Trang

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

Mân Côi - Suy niệm Phúc Âm

Mân Côi - Suy niệm Phúc Âm

Tác giả: 
 Lm Vinh Sơn
Chúa Nht XXVII Thường Nn B -Lễ Mân Côi
MÂN CÔI – KINH SUY NIỆM PHÚC ÂM
Lc 1, 26-56



Mân Côi xuất phát từ chữ La tinh Rosarium có nghĩa là vườn hoa hồng. Đức Mẹ Mân Côi có nghĩa là Đức Mẹ vườn hồng. Trong ý nghĩa do mỗi Kinh Lay Cha, cùng với những kinh Kính Mừng, Kinh Sáng danh như những đóa hoa hồng dâng lên Đức Mẹ Maria với Mẹ Dâng về Thiên Chúa: Tình yêu của con thảo đối với Cha trên Trời.

Kinh Lạy Cha, do chính Đức Kitô dạy các tông đồ cầu nguyện, cho cuộc sống hàng ngày và thánh ý của Thiên Chúa được thể hiện (x. Mt 6, 9 -13 ; Lc 11, 2-4), Kinh Kính mừng lời sứ Thần Gabriel chào Mẹ: « Trinh nữ đầy ân phúc vì Đức Chúa ở cùng Trinh Nữ » (Lc 1, 25), và Bà Elisabeth vang lời ca tụng: "Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc”(Lc 1, 42). Đức Pio V vào năm 1569 đã chính thức chuẩn nhận hình thức Kinh Mân Côi như hiện nay (qua Sắc Chỉ Consueverunt Romani Pontifices):  Kinh Mân Côi đã được hoàn chỉnh với việc thêm vào phần sau của kinh Kính Mừng: Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, lời cầu nguyện tha thiết tín thác nơi Mẹ cầu bầu cùng Chúa trong mọi ngày cho đến khi lâm chung. Cũng như sau mỗi Mầu Nhiệm được kết thúc với một Kinh Sáng Danh: ca tụng Ba Ngôi Thiên Chúa.

Truyền thuyết cho chúng ta biết rằng Kinh Mân Côi  được Mẹ Maria truyền dạy cho thánh Đa Minh (1170 – 1221), khi đó Mẹ của Chúa chúng ta đã trao cho thánh nhân kinh mân Côi như là một sự trợ giúp nhưng khi gặp xung khắc với lạc giáo Albi. Đức Pio V xác tín rằng: cuộc chiến thắng vĩ đại của người Công giáo trong trận chiến tại Lepanto vào 7/10 năm 1571, Chiến thắng mà cả Châu Âu thoát khỏi sự bành chướng của người Hồi Giáo, chiến thắng nhờ vào Kinh Mân Côi và thiết lập lễ Đức Mẹ chiến thắng vào đúng 7/10, sau này lễ Đức Mẹ Chiến Thắng đổi thành lễ Đức Mẹ Mân Côi.

Đọc Kinh Mân Côi để tôn kính Mẹ Maria, nhưng nguồn gốc và nội dung thâm sâu hơn: tôn thờ Chúa Giêsu vì đọc kinh Mân Côi suy gẫm các mầu nhiệm về cuộc đời, sự rao giảng, sự chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói: “Thật vậy, trước bức phông có những lời ‘Kính Mừng Maria’ linh hồn thấy hiện lên trước mắt những cảnh đời chính của Chúa Giêsu Kitô. Những cảnh đời này hợp lại thành những mầu nhiệm vui, thương và mừng, và chúng giúp chúng ta sống hiệp thông với Chúa Giêsu, có thể nói, nhờ trái tim của Mẹ Người” (ĐTC GPII: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 29/10/1978). Tất cả « Những gì Chúa đã làm cho loài người chúng ta và cho phần rỗi chúng ta » là chính trọng tâm suy niệm của Kinh Mân Côi. Ðức Giêsu « đầy phúc lạ », vì « Người đã yêu thương những kẻ thuộc về mình và Người yêu thương họ đến cùng » (Ga 13,1).

Trong kinh Mân Côi cùng với mẹ Maria, chúng ta suy gẫm về các mầu nhiệm của cuộc đời Đấng Cứu Thế. Ban đầu suy niệm qua ba chuỗi :

  • Năm sự Vui : Mẹ đón nhận truyền tin mang thai Đấng Cứu Thế, thăm viếng và giúp đỡ chị họ Elisabeth, sinh con trong cảnh khó nghèo, vui dâng con nơi đền thánh, lạc con và mừng vui tìm thấy.
  • Năm sự Thương: cùng Mẹ suy niệm Cuộc thương khó của con Mẹ, bắt đầu từ biến cố hấp hối trong vườn cây dầu, bị bắt và bị đánh đòn, bị sỉ nhục đội mão gai và xét xử tội chết, vác thập giá và chết tang thương trên Thập Tự.
  • Năm sự Mừng : Đức Kitô con Mẹ Phục sinh lên Trời, hồng ân Thánh linh Hiện xuống và chính Mẹ được hồn xác vinh quang Thiên Quốc.
  • Vào đến cuối thế kỷ XX, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thêm Năm sự Sáng, bao gồm năm mâu nhiệm đời sống công khai của Đấng Cứu Thế: phép rửa ở sông Giocđan, Chúa Giêsu làm phép lạ hóa nước thành rượu tại Cana, Đức Chúa Giêsu rao giảng Nước Trời và ơn thống hối, Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor, Đức Chúa Giêsu lập phép Thánh Thể.

Với sự thêm năm mầu nhiệm sự sáng, Kinh Mân côi hoàn chỉnh việc  suy niệm tất cả mầu nhiệm của Chúa Kitô trong Tin Mừng như Đức Giáo Hoàng Pio XII (triều đại Giáo Hoàng 1939 – 1958) đã khẳng định: chuỗi Mân Côi “là một bản tóm lược của toàn bộ Phúc Âm” (AAS 38 [1946] trang 419). Tất cả các mầu nhiệm của Kinh Mân Côi được rút ra từ Tân Ước và đặt trọng tâm vào các sự kiện chính của Mầu Nhiệm Nhập Thể, rao giảng và Cứu Chuộc Phục sinh của Con Thiên Chúa.

Bởi vậy trong tông thư Marialis cultus, Ðức Phaolô VI còn viết: « Là kinh nguyện dựa trên Phúc Âm mà trọng tâm là mầu nhiệm Nhập Thể Cứu Chuộc, Tràng Hạt Mân Côi vì vậy có chiều hướng rõ rệt quy hướng về Ðức Kitô. Qua Ðức Kitô, Thiên Chúa Cha được ca ngợi, vì chính Người « đã quá yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình làm hy lễ đền tội cho thế gian » (Ga 3,16).

Mỗi lần hiện ra với con cái loài người khắp nơi trên thế giới, rõ nét nhất khi hiện ra như ở Lộ Ðức (Pháp) vào năm 1858, ở Fatima (Bồ Ðào Nha) vào năm 1917, ở Banneux (Bỉ) vào năm 1933, v.v… Ðức Mẹ đều mang trên tay Chuỗi Tràng Hạt Mân Côi. Ở Lộ Đức, Đức Trinh nữ Vô Nhiễm cũng lần hạt với chị Bernadette. Tất cả những điều đó nói lên tầm quan trọng của việc tôn thờ Thiên Chúa qua việc lần hạt Mân Côi. Riêng ở Fatima, một trong ba mệnh lệnh tối hậu mà Mẹ muốn nhắn nhủ con cái loài người là: "Chúng con hãy siêng năng lần hạt Mân Côi!“

Chính vì suy niệm các mầu nhiệm Cứu Chuộc, Kinh Mân côi giúp chúng ta phần rỗi, như Thánh Anphôngsô đã xác tín: là vị tông đồ rất nhiệt thành truyền bá lòng sùng kính Mẹ Maria, ngài đặc biệt yêu mến và siêng năng lần hạt Mân Côi hằng ngày, cả những lúc tuổi già sức yếu, nằm liệt trên giường bệnh gần chết, dù lúc còn tỉnh hay lúc mê sảng, ngài vốn không ngừng lần hạt Mân Côi. Có lúc ngài hỏi Thầy giúp bệnh nhân rằng: “Cha đã lần hạt Mân Côi chưa Thầy?” Thầy giúp bệnh nhân trả lời: “Cha đừng sợ, vì Cha đã lần hạt nhiều rồi, Đức Mẹ không bao giờ bỏ Cha đâu!” Nghe thấy câu nói đơn sơ ngây ngô như thế, ngài đã nhấn mạnh khi nói với Thầy: “Con không biết rằng, phần rỗi đời đời của Cha hệ tại việc lần hạt Mân Côi sao?”

Tháng 10 – tháng Mân Côi,  Chúng ta dành đặc biệt cầu nguyện suy gẫm qua kinh Mân Côi, như ĐTC Gioan Phaolô dạy: “Hãy cầm lấy chuỗi Mân Côi với lòng tin tưởng. Hãy tái khám phá kinh Mân Côi dưới ánh sáng của Kinh Thánh, trong sự hài hòa với phụng vụ và trong bối cảnh hằng ngày của anh chị em” (số 43), "Qua lời kinh ấy vang vọng lại lời kinh của Đức Maria, kinh Magnificat ca ngợi việc Nhập thể cứu chuộc đã khởi sự trong cung lòng trinh khiết của ngài... Qua Kinh mân côi các tín hữu lãnh nhận vô vàn ơn thiêng, hầu như qua chính đôi tay của Mẹ Đấng Cứu Thế"(Tông Thư Rosarium Virginis Mariae)
                                                               
    Lm. Vinh Sơn, Sài Gòn 03/10/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét