Suy Niệm Chúa Nhật XXIV Thường Niên B (2012)
Chúa Nhật XXIV nầy được định vị vào trong viễn cảnh của cuộc Khổ Nạn. Đây là lần đầu tiên Đức Giê-su loan báo cuộc Khổ Nạn của Ngài theo Tin Mừng Mác-cô.
Lm Inhaxiô Hồ Thông
Is 50: 5-9
Bài đọc I trích từ tác phẩm của ngôn sứ I-sai-a đệ nhị là bài ca thứ ba trong bốn bài ca về Người Tôi Trung chịu đau khổ; Người Tôi Trung nầy tìm gặp nơi Chúa sức mạnh của mình và chấp nhận mọi đau thương thử thách.
Gc 2: 14-18
Trong đoạn trích thư của thánh Gia-cô-bê hôm nay, thánh nhân dạy rằng “đức tin không hành động là đức tin chết”.
Mc 8: 27-35
Trong Tin Mừng Mác-cô, sau khi đã nghe lời tuyên xưng đức tin của thánh Phê-rô: "Thầy là Đấng Ki-tô", Đức Giê-su loan báo cuộc Khổ Nạn sắp đến của Ngài.
Bài đọc I trích từ tác phẩm của ngôn sứ I-sai-a đệ nhị là bài ca thứ ba trong bốn bài ca về Người Tôi Trung chịu đau khổ; Người Tôi Trung nầy tìm gặp nơi Chúa sức mạnh của mình và chấp nhận mọi đau thương thử thách.
Gc 2: 14-18
Trong đoạn trích thư của thánh Gia-cô-bê hôm nay, thánh nhân dạy rằng “đức tin không hành động là đức tin chết”.
Mc 8: 27-35
Trong Tin Mừng Mác-cô, sau khi đã nghe lời tuyên xưng đức tin của thánh Phê-rô: "Thầy là Đấng Ki-tô", Đức Giê-su loan báo cuộc Khổ Nạn sắp đến của Ngài.
BÀI ĐỌC I (Is 50: 5-9)
Bản văn nầy được trích dẫn từ một trong bốn bài thơ về một dung mạo bí ẩn của một Người Tôi Trung thập toàn của Đức Chúa trong tác phẩm của I-sai-a đệ nhị (Is 40-55). Hai bài thơ sau cùng đều cho thấy Người Công Chính nầy chịu mắng nhiếc phỉ nhổ (bài thơ thứ ba mà chúng ta đọc hôm nay), đoạn bị giết chết một cách nhục nhã nhưng tiếp đó tràn đầy vinh quang (bài thơ thứ tư). Chúng ta gặp thấy ở nơi dung mạo của Người Tôi Trung chịu đau khổ nầy, dung mạo của Chúa Giê-su, Đấng chịu đau khổ để đem lại ơn cứu độ cho nhân loại.
Bản văn nầy được trích dẫn từ một trong bốn bài thơ về một dung mạo bí ẩn của một Người Tôi Trung thập toàn của Đức Chúa trong tác phẩm của I-sai-a đệ nhị (Is 40-55). Hai bài thơ sau cùng đều cho thấy Người Công Chính nầy chịu mắng nhiếc phỉ nhổ (bài thơ thứ ba mà chúng ta đọc hôm nay), đoạn bị giết chết một cách nhục nhã nhưng tiếp đó tràn đầy vinh quang (bài thơ thứ tư). Chúng ta gặp thấy ở nơi dung mạo của Người Tôi Trung chịu đau khổ nầy, dung mạo của Chúa Giê-su, Đấng chịu đau khổ để đem lại ơn cứu độ cho nhân loại.
1. Dung mạo của Người Tôi Trung chịu đau khổ.
Người Tôi Trung nầy là sứ giả của Thiên Chúa, ông đã được thông báo cho biết: sứ mạng được trao phó cho ông không là dể dàng, nhưng ông “không cưỡng lại cũng chẳng tháo lui”. Sứ mạng này được xác định ở đoạn trên: “biết lựa lời nâng đỡ ai rã rời kiệt sức”. Ông chẳng đón nhận gì ngoài những vô ơn bạc nghĩa: bách hại, đánh đòn, nhục mạ; ông cam chịu mà không hề than vãn một lời. Sức mạnh và sự thanh thản của ông đến từ niềm tín thác vào Thiên Chúa, Đấng phù trợ ông, Đấng tuyên bố rằng ông công chính, Người ở kề bên ông. Vì thế chẳng có gì phải nao núng cả: “Ai tranh tụng với tôi? Cùng nhau ta hầu tòa! Ai muốn kiện cáo tôi ? Cứ thử đến đây coi!”.
Người Tôi Trung nầy là sứ giả của Thiên Chúa, ông đã được thông báo cho biết: sứ mạng được trao phó cho ông không là dể dàng, nhưng ông “không cưỡng lại cũng chẳng tháo lui”. Sứ mạng này được xác định ở đoạn trên: “biết lựa lời nâng đỡ ai rã rời kiệt sức”. Ông chẳng đón nhận gì ngoài những vô ơn bạc nghĩa: bách hại, đánh đòn, nhục mạ; ông cam chịu mà không hề than vãn một lời. Sức mạnh và sự thanh thản của ông đến từ niềm tín thác vào Thiên Chúa, Đấng phù trợ ông, Đấng tuyên bố rằng ông công chính, Người ở kề bên ông. Vì thế chẳng có gì phải nao núng cả: “Ai tranh tụng với tôi? Cùng nhau ta hầu tòa! Ai muốn kiện cáo tôi ? Cứ thử đến đây coi!”.
2. Dung mạo của Đức Ki tô.
Ở nơi dung mạo của Người Tôi Trung nầy chúng ta đọc thấy số phận của Đức Ki-tô. Chính Ngài cũng là Đấng được Thiên Chúa sai đến. Sứ điệp mà Ngài mang đến là Tin Mừng cho những người nghèo khổ. Ấy vậy, chính Ngài phải gánh chịu muôn vàn đau khổ và bách hại mà không hề than van một lời. Và cũng chính Ngài công bố: “Ai có thể bắt lỗi tôi điều gì?”. Ngài biết rằng Chúa Cha sẽ tôn vinh Ngài và Chúa Thánh Thần sẽ minh oan cho Ngài.
Ở nơi dung mạo của Người Tôi Trung nầy chúng ta đọc thấy số phận của Đức Ki-tô. Chính Ngài cũng là Đấng được Thiên Chúa sai đến. Sứ điệp mà Ngài mang đến là Tin Mừng cho những người nghèo khổ. Ấy vậy, chính Ngài phải gánh chịu muôn vàn đau khổ và bách hại mà không hề than van một lời. Và cũng chính Ngài công bố: “Ai có thể bắt lỗi tôi điều gì?”. Ngài biết rằng Chúa Cha sẽ tôn vinh Ngài và Chúa Thánh Thần sẽ minh oan cho Ngài.
BÀI ĐỌC II (Gc 2: 14-18)
Chúng ta tiếp tục đọc Thư của thánh Gia-cô-bê.
Chúng ta tiếp tục đọc Thư của thánh Gia-cô-bê.
1. Đức tin không hành động là đức tin chết:
Đoạn trích hôm nay tập trung vào một chủ đề: “đức tin không hành động là đức tin chết”. Đức tin tích cực năng động là đức tin hướng đến việc thực thi đức ái. Lời khuyên bảo của thánh Gia-cô-bê rất thực tế: lời khuyên nầy được minh họa bởi một ví dụ cụ thể và được trình bày rất thấm thía. Những lời hay ý đẹp chỉ là như gió thoảng qua, thậm chí chỉ là giả hình, nếu người ta không đề ra những phương sách cứu giúp những người anh em đau khổ của chúng ta.
Đoạn trích hôm nay tập trung vào một chủ đề: “đức tin không hành động là đức tin chết”. Đức tin tích cực năng động là đức tin hướng đến việc thực thi đức ái. Lời khuyên bảo của thánh Gia-cô-bê rất thực tế: lời khuyên nầy được minh họa bởi một ví dụ cụ thể và được trình bày rất thấm thía. Những lời hay ý đẹp chỉ là như gió thoảng qua, thậm chí chỉ là giả hình, nếu người ta không đề ra những phương sách cứu giúp những người anh em đau khổ của chúng ta.
2. So sánh giáo huấn của thánh Gia-cô-bê và của thánh Phao-lô:
Liệu có nên nghĩ rằng thánh Gia-cô-bê có lập trường trái ngược với thánh Phao-lô như được trình bày trong các thư gởi tín hữu Ga-lát và Rô-ma: “Con người được nên công chính không phải nhờ làm những gì Luật dạy, nhưng nhờ tin vào Đức Ki-tô” (Gl 2: 16)?. Nói đúng hơn, thánh Gia-cô-bê cố cảnh giác những người Ki-tô hữu gốc Do thái coi chừng một lối giải thích lạm dụng giáo huấn của thánh Phao-lô. Người ta không thể trách cứ thánh Phao-lô là không ca ngợi những việc làm, đặc biệt là đức ái, vì nếu không có đức ái thì đức tin “chỉ là tiếng phèn la inh ỏi”.
Liệu có nên nghĩ rằng thánh Gia-cô-bê có lập trường trái ngược với thánh Phao-lô như được trình bày trong các thư gởi tín hữu Ga-lát và Rô-ma: “Con người được nên công chính không phải nhờ làm những gì Luật dạy, nhưng nhờ tin vào Đức Ki-tô” (Gl 2: 16)?. Nói đúng hơn, thánh Gia-cô-bê cố cảnh giác những người Ki-tô hữu gốc Do thái coi chừng một lối giải thích lạm dụng giáo huấn của thánh Phao-lô. Người ta không thể trách cứ thánh Phao-lô là không ca ngợi những việc làm, đặc biệt là đức ái, vì nếu không có đức ái thì đức tin “chỉ là tiếng phèn la inh ỏi”.
Tuy nhiên, thánh Phao-lô, vị Tông Đồ dân ngoại, muốn chứng minh rằng những việc lành phúc đức của luật Mô-sê không thể đạt được ơn cứu độ, từ nay chỉ có một nguồn ơn cứu độ duy nhất là “tin vào Đức Ki tô”. Mục đích của thánh Gia-cô-bê là làm nổi bật những thành quả của luật mới, mà thành quả hàng đầu là Đức Ái. Đành rằng đức tin là Thiên Ân và nhờ đức tin chứ không vì công nghiệp mà chúng ta được nên công chính hóa, nhưng việc làm của chúng ta chứng tỏ rằng đức tin ấy đầy sức sống, chứ không èo uột héo khô.
Liệu có nên nghĩ rằng ở bên kia những tư tưởng này, có một dư âm nào đó về hai thái độ của hai vị thánh nầy xuất hiện ở Công Đồng Giê-ru-sa-lem? Thánh Gia-cô-bê bày tỏ lập trường phải tuân giữ vài mối giây ràng buộc với luật Mô-sê, trong khi thánh Phao-lô muốn giải thoát các Ki-tô hữu tiên khởi khỏi những thực hành Lề Luật…Có thể lắm chứ.
TIN MỪNG (Mc 8: 27-35)
Chúng ta đang ở giai đoạn Đức Giê-su tìm kiếm một sự yên tỉnh ngoài biên giới miền Ga-li-lê để được ở một mình với các môn đệ và dành trọn thời gian vào việc huấn luyện họ.
Chúng ta đang ở giai đoạn Đức Giê-su tìm kiếm một sự yên tỉnh ngoài biên giới miền Ga-li-lê để được ở một mình với các môn đệ và dành trọn thời gian vào việc huấn luyện họ.
1. Bối cảnh của cuộc chuyện trò:
Như chúng ta đã biết, Đức Giê-su đã rút lui vào vùng Tia, đoạn miền Thập Tỉnh. Bây giờ Ngài rời Bết-sai-đa để tới các làng xã vùng Xê-da-rê Phi-líp, vùng cực Bắc xứ Pha-lê-tinh. Lãnh địa nầy không thuộc quyền của tiểu vương Hê-rô-đê, nhưng em của ông là Phi-líp, một nhà cai trị cẩn trọng và khôn ngoan. Chính Phi-líp là người xây dựng thành Xê-da-rê mang tên ông để phân biệt với thành Xê-da-rê duyên hải. Như vậy Đức Giê-su đã dẫn các môn đệ đi sâu vào vùng đất lương dân, lên đến thượng nguồn của dòng sông Giô-đan.
Như chúng ta đã biết, Đức Giê-su đã rút lui vào vùng Tia, đoạn miền Thập Tỉnh. Bây giờ Ngài rời Bết-sai-đa để tới các làng xã vùng Xê-da-rê Phi-líp, vùng cực Bắc xứ Pha-lê-tinh. Lãnh địa nầy không thuộc quyền của tiểu vương Hê-rô-đê, nhưng em của ông là Phi-líp, một nhà cai trị cẩn trọng và khôn ngoan. Chính Phi-líp là người xây dựng thành Xê-da-rê mang tên ông để phân biệt với thành Xê-da-rê duyên hải. Như vậy Đức Giê-su đã dẫn các môn đệ đi sâu vào vùng đất lương dân, lên đến thượng nguồn của dòng sông Giô-đan.
Trên lãnh địa nầy, người ta có thể đi lại một cách thanh bình. Đức Giê-su đồng hành với các môn đệ của Ngài. Những dòng suối của sông Giô-đan thì rất gần, cảnh vật êm ả, chính trong khung cảnh êm ả và bầu khí thanh bình nầy mà cuộc nói chuyện giữa Thầy trò diễn ra.
Thánh Lu-ca đặt câu chuyện nầy vào trong bối cảnh Đức Giê-su cầu nguyện một mình và có các môn đệ ở đó với Ngài (Lc 9: 18-21: thánh Lu-ca không bao giờ quên kể ra việc Đức Giê-su cầu nguyện vào những giờ phút trang trọng), trong khi thánh Mác-cô nói với chúng ta rằng Đức Giê-su và các môn đệ vừa đi vừa trò chuyện với nhau. Đối với thánh Mác-cô, chính nhờ đồng hành với Đức Giê-su, lắng nghe Ngài, mà chúng ta có thể hiểu được khuôn mặt đích thật của Ngài hơn.
2. Thăm dò niềm tin của các môn đệ về Ngài:
Trước hết Đức Giê-su hỏi các môn đệ về dư luận quần chúng: họ nói gì về Ngài, ngõ hầu giúp các ông hiểu rõ hơn niềm tin của họ vào Ngài. Các môn đệ đáp: “Họ bảo Thầy là Gioan Tẩy Giả; có kẻ bảo là ông Ê-li-a; kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó”. Trong những dư luận nầy, việc đồng hóa Đức Giê-su với ông Gioan Tẩy Giả thật lạ lùng nhưng nhắc nhớ lời phát biểu của tiểu vương Hê-rô-đê khi nghe danh tiếng Đức Giê-su: “Đó chính là ông Gioan Tẩy Giả; ông đã từ cõi chết trỗi dậy, nên mới có quyền năng làm phép lạ” (Mt 14: 1-2). Việc dân chúng nhận biết Đức Giê-su là một trong những đại ngôn sứ đã là một bước tiến đáng kể trên con đường đức tin rồi, tuy nhiên vẫn còn xa với chân lý.
Trước hết Đức Giê-su hỏi các môn đệ về dư luận quần chúng: họ nói gì về Ngài, ngõ hầu giúp các ông hiểu rõ hơn niềm tin của họ vào Ngài. Các môn đệ đáp: “Họ bảo Thầy là Gioan Tẩy Giả; có kẻ bảo là ông Ê-li-a; kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó”. Trong những dư luận nầy, việc đồng hóa Đức Giê-su với ông Gioan Tẩy Giả thật lạ lùng nhưng nhắc nhớ lời phát biểu của tiểu vương Hê-rô-đê khi nghe danh tiếng Đức Giê-su: “Đó chính là ông Gioan Tẩy Giả; ông đã từ cõi chết trỗi dậy, nên mới có quyền năng làm phép lạ” (Mt 14: 1-2). Việc dân chúng nhận biết Đức Giê-su là một trong những đại ngôn sứ đã là một bước tiến đáng kể trên con đường đức tin rồi, tuy nhiên vẫn còn xa với chân lý.
Vì thế, Đức Giê-su muốn trắc nghiệm niềm tin của các môn đệ về Ngài sau những ngày tháng được sống bên Ngài, lắng nghe những lời Ngài nói và thấy những việc Ngài làm: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?”. Thay mặt cho các môn đệ, ông Phê-rô đáp: “Thầy là Đấng Ki tô”. Tại Mát-thêu, thánh Phê-rô còn nói thêm: “Con Thiên Chúa hằng sống”. Tại Lu-ca, thánh Phê-rô nói: “Thầy là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa”. Quả thật, đây là một câu trả lời vượt quá khả năng của thánh Phê-rô mà trong cùng một câu chuyện, thánh Mát-thêu ghi lại nhận xét của Đức Giê-su: “Không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều nầy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời” (Mt 16: 17). Bởi vì chỉ mới vừa trước đây thôi Ngài đã quở trách các ông vì lòng trí các ông quá chậm hiểu trước sứ điệp và con người của Ngài.
Ngay lập tức Đức Giê-su cấm ngặt các ông không được nói với ai về Ngài. Lệnh cấm nầy được lập đi lập lại nhiều lần trong Tin Mừng Mác-cô mà các nhà chuyên môn gọi “bí mật Đấng Mê-si-a”. Bí mật Đấng Mê-si-a nầy thường liên quan đến các phép lạ, bây giờ chính là căn tính Mê-si-a của Ngài. Tại sao lại có lệnh cấm nầy? Bởi vì Ngài sợ người ta hiểu lầm tước hiệu Mê-si-a trên bình diện trần thế và chính trị. Mặt khác, lúc nầy các môn đệ không thể hiểu hết được mầu nhiệm Mê-si-a hàm chứa trong ý định của Thiên Chúa. Rõ ràng, Đức Giê-su sắp vén bức màn mầu nhiệm này.
3. Loan báo đầu tiên về cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Ngài:
Đây là lần đầu tiên Đức Giê-su loan báo cho họ cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Ngài: “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, các thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và sau ba ngày sẽ sống lại”. Cái tất yếu mà Đức Giê-su nêu lên: “Con Người phải…”, không là tất yếu của định mệnh, nhưng là cái tất yếu thuộc trật tự thần học, chính là cái tất yếu của chương trình Thiên Chúa. Cuộc Khổ Nạn không là một tai nạn mà biến cố Phục Sinh sẽ sửa sai, nhưng là một phần của mầu nhiệm cứu độ nhân loại. Vào giây phút nầy, Đức Giê-su không cho các ông bất cứ lời giải thích nào khác ngoài cái tất yếu (“phải”) nầy.
Đây là lần đầu tiên Đức Giê-su loan báo cho họ cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Ngài: “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, các thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và sau ba ngày sẽ sống lại”. Cái tất yếu mà Đức Giê-su nêu lên: “Con Người phải…”, không là tất yếu của định mệnh, nhưng là cái tất yếu thuộc trật tự thần học, chính là cái tất yếu của chương trình Thiên Chúa. Cuộc Khổ Nạn không là một tai nạn mà biến cố Phục Sinh sẽ sửa sai, nhưng là một phần của mầu nhiệm cứu độ nhân loại. Vào giây phút nầy, Đức Giê-su không cho các ông bất cứ lời giải thích nào khác ngoài cái tất yếu (“phải”) nầy.
4. Phản ứng của thánh Phê-rô:
Trong lời loan báo đầu tiên về cuộc Khổ Nạn của Ngài, Đức Giê-su cẩn trọng tránh nói đến việc Ngài bị đánh đập và bị đóng đinh vào khổ giá. Nhưng như thế cũng đủ gây nên một sự choáng váng ở nơi các môn đệ. Một cách tế nhị, “thánh Phê-rô liền kéo riêng Người ra mà trách”. Chúng ta có thể hiểu được phản ứng của thánh Phê-rô. Trong tâm trí, thánh nhân đã hình thành nên ở nơi Thầy mình một Đấng Mê-si khải hoàn và vinh quang: thánh nhân ôm ấp những kỳ vọng trần thế; nhưng chắc chắn lời trách cứ của thánh nhân hàm chứa lòng yêu mến của mình đối với Thầy mình. Không ai có thể chấp nhận người mình yêu có thể bị đau khổ.
Trong lời loan báo đầu tiên về cuộc Khổ Nạn của Ngài, Đức Giê-su cẩn trọng tránh nói đến việc Ngài bị đánh đập và bị đóng đinh vào khổ giá. Nhưng như thế cũng đủ gây nên một sự choáng váng ở nơi các môn đệ. Một cách tế nhị, “thánh Phê-rô liền kéo riêng Người ra mà trách”. Chúng ta có thể hiểu được phản ứng của thánh Phê-rô. Trong tâm trí, thánh nhân đã hình thành nên ở nơi Thầy mình một Đấng Mê-si khải hoàn và vinh quang: thánh nhân ôm ấp những kỳ vọng trần thế; nhưng chắc chắn lời trách cứ của thánh nhân hàm chứa lòng yêu mến của mình đối với Thầy mình. Không ai có thể chấp nhận người mình yêu có thể bị đau khổ.
5. Phản ứng của Đức Giê-su:
Đức Giê-su phản ứng rất mãnh liệt; thái độ của thánh Phê-rô tái hiện trong tâm trí của Ngài cơn cám dỗ mà Ngài đã kinh qua trong hoang địa; Đức Giê-su đáp trả vị Tông Đồ của Ngài cũng bằng những lời mà Ngài đã dùng để trục xuất Tên Cám Dỗ: “Xa-tan kia, xéo đi!” (Mt 4: 10), nhưng với thánh Phê-rô, Ngài còn nói thêm: “Lui ra đằng sau Thầy”, nghĩa là “Anh không hiểu rằng nếu là môn đệ trung thành, anh phải bước đi theo con đường của Thầy”.
Đức Giê-su phản ứng rất mãnh liệt; thái độ của thánh Phê-rô tái hiện trong tâm trí của Ngài cơn cám dỗ mà Ngài đã kinh qua trong hoang địa; Đức Giê-su đáp trả vị Tông Đồ của Ngài cũng bằng những lời mà Ngài đã dùng để trục xuất Tên Cám Dỗ: “Xa-tan kia, xéo đi!” (Mt 4: 10), nhưng với thánh Phê-rô, Ngài còn nói thêm: “Lui ra đằng sau Thầy”, nghĩa là “Anh không hiểu rằng nếu là môn đệ trung thành, anh phải bước đi theo con đường của Thầy”.
Và với tất cả những ai muốn làm môn đệ của Ngài, Đức Giê-su cũng căn dặn một lời như vậy: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo”. Hễ mỗi lần gợi lên cuộc Khổ Nạn của Ngài, Đức Giê-su đều liên kết các môn đệ của Ngài, và qua họ, tất cả các Ki tô hữu, vào con đường đau khổ nầy: “Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì cứu được mạng sống ấy”. Ở đây Đức Giê-su sử dụng một từ hai nghĩa: “mạng sống” vừa có nghĩa cuộc sống tạm thời ở đời nầy vừa cuộc sống đời đời ở mai sau.
Những lời nầy âm vang xuyên suốt nhiều thế kỷ và đã tạo nên niềm tin tưởng và phó thác vô bờ của các thánh tử đạo mọi thời, hôm qua cũng như hôm nay.
Nguồn: kinhthanh.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét