Giải đáp phụng vụ: Trong Thánh lễ, linh mục dang tay cỡ nào là đúng?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Trong Thánh Lễ, một linh mục địa phương dang hai tay rộng hết cỡ, khuỷu tay ra thật xa cơ thể; còn hầu hết các linh mục giữ khuỷu tay của họ gần với cơ thể. Thưa cha, liệu có hướng dẫn chính thức nào về việc dang tay không? - O. K., Dallas, Texas, Mỹ.
Đáp: Không giống như chữ đỏ của hình thức ngoại thường của nghi lễ Rôma, chữ đỏ hiện nay không nêu ra thông số kỹ thuật chi tiết về cái gọi là "việc dang tay”. Điều này không có nghĩa rằng việc dang tay xa hay gần là tùy ý, nhưng cho rằng một linh mục, thông qua việc huấn luyện và quan sát của mình, biết biểu hiện này có nghĩa là gì, và làm thế nào áp dụng nó phù hợp với truyền thống phụng vụ, và hình dáng cơ thể của mình.
Hình thức ngoại thường lại cụ thể hơn. Như một cuốn nghi thức phổ biến mô tả cử chỉ khi linh mục đọc lời nguyện đẩu lễ: "Trong khi [linh mục] đọc 'oremus' (chúng ta hãy cầu nguyện), ngài dang tay ra rồi chấp tay lại, và ngài cúi đầu xuống sách lễ. Khi ngài đọc lời nguyện đầu lễ, ngài đưa tay lên, - nhưng không vượt quá chiều cao hoặc chiều rộng của vai - và dang ra, các ngón tay gần với nhau và cúi về phía sách lễ khi tên thánh của vị thánh mừng hôm ấy được đọc lên. Khi ngài đọc ‘Per Dominum nostrum’ (nhờ Chúa…)…, ngài chấp tay lại".
Trong khi một linh mục cử hành hình thức thông thường có thể không bị ràng buộc chặt chẽ với các qui định chính xác ở trên, tôi sẽ nói rằng các qui định này cung cấp một nguyên tắc nhỏ, như những gì Giáo Hội hiểu, khi yêu cầu linh mục dang tay lúc đọc lời nguyện. Các qui định này đã không được phát minh bởi một chức sắc nào đó ở giáo triều Rôma trong thế kỷ XVI, nhưng đúng hơn là sự hệ thống hóa một luật đã phát triển qua nhiều thế kỷ.
Một linh mục có thể thực hiện theo các quy định trên. Tuy nhiên, kể từ khi phụng vụ hậu công đồng cố tình bỏ qua một đặc điểm kỹ thuật nghiêm ngặt của cử chỉ, thì sẽ là hợp pháp khi linh mục dang tay rộng hơn một chút, nếu ngài cảm thấy đó là thích hợp. Thí dụ, một số lễ phục hiện đại thường đòi hỏi một sự dang tay rộng hơn so với áo lễ Rôma truyền thống. Tuy nhiên, quy tắc trên không lưu ý chống lại các cử chỉ quá đáng, vốn có xu hướng thu hút sự chú ý vào linh mục, chứ không vào lời kinh mà ngài đang đọc.
Cử chỉ dang tay và đưa tay lên khi cầu nguyện được tìm thấy trong hình thức nào đó trong hầu hết các tôn giáo. Trong Kinh Thánh, chúng ta có một thí dụ của ông Mô-sê trong trận chiến chống lại A-ma-lếch (Amalek) (Xh 17, 11-12), cũng như các qui chiếu trong các Thánh Vịnh và sách các Ngôn sứ. Chẳng hạn ngôn sứ I-sai-a (Isaiah) tuyên bố với Ít-ra-en (Israel): "Khi các ngươi dang tay cầu nguyện, Ta bịt mặt không nhìn; các người có đọc kinh cho nhiều, Ta cũng chẳng thèm nghe, Vì tay các người đầy những máu” (Is 1,15; bản dịch Việt ngữ của nhóm Phiên dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ).
Các cử chỉ này cũng được tìm thấy trong Tân Ước, và các Kitô hữu thời ban sơ đã cầu nguyện với hai bàn tay nâng lên, mặc dù ở đây có thêm ý nghĩa của việc kết hiệp với Chúa Kitô, Đấng dang tay ra trên thánh giá. Lúc ban đầu, hình như tập tục là dang rộng cả hai cánh tay và bàn tay để giống với hình thánh giá. Vì vậy nhà văn Kitô giáo thời đầu là Tertullian đã viết: "Nhưng chúng ta không chỉ nâng bàn tay lên, nhưng còn dang rộng, cho chúng giống với cuộc Khổ nạn của Chúa, và trong khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta tuyên xưng Chúa Kitô" (De Oratione, 14) . Tuy nhiên, ngài cũng cảnh báo chống lại các cử chỉ quá mức trong khía cạnh này: "Khi cầu nguyện với sự đơn sơ và khiêm nhường, chúng ta sẽ dâng lời nguyện chúng ta lên Thiên Chúa, bàn tay của chúng ta không nâng lên quá cao, nhưng được nâng lên với mức độ vừa phải và thích đáng, và khuôn mặt của chúng ta cũng không đưa lên với sự táo bạo" (De Oratione, 17).
Ngoài ra có rất nhiều hình ảnh trong các hang toại đạo và các nơi khác cho thấy cách thức các Kitô hữu thời ban sơ làm cử chỉ ấy. Đôi khi chúng trình bày các nhân vật Kinh Thánh như Daniel hoặc Susanna, hoặc một phụ nữ, mà một số học giả tin rằng đại diện cho các linh hồn của những người được chôn trong hạng toại đạo cầu bầu cho người còn sống.
Mặc dù không là chắc chắn, rất có thể các Kitô hữu thời ban sơ sử dụng tư thế này cho cả việc cầu nguyện cá nhân và công khai. Tuy nhiên, khi dòng đời trôi qua, nó dần dần trở thành một cử chỉ riêng của linh mục, ít là trong bối cảnh phụng vụ. Nó có thể đã chết do các sự cân nhắc thực tiễn, chẳng hạn như số lượng Kitô hữu đông nhiều hơn, nhà thờ trở nên đông đúc hơn, và có ít không gian để thực hiện cử chỉ ấy.
Cử chỉ của linh mục dang tay ngang trong một số phần của Thánh Lễ cũng giảm theo thời gian, mặc dù nó vẫn tiếp tục tồn tại trong một số Dòng tu như dòng Cát Minh và dòng Đa Minh. Nói chung trong thời Trung Cổ, cử chỉ là giống với thực tế hiện nay: do đó, sách "Micrologus" được viết trong thế kỷ XI cho biết: "Chúng tôi dang tay khi đọc lời nguyện đầu lễ, và trong suốt phần Lễ Quy nhưng chỉ ở bề rộng của ngực, và lòng bàn tay hướng vào nhau. Các ngón tay dính lại với nhau, và đầu ngón tay không cao hơn vai, cũng không vượt quá bề rộng của vai, và phải chú ý rằng khi nào bàn tay cũng phải đưa ra trước ngực (ante pectus). Trong khi làm cử chỉ này, linh mục cho thấy nơi bản thân mình Chúa chúng ta đang ở trên thánh giá”.
Thánh Tôma Aquinas cũng nói rằng "các hành động được thực hiện bởi linh mục trong Thánh lễ không phải là cử chỉ vô lý, vì chúng được làm để biểu hiện một điều khác. Linh mục dang tay để diễn tả cánh tay Chúa Kitô dang ra trên thánh giá. Ngài cũng đưa tay lên khi cầu nguyện, để nói rằng lời cầu nguyện của ngài được hướng lên Thiên Chúa cho con người, theo sách Ai ca [Ac 3, 41]: “Hãy giơ tay và hướng lòng lên Đức Chúa, là Đấng ngự trên trời”(Bản dịch, như trên)" (III , q. 83, a. 5).
Do đó, chúng ta có thể thấy rằng từ khá sớm, cử chỉ này trở nên được dành cho linh mục, ít là trong bối cảnh phụng vụ, và đã trở thành cử chỉ khá khắc khổ, mà chúng ta biết ngày nay. Điều này vẫn là tinh thần chung của cách thức mà cử chỉ cần được thực hiện trong bối cảnh phụng vụ.
Các tín hữu có thể sử dụng cử chỉ này bên ngoài phụng vụ để cầu nguyện riêng, trong nhóm cầu nguyện, và, ở các nước mà cử chỉ đã được phê duyệt, trong khi đọc Kinh Lạy Cha trong Thánh Lễ.
Một số chuyên viên phụng vụ tin rằng sự thực hành này là một sự bất thường. Nó đại diện cho dịp duy nhất khi một linh mục cầu nguyện với tay mở ra cùng với tín hữu. Trong tất cả các dịp khác, mà trong đó ngài dang tay ra, ngài cầu nguyện một mình đại diện cho tín hữu. Thật vậy, khi kinh Lạy Cha được đọc trong Kinh Thần Vụ, linh mục chấp bàn tay lại, chứ không dang ra. Các chuyên viên ấy tin rằng việc linh mục dang tay trong Thánh Lễ là một sơ suất chữ đỏ từ năm 1958, khi Đức Giáo Hoàng Piô XII cho phép kinh Lạy Cha được đọc bởi các tín hữu bằng tiếng Latinh, chứ không chỉ bởi linh mục như đã được thực hành cho đến nay. Thật là hợp lý cho linh mục dang tay trước khi có sự thay đổi này, chứ không phải sau đó. Họ đề nghị một sự thay đổi chữ đỏ để các linh mục, và mọi người, đọc kinh lạy Cha với đôi tay chấp lại.
Một số người khác chủ trương rằng kinh Lạy Cha, lời kinh của Chúa dạy, là một trường hợp đặc biệt. Vào lúc này, đây vẫn còn là một tranh luận kỹ thuật; chữ đỏ xác định rằng linh mục và các vị đồng tế cầu nguyện với đôi tay mở rộng.
Cuối cùng, vì một số dữ liệu lịch sử được đề cập trong bài viết này, tôi muốn cám ơn một bài viết từ năm 1926 của linh mục Joseph F. Wagner cho Homiletic & Pastoral Review (Tạp chí giảng thuyết và mục vụ), và được đưa lên mạng CatholicCulture.org. (Zenit.org 13-10-2015)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Trong Thánh Lễ, một linh mục địa phương dang hai tay rộng hết cỡ, khuỷu tay ra thật xa cơ thể; còn hầu hết các linh mục giữ khuỷu tay của họ gần với cơ thể. Thưa cha, liệu có hướng dẫn chính thức nào về việc dang tay không? - O. K., Dallas, Texas, Mỹ.
Đáp: Không giống như chữ đỏ của hình thức ngoại thường của nghi lễ Rôma, chữ đỏ hiện nay không nêu ra thông số kỹ thuật chi tiết về cái gọi là "việc dang tay”. Điều này không có nghĩa rằng việc dang tay xa hay gần là tùy ý, nhưng cho rằng một linh mục, thông qua việc huấn luyện và quan sát của mình, biết biểu hiện này có nghĩa là gì, và làm thế nào áp dụng nó phù hợp với truyền thống phụng vụ, và hình dáng cơ thể của mình.
Hình thức ngoại thường lại cụ thể hơn. Như một cuốn nghi thức phổ biến mô tả cử chỉ khi linh mục đọc lời nguyện đẩu lễ: "Trong khi [linh mục] đọc 'oremus' (chúng ta hãy cầu nguyện), ngài dang tay ra rồi chấp tay lại, và ngài cúi đầu xuống sách lễ. Khi ngài đọc lời nguyện đầu lễ, ngài đưa tay lên, - nhưng không vượt quá chiều cao hoặc chiều rộng của vai - và dang ra, các ngón tay gần với nhau và cúi về phía sách lễ khi tên thánh của vị thánh mừng hôm ấy được đọc lên. Khi ngài đọc ‘Per Dominum nostrum’ (nhờ Chúa…)…, ngài chấp tay lại".
Trong khi một linh mục cử hành hình thức thông thường có thể không bị ràng buộc chặt chẽ với các qui định chính xác ở trên, tôi sẽ nói rằng các qui định này cung cấp một nguyên tắc nhỏ, như những gì Giáo Hội hiểu, khi yêu cầu linh mục dang tay lúc đọc lời nguyện. Các qui định này đã không được phát minh bởi một chức sắc nào đó ở giáo triều Rôma trong thế kỷ XVI, nhưng đúng hơn là sự hệ thống hóa một luật đã phát triển qua nhiều thế kỷ.
Một linh mục có thể thực hiện theo các quy định trên. Tuy nhiên, kể từ khi phụng vụ hậu công đồng cố tình bỏ qua một đặc điểm kỹ thuật nghiêm ngặt của cử chỉ, thì sẽ là hợp pháp khi linh mục dang tay rộng hơn một chút, nếu ngài cảm thấy đó là thích hợp. Thí dụ, một số lễ phục hiện đại thường đòi hỏi một sự dang tay rộng hơn so với áo lễ Rôma truyền thống. Tuy nhiên, quy tắc trên không lưu ý chống lại các cử chỉ quá đáng, vốn có xu hướng thu hút sự chú ý vào linh mục, chứ không vào lời kinh mà ngài đang đọc.
Cử chỉ dang tay và đưa tay lên khi cầu nguyện được tìm thấy trong hình thức nào đó trong hầu hết các tôn giáo. Trong Kinh Thánh, chúng ta có một thí dụ của ông Mô-sê trong trận chiến chống lại A-ma-lếch (Amalek) (Xh 17, 11-12), cũng như các qui chiếu trong các Thánh Vịnh và sách các Ngôn sứ. Chẳng hạn ngôn sứ I-sai-a (Isaiah) tuyên bố với Ít-ra-en (Israel): "Khi các ngươi dang tay cầu nguyện, Ta bịt mặt không nhìn; các người có đọc kinh cho nhiều, Ta cũng chẳng thèm nghe, Vì tay các người đầy những máu” (Is 1,15; bản dịch Việt ngữ của nhóm Phiên dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ).
Các cử chỉ này cũng được tìm thấy trong Tân Ước, và các Kitô hữu thời ban sơ đã cầu nguyện với hai bàn tay nâng lên, mặc dù ở đây có thêm ý nghĩa của việc kết hiệp với Chúa Kitô, Đấng dang tay ra trên thánh giá. Lúc ban đầu, hình như tập tục là dang rộng cả hai cánh tay và bàn tay để giống với hình thánh giá. Vì vậy nhà văn Kitô giáo thời đầu là Tertullian đã viết: "Nhưng chúng ta không chỉ nâng bàn tay lên, nhưng còn dang rộng, cho chúng giống với cuộc Khổ nạn của Chúa, và trong khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta tuyên xưng Chúa Kitô" (De Oratione, 14) . Tuy nhiên, ngài cũng cảnh báo chống lại các cử chỉ quá mức trong khía cạnh này: "Khi cầu nguyện với sự đơn sơ và khiêm nhường, chúng ta sẽ dâng lời nguyện chúng ta lên Thiên Chúa, bàn tay của chúng ta không nâng lên quá cao, nhưng được nâng lên với mức độ vừa phải và thích đáng, và khuôn mặt của chúng ta cũng không đưa lên với sự táo bạo" (De Oratione, 17).
Ngoài ra có rất nhiều hình ảnh trong các hang toại đạo và các nơi khác cho thấy cách thức các Kitô hữu thời ban sơ làm cử chỉ ấy. Đôi khi chúng trình bày các nhân vật Kinh Thánh như Daniel hoặc Susanna, hoặc một phụ nữ, mà một số học giả tin rằng đại diện cho các linh hồn của những người được chôn trong hạng toại đạo cầu bầu cho người còn sống.
Mặc dù không là chắc chắn, rất có thể các Kitô hữu thời ban sơ sử dụng tư thế này cho cả việc cầu nguyện cá nhân và công khai. Tuy nhiên, khi dòng đời trôi qua, nó dần dần trở thành một cử chỉ riêng của linh mục, ít là trong bối cảnh phụng vụ. Nó có thể đã chết do các sự cân nhắc thực tiễn, chẳng hạn như số lượng Kitô hữu đông nhiều hơn, nhà thờ trở nên đông đúc hơn, và có ít không gian để thực hiện cử chỉ ấy.
Cử chỉ của linh mục dang tay ngang trong một số phần của Thánh Lễ cũng giảm theo thời gian, mặc dù nó vẫn tiếp tục tồn tại trong một số Dòng tu như dòng Cát Minh và dòng Đa Minh. Nói chung trong thời Trung Cổ, cử chỉ là giống với thực tế hiện nay: do đó, sách "Micrologus" được viết trong thế kỷ XI cho biết: "Chúng tôi dang tay khi đọc lời nguyện đầu lễ, và trong suốt phần Lễ Quy nhưng chỉ ở bề rộng của ngực, và lòng bàn tay hướng vào nhau. Các ngón tay dính lại với nhau, và đầu ngón tay không cao hơn vai, cũng không vượt quá bề rộng của vai, và phải chú ý rằng khi nào bàn tay cũng phải đưa ra trước ngực (ante pectus). Trong khi làm cử chỉ này, linh mục cho thấy nơi bản thân mình Chúa chúng ta đang ở trên thánh giá”.
Thánh Tôma Aquinas cũng nói rằng "các hành động được thực hiện bởi linh mục trong Thánh lễ không phải là cử chỉ vô lý, vì chúng được làm để biểu hiện một điều khác. Linh mục dang tay để diễn tả cánh tay Chúa Kitô dang ra trên thánh giá. Ngài cũng đưa tay lên khi cầu nguyện, để nói rằng lời cầu nguyện của ngài được hướng lên Thiên Chúa cho con người, theo sách Ai ca [Ac 3, 41]: “Hãy giơ tay và hướng lòng lên Đức Chúa, là Đấng ngự trên trời”(Bản dịch, như trên)" (III , q. 83, a. 5).
Do đó, chúng ta có thể thấy rằng từ khá sớm, cử chỉ này trở nên được dành cho linh mục, ít là trong bối cảnh phụng vụ, và đã trở thành cử chỉ khá khắc khổ, mà chúng ta biết ngày nay. Điều này vẫn là tinh thần chung của cách thức mà cử chỉ cần được thực hiện trong bối cảnh phụng vụ.
Các tín hữu có thể sử dụng cử chỉ này bên ngoài phụng vụ để cầu nguyện riêng, trong nhóm cầu nguyện, và, ở các nước mà cử chỉ đã được phê duyệt, trong khi đọc Kinh Lạy Cha trong Thánh Lễ.
Một số chuyên viên phụng vụ tin rằng sự thực hành này là một sự bất thường. Nó đại diện cho dịp duy nhất khi một linh mục cầu nguyện với tay mở ra cùng với tín hữu. Trong tất cả các dịp khác, mà trong đó ngài dang tay ra, ngài cầu nguyện một mình đại diện cho tín hữu. Thật vậy, khi kinh Lạy Cha được đọc trong Kinh Thần Vụ, linh mục chấp bàn tay lại, chứ không dang ra. Các chuyên viên ấy tin rằng việc linh mục dang tay trong Thánh Lễ là một sơ suất chữ đỏ từ năm 1958, khi Đức Giáo Hoàng Piô XII cho phép kinh Lạy Cha được đọc bởi các tín hữu bằng tiếng Latinh, chứ không chỉ bởi linh mục như đã được thực hành cho đến nay. Thật là hợp lý cho linh mục dang tay trước khi có sự thay đổi này, chứ không phải sau đó. Họ đề nghị một sự thay đổi chữ đỏ để các linh mục, và mọi người, đọc kinh lạy Cha với đôi tay chấp lại.
Một số người khác chủ trương rằng kinh Lạy Cha, lời kinh của Chúa dạy, là một trường hợp đặc biệt. Vào lúc này, đây vẫn còn là một tranh luận kỹ thuật; chữ đỏ xác định rằng linh mục và các vị đồng tế cầu nguyện với đôi tay mở rộng.
Cuối cùng, vì một số dữ liệu lịch sử được đề cập trong bài viết này, tôi muốn cám ơn một bài viết từ năm 1926 của linh mục Joseph F. Wagner cho Homiletic & Pastoral Review (Tạp chí giảng thuyết và mục vụ), và được đưa lên mạng CatholicCulture.org. (Zenit.org 13-10-2015)
Nguyễn Trọng Đa
10/13/2015(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét