MỘT VÀI SUY TƯ KHI ĐÓN CHỜ MỪNG LỄ GIÁNG SINH.
Trong những ngày này, không khí vui mừng đón chờ lễ Giáng Sinh đang tràn ngập trên thế giới. Nhất là những đất nước có người tin theo Đức Giêsu Kitô. Nơi các nhà thờ của người Công Giáo, Tin Lành, Anh Giáo hay Chính Thống, rộ lên những đèn sao lấp lánh, những hang đá nhỏ to.
Còn tại các thành phố lớn ở Việt Nam như Sài Gòn hay Hà Nội cũng nhộn nhịp không kém. Bầu không khí đón mừng đại lễ Giáng Sinh còn được biểu hiện nơi các công ty, xí nghiệp, nhà hàng, quán ăn...đâu đâu cũng thấy không khí của của lễ hội. Không khí ấy lại nóng dần lên khi người người đi mua sắm, nhà nhà háo hức đợi mong. Dù là người nghèo hay giàu, nam, phụ hay lão, ấu, người tin theo Đức Giêsu hay không tin, Giáng Sinh vẫn cứ là một ngày hội. Ngày hội tâm linh. Ngày hội của toàn xã hội...
Đứng trước thực trạng ấy, là người Công Giáo, chúng ta nghĩ gì và có thái độ nào về việc mừng lễ Con Thiên Chúa Giáng trần?
1. Giáng Sinh dưới cái nhìn xã hội
Chỉ cần quan sát một chút, chúng ta cũng thấy rất rõ tinh thần mừng lễ của người dân Việt Nam hiện nay:
Hang đá được mọc lên ngay vệ đường lộ; nơi các góc phố; tại các ngả đường; nơi ngã ba; ngoài ngã bẩy...; trong các gia đình thì nào là hang đá trên lầu; trong phòng khách; ngoài sân; trước cổng... Nói chung hang đá được người dân dựng lên nhiều như nấm. Điều lạ kỳ là: người Công Giáo cũng làm, người Phật Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Hồi Giáo... họ cũng làm hang đá. Nếu ai có dịp đến đường Phạm Thế Hiển, quận 8, thành phố Sài Gòn (thường gọi là Xóm Đạo) thì thấy điều tôi nói quả là không ngoa. Còn hơn thế nữa, hang đá cũng xuất hiện tại các trung tâm mua sắm; các khu vui chơi giải trí; ngay cả những chốn ăn chơi trác táng như: quán Bar; quán “Cafe đèn mờ...”
Cũng nhân dịp này, từ người làm lớn cho đến phó thường dân; từ người thu nhập cao lẫn người thu nhập thấp; người trí thức đến ít học... họ thi đua mời nhau đi nhậu. Nay tôi, mai anh. Nay nhóm này, mai nhóm khác... nhậu tơi bời, nhậu hả hê, nhậu quên ăn, quên làm, thậm chí nhậu quên luôn cả lễ lạy cầu kinh... ôi thôi, một sự lạm dụng đến xót xa!
Còn tại các thành phố lớn ở Việt Nam như Sài Gòn hay Hà Nội cũng nhộn nhịp không kém. Bầu không khí đón mừng đại lễ Giáng Sinh còn được biểu hiện nơi các công ty, xí nghiệp, nhà hàng, quán ăn...đâu đâu cũng thấy không khí của của lễ hội. Không khí ấy lại nóng dần lên khi người người đi mua sắm, nhà nhà háo hức đợi mong. Dù là người nghèo hay giàu, nam, phụ hay lão, ấu, người tin theo Đức Giêsu hay không tin, Giáng Sinh vẫn cứ là một ngày hội. Ngày hội tâm linh. Ngày hội của toàn xã hội...
Đứng trước thực trạng ấy, là người Công Giáo, chúng ta nghĩ gì và có thái độ nào về việc mừng lễ Con Thiên Chúa Giáng trần?
1. Giáng Sinh dưới cái nhìn xã hội
Chỉ cần quan sát một chút, chúng ta cũng thấy rất rõ tinh thần mừng lễ của người dân Việt Nam hiện nay:
Hang đá được mọc lên ngay vệ đường lộ; nơi các góc phố; tại các ngả đường; nơi ngã ba; ngoài ngã bẩy...; trong các gia đình thì nào là hang đá trên lầu; trong phòng khách; ngoài sân; trước cổng... Nói chung hang đá được người dân dựng lên nhiều như nấm. Điều lạ kỳ là: người Công Giáo cũng làm, người Phật Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Hồi Giáo... họ cũng làm hang đá. Nếu ai có dịp đến đường Phạm Thế Hiển, quận 8, thành phố Sài Gòn (thường gọi là Xóm Đạo) thì thấy điều tôi nói quả là không ngoa. Còn hơn thế nữa, hang đá cũng xuất hiện tại các trung tâm mua sắm; các khu vui chơi giải trí; ngay cả những chốn ăn chơi trác táng như: quán Bar; quán “Cafe đèn mờ...”
Cũng nhân dịp này, từ người làm lớn cho đến phó thường dân; từ người thu nhập cao lẫn người thu nhập thấp; người trí thức đến ít học... họ thi đua mời nhau đi nhậu. Nay tôi, mai anh. Nay nhóm này, mai nhóm khác... nhậu tơi bời, nhậu hả hê, nhậu quên ăn, quên làm, thậm chí nhậu quên luôn cả lễ lạy cầu kinh... ôi thôi, một sự lạm dụng đến xót xa!
Như vậy, lễ Giáng Sinh theo cái nhìn hiện sinh của con người và xã hội thuần túy thì: đây là thời điểm “hót” là cơ hội “Very Good” để giao lưu, tạo thêm tình thân; đây cũng là cơ hội để làm ăn buôn bán, dịp thuận tiện để mua sắm. Nói chung điểm tích cực trong xã hội về việc mừng lễ Giáng Sinh thì ít mà thực chất là dịp để những nhà kinh doanh dùng như là những “chiêu lạ” nhằm moi tiền của những người thích ăn chơi, ham lạ mà thôi. Đây là một “thực trạng thật” của một số người dân hiện nay khi Mùa Giáng Sinh về.
2. Tinh Thần của Mùa Vọng – Mùa Đợi Trông
Với người Công Giáo, việc mừng Con Thiên Chúa Giáng Sinh không chỉ dừng lại ở những việc bên ngoài, dẫu vẫn biết rằng cần phải biểu lộ tinh thần ấy ra trước nhãn quan của mọi người. Tuy nhiên, điều mà Giáo Hội mong muốn con cái của mình khi mừng Lễ Giáng Sinh không chỉ bề ngoài, mà còn là chuẩn bị tinh thần bên trong. Đây mới là điều quan trọng cần lưu tâm.
Thật vậy, thời điểm trước lễ Giáng Sinh, trong suốt Mùa Vọng, Giáo Hội mời gọi chúng ta chuẩn bị để đón chờ Con Thiên Chúa Giáng Sinh làm người. Lời của thánh Gioan Tẩy Giả mời gọi những người cùng thời với ngài, cũng là lời mời gọi mà Giáo Hội muốn mỗi chúng ta cùng nhau hồi tâm suy nghĩ trong suốt Mùa Vọng: “Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Ngài đi. Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy, mọi núi đồi, phải bạt cho thấp, khúc quanh co, phải uốn cho ngay, đường lồi lõm phải san cho bằng” (Lc 3, 4-5).
- Nếu trước kia, ta đi sai đường trật bước, thì nay trở về nẻo chính đường ngay.
- Nếu trước kia ta sa lầy vào lũng bùn tội lỗi ở chốn ăn chơi, thì nay ta phải lấp đầy bằng những nhân đức và tránh xa những dịp tội, xưng tội và đón nhận Chúa vào trong tâm hồn của mình cách cung kính và mến yêu.
- Nếu trước kia, ta coi mình như là “cái rốn của vũ trụ”, là “ếch ngồi đáy giếng”, thì giờ đây hãy khiêm tốn mà nhìn nhận rằng những gì ta biết chỉ là hạt cát giữa đại dương là hạt "Notrino" trong vũ trụ mà thôi.
- Nếu trước kia ta sống không trung thực hay sống với một nửa sự thật, thì nay ta phải sống công chính và đón nhận sự thật toàn vẹn.
Lược qua tinh thần của Mùa Vọng như thế, để thấy được đích điểm mà Giáo Hội muốn nhắm tới trong Mùa Vọng là gì và, nội dung chính yếu của việc mừng lễ Chúa Giáng Sinh hệ tại đâu!
3. Giáng Sinh trong tâm thức và cái nhìn hướng thiện của người Công Giáo
Trước tiên, đón mừng lễ Giáng Sinh, không chỉ chuẩn bị những thứ bên ngoài, điều đó cần nhưng chưa đủ và không phải là việc quan trọng nhất. Việc quan trọng nhất là mỗi khi mừng lễ, chúng ta hãy mặc lấy tâm tình của người Do thái khi nghe Gioan Tẩy Giả kêu mời là: hãy sám hối và tin vào Tin Mừng, hãy dọn sạch con đường tâm hồn để Chúa ngự đến; đồng thời mỗi khi mừng lễ Giáng Sinh, chúng ta cũng hãy hướng đến ngày Cánh Chung của thế giới và của mỗi người như một cuộc chất vấn lương tâm về những hành vi tốt - xấu của mình, hầu chuẩn bị cho xứng đáng đón Chúa ngự đến trong tâm hồn.
Năm 2012, khi chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, đã mời gọi mọi tín hữu kitô, mỗi khi mừng sinh nhật Con Thiên Chúa là mỗi lần: "...thách thức chúng ta hãy kiểm điểm lại những ưu tiên, giá trị và chính lối sống của chúng ta. Trong khi Lễ Giáng Sinh chắc chắn là một thời điểm đầy vui mừng, nhưng đây cũng là cơ hội để suy tư sâu xa, và xét mình”[1].
Thứ đến, mỗi dịp Giáng Sinh về, Giáo Hội lại một lần nữa mời gọi con cái mình hãy chiêm ngắm sự khiêm nhường của gia đình Thánh Gia, một gia đình hết sức khiêm tốn, đơn sơ, chất phác: Mẹ Maria thì suy đi nghĩ lại trong lòng, không khoe khoang, không lên mặt với ai, dẫu biết rằng trong nhà mình có Hài Nhi Giêsu là Chúa các chúa, Vua các vua. Ngài là Chúa Tể trời đất; với thánh Giuse, người là đấng Công Chính, luôn âm thầm và sẵn lòng vâng theo thánh ý Thiên Chúa trong mọi biến cố của cuộc đời; còn Chúa Giêsu, Ngài đã tự hạ, trở nên Ngôi Lời, tức Thiên Chúa - người, để ở với và sống cùng chúng ta. Nói về tinh thần khiêm nhường này trong thời đại của chúng ta, Đức Thánh Cha đương kim Phanxicô nói: “Chúng ta phải khiêm nhường, nhưng với sự khiêm nhường thật sự, từ đầu đến ngón chân”[2].
Cuối cùng, mỗi khi mừng lễ Giáng Sinh, chúng ta hãy nghĩ đến cảnh nghèo khó của Con Thiên Chúa. Một vị Thiên Chúa mà lại sinh ra trong cảnh màn trời chiếu đất, nơi hang bò lừa, chốn hoang vu lạnh giá. Ngài sinh ra như thế, để biểu lộ tình yêu tột cùng và sự liên đới với cái nghèo của nhân loại cách sâu xa. Khi diễn tả về sự tự hủy này, thánh Phaolô đã nói: Đức Giêsu “...vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế…” (Pl 2,6-7).
Thật vậy, một vị Vua cả trời đất, nhưng lại xuất hiện một cách âm thầm lặng lẽ; một vị Thiên Chúa giàu sang phú quý, quyền năng mà lại chấp nhận bị người đời xua đuổi chỉ vì không có tiền thuê cho mình một phòng trọ bình dân; một biến cố vĩ đại đã được tiên báo từ ngàn xưa, nay lại được diễn ra ở tận cùng của sự thiếu thốn là máng cỏ bò lừa, nơi dùng để làm chỗ chứa thức ăn cho loài vật...
Thật vậy, thời điểm trước lễ Giáng Sinh, trong suốt Mùa Vọng, Giáo Hội mời gọi chúng ta chuẩn bị để đón chờ Con Thiên Chúa Giáng Sinh làm người. Lời của thánh Gioan Tẩy Giả mời gọi những người cùng thời với ngài, cũng là lời mời gọi mà Giáo Hội muốn mỗi chúng ta cùng nhau hồi tâm suy nghĩ trong suốt Mùa Vọng: “Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Ngài đi. Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy, mọi núi đồi, phải bạt cho thấp, khúc quanh co, phải uốn cho ngay, đường lồi lõm phải san cho bằng” (Lc 3, 4-5).
- Nếu trước kia, ta đi sai đường trật bước, thì nay trở về nẻo chính đường ngay.
- Nếu trước kia ta sa lầy vào lũng bùn tội lỗi ở chốn ăn chơi, thì nay ta phải lấp đầy bằng những nhân đức và tránh xa những dịp tội, xưng tội và đón nhận Chúa vào trong tâm hồn của mình cách cung kính và mến yêu.
- Nếu trước kia, ta coi mình như là “cái rốn của vũ trụ”, là “ếch ngồi đáy giếng”, thì giờ đây hãy khiêm tốn mà nhìn nhận rằng những gì ta biết chỉ là hạt cát giữa đại dương là hạt "Notrino" trong vũ trụ mà thôi.
- Nếu trước kia ta sống không trung thực hay sống với một nửa sự thật, thì nay ta phải sống công chính và đón nhận sự thật toàn vẹn.
Lược qua tinh thần của Mùa Vọng như thế, để thấy được đích điểm mà Giáo Hội muốn nhắm tới trong Mùa Vọng là gì và, nội dung chính yếu của việc mừng lễ Chúa Giáng Sinh hệ tại đâu!
3. Giáng Sinh trong tâm thức và cái nhìn hướng thiện của người Công Giáo
Trước tiên, đón mừng lễ Giáng Sinh, không chỉ chuẩn bị những thứ bên ngoài, điều đó cần nhưng chưa đủ và không phải là việc quan trọng nhất. Việc quan trọng nhất là mỗi khi mừng lễ, chúng ta hãy mặc lấy tâm tình của người Do thái khi nghe Gioan Tẩy Giả kêu mời là: hãy sám hối và tin vào Tin Mừng, hãy dọn sạch con đường tâm hồn để Chúa ngự đến; đồng thời mỗi khi mừng lễ Giáng Sinh, chúng ta cũng hãy hướng đến ngày Cánh Chung của thế giới và của mỗi người như một cuộc chất vấn lương tâm về những hành vi tốt - xấu của mình, hầu chuẩn bị cho xứng đáng đón Chúa ngự đến trong tâm hồn.
Năm 2012, khi chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, đã mời gọi mọi tín hữu kitô, mỗi khi mừng sinh nhật Con Thiên Chúa là mỗi lần: "...thách thức chúng ta hãy kiểm điểm lại những ưu tiên, giá trị và chính lối sống của chúng ta. Trong khi Lễ Giáng Sinh chắc chắn là một thời điểm đầy vui mừng, nhưng đây cũng là cơ hội để suy tư sâu xa, và xét mình”[1].
Thứ đến, mỗi dịp Giáng Sinh về, Giáo Hội lại một lần nữa mời gọi con cái mình hãy chiêm ngắm sự khiêm nhường của gia đình Thánh Gia, một gia đình hết sức khiêm tốn, đơn sơ, chất phác: Mẹ Maria thì suy đi nghĩ lại trong lòng, không khoe khoang, không lên mặt với ai, dẫu biết rằng trong nhà mình có Hài Nhi Giêsu là Chúa các chúa, Vua các vua. Ngài là Chúa Tể trời đất; với thánh Giuse, người là đấng Công Chính, luôn âm thầm và sẵn lòng vâng theo thánh ý Thiên Chúa trong mọi biến cố của cuộc đời; còn Chúa Giêsu, Ngài đã tự hạ, trở nên Ngôi Lời, tức Thiên Chúa - người, để ở với và sống cùng chúng ta. Nói về tinh thần khiêm nhường này trong thời đại của chúng ta, Đức Thánh Cha đương kim Phanxicô nói: “Chúng ta phải khiêm nhường, nhưng với sự khiêm nhường thật sự, từ đầu đến ngón chân”[2].
Cuối cùng, mỗi khi mừng lễ Giáng Sinh, chúng ta hãy nghĩ đến cảnh nghèo khó của Con Thiên Chúa. Một vị Thiên Chúa mà lại sinh ra trong cảnh màn trời chiếu đất, nơi hang bò lừa, chốn hoang vu lạnh giá. Ngài sinh ra như thế, để biểu lộ tình yêu tột cùng và sự liên đới với cái nghèo của nhân loại cách sâu xa. Khi diễn tả về sự tự hủy này, thánh Phaolô đã nói: Đức Giêsu “...vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế…” (Pl 2,6-7).
Thật vậy, một vị Vua cả trời đất, nhưng lại xuất hiện một cách âm thầm lặng lẽ; một vị Thiên Chúa giàu sang phú quý, quyền năng mà lại chấp nhận bị người đời xua đuổi chỉ vì không có tiền thuê cho mình một phòng trọ bình dân; một biến cố vĩ đại đã được tiên báo từ ngàn xưa, nay lại được diễn ra ở tận cùng của sự thiếu thốn là máng cỏ bò lừa, nơi dùng để làm chỗ chứa thức ăn cho loài vật...
Khi chiêm ngưỡng mầu nhiệm Nhập Thể - Giáng Sinh - làm người của Con Thiên Chúa dưới con mắt đức tin, và nếu chúng ta để cho lương tâm lên tiếng, thì đâu còn cảnh ăn uống nhậu nhẹt, chơi bời đàn đúm; đâu còn ai dám lợi dụng lễ Giáng Sinh như là mục đích tốt và rồi tìm mọi cách biện minh bằng những phương tiện xấu để làm ăn bất chính? Đâu còn bình chân như vại khi thấy được nỗi khổ của người anh chị em chúng ta trong cảnh mồ côi, túng thiếu, khổ đau... Đâu còn dám vô cảm khi bên cạnh chúng ta có những người chỉ cần một gói mì để sống qua ngày; cũng đâu còn vui sướng khi anh chị em của chúng ta phải đói khát, rét mướt chống chọi với thiên tai, nhất là siêu bão Haiyan gây nên ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc hồi đầu tháng 11 năm 2013 vừa qua?
Tạm kết:
Tắt một lời: mỗi khi đón mừng lễ Giáng Sinh, từng người chúng ta hãy tiếp tục sống tinh thần Mùa Vọng là hoán cải, sửa sang tâm hồn bên trong hơn là bề ngoài. Đến với Chúa bằng tấm lòng đơn sơ khiêm nhường. Chiêm ngắm gia đình Thánh Gia bằng con mắt đức tin. Và, sống mầu nhiệm Giáng Sinh bằng tinh thần tự hủy, liên đới trong yêu thương.
Qua những gì vừa chia sẻ, hẳn mỗi chúng ta hãy làm mới lại tất cả những cung cách, tinh thần mỗi khi cử hành phụng vụ, để trong những cử hành thánh đó, chúng ta đụng chạm được thực sự đến Thiên Chúa, không những như một hài nhi trong máng cỏ, mà còn như một Đấng qua đó chúng ta nhận ra Thiên Chúa làm Người[3]. Ưu tư này cũng được Đức hồng y Oswald Gracias, Chủ tịch FABC gợi ý: “Giáo hội tại Việt Nam cần tập trung vào việc huấn luyện đức tin, mọi người cần hiểu biết về Tin Mừng nhiều hơn, tham dự Phụng vụ cách sống động hơn. Cần phải tập trung để đưa Thiên Chúa trở về với cuộc sống, để đương đầu với những thách đố đến từ bên ngoài”[4].
Thiết nghĩ, khi suy tư về việc mừng lễ Giáng Sinh, người viết không có ý phê phán việc trang trí lộng lẫy bên ngoài cho bằng đưa ra một câu hỏi: liệu có nên chăng khi chỉ lo bề ngoài, nhất là ăn chơi rong ruổi mà bên trong tâm hồn thì khô cằn trống rỗng! Phải chăng cần một sự dung hòa giữa chiều sâu đức tin và hình thức bên ngoài? Có lẽ một mặt cần phải diễn tả rõ nét vinh quang của Thiên Chúa, Ngài là Ánh Sáng thật đã đến trần gian, Ngài là Hoàng Tử Hòa Bình, là Chúa Tể trời đất qua việc giăng đèn kết hoa, nhưng mặt khác cũng cần phải làm toát lên một vị Thiên Chúa vì yêu con người, nhất là những người cô thế, cô thân, những người không có tiếng nói, những người khổ đau bệnh tật, nên đã chấp nhận hủy mình ra không để sinh ra trong cảnh nghèo, và chết đau thương trên thập giá chỉ vì “yêu và yêu đến tận cùng”. Vì thế, mỗi khi mừng lễ Giáng Sinh, hẳn mỗi người chúng ta cần xem lại đời sống nội tâm, đức tin của chúng ta tới đâu? Và mỗi khi lễ Giáng Sinh qua đi, thì còn đọng lại nơi tâm hồn chúng ta cái gì?
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ thứ Hai tuần I Mùa Vọng tại nhà nguyện trong Nhà khách Santa Marta đáng để cho mỗi chúng ta suy niệm trong dịp này, ngài nói: “Chuẩn bị mừng lễ Chúa Giáng sinh là đi vào cuộc hành trình của đức tin và cầu nguyện để gặp gỡ Chúa”; “Bởi vì Giáng sinh không chỉ là ngày lễ hội hằng năm hay kỷ niệm một biến cố đẹp. Giáng sinh là điều gì đó hơn thế. Giáng sinh là một cuộc lên đường đi gặp Chúa. Giáng sinh là một cuộc gặp gỡ. Chúng ta đến gặp Chúa với con tim rộng mở, với cuộc sống của chúng ta.Gặp gỡ Đấng hằng sống, gặp gỡ Người với đức tin của chúng ta”[5].
Mong thay, mỗi dịp Giáng Sinh về, lời thiên sứ loan tin cho các mục đồng khi xưa lại vang vọng và đọng lại trong tâm khảm mỗi chúng ta, lời đó là lời “vui mừng - bình an – yêu thương”.
Qua những gì vừa chia sẻ, hẳn mỗi chúng ta hãy làm mới lại tất cả những cung cách, tinh thần mỗi khi cử hành phụng vụ, để trong những cử hành thánh đó, chúng ta đụng chạm được thực sự đến Thiên Chúa, không những như một hài nhi trong máng cỏ, mà còn như một Đấng qua đó chúng ta nhận ra Thiên Chúa làm Người[3]. Ưu tư này cũng được Đức hồng y Oswald Gracias, Chủ tịch FABC gợi ý: “Giáo hội tại Việt Nam cần tập trung vào việc huấn luyện đức tin, mọi người cần hiểu biết về Tin Mừng nhiều hơn, tham dự Phụng vụ cách sống động hơn. Cần phải tập trung để đưa Thiên Chúa trở về với cuộc sống, để đương đầu với những thách đố đến từ bên ngoài”[4].
Thiết nghĩ, khi suy tư về việc mừng lễ Giáng Sinh, người viết không có ý phê phán việc trang trí lộng lẫy bên ngoài cho bằng đưa ra một câu hỏi: liệu có nên chăng khi chỉ lo bề ngoài, nhất là ăn chơi rong ruổi mà bên trong tâm hồn thì khô cằn trống rỗng! Phải chăng cần một sự dung hòa giữa chiều sâu đức tin và hình thức bên ngoài? Có lẽ một mặt cần phải diễn tả rõ nét vinh quang của Thiên Chúa, Ngài là Ánh Sáng thật đã đến trần gian, Ngài là Hoàng Tử Hòa Bình, là Chúa Tể trời đất qua việc giăng đèn kết hoa, nhưng mặt khác cũng cần phải làm toát lên một vị Thiên Chúa vì yêu con người, nhất là những người cô thế, cô thân, những người không có tiếng nói, những người khổ đau bệnh tật, nên đã chấp nhận hủy mình ra không để sinh ra trong cảnh nghèo, và chết đau thương trên thập giá chỉ vì “yêu và yêu đến tận cùng”. Vì thế, mỗi khi mừng lễ Giáng Sinh, hẳn mỗi người chúng ta cần xem lại đời sống nội tâm, đức tin của chúng ta tới đâu? Và mỗi khi lễ Giáng Sinh qua đi, thì còn đọng lại nơi tâm hồn chúng ta cái gì?
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ thứ Hai tuần I Mùa Vọng tại nhà nguyện trong Nhà khách Santa Marta đáng để cho mỗi chúng ta suy niệm trong dịp này, ngài nói: “Chuẩn bị mừng lễ Chúa Giáng sinh là đi vào cuộc hành trình của đức tin và cầu nguyện để gặp gỡ Chúa”; “Bởi vì Giáng sinh không chỉ là ngày lễ hội hằng năm hay kỷ niệm một biến cố đẹp. Giáng sinh là điều gì đó hơn thế. Giáng sinh là một cuộc lên đường đi gặp Chúa. Giáng sinh là một cuộc gặp gỡ. Chúng ta đến gặp Chúa với con tim rộng mở, với cuộc sống của chúng ta.Gặp gỡ Đấng hằng sống, gặp gỡ Người với đức tin của chúng ta”[5].
Mong thay, mỗi dịp Giáng Sinh về, lời thiên sứ loan tin cho các mục đồng khi xưa lại vang vọng và đọng lại trong tâm khảm mỗi chúng ta, lời đó là lời “vui mừng - bình an – yêu thương”.
[1] Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, kêu gọi suy tư và xét mình nhân lễ Giáng Sinh, truy cập ngày 23-12-2012, trên: http://tonggiaophanhanoi.org/tin-tuc/tin-tong-hop/4713-duc-thanh-cha-keu....
[2] Xc. Bài huấn đức của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, truy cập ngày 11-11-2013 trên: http://giaophannhatrang.org/index.php?nv=news&op=Giao-Hoi-Hoan-Vu/Duc-Giao-Hoang-Phanxico-noi-Khiem-nhuong-tu-dau-cho-den-ngon-chan-3080
[3] Ibid.
[4] Xc. Đức hồng y Oswald Gracias, Giáo hội tại Việt Nam cần tập trung vào việc huấn luyện đức tin, truy cập ngày 23-12-2012, trên: http://www.hdgmvietnam.org/%E2%80%9Cgiao-hoi-tai-viet-nam-can-tap-trung-....
[5] Xc. Đức Thánh Cha Phanxicô, Chuẩn bị Giáng sinh: Hãy để Chúa đến gặp chúng ta, truy cập ngày 09 – 12-2013, trên: http://www.hdgmvietnam.org/chuan-bi-giang-sinh-hay-de-chua-den-gap-chung-ta/5618.57.7.aspx
[2] Xc. Bài huấn đức của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, truy cập ngày 11-11-2013 trên: http://giaophannhatrang.org/index.php?nv=news&op=Giao-Hoi-Hoan-Vu/Duc-Giao-Hoang-Phanxico-noi-Khiem-nhuong-tu-dau-cho-den-ngon-chan-3080
[3] Ibid.
[4] Xc. Đức hồng y Oswald Gracias, Giáo hội tại Việt Nam cần tập trung vào việc huấn luyện đức tin, truy cập ngày 23-12-2012, trên: http://www.hdgmvietnam.org/%E2%80%9Cgiao-hoi-tai-viet-nam-can-tap-trung-....
[5] Xc. Đức Thánh Cha Phanxicô, Chuẩn bị Giáng sinh: Hãy để Chúa đến gặp chúng ta, truy cập ngày 09 – 12-2013, trên: http://www.hdgmvietnam.org/chuan-bi-giang-sinh-hay-de-chua-den-gap-chung-ta/5618.57.7.aspx
Nguồn: simonhoadalat.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét