Trước thềm Thượng Hội Đồng, các Giám Mục Phi Châu ra mắt sách kêu gọi một giáo huấn rõ ràng về hôn nhân
Đặng Tự Do10/3/2015
Đặng Tự Do10/3/2015
Trong một cuốn sách mới phát hành ngay trước cuộc họp tháng Mười của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới, mười nhà lãnh đạo Công Giáo châu Phi đã kêu gọi một sự khẳng định rõ ràng và mạnh mẽ giáo lý Công Giáo về hôn nhân và gia đình.
Cuốn sách có tựa đề “Christ’s New Homeland- Africa” nghĩa là “Phi Châu – Quê Hương Mới của Chúa Kitô”, nhấn mạnh sự cần thiết phải chống lại các áp lực của trào lưu thế tục hóa ở châu Phi. Các ngài khẳng định rằng lục địa châu Phi sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành phản ứng của Giáo Hội chống lại trào lưu tục hóa.
Trong một bài tiểu luận trong cuốn sách này, Đức Hồng Y Robert Sarah, tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, phê bình tài liệu làm việc của Thượng Hội Đồng. Ngài nói rằng sự mơ hồ phát sinh từ cuộc họp năm ngoái thể hiện “không chỉ nơi một cuộc khủng hoảng sâu sắc về đức tin, mà còn nơi một cuộc khủng hoảng không kém phần sâu sắc trong thực hành mục vụ: các mục tử ngày nay lúng túng không biết theo một hướng rõ rệt nào.”
Đức Hồng Y Sarah cũng lập luận mạnh mẽ chống lại quan niệm cho rằng các thực hành mục vụ có thể được thay đổi mà không cần có một sự thay đổi tương ứng về tín lý. Những thay đổi đó, theo ngài, sẽ đưa ra “một loại thương xót không cứu vớt được điều gì, mà chỉ nhúng họ chìm sâu hơn trong tội lỗi”
Trong một bài tiểu luận khác Đức Cha Barthelemy Adoukonou, thư ký của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, lưu ý rằng Giáo Hội Công Giáo phải thiết lập một nền tảng giáo lý rõ ràng, để chống lại sự tuyên truyền của các trào lưu cực đoan Hồi giáo đang mô tả tất cả các Kitô hữu như những người suy đồi về mặt đạo đức. Quan sát sự sụp đổ tinh thần của văn hóa phương Tây, ngài viết, “chúng ta có nghĩa vụ phải tách mình ra khỏi nền văn minh hậu hiện đại, không phải vì sợ hãi hoặc tìm cách thu mình vào ốc đảo riêng mình, nhưng vì chúng ta phải vượt lên để có thể trung thành với căn tính Kitô giáo và bản sắc châu Phi sâu xa của chúng ta”
“Phi Châu – Quê Hương Mới của Chúa Kitô” bao gồm các bài tiểu luận của Đức Tổng Giám Mục Denis Amuzu-Dzakpah của Lomé, Đức Hồng Y Philippe Ouedraogo của Ouagadougou, Đức Hồng Y Berhaneyesus Souraphiel của Addis Ababa, Đức Hồng Y đã nghỉ hưu Christian Tumi của Douala, Đức Tổng Giám Mục Antoine Ganye của Cotonou, Đức Hồng Y hồi hưu Théodore-Adrien Sarr của Dakar , Đức Tổng Giám mục Samuel Kleda của Douala, và Đức Hồng Y Jean-Pierre Kutwa của Abidjan. Lời nói đầu đã được viết bởi Đức Hồng Y Francis Arinze, nguyên tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích nay đã về hưu.
Cuốn sách có tựa đề “Christ’s New Homeland- Africa” nghĩa là “Phi Châu – Quê Hương Mới của Chúa Kitô”, nhấn mạnh sự cần thiết phải chống lại các áp lực của trào lưu thế tục hóa ở châu Phi. Các ngài khẳng định rằng lục địa châu Phi sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành phản ứng của Giáo Hội chống lại trào lưu tục hóa.
Trong một bài tiểu luận trong cuốn sách này, Đức Hồng Y Robert Sarah, tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, phê bình tài liệu làm việc của Thượng Hội Đồng. Ngài nói rằng sự mơ hồ phát sinh từ cuộc họp năm ngoái thể hiện “không chỉ nơi một cuộc khủng hoảng sâu sắc về đức tin, mà còn nơi một cuộc khủng hoảng không kém phần sâu sắc trong thực hành mục vụ: các mục tử ngày nay lúng túng không biết theo một hướng rõ rệt nào.”
Đức Hồng Y Sarah cũng lập luận mạnh mẽ chống lại quan niệm cho rằng các thực hành mục vụ có thể được thay đổi mà không cần có một sự thay đổi tương ứng về tín lý. Những thay đổi đó, theo ngài, sẽ đưa ra “một loại thương xót không cứu vớt được điều gì, mà chỉ nhúng họ chìm sâu hơn trong tội lỗi”
Trong một bài tiểu luận khác Đức Cha Barthelemy Adoukonou, thư ký của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, lưu ý rằng Giáo Hội Công Giáo phải thiết lập một nền tảng giáo lý rõ ràng, để chống lại sự tuyên truyền của các trào lưu cực đoan Hồi giáo đang mô tả tất cả các Kitô hữu như những người suy đồi về mặt đạo đức. Quan sát sự sụp đổ tinh thần của văn hóa phương Tây, ngài viết, “chúng ta có nghĩa vụ phải tách mình ra khỏi nền văn minh hậu hiện đại, không phải vì sợ hãi hoặc tìm cách thu mình vào ốc đảo riêng mình, nhưng vì chúng ta phải vượt lên để có thể trung thành với căn tính Kitô giáo và bản sắc châu Phi sâu xa của chúng ta”
“Phi Châu – Quê Hương Mới của Chúa Kitô” bao gồm các bài tiểu luận của Đức Tổng Giám Mục Denis Amuzu-Dzakpah của Lomé, Đức Hồng Y Philippe Ouedraogo của Ouagadougou, Đức Hồng Y Berhaneyesus Souraphiel của Addis Ababa, Đức Hồng Y đã nghỉ hưu Christian Tumi của Douala, Đức Tổng Giám Mục Antoine Ganye của Cotonou, Đức Hồng Y hồi hưu Théodore-Adrien Sarr của Dakar , Đức Tổng Giám mục Samuel Kleda của Douala, và Đức Hồng Y Jean-Pierre Kutwa của Abidjan. Lời nói đầu đã được viết bởi Đức Hồng Y Francis Arinze, nguyên tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích nay đã về hưu.
(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét