương thế quí giá của ân
thánh Chúa, giúp các bệnh nhân
ngày càng trở nên đồng
hình dạng với Mầu Nhiệm sự chết
và phục sinh của Chúa
Kitô”. Cùng với hai Bí tích này,
tôi muốn nhấn mạnh tầm
quan trọng của Bí tích Thánh Thể.
Khi được lãnh nhận
trong lúc bệnh tật, Thánh Thể góp
phần đặc biệt vào công
trình biến đổi ấy, liên kết người
được nuôi sống bằng Mình
Máu Thánh Chúa Giêsu với hy tế
Ngài tự hiến dâng lên
Chúa Cha để cứu độ mọi người. Toàn thể cộng đoàn Giáo
Hội và nhất là các giáo xứ, hãy
quan tâm đảm bảo cơ hội
cho những người, vì lý do sức
khỏe hoặc tuổi tác, không
thể đến nơi thờ phượng, được
thường xuyên rước lễ. Như
thế những anh chị em ấy có
thể củng cố mối quan hệ
với
Chúa Kitô chịu đóng đanh và sống
lại, với cuộc sống của
họ được dâng hiến vì tình yêu
Chúa Kitô, tham dự vào sứ
mạng của chính Giáo Hội. Trong
viễn tượng ấy, điều quan
trọng là các LM phục vụ tại các nhà thương, các dưỡng
đường và tại tư gia của các bệnh
nhân, hãy cảm thấy mình
thực sự là những người phục vụ
các bệnh nhân, là dấu chỉ
và là phương tiện của lòng từ bi
Chúa Kitô, cần được biểu
lộ cho mọi người đang chịu đau
khổ (Sứ điệp nhân Ngày
Thế giới các bệnh nhân lần thứ
18, 22-11-2009).
Sự trở nên đồng hình dạng với Mầu
Nhiệm Vượt Qua của
Chúa Kitô, cũng được thực hiện qua việc rước lễ thiêng
liêng, việc làm này có một ý
nghĩa rất đặc biệt khi Thánh
Thể được ban và đón nhận như của ăn đàng. Trong thời
điểm ấy của cuộc sống, những lời
của Chúa càng âm vang
một cách quyết liệt hơn: ”Ai ăn Mình Thầy và uống Máu
Thầy thì có sự sống
đời đời và Thầy sẽ cho họ sống lại
trong ngày sau hết” (Ga 6,54).
Thực vậy, Thánh Thể, nhất
là như của
ăn đàng, theo định nghĩa của thánh Ignatio
thành Antiokia, là ”phương dược
bất tử, là thuốc chống lại
sự chết” (Thư gửi các tín hữu
Ephêsô, 20: PG 5,661), là bí 89
tích chuyển tiếp từ sự chết
đến sự sống, từ trần thế này
đến cùng Chúa Cha, Đấng chờ đợi
mọi người trong thành
5. Chủ đề sứ điệp này nhân Ngày Thế Giới các bệnh nhân
lần thứ 20, ”Hãy đứng lên và
đi, đức tin của con đã cứu
con!”, cũng liên hệ tới Năm Đức Tin sắp tới, sẽ bắt đầu từ
ngày 11-10-2012, là dịp thuận
tiện và quý giá để tái khám
phá sức mạnh và vẻ đẹp của đức
tin, để đào sâu nội dung
đức tin cũng như để làm
chứng đức tin trong đời sống
thường nhật (Xc Tông thư Porta
fidei, 11-10-2011). Tôi
muốn khuyến khích các bệnh nhân
và những người đau
khổ luôn tìm thấy một chiếc neo
chắc chắn trong đức tin,
được nuôi dưỡng bằng sự lắng nghe Lời Chúa, bằng kinh
nguyện bản thân và các bí tích,
trong khi tôi mời gọi các vị
Mục Tử ngày càng sẵn sàng cử hành
các bí tích cho các
bệnh nhân. Noi gương Vị Mục Tử Nhân Lành và trong tư
cách là những người dẫn dắt đoàn
chiên đã được ủy thác,
các linh mục hãy tràn đầy vui
mừng, ân cần đối với những
người yếu đuối nhất, những người
đơn sơ và tội nhân, biểu
lộ cho họ lòng từ bi vô biên của
Thiên Chúa với những lời
đầy hy vọng” (Xc S. Augustino,
Lettera 95, 1: PL 33, 351-
352) (SD 3-1-2012)
Tôi tái bày tỏ lòng biết ơn của
tôi và của Giáo Hội đối với
những người hoạt động trong thế
giới sức khỏe, cũng như
các gia đình, nhìn thấy nơi những người thân của mình
Khuôn mặt đau khổ
của Chúa Giêsu, vì trong khả năng
nghề nghiệp và trong thinh lặng,
tuy nhiều khi không nêu
đích danh Chúa Giêsu, họ vẫn biểu
lộ Ngài một cách cụ thể
(Xc Bài giảng, Thánh lễ làm phép
Dầu, 21-4-2011).
Chúng ta hãy hướng lên Đức Maria,
Mẹ Từ
Bi và là Sức
Khỏe của các bệnh nhân, cái
nhìn đầy tín thác và kinh 90
nguyện của chúng ta; Ước gì lòng
cảm thông từ mẫu của
Mẹ, - được sống cạnh Chúa Con
sinh thì trên Thánh Giá, -
tháp tùng và nâng đỡ đức tin và
đức cậy của mỗi bệnh
nhân và người đau khổ trên con
đường chữa lành các vết
thương thể xác và tinh thần.
Tôi cam đoan nhớ đến tất cả mọi
người trong kinh nguyện,
trong khi tôi ban Phép lành Tòa
Thánh đặc biệt cho mỗi
người.
Lễ Chúa Kitô, Vua Vũ Trụ.
Biển Đức 16, Giáo Hoàng.
Lm. Trần Đức Anh OP (chuyển ngữ)
o,
Lettera 95, 1: PL 33, 351-
352) (SD 3-1-2012)
Tôi tái bày tỏ lòng biết ơn của
tôi và của Giáo Hội đối với
những người hoạt động trong thế
giới sức khỏe, cũng như
các gia đình, nhìn thấy nơi những người thân của mình
Khuôn mặt đau khổ
của Chúa Giêsu, vì trong khả năng
nghề nghiệp và trong thinh lặng,
tuy nhiều khi không nêu
đích danh Chúa Giêsu, họ vẫn biểu
lộ Ngài một cách cụ thể
(Xc Bài giảng, Thánh lễ làm phép
Dầu, 21-4-2011).
Chúng ta hãy hướng lên Đức Maria,
Mẹ Từ
Bi và là Sức
Khỏe của các bệnh nhân, cái
nhìn đầy tín thác và kinh 90
nguyện của chúng ta; Ước gì lòng
cảm thông từ mẫu của
Mẹ, - được sống cạnh Chúa Con
sinh thì trên Thánh Giá, -
tháp tùng và nâng đỡ đức tin và
đức cậy của mỗi bệnh
nhân và người đau khổ trên con
đường chữa lành các vết
thương thể xác và tinh thần.
Tôi cam đoan nhớ đến tất cả mọi
người trong kinh nguyện,
trong khi tôi ban Phép lành Tòa
Thánh đặc biệt cho mỗi
người.
Lễ Chúa Kitô, Vua Vũ Trụ.
Biển Đức 16, Giáo Hoàng.
Lm. Trần Đức Anh OP (chuyển ngữ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét