SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2012
CỦA ĐTC BÊNÊDICTÔ 16
"Chúng ta hãy quan tâm đối
với nhau, để khích lệ nhau trong
đức bác ái và các công việc lành” (Dt 10,24)
đức bác ái và các công việc lành” (Dt 10,24)
Anh chị em,
Một lần nữa mùa chay cống hiến
cho chúng ta cơ hội suy
tư về nòng cốt đời sống Kitô, đó là đức bác ái.
Thực vậy,
đây là thời kỳ thuận tiện để,
nhờ sự trợ giúp của Lời Chúa
và các Bí Tích, chúng ta đổi mới hành trình đức tin, trên
bình diện bản thân cũng như cộng đồng. Đây là một hành
trình được
đánh dấu bằng kinh nguyện và chia sẻ, thinh
lặng và chay tịnh, trong khi chờ
đợi niềm vui Phục Sinh.
Năm nay, tôi muốn đề nghị một vài suy tư dưới ánh sáng
một văn bản ngắn của Kinh Thánh
rút từ Thư gửi Tín Hữu
Do Thái: ”Chúng ta hãy quan tâm
đối với nhau để khích lệ
nhau trong đức bác ái và trong việc lành” (10,24). Đây là
một câu được đưa vào một đoạn văn
trong đó tác giả sách
thánh nhắn nhủ hãy tín thác nơi
Chúa Giêsu Kitô như vị
Thượng Tế, Đấng đã đạt cho chúng
ta ơn tha thứ và dẫn
đến Thiên Chúa. Thành quả
việc đón nhận Chúa Kitô là
một đời sống được phát triển theo
3 nhân đức hướng thần,
đó là: tiến đến gần Chúa ”với con
tim chân thành trong sự
viên mãn của đức tin” (c.22), giữ vững ”việc tuyên xưng
niềm hy vọng của chúng ta” (c.23)
luôn chú ý thi hành ”đức
bác ái và các việc lành” (c.24)
cùng với các anh em khác.
Đoạn này cũng khẳng định rằng
để nâng đỡ cách cư xử
theo tinh thần Tin Mừng như thế,
điều quan trọng là tham
dự các buổi gặp gỡ phụng vụ và
cầu nguyện của cộng
đoàn, hướng nhìn về mục tiêu mai hậu là sự hiệp thông
trọn vẹn với Thiên Chúa (c.25).
Tôi dừng lại ở câu 24: qua
vài chữ, câu này cống hiến một
giáo huấn quí giá và luôn
thời sự về 3 khía cạnh của đời sống Kitô, đó là quan
tâm
đến tha nhân, tính chất hỗ tương và sự thánh thiện bản
thân.
1. ”Chúng ta hãy quan tâm”: trách
nhiệm đối với người
anh em.
Yếu tố đầu tiên là lời mời gọi
”hãy quan tâm”, hãy chú ý:
động từ Hy lạp dùng ở đây là
Katanoein, có nghĩa là quan
sát kỹ lưỡng, chú ý, nhìn một cách ý thức, nhận thức
một
thực tại. Chúng ta thấy động từ này trong Tin Mừng, khi
Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ hãy
”quan sát” chim trên
trời, tuy không làm việc vất vả,
nhưng chúng vẫn được
Chúa Quan Phòng ân cần chăm sóc
(Xc Lc 12,24), và hãy
”nhận ra” cái xà trong mắt mình
trước khi nhìn thấy cọng
rơm trong mắt của người anh em
(Xc Lc 6,41). Chúng ta
cũng thấy động từ ấy trong một
đoạn khác của Thư gửi Tín
hữu Do thái, như lời mời gọi hãy ”chú ý đến Chúa Giêsu”
(3,1), là tông đồ và
là thượng tế của đạo chúng ta. Vì thế,
động từ mở đầu lời nhắn nhủ chúng ta, mời gọi hãy
chăm
chú nhìn người khác, trước tiên
là nhìn Chúa Giêsu, và chú
ý đối với nhau, đừng tỏ ra là
người xa lạ với nhau, đừng
dửng dưng về số phận của các anh
em. Thực tế, ta thường
thấy trái độ trái ngược: dửng
dưng, không tha thiết, những
thái độ này nảy sinh từ lòng ích
kỷ, được che đậy bằng cái
vẻ ”tôn trọng đời tư của người
khác”. Ngày nay, tiếng Chúa
cũng vang dội mạnh mẽ kêu gọi mỗi
người chúng ta trở
thành những người canh giữ anh em
mình (Xc St.
4,9),
thiết lập những quan hệ ân cần
đối với nhau, quan tâm đến
thiện ích của tha nhân và của mọi
người. Đại giới răn yêu
thương tha nhân đòi hỏi và yêu
cầu chúng ta hãy ý thức
mình có trách nhiệm đối với những
người là thụ tạo và là
con Thiên Chúa, giống như ta: là
anh em với nhau trong tư
là người, và trong nhiều trường
hợp, là anh em đồng đạo
với nhau, phải làm cho chúng ta
nhìn thấy nơi tha nhân như
một bản thân khác của mình, được Chúa yêu thương vô
biên. Nếu chúng ta vun trồng cái
nhìn này về tình huynh đệ,
liên đới, công bằng, thì lòng từ
bi và cảm thông sẽ tự nhiên
nảy sinh từ con tim chúng ta. Vị
Tôi Tớ Chúa Phaolô 6 đã
khẳng định rằng thế giới ngày nay
đau khổ nhất là vì thiếu
tình huynh đệ: ”Thế giới bệnh
hoạn. Bệnh của thế giới này
không phải do sự phung phí tài
nguyên hoặc vì một số
người vơ vét của cải, nhưng là do
sự thiếu tình huynh đệ
giữa con người và các dân tộc với
nhau” (Thông điệp ”Phát
triển các dân tộc” - 26/3/1967-,
n.66).
Sự quan tâm đến người khác bao
gồm ước muốn cho họ
điều thiện hảo, dưới mọi khía
cạnh: thể lý, luân lý và tinh
thần. Nền văn hóa hiện đại dường
như đã đánh mất ý thức
thiện và ác, giữa lúc cần phải
tái mạnh mẽ khẳng định rằng
sự thiện hiện hữu và chiến thắng
vì Thiên Chúa là ”Đấng tốt
lành và làm điều thiện” (Tv
119,68). Sự thiện là điều khơi
dậy, bảo vệ và thăng tiến sự sống, tình huynh đệ và hiệp
thông. Trách nhiệm đối với tha nhân như thế có nghĩa là
muốn và làm điều thiện cho họ,
mong ước họ cũng được
cởi mở đối với tiêu chuẩn điều
thiện; quan tâm đến anh em
có nghĩa là mở rộng
đôi mắt trước những thiếu thốn của
họ. Kinh Thánh cảnh giác về nguy
cơ con tim chai đá,
không còn nhạy cảm về tinh thần,
làm cho ta mù quáng
trước những đau khổ của tha nhân. Thánh Luca thánh sử
kể lại hai dụ ngôn của Chúa Giêsu
trong đó có trình bày hai
thí dụ về tình trạng như thế có
thể xảy ra trong tâm hồn con
người. Trong dụ ngôn người
Samaritano nhân lành, vị tư tế
và thầy Lêvi ”đi tránh qua bên
kia”, dửng dưng đối với
người bị cướp bóc lột và đánh
đập (Xc Lc 10,30-32), và
trong dụ ngôn người giàu sụ,
người này đầy ứ của cải nên
không nhìn thấy thân phận của ông
Lazzarô nghèo khổ
chết đói trước cửa nhà ông (Xc Lc 16,19). Trong cả
hai
trường hợp chúng ta thấy thế nào
điều là trái ngược với sự
”quan tâm”, với cái nhìn yêu
thương và cảm thông. Điều gì
ngăn cản cái nhìn nhân đạo và yêu
thương như thế đối với
người anh em? Thường thường đó là
sự giàu có vật chất
và sự quá đầy
đủ, nhưng cũng có thái độ đặt
tư lợi và
những bận tâm của mình lên trên
hết. Không bao giờ chúng
ta được thiếu khả năng ”có lòng từ bi” đối với người đau
khổ: không bao giờ con tim chúng
ta được phép bị mất hút
trong những sự vật và các vấn đề
của mình đến độ trở nên
điếc đối với tiếng kêu của người
nghèo. Trái lại, chính tâm
hồn khiêm tốn và kinh nghiệm bản
thân về đau khổ có thể
tỏ ra là nguồn mạch sự thức tỉnh
nội tâm về sự cảm thông
và thương cảm: ”Người công chính
nhìn nhận quyền của
người lầm than, trái lại kẻ gian
ác không nghe tiếng nói của
lý trí” (Cn 29,7). Như thế ta
hiểu hạnh phúc ”của những
người khóc lóc” (Mt 5,4), nghĩa
là những người có khả
năng ra khỏi chính mình để cảm động trước đau khổ của
tha nhân. Gặp gỡ với tha nhân và mở rộng con tim đối với
nhu cầu của họ chính là một
cơ hội
để được cứu độ và
hạnh phúc thật.
Sự ”quan tâm” đến người anh em
như thế cũng bao gồm
sự ân cần đồi với thiện ích
thiêng liêng của họ. Và ở đây,
tôi muốn nhắc nhớ một khía cạnh của đời sống Kitô giáo
mà tôi thấy dường như bị lãng quên:
đó là sự sửa lỗi
huyhnh đệ nhắm đến sự sống đời
đời. Nói chung ngày nay
người ta rất nhạy cảm đối với
những bài nói về sự chăm
sóc và tình bác ái đối với thiện
ích thể lý và vật chất của tha
nhân, nhưng người ta lại hầu như
hoàn toàn im lặng về
trách nhiệm tinh thần đối với anh
em mình. Trong Giáo Hội
sơ khai và trong các cộng đoàn
thực sự trưởng thành trong
đức tin không có thái độ như thế;
trong các cộng đồng ấy
người ta không những quan tâm đến
sức khỏe thể xác của
người anh em, nhưng cả sức khỏe tâm hồn của người ấy
nữa. Trong Kinh Thánh chúng ta
đọc thấy rằng: ”Hãy khiển
trách người khôn ngoan và họ sẽ biết ơn bạn. Hãy khuyên
bảo người khôn ngoan và họ càng
khôn ngoan hơn; hãy
dạy dỗ người công chính và
họ sẽ gia tăng kiến thức” (Cn
9,8ss). Chính Chúa Kitô đã truyền phải chính đốn người
anh em đang phạm tội (Xc Mt 18,15).
Động từ dùng để định
nghĩa sự sửa lỗi huynh đệ -
elenchein - cũng là động từ chỉ
sứ vụ ngôn sứ
tố giác của các Kitô hữu đối với một thế
hệ
chiều theo điều ác (Xc Ep 5,11).
Truyền thống của Giáo Hội
đã liệt kê việc khuyên bảo tội
nhân vào số những hành
động từ bi về tinh thần (thương
linh hồn bẩy mối). Điều
quan trọng là phục hồi chiều kích
này của đức bác ái Kitô.
Không được im lặng trước sự ác. Ở
đây tôi nghĩ đến thái
độ của những tín hữu Kitô, vì tôn
trọng người khác hoặc vì
tiện ích, họ chiều theo não trạng
chung, thay vì cảnh giác
anh em mình về những lối suy nghĩ
và hành động trái
ngược với sự thật và không theo
con đường sự thiện.
Nhưng sự khiển trách theo tinh
Kitô không bao giờ do sự
thúc đẩy của tinh thần kết án
hoặc trách cứ; nhưng luôn do
sự thúc đẩy của tình thương và
lòng từ bi, nảy sinh từ sự
ân cần thực sự đối với thiện ích
của người anh em. Thánh
Phaolô tông đồ quả quyết: ”Nếu có
người nào bất chợt bị
bắt gặp phạm lỗi nào, thì anh chị
em là những người có
Thần Khi hãy sửa chữa họ với tinh thần dịu dàng. Và bạn
hãy cảnh giác đối với chính mình
để chính bạn khỏi bị cám
dỗ” (Gl 6,1). Trong thế giới
chúng ta bị thấm nhiễm xu
hướng cá nhân chủ nghĩa, cần phải
tái khám phá tầm quan
trọng của sự sửa lỗi huynh đệ, để cùng nhau tiến bước về
sự thánh thiện. Thậm chí ”người
công chính sa ngã 7 lần”
(Cn 24,16) như Kinh Thánh đã nói,
và tất cả chúng ta đều
là người yếu đuối và thiếu sót
(Xc 1 Ga 1,8). Vì thế, thật là
rất hữu ích khi giúp đỡ và để cho
mình được giúp đỡ có cái
nhìn chân thực về bản thân mình, để cải
tiến chính cuộc
sống của mình và tiến bước ngay
thẳng hơn trên con
đường của Chúa. Chúng ta luôn cần
có một cái nhìn yêu
thương và sửa chữa, nhận biết và
nhìn nhận, phân định và
tha thứ (Xc Lc 22,61), như Thiên
Chúa đã và đang làm với
mỗi người chúng ta.
2. ”Đối với nhau”: ơn hỗ tương
với nhau”.
Sự ”canh giữ” đối với tha nhân
như thế tương phản với não
trạng thu hẹp cuộc sống vào chiều
kích trần thế, không để ý
đến viễn tượng mai hậu và chấp
nhận bất kỳ chọn lựa luân
lý nào nhân danh tự do cá nhân.
Một xã hội như ngày nay
có thể trở nên điếc đối với những
đau khổ thể lý cũng như
những đòi hỏi tinh thần và luân
lý của cuộc sống. Nhưng
cộng động Kitô không thể như vậy! Thánh Phaolô Tông đồ
mời gọi tìm kiếm điều dẫn tới ”hòa bình và xây dựng lẫn
nhau” (Rm 14,19), giúp đỡ ”tha nhân trong điều thiện
để
xây dựng họ” (ibid. 15,2), không
tìm tư lợi, ”nhưng là lợi ích
của nhiều người, để họ đạt tới ơn
cứu độ” (1 Cr 10,33). Sự
sửa lỗi và khuyên nhủ nhau trong
tinh thần khiêm tốn và
bác ái như thế phải là thành phần
đời sống của cộng đoàn
Kitô.
Các môn đệ của Chúa, kết hiệp với Chúa Kitô qua Thánh
Thể, sống trong một sự hiệp thông
liên kết họ với nhau như
chi thể của cùng một thân mình. Điều này có nghĩa là
tha
nhân thuộc về tôi, cuộc sống,
phần rỗi của họ liên hệ tới
cuộc sống và phần rỗi của tôi. Ở
đây chúng ta động chạm
đến một yếu tố rất sâu xa của tình hiệp thông: cuộc sống
của chúng ta có liên hệ tới cuộc sống của người khác,
trong điều thiện cũng như trong điều ác; tội lỗi cũng như
những việc lành bác ái đều có một
chiều kích xã hội. Trong
Giáo Hội, Nhiệm thể của Chúa Kitô diễn ra sự hỗ
tương
như thế: cộng đồng không ngừng
làm việc thống hối và kêu
cầu ơn tha thứ vì những tội lỗi
của con cái mình, nhưng
cũng luôn vui mừng hân hoan vì
chứng tá nhân đức và bác
ái được triển nở
nơi mình. Thánh Phaolô quả quyết ”Các
chi thể chăm sóc lẫn nhau” (1 Cr
12,25), vì chúng ta là một
thân mình. Đức bác ái đối với anh
em, như được diễn tả
qua việc làm phúc - là việc thực
hành tiêu biểu trong mùa
chay, cùng với kinh nguyện và
chay tịnh - ăn rễ sâu trong
sự cùng thuộc về thân mình
như vậy. Cả khi lo lắng cụ thể
cho những người nghèo khổ nhất,
mỗi tín hữu Kitô có thể
biểu lộ sự tham phần của mình vào thân thể duy nhất
là
Giáo Hội. Quan tâm đến tha nhân
trong tinh thần hỗ tương
cũng là nhìn nhận điều thiện hảo
mà Chúa làm nơi họ và
cùng với họ cảm tạ vì những kỳ công ân phúc mà Thiên
Chúa nhân lành và toàn năng tiếp
tục thực hiện nơi các con
cái của Ngài. Khi một Kitô hữu
nhận thấy nơi tha nhận hoạt
động của Chúa Thánh Linh, thì họ
không thể không vui
mừng vì điều
đó và tôn vinh Chúa Cha trên trời (Xc Mt
5,16).
3. ”Để khích lệ lẫn nhau trong đức bác ái và trong việc
lành”: cùng nhau tiến bước trong
sự thánh thiện. 97
Thành ngữ này của Thư gửi Tín Hữu Do thái (10,24) thúc
đẩy chúng ta cứu xét ơn kêu gọi tất cả mọi người nên
thánh, hành trình liên lỷ trong
đời sống thiêng liêng, khao
khát những đoàn sủng cao cả hơn và một đức bác ái ngày
càng cao và phong phú hơn (Xc 1
Cr 12,31-13-13). Sự
quan tâm đối với nhau có mục đích
là thúc đẩy nhau tiến
đến một tình yêu thương thực
sự hữu hiệu ngày càng
mạnh mẽ hơn, ”như ánh sáng bình minh gia tăng huy
hoàng cho đến chiều” (Cn 4,18), trong khi chờ đợi sống
ngày không bao giờ tàn trong
Thiên Chúa. Thời gian được
ban cho chúng ta trong cuộc sống
thật là quí giá để khám
phá và chu toàn việc lành, trong
tình yêu Thiên Chúa. Như
thế chính Giáo Hội tăng trưởng và
phát triển để đạt tới sự
trưởng thành trọn vẹn của Chúa
Kitô (Xc Ep 4,13). Chính
trong viễn tượng tăng trưởng
năng động như thế có lời
chúng ta khuyên bảo và khích lệ
nhau đạt tới tình yêu viên
mãn và các việc lành.
Đáng tiếc là vẫn luôn có cám dỗ
sống trong nguội lạnh, bóp
nghẹt Thánh Linh, từ khước không
làm sinh lợi những nén
bạc đã được ban cho chúng ta để
mưu ích cho bản thân và
tha nhân (Xc Mt 25,25ss). Tất cả
chúng ta đã nhận
lãnh những phong phú tinh thần
hoặc thể chất hữu ích để
chu toàn kế hoạch của Chúa,
để mưu ích cho Giáo Hội và
phần rỗi bản thân (Xc Lc 12,21b;
1 Tm 6,18). Các bậc thầy
linh đạo nhắc nhớ rằng trong cuộc sống đức tin ai không
tiến tức là lùi. Anh chị em thân
mến, chúng ta hãy đón nhận
lời mời gọi luôn có tính chất
thời, đó là hướng đến ”mức độ
cao của đời sống Kitô” (Gioan Phaolô 2, Tông thư Ngàn
Năm mới đang đến - 6/1/2001-,
n.31). Sự khôn ngoan của
Giáo hội - khi nhìn nhận và công
bố chân phúc và sự thánh
thiện của một số Kitô hữu gương
mẫu-, cũng có mục đích
khơi dậy ước muốn noi gương nhân
đức của các vị. Thánh
Phaolô nhắn nhủ: ”Anh chị em hãy
thi đua quí chuộng lẫn
nhau” (Rm 12,10).
”Đứng trước một thế giới đang đòi
hỏi các tín hữu Kitô một
chứng tá được
đổi mới về tình yêu thương và lòng trung
thành với Chúa, tất cả chúng ta
cảm thấy sự cấp thiết phải
nỗ lực thi nhau làm việc bác ái, phục vụ và làm
việc lành
(Xc Dt 6,10). Lời kêu gọi này đặc
biệt mạnh mẽ trong mùa
thánh chuẩn bị mừng lễ Phục Sinh”. Với lời cầu chúc một
Mùa Chay thánh thiện và phong
phú, tôi phó thác anh chị
em cho Đức Trinh Nữ Maria và
thành tâm ban Phép Lành
Tòa Thánh cho tất cả mọi người.
Biển Đức 16, Giáo Hoàng
Lm. Trần Đức Anh OP (chuyển ngữ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét