TÔNG THƯ
MISERICORDIA ET MISERA
LÒNG THƯƠNG XÓT VÀ NỖI KHỐN KHỔ
MISERICORDIA ET MISERA là một cụm từ được Thánh Âu Quốc Tinh (Augustine) sử dụng trong việc kể lại câu chuyện về cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình (xem Gioan 8:1-11). Thật khó mà tưởng tượng được một cách nào tuyệt vời và thích đáng hơn để diễn tả mầu nhiệm yêu thương của Thiên Chúa khi tình yêu này đụng chạm tới tội nhân: "Chỉ còn lại có hai người: lòng thương xót với nỗi khốn khổ / mercy with misery" (On the Gospel of John, XXXIII, 5). Lòng thương xót cao cả và công lý thần linh sáng ngời biết bao nơi trình thuật này! Giáo huấn của trình thuật này chẳng những làm sáng tỏ cho biến cố kết thúc Năm Thánh Ngoại Lệ về Lòng Thương Xót, mà còn soi đường chỉ lối cho chúng ta theo trong tương lai nữa.
Lòng Thương Xót Chúa nơi Ơn Tha Thứ mang lại Niềm Vui
1- Trang Phúc Âm này có thể dễ dàng trở nên như là một hình ảnh về những gì chúng ta đã cử hành trong Năm Thánh, một thời điểm giầu lòng thương xót, cần phải được tiếp tục cử hành và sống động trong các cộng đồng của chúng ta. Lòng thương xót không thể nào trở thành một thứ mở ngoặc đơn trong đời sống của Giáo Hội;Lòng thương xót tạo nên chính yếu tính của Giáo Hội, nhờ đó mà các chân lý cốt yếu của Phúc Âm được tỏ hiện và hiển nhiên. Hết mọi sự đều được tỏ ra nơi lòng thương xót; hết mọi sự được giải quyết nơi tình yêu nhân hậu của Chúa Cha.
Người phụ nữ và Chúa Giêsu gặp gỡ nhau. Chị là một người phụ nữ ngoại tình, và trước con mắt của Lề Luật, thì đáng bị ném đá chết. Chúa Giêsu, bằng giáo huấn của Người cũng như bằng việc hoàn toàn hy hiến bản thân mình là những gì khiến Người ở trên Thánh Giá, đã hoàn lại cho Luật Moisen cái chủ đích đích thực và nguyên tuyền của nó. Ở đây cái chính yếu không phải là lề luật hay thứ công lý pháp luật mà là tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu có khả năng nhìn vào tận cõi lòng của từng người và thấy được niềm ước muốn kín đáo sâu xa nhất ở đó; tình yêu của Thiên Chúa cần phải ưu thế trên tất cả mọi sự khác. Trình thuật Phúc Âm ấy, dù sao, cũng không phải là một cuộc gặp gỡ giữa tội lỗi và luận án một cách trừu tượng, mà là giữa một tội nhân với Đấng Cứu Độ của chị ta. Chúa Giêsu đã nhìn vào mắt của người phụ nữ này và đọc thấy nơi cõi lòng của chị niềm ước mong được cảm thông, được tha thứ và được giải phóng. Nỗi khốn khổ của tội lỗi đã được mặc lấy lòng thương xót của tình yêu. Phán quyết duy nhất của Chúa Giêsu là thứ phán quyết đầy lòng thương xót và thương cảm đối với thân phận của tội nhân này.Đáp ứng cho những ai muốn phán quyết và lên án tử cho chị, Chúa Giêsu đã trả lời bằng một thái độ im lặng kéo dài. Mục đích của Người là để cho tiếng của Thiên Chúa được nghe thấy nơi lương tâm của chẳng những người phụ nữ ấy, mà còn nơi cả nơi thành phần tố cáo của chị nữa, thành phần đã buông đá cầm trong tay xuống mà bỏ đi từng người một (xem Gioan 8:9). Bấy giờ Chúa Giêsu mới nói: "Này chị, họ đâu cả rồi? Không ai lên án chị sao?... Tôi cũng chẳng luận tội chị đâu. Chị cứ việc đi và từ nay đừng phạm tội nữa nhé" (các câu 10-11). Chúa Giêsu giúp cho người phụ nữ này hy vọng nhìn đến tương lai và thực hiện một cuộc khởi hành mới trong đời sống. Nếu chị ta mong muốn như thế thì tứ đó trở đi chị có thể "bước đi trong đức ái" (Epheso 5:2). Một khi được mặc lấy lòng thương xót, cho dù vẫn còn xu hướng phạm tội, chị vẫn có thể thắng vượt bởi một tình yêu khả dĩ giúp cho chị nhìn về phía trước và sống một cuộc đời khác biệt.
2- Chúa Giêsu đã dạy điều này một cách rõ ràng ở một trường hợp khác, khi Người được mời dùng bữa ở nhà một người Pharisiêu (xem Luca 7:36-50), và có một người phụ nữ, được mọi người coi là một con người tội lỗi, đã tiến đến với Người. Chị đã đổ dầu thơm lên chân của Người, lấy nước mắt của chị mà rửa chân Người rồi lấy tóc của chị để lau khô (xem các câu 37-38). Để đáp ứng cho cái phản ứng nghi kỵ xấu xa của người Pharisiêu Chúa Giêsu đã trả lời rằng: "Tội lỗi của chị, cho dù có nhiều, cũng đã được tha thứ, vì chị đã yêu nhiều; còn ai được tha ít thì yêu ít" (câu 47).
Lòng tha thứ là dấu hiệu hiển thị nhất của tình yêu Chúa Cha, một tình yêu được Chúa Giêsu tìm cách mạc khải cho thấy bằng cả cuộc đời của Người. Hết mọi trang sách Phúc Âm đều được đánh dấu bởi cái thúc bách của một tình yêu thương yêu cho đến độ tha thứ. Ngay cả vào giây phút cuối cùng của cuộc đời trên trần gian của mình, lúc Người bị đóng đanh vào thập giá, Chúa Giêsu vẫn còn thốt lên những lời tha thứ: "Lạy Cha, xin tha cho họ; vì họ không biết những gì họ làm" (Luca 23:34).
Không một cái gì được một tội nhân thống hối đặt trước lòng thương xót Chúa lại có thể bị loại khỏi cái vòng ôm ấp của lòng Ngài tha thứ. Vì thế, không ai trong chúng ta có quyền điều kiện hóa việc tha thứ. Lòng thương xót bao giờ cũng là một tác động nhưng không từ Cha trên trời của chúng ta, một tác động yêu thương vô điều kiện và bất cần công trạng. Bởi thế, chúng ta không thể liều mình chống lại cái tự do trọn vẹn của một tình yêu Thiên Chúa muốn dùng nó để tiến vào đời sống của mọi người.
Lòng thương xót là hành động cụ thể của tình yêu này, bằng việc tha thứ, biến đổi và xoay chuyển đời sống của chúng ta. Có thế, mầu nhiệm thần linh của lòng thương xót mới được tỏ hiện. Thiên Chúa là Đấng thương xót (xem Xuất Hành 34:6); lòng thương xót của Ngài bền vững đến muôn đời (xem Thánh Vịnh 136). Từ đời nọ đến đời kia lòng thương xót của Ngài bao trùm tất cả những ai tin tưởng vào Ngài và làm họ thay đổi, bằng việc cho họ được tham phần vào chính sự sống của Ngài.
3- Cõi lòng của hai người phụ nữ này vọt lên niềm vui dạt dào biết bao. Ơn tha thứ cuối cùng làm cho họ cảm thấy được tự do và vui sướng chưa bao giờ có. Những giọt nước mắt hổ thẹn và đau đớn biến thành nụ cười của một con người biết rằng mình được yêu thương. Lòng thương xót phát sinh niềm vui, vì cõi lòng của chúng ta hướng về niềm hy vọng của một cuộc sống mới. Niềm vui được tha thứ là niềm vui khôn xiết tả, nhưng nó tỏa rạng ra chung quanh chúng ta bất cứ ở đâu chúng ta cảm nghiệm được ơn tha thứ. Nguồn mạch của niềm vui được tha thứ này ở nơi tình yêu khiến Thiên Chúa đến gặp gỡ chúng ta, phá đổ các bức tường vị kỷ vây bọc chúng ta, để biến chúng ta, về phần mình, trở thành những dụng cụ của lòng thương xót.
Về vấn đề này, ý nghĩa biết bao những lời lẽ phấn khởi ở trong một bản văn sơ khai của Kitô hữu: "Anh em hãy mặc lấy niềm vui là những gì bao giờ cũng hợp ý Thiên Chúa cùng được Ngài chấp nhận, và hãy hoan hưởng niềm vui. Vì tất cả những ai hân hoan vui vẻ thì thực hiện những gì là thiện hảo, suy nghĩ những gì là tốt lành, và bất chấp những gì là buồn thảm... Tất cả những ai loại trừ đi những gì là buồn thảm và mặc lấy niềm vui sẽ sống trong Thiên Chúa" (Shepherd of Hermas, XLII, 1-4). Cái cảm nghiệm được lòng thương xót mang lại niềm vui. Chớ gì chúng ta đừng bao giờ để cho niềm vui này bị cướp mất khỏi chúng ta bởi những rắc rối và lo toan của chúng ta. Chớ gì nó vẫn sâu đậm trong cõi lòng của chúng ta và giúp cho chúng ta có thể thanh thản đối diện với những biến cố trong đời sống hằng ngày của chúng ta.
Trong một nền văn hóa thường bị chi phối bởi kỹ thuật, thì xuất phát nỗi buồn thảm và cô đơn, đặc biệt là nơi giới trẻ. Tương lai có thể bị rơi vào một thứ bất ổn không vững chắc. Điều ấy thường làm phát sinh ra những gì là chán chường, buồn bã và ngán ngẫm, dần dần dẫn đến chỗ thất vọng. Chúng ta cần chứng từ về niềm hy vọng và niềm vui đích thực nếu chúng ta xua tan những ảo ảnh tạo nên những thứ hứa hẹn hạnh phúc mau chóng và dễ dàng nơi thiên đường nhân tạo. Cái cảm giác sâu xa của tình trạng trống rỗng mà rất nhiều người cảm thấy được thắng vượt bởi niềm hy vọng chúng ta ôm ấp trong lòng và bởi niềm vui do hy vọng cống hiến. Chúng ta cần nhận thức rằng niềm vui nổi lên trong một tâm can được lòng thương xót chạm tới. Vậy chúng ta hãy nhớ những lời của Thánh Tông Đồ: "Anh em hãy luôn hân hoan trong Chúa" (Philiphe 4:4; xem 1Thessalonica 5:16).
4- Chúng ta đã cử hành một Năm Thánh sốt sắng nhờ đó chúng ta đã nhận được dồi dào ân sủng của lòng thương xót. Như một luồng gió mạnh nhưng lành mạnh, sự thiện hảo và lòng thương xót của Chúa đã thổi đi trên khắp thế giới. Bởi mỗi người chúng ta đã cảm nghiệm được sâu xa ánh mắt yêu thương này của Thiên Chúa, chúng ta không thể không bị tác động, vì ánh mắt của Ngài đang biến đổi cuộc đời của chúng ta.
Trên hết mọi sự, chúng ta cần phải tạ ơn Chúa mà thân thưa cùng Ngài rằng: "Lạy Chúa, Chúa đã tỏ ra ưu ái với đất nước của Chúa... Chúa đã tha thứ lỗi lầm của dân Chúa" (Thánh Vịnh 85:1-2). Đúng là như thế. Thiên Chúa đã triệt hạ các thứ lỗi phạm của chúng ta và quẳng tất cả mọi tội lỗi của chúng ta xuống vực sâu biển cả (xem Mica 7:19). Ngài không còn nhớ đến chúng, vì Ngài quẳng chúng ra đằng sau lưng của Ngài (xem Isaia 38:17). Như đông cách tây xa cách ra sao thì Ngài cũng đã loại trừ đi những gì chúng ta vấp phạm khỏi chúng ta (xem Thánh Vịnh 103:12).
Trong Năm Thánh này, Giáo Hội đã chăm chú lắng nghe và đã mạnh mẽ cảm nghiệm thấy sự hiện diện và gần gũi của Chúa Cha, Đấng nhờ Thánh Linh đã giúp cho Giáo Hội thấy được một cách rõ ràng hơn tặng ân và sứ vụ của Chúa Giêsu Kitô liên quan đến ơn tha thứ. Nó thực sự như là một cuộc viếng thăm mới của Chúa ở giữa chúng ta vậy. Chúng ta đã cảm thấy hơi thở ban sự sống phủ xuống trên Giáo Hội, và những lời của Người một lần nữa lại đã vạch ra sứ vụ của chúng ta: "Các con hãy nhận lấy Thánh Linh: các con tha tội cho ai thì tội của họ được tha; các con cầm tội ai thì tội của họ bị cầm lại" (Gioan 20:22-23).
Lòng Thương Xót Chúa nơi việc cử hành Phụng Vụ của Giáo Hội
5- Giờ đây, vào lúc bế mạc Năm Thánh này, là thời điểm nhìn đến tương lai và ý thức rằng tốt đẹp biết bao trong việc hân hoan, trung tín và nhiệt thành tiếp tục cảm nghiệm thấy sự phong phú của lòng thương xót Chúa. Các cộng đồng của chúng ta có thể vẫn sống động và chủ động trong việc tân truyền bá phúc âm hóa ở mức độ "cải thiện về mục vụ" là những gì chúng ta được kêu gọi thực hiện (Cf. Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium, 27) sẽ được hình thành hằng ngày bằng cách tái tấu quyền lực của lòng thương xót. Chúng ta đừng giới hạn hoạt động của quyền lực của lòng thương xót này; chúng ta đừng làm buồn lòng Thần Linh, Đấng liên lỉ vạch ra những đường lối mới để theo, trong việc mang đến cho hết mọi người Phúc Âm cứu độ.
Trước hết, chúng ta được kêu gọi để cử hành lòng thương xót. Lời cầu nguyện của Giáo Hội thật là phong phú biết bao khi Giáo Hội kêu cầu Thiên Chúa như Người Cha của lòng từ bi nhân ái! Trong phụng vụ, lòng thương xót không chỉ được van xin đi van xin lại, mà còn thực sự được nhận lãnh cùng cảm nghiệm nữa. Từ đầu đến cuối của việc cử hành Thánh Thể, lòng thương xót liên lỉ hiện lên trong cuộc đối thoại giữa cộng đồng đang cầu nguyện và cõi lòng của Chúa Cha, Đấng hoan hỉ ban xuống tình yêu nhân hậu của Ngài.
Sau lời kêu van đầu tiên xin ơn tha thứ với lời cầu "Xin Chúa thương xót", chúng ta liền muốn được đoan chắc rằng: "Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót chúng con, tha thứ tội lỗi của chúng con và dẫn chúng con đến sự sống muôn đời". Bằng lòng tin tưởng này, cộng đồng qui tụ lại trước nhan Chúa, nhất là vào ngày phục sinh thánh thiện. Có nhiều lời "Tổng nguyện / Collect" muốn nhắc nhở chúng ta về đại tặng ân lòng thương xót. Trong Mùa Chay chẳng hẳn, chúng ta nguyện cầu rằng: "Ôi Thiên Chúa, tác giả của tất cả những gì là thương xót và thiện hảo, Đấng đã tỏ cho chúng con một phương dược chữa trị tội lỗi bằng chay tịnh, cầu nguyện và làm phúc, xin hãy ưu ái nhìn đến việc chúng con thú nhận thân phận thấp hèn của chúng con, để chúng con, những con người vì lương tâm cúi mình xuống, luôn được lòng thương xót Chúa nâng lên" (Roman Missal, Opening Prayer for the Third Sunday of Lent). Chúng ta cảm thấy thấm thía nơi lời Kinh Nguyện Thánh Thể hay ho với Kinh Tiền Tụng tuyên xưng rằng: "Chúa đã quá yêu thương thế gian đến nỗi vì lòng thương xót của mình Chúa đã sai đến cho chúng con Đấng Cứu Chuộc, để sống mọi sự giống như chúng con ngoại trừ tội lỗi" (Ibid., Preface for Sundays in Ordinary Time VII). Kinh Nguyện Thánh Thể Thứ Tư là một bài thánh ca chúc tụng lòng thương xót Chúa: "Theo lòng thương xót Chúa đã đến để cứu giúp tất cả mọi người, nhờ đó những ai tìm kiếm được gặp Chúa". "Xin Chúa thương đến tất cả chúng con" (Ibid., Eucharistic Prayer II) là lời kêu cầu tha thiết được vị linh mục ở Kinh Nguyện Thánh Thể này van xin cho được thông phần vào sự sống đời đời. Sau Kinh Lạy Cha, vị linh mục tiếp tục kêu cầu bình an và được cứu thoát khỏi tội lỗi bằng "sự trợ giúp của lòng thương xót Chúa". Và trước khi chúc bình an, được trao đổi như một thể hiện tình huynh đệ và tình yêu thương nhau theo chiều kích ơn tha thứ được nhận lãnh, vị linh mục cầu nguyện rằng: "Xin Chúa đừng nhìn đến tội lỗi của chúng con mà đến đức tin của Hội Thánh Chúa" (Ibid., Communion Rite). Nơi những lời cầu ấy, chúng ta khiêm tốn tin tưởng xin được tặng ân hiệp nhất và bình an cho Mẹ Thánh Giáo Hội. Việc cử hành lòng thương xót Chúa đạt tới tột đỉnh nơi Hiến Tế Thánh Thể, một cuộc tưởng niệm mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô, nguồn mạch cứu độ cho hết mọi con người, cho lịch sử và cho toàn thế giới. Tắt một lời, mỗi giây phút của việc cứ hành Thánh Thể đều liên hệ tới lòng thương xót Chúa.
Lòng thương xót được dồi dào ban cho chúng ta trong đời sống bí tích. Không phải là chẳng có ý nghĩa là bao khi Giáo Hội đề cập đến lòng thương xót một cách rõ ràng nơi công thức hai "bí tích chữa lành", tức là bí tích Thống Hối Hòa Giải và bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân. Ở bí tích đầu, công thức tha tội được đọc lên là: "Thiên Chúa là Cha giầu lòng từ bi nhân hậu, nhờ cái chết và phục sinh của Con Ngài đã hóa giải thế giới với chính mình Ngài và đã sai Thánh Linh ở giữa chúng ta để ban ơn tha thứ tội lỗi; bằng thừa tác vụ của Giáo Hội, xin Thiên Chúa ban cho con ơn tha thứ và bình an" (Rite of Penance, No. 46). Ở bí tích sau, công thức xức dầu được đọc như sau: "Bằng việc xức dầu thánh này, xin Chúa vì tình yêu và lòng thương xót của Ngài trợ giúp con bằng ân sủng Thánh Linh" (Sacrament of Anointing and Pastoral Care of the Sick, No. 76). Bởi thế, trong lời nguyện của Giáo Hội, những qui chiếu về lòng thương xót không phải chỉ có tính cách huấn dụ mà có tính cách hành sử cao cả, tức là khi chúng ta tin tưởng kêu cầu lòng thương xót thì chúng ta nhận được lòng thương xót, và khi chúng ta tuyên xưng lòng thương xót một cách sống động và thực hữu thì lòng thương xót biến đổi chúng ta. Đó là một yếu tố nền tảng của đức tin chúng ta, và chúng ta cần phải liên lỉ nhớ lấy. Ngay trước mạc khải về tội lỗi đã có mạc khải về một tình yêu khiến Thiên Chúa tạo dựng nên thế giới và loài người. Tình yêu là tác động đầu tiên để Thiên Chúa qua đó mạc khải chính bản thân Ngài và hướng về chúng ta. Vậy chúng ta hãy mở lòng của chúng ta ra mà tin tưởng vào tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta. Tình yêu của Ngài luôn đi trước chúng ta, đồng hành với chúng ta và ở với chúng ta bất chấp chúng tội tội lỗi.
6- Theo chiều hướng ấy, việc nghe lời Chúa có một ý nghĩa đặc biệt. Mỗi Chúa Nhật, lời Chúa được công bố trong cộng đồng Kitô hữu để Ngày của Chúa được chiếu soi bởi mầu nhiệm vượt qua (Cf. SECOND VATICAN ECUMENICAL COUNCIL, Constitution on the Sacred Liturgy Sacrosanctum Concilium, 106). Trong việc cử hành Thánh Thể, chúng ta dường như chứng kiến thấy một cuộc đối thoại thực sự giữa Thiên Chúa và dân của Ngài. Ở các bài đọc Thánh Kinh, chúng ta trở về với lịch sử cứu độ của chúng ta qua việc loan truyền không ngừng công cuộc của lòng thương xót. Chúa tiếp tục nói với chúng ta hôm nay đây như nói với những người bạn; Ngài ở giữa chúng ta (ID., Dogmatic Constitution Dei Verbum, 2.) để đồng hành với chúng ta và để tỏ cho chúng ta thấy con đường sự sống. Lời của Ngài nói với các thứ nhu cầu và những nỗi lo âu thâm sâu của chúng ta, và cống hiến cho chúng ta một giải đáp hiệu nghiệm, nhờ đó chúng ta có thể cụ thể cảm nghiệm thấy sự gần gũi kề cận của Ngài đối với chúng ta. Bởi thế mà bài giảng có một tầm vóc quan trọng, trong đó "sự thật song hành với sự mỹ và sự thiện" (Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium, 142), nhờ vậy tâm can của tín hữu mới rung cảm trước sự cao cả trọng đại của lòng thương xót! Tôi hết sức kêu gọi là hãy thật cẩn thận dọn bài giảng và giảng dạy nói chung. Việc giảng dạy của vị linh mục sẽ sinh hoa kết trái ở chỗ chính bản thân ngài cảm nghiệm được lòng thiện hảo từ bi nhân hậu của Chúa. Việc truyền đạt niềm tin tưởng rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta không phải là việc thực hành theo khoa ngữ học, mà là một điều kiện tỏ ra cái uy tín nơi vai trò linh mục của mình. Cái cảm nghiệm riêng tư về lòng thương xót là cách hay nhất để biến cái cảm nghiệm ấy thành một sứ điệp thực sự về niềm an ủi và việc hoán cải trong thừa tác mục vụ. Cả việc giảng dạy lẫn và việc dạy giáo lý đều là những gì cần duy trì bởi cõi lòng rung cảm này của đời sống Kitô hữu.
7- Thánh Kinh là câu chuyện cả thể về các kỳ công của lòng thương xót Chúa. Từng trang Thánh Kinh đều được thấm đẫm tình yêu thương của Chúa Cha, Đấng từ giây phút tạo dựng, đã muốn in ấn những dấu hiệu của tình Ngài yêu thương trên vũ trụ này. Qua những lời của các vị tiên tri cũng như qua những văn bản khôn ngoan, Thánh Linh đã hình thành lịch sử của dân Israel như là một sự nhìn nhận việc gần gũi và tình yêu thương của Thiên Chúa, bất chấp sự bất trung của dân này. Đời sống và việc giảng dạy của Chúa Giêsu đã vĩnh viễn đánh dấu lịch sử của cộng đồng Kitô giáo, một cộng đồng đã thấy được sứ vụ của mình theo lệnh truyền của Chúa Kitô trong việc phải vĩnh viễn trở thành một dụng cụ của lòng thương xót và cho ơn tha thứ của Người (xem Gioan 20:23). Nhờ Thánh Kinh, được sinh động bởi đức tin của Giáo Hội, Chúa tiếp tục nói với vị Hôn Thê của mình, tỏ cho vị hôn thê này thấy đường lối cần phải theo để giúp cho Phúc Âm cứu độ có thể vươn đến toàn thể nhân loại. Tôi hết sức mong muốn rằng lời Chúa càng được cử hành hơn nữa, được biết đến và được gieo vãi, nhờ đó mầu nhiệm yêu thương tuôn chảy từ suối nguồn của lòng thương xót này được hiểu biết hơn bao giờ hết. Như Thánh Tông Đồ đã rõ ràng nói với chúng ta rằng: "Tất cả Thánh Kinh được Thiên Chúa tác động và có lợi cho việc giảng dạy, cho việc khiển trách, cho việc sửa bảo, và cho việc huấn luyện trong chính trực" (2Timotheu 3:16).
Thật là lợi ích khi từng cộng đồng Kitô hữu, vào một ngày Chúa Nhật trong phụng niên, có thể lập lại những nỗ lực của mình trong việc làm cho Thánh Kinh được biết đến hơn nữa và phổ biến rộng rãi hơn nữa. Nó sẽ là một Chúa Nhật hoàn toàn giành cho lời Chúa, để cảm nhận thấy những kho tàng khôn thấu được chất chứa trong cuộc đối thoại liên lỉ giữa Chúa và dân của Người. Những khởi động sáng tạo có thể giúp làm cho ngày này thành một cơ hội để tín hữu trở nên những thông mạch sống động cho việc truyền đạt lời Chúa. Những khởi động như thế chắc chắn bao gồm cả lectio divina, nhờ đó việc đọc một cách nguyện cầu bản văn thánh sẽ giúp vào việc hỗ trợ và kiên cường đời sống thiêng liêng. Việc đọc như thế, tập trung vào các đề tài liên quan đến lòng thương xót, sẽ giúp cho có được một cảm nghiệm riêng tư về sự phong phú lớn lao của bản văn thánh - đọc theo chiều hướng của truyền thống thiêng liêng trong Giáo Hội - nhờ đó mới phát sinh ra những cử chỉ và việc làm bác ái cụ thể (Cf. BENEDICT XVI, Post-Synodal Apostolic Exhortation Verbum Domini, 86-87).
8- Việc cử hành lòng thương xót diễn ra một cách rất đặc biệt nơi Bí Tích Thống Hối và Hòa Giải. Ở nơi đây chúng ta cảm thấy được Chúa Cha ấp ủ, Đấng tiến lên gặp gỡ chúng ta và ban lại cho chúng ta ơn được làm con cái nam nữ của Ngài. Chúng ta là các tội nhân và chúng ta vác gánh nặng xung khắc giữa những gì chúng ta muốn làm và những gì chúng ta thực sự làm (xem Roma 7:14-21). Tuy nhiên, ân sủng bao giờ cũng đi trước chúng ta và mặc bộ mặt của lòng thương xót giúp chúng ta hòa giải và được tha thứ. Thiên Chúa làm cho chúng ta hiểu được tình yêu cao cả của Ngài đối với chúng ta vào chính lúc chúng ta nhìn nhận rằng chúng ta là thành phần tội nhân. Ân sủng mạnh hơn tội lỗi: ân sủng chế ngự những gì là chống cưỡng, vì tình yêu thắng được tất cả mọi sự (xem 1Corinto 13:7).
Nơi bí tích Tha Thứ, Thiên Chúa tỏ cho chúng ta thấy con đường trở về với Ngài và mời gọi chúng ta tái cảm nghiệm thấy việc gần gũi của Ngài. Ơn tha thứ này có thể nhận lãnh, trước hết, bằng việc bắt đầu sống bác ái yêu thương. Thánh Tông Đồ Phêrô đã nói với chúng ta điều này khi ngài viết rằng: "tình yêu phủ lấp muôn vàn tội lỗi" (1Phero 4:8). Chỉ một mình Thiên Chúa mới là Đấng tha thứ tội lỗi mà thôi, nhưng Ngài muốn rằng chúng ta phải sẵn sàng tha thứ cho người khác như Ngài đã tha thứ cho chúng ta: "Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con" (Mathêu 6:12). Buồn biết bao khi lòng của chúng ta khép lại không thể tha thứ! Nỗi phẫn uất, niềm oán hận và việc trả thù là những gì chủ chốt, khiến cho đời sống của chúng ta bị khốn khổ và ngăn chặn việc chúng ta hân hoan dấn thân cho lòng thương xót.
Lòng Thương Xót Chúa nơi việc chăm sóc Mục Vụ của Giáo Hội
9- Một cảm nghiệm ân sủng đã được Giáo Hội sống với hiệu năng cao cả trong Năm Thánh thực sự là việc phục vụ của những Vị Thừa Ssai của Lòng Thương Xót / the Missionaries of Mercy. Hoạt động mục vụ của các vị đã tìm cách nhấn mạnh rằng Thiên Chúa không ngăn lối của những ai tìm kiếm Ngài bằng tấm lòng thống hối ăn năn, vì Ngài tiến ra để gặp gỡ mọi người như một người cha. Tôi đã nhận được nhiều chứng từ vui mừng của những người đã gặp gỡ Chúa một lần nữa nơi Bí Tích Thú Tội. Chúng ta đừng bỏ lỡ cơ hội để sống đức tin của chúng ta cũng như là một cảm nghiệm hòa giải. Cả hôm nay đây Thánh Tông Đồ đã thúc giục chúng ta rằng: "Hãy hòa giải cùng Thiên Chúa" (2Corinto 5:20), nhờ đó tất cả những ai tin đều có thể khám phá thấy cái quyền năng của tình yêu thương biến chúng ta thành "một tạo vật mới" (2Corinto 5:17).
Tôi cám ơn mọi vị Thừa Sai của Lòng Thương Xót về việc phục vụ đáng giá này, nhắm đến chỗ làm cho ơn tha thứ trở nên hiệu lực. Thừa tác vụ ngoại lệ này không chấm dứt nơi việc đóng Cửa Thánh. Tôi muốn nó được tiếp tục cho đến khi được báo lại sau, như là một dấu hiệu cụ thể cho thấy rằng ân sủng của Năm Thánh vẫn còn sống động và hiệu năng trên thế giới này. Như một thể hiện trực tiếp mối quan tâm và sự gần gũi của tôi với các vị Thừa Sai của Lòng Thương Xót ở giai đoạn này. Hội Đồng Tòa Thánh Cổ Võ Việc Tân Truyền Bá Phúc Âm Hóa sẽ coi sóc họ và tìm xem các hình thức nào xứng hợp nhất để thi hành thừa tác vụ đáng giá ấy.
10- Tôi mời các vị linh mục, một lần nữa, hãy cẩn thận dọn mình thi hành thừa tác vụ giải tội, một sứ vụ đích thực của linh mục. Tôi hết lòng cám ơn tất cả anh em về thừa tác vụ của anh em, và tôi xin anh em hãy tỏ ra đón nhận tất cả mọi người, chứng tỏ tình yêu thương phụ tử bất cứ trường hợp nào liên quan đến tính cách trầm trọng của tội lỗi, chuyên chú giúp đỡ các hối nhân suy nghĩ về sự dữ họ đã gây ra, rõ ràng minh bạch trình bày các nguyên tắc luân lý, sẵn sàng nhẫn nại bước đi bên cạnh tín hữu trong cuộc hành trình thống hối của họ, khôn ngoan nhận thức từng trường hợp một và quảng đại ban phát ơn tha thứ của Thiên Chúa. Như Chúa Giêsu đã chọn thinh lặng để cứu người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình cho khỏi án tử, các vị linh mục cũng phải có một tấm lòng cởi mở ở trong tòa giải tội, vì mỗi hối nhân đều nhắc nhở các vị rằng chính ngài cũng là một tội nhân, đồng thời cũng là một thừa tác viên của lòng thương xót.
11- Tôi xin tất cả chúng ta hãy suy niệm những lời của Thánh Tông Đồ, những lời được viết lên vào lúc cuối đời của ngài, khi ngài thú với môn đệ Timotheu rằng ngài là đệ nhất đại tội nhân / the greatest of sinners, "nhưng vì thế mà tôi đã được thương xót" (1Timothêu 1:16). Những lời của Thánh Phaolô, thật là mãnh liệt, khiến chúng ta phản tỉnh về đời sống của chúng ta và thấy được lòng thương xót Chúa đang tác động để thay đổi, hoán cải và đổi mới tâm can của chúng ta. "Tôi tạ ơn Ngài, Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, Đấng đã ban cho tôi sức mạnh cho tôi làm điều này, bởi Người đã thấy rằng tôi trung thành khi chỉ định tôi vào việc phục vụ Người, cho dù trước đây tôi đã lộng ngôn và bách hại cùng lăng nhục Người. Thế nhưng tôi đã được thương xót" (1Timotheu 1:12-13).
Bằng nhiệt tình mục vụ mới, chúng ta hãy nhớ lại một lời khác nữa của vị Tông Đồ này: "Thiên Chúa đã hòa giải chúng ta với chính mình Ngài nơi Đức Kitô và đã ký thác cho chúng tôi sứ điệp hòa giải" (2Corinto 5:18). Chúng ta là người đầu tiên được tha thứ vì thừa tác vụ này, để trở thành những chứng nhân trước hết cho ơn tha thứ phổ quát của Thiên Chúa. Không một luật lệ hay pháp lệnh nào có thể cản ngăn Thiên Chúa trong việc Ngài lại ôm lấy đứa con trở về cùng Ngài, khi nó chân nhận rằng nó đã sai trái nhưng tỏ ý muốn bắt đầu lại cuộc sống của mình. Cứ tiếp tục gắn bó với luật lệ thì chẳng khác gì như việc thọc gậy bánh xe đức tin và lòng thương xót Chúa. Luật lệ có giá trị dự bị giáo dục (xem Galata 3:24) hướng đến đích nhắm của nó là đức bác ái (xem 1Timotheu 1:5). Tuy nhiên, Kitô hữu được kêu gọi cảm nghiệm thấy cái mới mẻ của Phúc Âm, đó là "luật của Thần Linh sự sống trong Chúa Giêsu Kitô" (Roma 8:2). Ngay cả trong những trường hợp phức tạp nhất, trường hợp có khuynh hướng áp dụng một thứ công lý xuất phát từ các qui luật đi nữa, chúng ta cũng phải tin vào quyền năng xuất phát từ ân sủng thần linh.
Những vị giải tội chúng ta đã nghiệm thấy nhiều cuộc hoán cải xẩy ra ngay trước chính mắt chúng ta. Bởi vậy chúng ta cảm thấy trách nhiệm về những tác động và lời nói có thể chạm đến tâm can của hối nhân và có thể giúp họ khám phá ra sự gần gũi cùng dịu dàng của Chúa Cha là Đấng tha thứ. Chúng ta đừng đánh mất những trường hợp ấy bằng tác hành một cách có thể ngược lại với cảm nghiệm về lòng thương xót được hồi nhân tìm kiếm. Trái lại, chúng ta hãy giúp lương tâm cá nhân nhận ra tình yêu vô cùng của Thiên Chúa (xem 1Gioan 3:20).
Bí Tích Hòa Giải cần phải lấy lại vị trí chính yếu của mình trong đời sống Kitô hữu. Điều này đòi các vị có khả năng sống một cuộc đời phục vụ "thừa tác vụ hòa giải" (2Corinto 5:18), ở chỗ, chẳng những không một tội nhân thống hối chân thành nào bị trở ngại trong việc đến gần với tình yêu của Chúa Cha là Đấng đang chờ đợi họ trở về, mà hết mọi người còn có được cơ hội để cảm nghiệm thấy quyền năng giải phóng của ơn tha thứ.
Một cơ hội thuận lợi nhất cho điều này có thể là việc cử hành 24 giờ cho Chúa, một cử hành được thực hiện vào thời gian gần tới Chúa Nhật Thứ Tư Mùa Chay. Sáng kiến này, vốn đã có ở nhiều giáo phận, có một giá trị mục vụ lớn lao trong việc khuyến khích có được cái cảm nghiệm nhiệt thành hơn nữa đối với bí tích Xưng Tội.
12- Trước nhu cầu này, để không có bất cứ một trở ngại nào gây ra cho việc yêu cầu xin được hòa giải với lòng tha thứ của Thiên Chúa, mà tôi ban cho tất cả mọi vị linh mục, với thừa tác vụ của các ngài, năng quyền tha tội cho những ai phạm tội phá thai. Bởi vậy, về vấn đề này, điều khoản mà tôi đã thực hiện, chỉ giới hạn trong thời điểm Năm Thánh Ngoại Lệ (Cf. Letter According to Which an Indulgence is Granted to the Faithful on the Occasion of the Extraordinary Jubilee of Mercy, 1 September 2015), được nới rộng ra, bất chấp những gì trái ngược. Tôi muốn lập lại một cách mạnh mẽ bao nhiêu tôi có thể rằng việc phá thai là một trọng tội, vì nó chấm dứt một sự sống vô tội. Tuy nhiên, đồng thời tôi có thể nói và cần phải nói rằng không có tội lỗi nào mà lòng thương xót Chúa không thể vươn tới và tẩy xóa khi lòng thương xót này gặp thấy tấm lòng thống hối đang tìm cách được hòa giải với Chúa Cha. Bởi thế, chớ gì hết mọi vị linh mục trở thành một hướng dẫn viên, nâng đỡ và an ủi cho các hối nhân trong cuộc hành trình hòa giải đặc biệt này.
Vì Năm Thánh tôi cũng đã ban cho các tín hữu nào, bởi những lý do nào khác, muốn tham dự ở các nhà thờ chính thức của những vị linh mục thuộc Huynh Đoàn Linh Mục Thánh Piô X, có thể lãnh nhận việc tha thứ tội lỗi của mình theo bí tích một cách hiệu lực và hợp pháp (Cf. ibid). Vì thiện ích về mục vụ của những tín hữu này, và tin tưởng vào thiện chí các vị linh mục của họ trong nỗ lực nhờ ơn Chúa giúp về việc tái phục hồi mối hiệp thông trọn vẹn vào Giáo Hội Công Giáo, tôi tự thân quyết định nới rộng năng quyền này ra ngay cả sau Năm Thánh, cho đến khi có các điều khoản qui định khác đi, nhờ đó không ai bị hụt mất dấu hiệu bí tích hòa giải qua việc tha thứ của Giáo Hội.
13- Một dung nhan khác của lòng thương xót là niềm an ủi. "Hãy an ủi, hãy an ủi dân Ta" (Isaia 40:1) là lời thỉnh nguyện thiết tha được vị tiên tri này tiếp tục kêu gọi hôm nay đây, nhờ đó tất cả những ai trải qua đau khổ và đau đớn mới nhận được những lời lẽ chất chứa niềm hy vọng. Chúng ta đừng bao giờ để cướp mất niềm hy vọng xuất phát từ niềm tin vào Vị Chúa Phục Sinh. Thật vậy, chúng ta thường bị thử thách một cách xót xa, thế nhưng chúng ta không bao giờ được đánh mất niềm tin tưởng về tình Chúa yêu thương chúng ta. Lòng thương xót của Ngài cũng được thể hiện nơi sự gần gũi cận kề, nơi niềm cảm xúc và việc nâng đỡ được nhiều anh chị em của chúng ta cống hiến cho chúng ta vào những lúc buồn thảm và thương đau. Việc lau khô những giọt nước mắt là cách thức duy nhất để phá vỡ cái vòng lẩn quẩn lẻ loi cô độc thường bủa vây chúng ta.
Tất cả chúng ta đều cần đến niềm an ủi vì không ai thoát được khổ đau, đớn đau và hiểu lầm. Đớn đau day dứt biết bao có thể gây ra bởi những nhận định hận thù, đố kỵ, ghen tương hay giận dữ! Khổ đau nhức nhối biết mấy xuất phát từ cảm nghiệm thấy mình bị phản bội, bạo hành và bị bỏ rơi! Sầu đau biết là chừng nào trước cái chết của một người thân yêu! Tuy nhiên Thiên Chúa không bao giờ xa lìa chúng ta vào những giây phút buồn thương và trục trặc này. Một lời nói trấn an, một cử chỉ ôm ấp làm cho chúng ta cảm thấy được cảm thông, một tác động chăm sóc khiến chúng ta cảm thấy yêu thương, một lời cầu nguyện giúp chúng ta cảm thấy khỏe lên... tất cả những điều ấy đều thể hiện sự gần gũi cận kề của thiên Chúa qua việc an ủi được anh chị em chúng ta cống hiến.
Đôi khi thái độ lặng thinh cũng hữu ích nữa, nhất là khi chúng ta không thể nói năng để đáp lại các vấn nạn của những ai chịu khổ đau. Tuy nhiên, không đủ ngôn từ này có thể xuất phát từ lòng cảm thương của một con người đang ở bên cạnh chúng ta, một con người yêu thương chúng ta và một con người đang nắm lấy tay của chúng ta. Thái độ lặng thinh không phải là một tác động đầu hàng chịu thua; trái lại, nó là một giây phút của sức mạnh và của tình yêu. Thái độ lặng thinh cũng thuộc về thứ ngôn từ an ủi của chúng ta, vì nó trở thành một cách thức cụ thể để tham dự vào nỗi khổ đau của một người anh chị em.
14- Có lúc, như bản thân chúng ta, xẩy ra nhiều thứ khủng hoảng, bao gồm cả những thứ khủng hoảng về gia đình, cần phải cống hiến lời lẽ an ủi và củng cố cho các gia đình của chúng ta. Tặng ân hôn nhân là một ơn gọi cao cả mà các đôi phối ngẫu, nhờ ơn của Chúa Kitô, đáp ứng bằng một tình yêu quảng đại, trung thành và nhẫn nại. Vẻ đẹp của gia đình lâu bền không thay đổi, bất chấp xẩy ra rất nhiều vấn đề cùng với các dự tính khác nhau: "Niềm vui yêu thương được các gia đình cảm nghiệm thấy cũng là niềm vui của Giáo Hội" (Post-Synodal Apostolic Exhortation Amoris Laetitia, 1). Cuộc hành trình của đời sống dẫn con người nam nữ đến gặp gỡ nhau và hứa hẹn nhau trung thành trước nhan Thiên Chúa ấy thường bị lũng đoạn bởi khổ đau, phản bội và cô đơn. Niềm vui được có con cái đi kèm với mối quan tâm về việc tăng trưởng và giáo dục của chúng, cùng với những viễn ảnh về hạnh phúc và về một đời sống viên trọn.
Ân sủng của bí tích Hôn Phối chẳng những kiên cường gia đình để nó trở thành một nơi đặc biệt cho việc thi hành lòng thương xót, thế nhưng cũng thúc đẩy cộng đồng Kitô hữu cùng với tất cả mọi hoạt động mục vụ của cộng đồng này trong việc duy trì cái giá trị tích cực lớn lao của gia đình. Năm Thánh này không thể coi thường tính chất phức tạp của những thực tại hiện nay của đời sống gia đình. Cái cảm nghiệm về lòng thương xót giúp chúng ta coi tất cả mọi vấn đề của nhân loại theo quan điểm của tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu không ngừng đón nhận và hỗ trợ (Cf. ibid., 291-300).
Chúng ta cần phải nhớ rằng mỗi một người chúng ta chuyên chở những gì là dồi dào phong phú cùng với những gánh nặng của lịch sử bản thân mình; đó là những gì làm cho chúng ta khác với mọi người khác. Đời sống của chúng ta, với niềm vui nỗi buồn của nó, là một cái gì đó chuyên nhất và bất khả tái tấu đang diễn ra dưới ánh mắt từ bi nhân hậu của Thiên Chúa. Điều này đòi hỏi, đặc biệt là các vị linh mục, một nhận thức thiêng liêng thận trọng, sâu xa và khôn ngoan, nhờ đó hết mọi người, không trừ một ai, đều có thể được Thiên Chúa chấp nhận, có thể chủ động tham dự vào đời sống của cộng đồng và thuộc về một thành phần Dân Chúa đang không ngừng hành trình tiến đến chỗ viên trọn của vương quốc công lý, yêu thương, tha thứ và thương xót của Ngài.
15- Cả ở đây nữa, chúng ta cũng thấy được tầm quan trọng đặc biệt của giây phút lâm tử. Giáo Hội bao giờ cũng cảm nghiệm thấy được cuộc vượt qua thảm thương này trong ánh sáng của Chúa Kitô phục sinh, một cuộc phục sinh mở đường cho niềm tin tưởng vào sự sống đời sau. Chúng ta phải đương đầu với một thử thách lớn lao, nhất là trong nền văn hóa đương đại, một nền văn hóa thường có khuynh hướng coi thường cái chết cho đến độ coi nó như là một thứ ảo ảnh hay phủ lấp nó đi. Tuy nhiên, cần phải đối diện với cái chết và sửa soạn cho một cuộc vượt qua đớn đau và bất khả tránh, nhưng lại là một cuộc vượt qua chất chứa đầy những ý nghĩa, vì nó là tác động tối hậu của tình yêu đối với những ai chúng ta bỏ lại đằng sau cũng như đối với Thiên Chúa là Đấng chúng ta tiến lên gặp gỡ. Trong tất cả mọi tôn giáo, giây phút lâm tử, cũng như giây phút sinh vào đời, được hỗ trợ bởi sự hiện diện của đạo giáo. Là Kitô hữu, chúng ta cử hành phụng vụ an táng như là một việc cầu nguyện tràn đầy hy vọng cho linh hồn người quá cố cũng như cho niềm an ủi của những đang phải chịu cảnh mất mát đi một người thân yêu.
Tôi xác tín rằng hoạt động mục vụ tràn đầy đức tin của chúng ta cần phải dẫn đến cái cảm nghiệm trực tiếp thấy được ra sao những dấu hiệu về phụng vụ cùng với những lời cầu nguyện của chúng ta trở thành những gì bộc lộ cho thấy lòng thương xót Chúa. Chính Chúa là Đấng cống hiến những lời lẽ hy vọng, vì không một sự gì và không một người nào có thể tách chúng ta khỏi tình yêu thương của Người (xem Roma 8:35). Việc chia sẻ của vị linh mục trong lúc này là một hình thức quan trọng của vấn đề chăm sóc mục vụ, vì nó tiêu biểu cho sự gần gũi của cộng đồng Kitô hữu trong lúc mềm yếu, cô đơn, bất ổn và sầu thương.
Lòng Thương Xót Chúa cần được tỏ hiện trong Thời Điểm Thương Xót
16- Giờ đây Năm Thánh đã chấm dứt và Cửa Thánh đã khép lại. Thế nhưng cửa ngõ của lòng thương xót nơi cõi lòng của chúng ta vẫn tiếp tục rộng mở. Chúng ta đã biết rằng Thiên Chúa đã cúi xuống trên chúng ta (xem Hosea 11:4), nhờ đó chúng ta mới có thể bắt chước Ngài cúi xuống trên anh chị em của chúng ta. Lòng mong mỏi của rất nhiều người muốn trở về nhà Cha là Đấng đang đợi chờ họ trở về cũng đã được khơi động bởi những chứng từ chân thành và rộng lượng cho tình yêu thương của Thiên Chúa. Cửa Thánh mà qua đó chúng ta đã bước qua trong Năm Thánh này đưa chúng ta vào con đường bác ái, một con đường chúng ta được kêu gọi để hằng ngày hành trình một cách trung thành và hân hoan. Chính ở trên con đường của lòng thương xót này chúng ta gặp được rất nhiều anh chị em của chúng ta, thành phần vươn tới với một ai đó để nắm lấy tay của họ và trở nên bạn đồng hành trên con đường này.
Niềm ước muốn được gần gũi với Chúa Kitô đòi chúng ta cần phải đến gần với những người anh chị em của chúng ta, vì không gì làm hài lòng Chúa Cha hơn là tỏ ra những dấu hiệu chân thực về lòng thương xót. Tự chính bản chất của mình, lòng thương xót trở nên hữu hình và khả giác bằng những tác động đặc biệt. Một khi lòng thương xót đã được thực sự cảm nghiệm thì không thể nào còn quay trở lại được nữa. Nó liên tục gia tăng và nó thay đổi cuộc sống của chúng ta. Nó là một thứ tạo dựng mới đích thực: nó mang lại một con tim mới, có khả năng yêu thương một cách trọn vẹn, và nó thanh tẩy con mắt của chúng ta để thấy được những nhu cầu kín đáo. Thật chính xác biết bao những lời trong kinh nguyện của Giáo Hội đọc lên vào đêm Vọng Phục Sinh, sau bài đọc về việc tạo dựng: "Ôi Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng nên bản tính loài người một cách lạ lùng và còn cứu chuộc nó một cách diệu kỳ hơn thế nữa" (Roman Missal, Easter Vigil, Prayer after the First Reading).
Lòng thương xót là những gì đổi mới và cứu chuộc vì nó là một cuộc gặp gỡ giữa hai con tim: con tim của Thiên Chúa là Đấng đến gặp gỡ chúng ta và con tim của nhân loại. Con tim của nhân loại được ấm lên và được chữa lành bởi con tim Thiên Chúa. Con tim chai đá của chúng ta trở thành con tim bằng thịt (xem Ezekien 36:26), có khả năng yêu thương bất kể tình trạng tội lỗi của chúng ta. Tôi nhận ra rằng tôi thực sự là một "tạo vật mới" (Galata 6:15): Tôi được yêu thương, nên tôi đang sống; tôi được tha thứ, nên tôi được tái sinh; tôi được thương xót nên tôi trở thành một thông mạch thương xót.
17. Trong Năm Thánh, nhất là vào các "Thứ Sáu Thương Xót / Fridays of Mercy", tôi đã cảm nghiệm được một cách khả giác sự thiện hảo đang hiện diện trong thế giới của chúng ta. Nó thường là những gì âm thầm kín đáo, vì nó được thể hiện hằng ngày nơi những cử chỉ âm thầm kín đáo. Nhiều hành động thiện hảo và dịu dàng cụ thể, dù hiếm hoi được công khai hóa, cũng đã tỏ ra đối với những ai yếu kém và dễ bị tổn thương, những ai hầu như bị lẻ loi cô quạnh và bị bỏ rơi. Có những chiến sĩ đích thực của đức bác ái liên tục tỏ tình đoàn kết gắn bó với người nghèo và người bất hạnh. Chúng ta hãy tạ ơn Chúa về những quà tặng quí báu này, Đấng mời gọi chúng ta khám phá thấy niềm vui nơi việc đến gần với cảnh yếu hèn và khốn khổ của con người. Tôi cũng tri ân nghĩ đến nhiều tình nguyện viên hằng ngày cống hiến thời giờ và nỗ lực của mình để chứng tỏ sự hiện diện và gần gũi của Thiên Chúa. Việc phục vụ của họ là việc làm chân thực của lòng thương xót, một việc làm giúp nhiều người đến gần với Giáo Hội hơn.
18. Lúc này đây là thời điểm để bung tỏa ra tính cách sáng tạo của lòng thương xót, để thực hiện nhiều công cuộc mới, mang lại hoa trái cho ân sủng. Ngày nay Giáo Hội cần phải nói về "nhiều dấu chỉ khác" được Chúa Giêsu thực hiện song "chưa được ghi chép" (Gioan 20:30), nhờ đó chúng cũng là một thể hiện hùng hồn về hoa trái của tình yêu Chúa Kitô và cộng đồng kín múc được sự sống của mình từ Người. Hai ngàn năm đã qua, nhưng các công việc của lòng thương xót vẫn đang tiếp tục để làm cho sự thiện hảo của Thiên Chúa trở nên hữu hình.
Trong thời đại của chúng ta đây, có những con người đang chịu đói khát, và chúng ta bị ám ảnh bởi những hình ảnh trẻ em không có gì ăn. Hàng đoàn lũ con người ta tiếp tục di tản từ xứ sở này sang đất nước khác để tìm kiếm của ăn, việc làm, nhà cửa và bình an. Bệnh tật ở mọi hình thức khác nhau là một căn nguyên liên lỉ gây ra đau khổ đang vang tiếng kêu gọi trợ giúp, an ủi và nâng đỡ. Các nhà tù thường là những nơi mà sự giam giữ bao gồm cả những khốn khổ trầm trọng gây ra bởi những điều kiện sống phi nhân. Nạn mù chữ vẫn còn lan rộng, ngăn cản trẻ em trong việc phát triển khả năng của chúng và đẩy chúng vào những hình thức nô lệ mới. Nền văn hóa cực kỳ cá nhân chủ nghĩa, nhất là ở Tây phương, đã dẫn tới tình trạng mất đi cảm quan liên kết với người khác và trách nhiệm với người khác.Ngày nay, nhiều người không có cảm nghiệm gì về chính Thiên Chúa, và điều này tiêu biểu cho tình trạng bần cùng nhất và là trở ngại chính trong việc nhìn nhận phẩm giá bất khả vi phạm của sự sống con người.
Tóm lại, các việc làm tỏ lòng thương xót về thể lý và tinh thần trong thời đại của chúng ta đây tiếp tục là chứng cớ cho thấy tầm ảnh hưởng tích cực bao la của lòng thương xót như là một giá trị xã hội. Lòng thương xót thôi thúc chúng ta trong việc xắn tay áo lên nhào vô phục hồi phẩm giá cho hằng triệu triệu con người ta; họ là anh chị em của chúng ta, thành phần cùng với chúng ta được kêu gọi để xây dựng một "thành đô vững chắc" (Encyclical Letter Lumen Fidei, 50).
19. Nhiều dấu chỉ cụ thể đã được thi hành trong Năm Thánh. Các cộng đồng, các gia đình và các cá nhân đã tái khám phá ra niềm vui của việc chia sẻ và vẻ đẹp của tình đoàn kết. Thế nhưng, vẫn chưa đủ. Thế giới của chúng ta tiếp tục tạo nên các hình thức nghèo khổ mới về tinh thần cũng như về thể chất đang tấn công phẩm giá của con người. Vì thế, Giáo Hội cần phải luôn luôn khôn ngoan và sẵn sàng vạch ra những công việc mới của lòng thương xót và áp dụng chúng một cách quảng đại và nhiệt tình.
Vậy chúng ta hãy hết sức nỗ lực sáng tạo những cách thức đặc biệt và hữu trách trong việc thực hành đức bác ái và các việc làm tỏ lòng thương xót. Lòng thương xót là những gì bao gồm và có khuynh hướng lan tỏa đến vô hạn. Thế nên chúng ta được kêu gọi để cống hiến việc thể hiện mới vào các việc làm tỏ lòng thương xót theo truyền thống. Vì lòng thương xót tuôn tràn, tiến phát, mang lại dồi dào hoa trái. Nó như chút men làm dậy lên cả một hũ bột (xem Mathêu 13:33), hay như hạt cải lớn lên thành một cây cao (xem Luca 13:19).
Chúng ta chỉ cần nghĩ đến một việc tỏ lòng thương xót về thể lý thôi: "cho kẻ trần trụi được mặc" (xem Mathêu 25:36,38,43,44). Điều này đưa chúng ta về lúc khởi nguyên, trong Vườn Địa Đường, khi mà Adong và Evà nhận ra mình trần truồng, rồi nghe thấy Chúa tới, cảm thấy xấu hổ và ẩn mình đi (xem Sáng Thế Ký 3:7-8). Chúng ta biết rằng Thiên Chúa đã trừng phạt họ, tuy nhiên Ngài cũng "làm cho Adong và người vợ của ông ý phục bằng da để mặc cho họ" (Sáng Thế Ký 3:21). Ngài đã che đậy đi nỗi hổ thẹn của họ và đã phục hồi phẩm vị của họ.
Chúng ta cũng nghĩ cả đến Chúa Giêsu trên Sọ Trường. Người Con Thiên Chúa bị treo thân trần trụi trên cây thập tự giá; quân lính đã tước mất tấm áo của Người mà bắt thăm (xem Gioan 19:23-24). Người chẳng còn gì trên mình. Thập giá là mạc khải tột độ về việc Chúa Giêsu chia sẻ thân phận của những ai đã bị mất đi phẩm giá của mình bởi tình trạng thiếu hụt các nhu cầu cho cuộc sống. Như Giáo Hội được kêu gọi trở thành "tấm áo của Chúa Kitô" (Cf. CYPRIAN, On the Unity of the Catholic Church, 7), và mặc lại cho Chúa của mình, thì Giáo Hội cũng đang dấn thân cho tình đoàn kết với thành phần trần trụi trên thế giới, để giúp họ phục hồi phẩm giá mà họ đã bị tước lột. Những lời của Chúa Giêsu: "Ta trần trụi các người đã cho Ta mặc" (Mathêu 25:36), buộc chúng ta không được quay lưng lại trước những hình thức nghèo khổ mới cũng như tình trạng bị loại trừ ra ngoài lề xã hội đang cản trở con người sống một cuộc đời xứng với phẩm giá của họ.
Tình trạng bị thất nghiệp hay không nhận đủ tiền lương; tình trạng không có nhà cửa hay đất đai để sinh sống; tình trạng bị kỳ thị vì niềm tin, chủng tộc hay đẳng cấp xã hội: những điều này mới chỉ là một vài trong nhiều thí dụ về những trường hợp phẩm giá con người bị tấn công. Trước những cuộc tấn công ấy, lòng thương xót Kitô hữu trên hết tỏ ra đáp ứng một cách khôn khéo và liên kết. Biết bao nhiêu là trường hợp xẩy ra hôm nay đây, những trường hợp chúng ta có thể phục hồi phẩm giá cho con người và biến cuộc sống thật là nhân bản trở thành khả dĩ! Chúng ta chỉ cần nghĩ đến nhiều trẻ em đang trải qua những hình thức bạo động đã cướp đi mất niềm vui của các em. Tôi vẫn nghĩ đến những gương mặt thảm thương và hoang dại của các em. Các em đang van xin chúng ta giúp đỡ để được thoát khỏi tình trạng nô lệ của thế giới đương thời này. Những trẻ em này là thành phần người lớn trẻ trung trong tương lai. Chúng ta làm sao để sửa soạn cho các em sống theo phẩm vị và có trách nhiệm đây? Các em có thế đối diện đương đầu với hiện tại của mình hay tương lai của mình bằng niềm hy vọng nào đây?
Tính chất xã hội của lòng thương xót đòi chúng ta không chỉ đứng nhìn mà chẳng làm gì hết. Nó bắt chúng ta phải loại bỏ đi thái độ lãnh đạm và giả hình, kẻo các thứ dự án và dự phóng của chúng ta chỉ là một thứ chữ nghĩa chết chóc. Chớ gì Thần Linh giúp chúng ta chủ động và vô tư góp phần vào việc thực hiện những gì là công lý và đời sống xứng đáng, không phải bằng sáo ngữ mà bằng một cuộc dấn thân cụ thể của những ai tìm cách làm chứng cho sự hiện diện của Vương Quốc Thiên Chúa.
20. Chúng ta được kêu gọi để cổ võ một nền văn hóa thương xót ở chỗ tái tấu việc gặp gỡ những người khác, một nền văn hóa mà không ai nhìn nhau một cách lạnh lùng lãnh đạm hay quay mặt khỏi cảnh khổ đau của anh chị em chúng ta. Các việc làm tỏ lòng thương xót là những việc "thủ công nghệ / handcrafted", ở chỗ không việc nào giống nhau hết. Đôi tay của chúng ta có thể thêu dệt đan kết thực hiện chúng bằng cả ngàn cách khác nhau, và cho dù chỉ có một Vị Thiên Chúa là Đấng tác động chúng, và tất cả chúng đều được hình thành cùng một "chất liệu", tự lòng thương xót, từng việc đều có một hình thức khác nhau.
Các việc làm tỏ lòng thương xót là những gì ảnh hưởng tới cả cuộc sống của con người. Vì thế, chúng ta có thể thực hiện một thứ cách mạng thực sự về văn hóa, bắt đầu bằng những cử chỉ đơn sơ giản dị có thể vươn tới thân xác và tinh thần, tới chính đời sống của con người. Đó là một cuộc dấn thân mà cộng đồng Kitô hữu cần phải đảm trách, nhận thức rằng lời Chúa liên lỉ kêu gọi chúng ta hãy loại trừ cái khuynh hướng, ẩn nấp đằng sau tính chất lãnh đạm và cá nhân chủ nghĩa, muốn được hoan hưởng một đời sống thoải mái dễ chịu không bị rắc rối trục trặc gì. Chúa Giêsu đã bảo các môn đệ của Người rằng: "Các con lúc nào cũng có người nghèo bên cạnh" (Gioan 12:8). Không còn lý do gì để biện minh cho việc chẳng dính dáng gì với người nghèo khi Chúa Giêsu đã đồng hóa mình với từng người trong họ.
Văn hóa thương xót là thứ văn hóa được hình thành nơi việc chuyên cần cầu nguyện, nơi lòng dễ dạy với hoạt động của Thánh Linh, nơi kiến thức về đời sống của các vị thánh cũng như nơi việc gần gũi với người nghèo. Thứ văn hóa này thôi thúc chúng ta không được coi thường những trường hợp cần chúng ta nhập cuộc.Khuynh hướng muốn lý thuyết hóa "về" lòng thương xót có thể được thắng vượt ở chỗ cuộc sống hằng ngày của chúng ta trở thành một đời sống dự phần và chia sẻ. Chúng ta cũng không được quên những gì Tông Đồ Phaolô đã nói với chúng ta về cuộc gặp gỡ của ngài với Thánh Phêrô, Giacôbê và Gioan sau khi ngài hoán cải. Những lời của ngài nhấn mạnh đến khía cạnh thiết yếu nơi sứ vụ riêng của ngài cũng như nơi đời sống Kitô hữu nói chung: "họ chỉ xin có một điều duy nhất đó là chúng ta hãy nhớ đến người nghèo, đó là những gì tôi đã hăng say thực hiện" (Galata 2:10). Chúng ta không thể quên người nghèo: đó là một huấn thị vẫn còn mãi thích hợp cho tới hôm nay đây, và là một huấn thị được thôi thúc bởi tính chất pháp lệnh phúc âm của nó.
21. Năm Thánh khiến chúng ta ấn tượng ở những lời Tông Đồ Phêrô: "Trước kia anh em đã không được thương xót, nhưng giờ đây anh em đã được xót thương" (1Phero 2:10). Chúng ta đừng tỏ ra ghen tị cứ khư khư giữ lấy những gì chúng ta đã lãnh nhận, mà hãy chia sẻ nó với những người anh chị em thiếu thốn của chúng ta, nhờ đó họ có thể được duy trì bởi quyền lực của lòng thương xót Chúa Cha. Chớ gì các cộng đồng của chúng ta vươn tới tất cả những ai đang sống ở giữa các cộng đồng này, nhờ đó việc Thiên Chúa chăm sóc có thể vươn tới hết mọi người qua chứng từ của các tín hữu.
Đây là thời điểm của lòng thương xót. Mỗi ngày trong cuộc hành trình của chúng ta đều được ghi dấu bằng sự hiện diện của Thiên Chúa. Ngài hướng dẫn các bước đi của chúng ta bằng quyền lực của ân sủng mà Thần Linh tuôn đổ vào cõi lòng của chúng ta để làm cho chúng có khả năng yêu thương. Đây là thời điểm của lòng thương xót cho từng người và tất cả mọi người, vì không ai có thể nghĩ rằng họ bị loại trừ khỏi sự gần gũi của Thiên Chúa và quyền năng của tình yêu êm ái dịu dàng của Ngài. Đây là thời điểm của lòng thương xót vì những ai yếu hèn và mỏng dòn, xa cách và lẻ loi, cần phải cảm thấy sự hiện diện của những người anh chị em có thể đáp ứng các nhu cầu của họ. Đây là thời điểm của lòng thương xót, vì người nghèo cần phải cảm thấy rằng họ được trân trọng và quan tâm bởi những người thắng vượt được tính lãnh đạm và nhận thức được những gì là thiết yếu trong đời. Đây là thời điểm của lòng thương xót vì không một tội nhân nào có thể mệt mỏi trong việc xin ơn tha thứ và tất cả đều cảm thấy được vòng tay đón nhận của Chúa Cha.
Trong "Năm Thánh cho Thành Phần Bị Xã Hội Loại Trừ", khi Cửa Thánh của Lòng Thương Xót khép lại ở tất cả các ngôi vương cung thánh đường và các đền thánh trên thế giới, tôi đã có ý nghĩ là, như một dấu hiệu khả giác khác của Năm Thánh Ngoại Lệ này, toàn thể Giáo Hội có thể cử hành, vào Chúa Nhật XXXIII Thường Niên, Ngày Thế Giới của Người Nghèo / the World Day of the Poor. Đó là cách hay nhất để sửa soạn cho việc cử hành Lễ Trọng Chúa Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ, Đấng đồng hóa mình với những con người bé mọn và người nghèo, và là Đấng sẽ phán xét chúng ta về các việc làm thương xót của chúng ta (xem Mathêu 25:31-46). Nó sẽ là một ngày để giúp các cộng đồng và từng người đã lãnh nhận phép rửa suy niệm về sự nghèo khó ra sao ở ngay chính tâm điểm của Phúc Âm, và không thể nào có công lý hay bình an xã hội bao lâu còn có một Lazarô nằm ở cửa nhà của chúng ta (xem Luca 16:19-21). Ngày này cũng sẽ tiêu biểu cho một hình thức chân thực về việc tân truyền bá phúc âm hóa (xem Mathêu 11:5), một hình thức có thể canh tân bộ mặt của Giáo Hội khi Giáo Hội kiên trì theo đuổi hoạt động trường kỳ của việc hoán cải về mục vụ và làm chứng nhân cho lòng thương xót.
22. Thiên Chúa Thánh Mẫu luôn nhìn đến chúng ta bằng đôi mắt xót thương của Mẹ. Mẹ là người đầu tiên tỏ cho chúng ta thấy đường đi nước bước và hỗ trợ chúng ta trong việc chúng ta làm chứng cho tình yêu. Như Mẹ thường được trình bày ở các tác phẩm nghệ thuật như Vị Thánh Mẫu Thương Xót qui tụ tất cả chúng ta lại dưới áo choàng bênh vực chở che của Mẹ. Chúng ta hãy tin vào việc trợ giúp từ mẫu của Mẹ và theo lời khuyên luôn mãi của Mẹ trong việc nhìn lên Chúa Giêsu, dung nhan rạng ngời của lòng thương xót Chúa.
Ban Hành ở Roma, tại Đền Thờ Thánh Phêrô, ngày 20/11, Lễ Trọng Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta là Vua Vũ Trụ, trong năm 2016, năm thứ tư của Giáo triều tôi.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo những tiểu đề được tự ý thêm vào cùng với những chỗ tự ý nhấn mạnh bằng mầu sắc.
TÔNG THƯ
MISERICORDIA ET MISERA
LÒNG THƯƠNG XÓT VÀ NỖI KHỐN KHỔ
CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
Ban Hành Lễ Chúa Kitô Vua 20/11/2016 Bế Mạc Năm Thánh Thương Xót
TỔNG LƯỢC
NGUYÊN VĂN
NHỮNG CÂU NÊN/CÂN CHÚ TRỌNG
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng lược và chuyển dịch
-I-
Lòng Thương Xót Chúa nơi Ơn Tha Thứ mang lại Niềm Vui
Đoạn mở
Thật khó mà tưởng tượng được một cách nào tuyệt vời và thích đáng hơn để diễn tả mầu nhiệm yêu thương của Thiên Chúa khi tình yêu này đụng chạm tới tội nhân: "Chỉ còn lại có hai người: lòng thương xót với nỗi khốn khổ / mercy with misery" (On the Gospel of John, XXXIII, 5). Lòng thương xót cao cả và công lý thần linh sáng ngời biết bao nơi trình thuật này! Giáo huấn của trình thuật này chẳng những làm sáng tỏ cho biến cố kết thúc Năm Thánh Ngoại Lệ về Lòng Thương Xót, mà còn soi đường chỉ lối cho chúng ta theo trong tương lai nữa.
Đoạn 1
Lòng thương xót không thể nào trở thành một thứ mở ngoặc đơn trong đời sống của Giáo Hội; Lòng thương xót tạo nên chính yếu tính của Giáo Hội, nhờ đó mà các chân lý cốt yếu của Phúc Âm được tỏ hiện và hiển nhiên. Hết mọi sự đều được tỏ ra nơi lòng thương xót; hết mọi sự được giải quyết nơi tình yêu nhân hậu của Chúa Cha.
Tình yêu của Thiên Chúa cần phải ưu thế trên tất cả mọi sự khác. Trình thuật Phúc Âm ấy, dù sao, cũng không phải là một cuộc gặp gỡ giữa tội lỗi và luận án một cách trừu tượng, mà là giữa một tội nhân với Đấng Cứu Độ của chị ta.Chúa Giêsu đã nhìn vào mắt của người phụ nữ này và đọc thấy nơi cõi lòng của chị niềm ước mong được cảm thông, được tha thứ và được giải phóng. Nỗi khốn khổ của tội lỗi đã được mặc lấy lòng thương xót của tình yêu. Phán quyết duy nhất của Chúa Giêsu là thứ phán quyết đầy lòng thương xót và thương cảm đối với thân phận của tội nhân này.
Đoạn 2
Lòng tha thứ là dấu hiệu hiển thị nhất của tình yêu Chúa Cha, một tình yêu được Chúa Giêsu tìm cách mạc khải cho thấy bằng cả cuộc đời của Người.
Không ai trong chúng ta có quyền điều kiện hóa việc tha thứ. Lòng thương xót bao giờ cũng là một tác động nhưng không từ Cha trên trời của chúng ta, một tác động yêu thương vô điều kiện và bất cần công trạng. Bởi thế, chúng ta không thể liều mình chống lại cái tự do trọn vẹn của một tình yêu Thiên Chúa muốn dùng nó để tiến vào đời sống của mọi người.
Đoạn 3
Nguồn mạch của niềm vui được tha thứ này ở nơi tình yêu khiến Thiên Chúa đến gặp gỡ chúng ta, phá đổ các bức tường vị kỷ vây bọc chúng ta, để biến chúng ta, về phần mình, trở thành những dụng cụ của lòng thương xót.
Cái cảm nghiệm được lòng thương xót mang lại niềm vui. Chớ gì chúng ta đừng bao giờ để cho niềm vui này bị cướp mất khỏi chúng ta bởi những rắc rối và lo toan của chúng ta. Chớ gì nó vẫn sâu đậm trong cõi lòng của chúng ta và giúp cho chúng ta có thể thanh thản đối diện với những biến cố trong đời sống hằng ngày của chúng ta.... niềm vui nổi lên trong một tâm can được lòng thương xót chạm tới.
Đoạn 4
Bởi mỗi người chúng ta đã cảm nghiệm được sâu xa ánh mắt yêu thương này của Thiên Chúa, chúng ta không thể không bị tác động, vì ánh mắt của Ngài đang biến đổi cuộc đời của chúng ta.
Chúng ta đã cảm thấy hơi thở ban sự sống phủ xuống trên Giáo Hội, và những lời của Người một lần nữa lại đã vạch ra sứ vụ của chúng ta: "Các con hãy nhận lấy Thánh Linh: các con tha tội cho ai thì tội của họ được tha; các con cầm tội ai thì tội của họ bị cầm lại" (Gioan 20:22-23).
-II-
Lòng Thương Xót Chúa nơi việc Giáo Hội cử hành Phụng Vụ
Đoạn 5
Chúng ta đừng giới hạn hoạt động của quyền lực của lòng thương xót này; chúng ta đừng làm buồn lòng Thần Linh, Đấng liên lỉ vạch ra những đường lối mới để theo, trong việc mang đến cho hết mọi người Phúc Âm cứu độ.
Trước hết, chúng ta được kêu gọi để cử hành lòng thương xót... Trong phụng vụ, lòng thương xót không chỉ được van xin đi van xin lại, mà còn thực sự được nhận lãnh cùng cảm nghiệm nữa.
Việc cử hành lòng thương xót Chúa đạt tới tột đỉnh nơi Hiến Tế Thánh Thể, một cuộc tưởng niệm mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô, nguồn mạch cứu độ cho hết mọi con người, cho lịch sử và cho toàn thế giới. Tắt một lời, mỗi giây phút của việc cứ hành Thánh Thể đều liên hệ tới lòng thương xót Chúa.
Lòng thương xót được dồi dào ban cho chúng ta trong đời sống bí tích. Không phải là chẳng có ý nghĩa là bao khi Giáo Hội đề cập đến lòng thương xót một cách rõ ràng nơi công thức hai "bí tích chữa lành", tức là bí tích Thống Hối Hòa Giải và bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân.
Đoạn 6
Mỗi Chúa Nhật, lời Chúa được công bố trong cộng đồng Kitô hữu để Ngày của Chúa được chiếu soi bởi mầu nhiệm vượt qua... Ở các bài đọc Thánh Kinh, chúng ta trở về với lịch sử cứu độ của chúng ta qua việc loan truyền không ngừng công cuộc của lòng thương xót.
Việc giảng dạy của vị linh mục sẽ sinh hoa kết trái ở chỗ chính bản thân ngài cảm nghiệm được lòng thiện hảo từ bi nhân hậu của Chúa... Cái cảm nghiệm riêng tư về lòng thương xót là cách hay nhất để biến cái cảm nghiệm ấy thành một sứ điệp thực sự về niềm an ủi và việc hoán cải trong thừa tác mục vụ.
Đoạn 7
Thánh Kinh là câu chuyện cả thể về các kỳ công của lòng thương xót Chúa. Từng trang Thánh Kinh đều được thấm đẫm tình yêu thương của Chúa Cha, Đấng từ giây phút tạo dựng, đã muốn in ấn những dấu hiệu của tình Ngài yêu thương trên vũ trụ này.
Tôi hết sức mong muốn rằng lời Chúa càng được cử hành hơn nữa, được biết đến và được gieo vãi, nhờ đó mầu nhiệm yêu thương tuôn chảy từ suối nguồn của lòng thương xót này được hiểu biết hơn bao giờ hết.
Thật là lợi ích khi từng cộng đồng Kitô hữu, vào một ngày Chúa Nhật trong phụng niên, có thể lập lại những nỗ lực của mình trong việc làm cho Thánh Kinh được biết đến hơn nữa và phổ biến rộng rãi hơn nữa. Nó sẽ là một Chúa Nhật hoàn toàn giành cho lời Chúa... bao gồm cả lectio divina... tập trung vào các đề tài liên quan đến lòng thương xót... nhờ đó mới phát sinh ra những cử chỉ và việc làm bác ái cụ thể.
Đoạn 8
Việc cử hành lòng thương xót diễn ra một cách rất đặc biệt nơi Bí Tích Thống Hối và Hòa Giải... Ân sủng bao giờ cũng đi trước chúng ta và mặc bộ mặt của lòng thương xót giúp chúng ta hòa giải và được tha thứ. Thiên Chúa làm cho chúng ta hiểu được tình yêu cao cả của Ngài đối với chúng ta vào chính lúc chúng ta nhìn nhận rằng chúng ta là thành phần tội nhân.
Buồn biết bao khi lòng của chúng ta khép lại không thể tha thứ! Nỗi phẫn uất, niềm oán hận và việc trả thù là những gì chủ chốt, khiến cho đời sống của chúng ta bị khốn khổ và ngăn chặn việc chúng ta hân hoan dấn thân cho lòng thương xót.
-III-
Lòng Thương Xót Chúa nơi việc Giáo Hội chăm sóc Mục Vụ
Đoạn 9
Việc phục vụ của những Vị Thừa Sai của Lòng Thương Xót / the Missionaries of Mercy... đã muốn nhấn mạnh cho thấy rằng Thiên Chúa không ngăn lối của những ai tìm kiếm Ngài bằng tấm lòng thống hối ăn năn, vì Ngài tiến ra để gặp gỡ mọi người như một người cha.
Tôi cám ơn mọi vị Thừa Sai của Lòng Thương Xót về việc phục vụ đáng giá này, nhắm đến chỗ làm cho ơn tha thứ trở nên hiệu lực. Thừa tác vụ ngoại lệ này không chấm dứt nơi việc đóng Cửa Thánh. Tôi muốn nó được tiếp tục cho đến khi được báo lại sau, như là một dấu hiệu cụ thể cho thấy rằng ân sủng của Năm Thánh vẫn còn sống động và hiệu năng trên thế giới này.
Đoạn 10
Tôi mời các vị linh mục, một lần nữa, hãy cẩn thận dọn mình thi hành thừa tác vụ giải tội, một sứ vụ đích thực của linh mục.
Các vị linh mục cũng phải có một tấm lòng cởi mở ở trong tòa giải tội, vì mỗi hối nhân đều nhắc nhở các vị rằng chính ngài cũng là một tội nhân, đồng thời cũng là một thừa tác viên của lòng thương xót.
Đoạn 11
Chúng ta là người đầu tiên được tha thứ vì thừa tác vụ này, để trở thành những chứng nhân trước hết cho ơn tha thứ phổ quát của Thiên Chúa.
Không một luật lệ hay pháp lệnh nào có thể cản ngăn Thiên Chúa trong việc Ngài lại ôm lấy đứa con trở về cùng Ngài, khi nó chân nhận rằng nó đã sai trái nhưng tỏ ý muốn bắt đầu lại cuộc sống của mình.
Cứ tiếp tục gắn bó với luật lệ thì chẳng khác gì như việc thọc gậy bánh xe đức tin và lòng thương xót Chúa. Luật lệ có giá trị dự bị giáo dục hướng đến đích nhắm của nó là đức bác ái.
Những vị giải tội chúng ta đã nghiệm thấy nhiều cuộc hoán cải xẩy ra ngay trước chính mắt chúng ta... Chúng ta đừng đánh mất những trường hợp ấy bằng tác hành một cách có thể ngược lại với cảm nghiệm về lòng thương xót được hồi nhân tìm kiếm. Trái lại, chúng ta hãy giúp lương tâm cá nhân nhận ra tình yêu vô cùng của Thiên Chúa
Bí Tích Hòa Giải cần phải lấy lại vị trí chính yếu của mình trong đời sống Kitô hữu. Điều này đòi các vị có khả năng sống một cuộc đời phục vụ "thừa tác vụ hòa giải" (2Corinto 5:18), ở chỗ, chẳng những không một tội nhân thống hối chân thành nào bị trở ngại trong việc đến gần với tình yêu của Chúa Cha là Đấng đang chờ đợi họ trở về, mà hết mọi người còn có được cơ hội để cảm nghiệm thấy quyền năng giải phóng của ơn tha thứ.
Một cơ hội thuận lợi nhất cho điều này có thể là việc cử hành 24 giờ cho Chúa, một cử hành được thực hiện vào thời gian gần tới Chúa Nhật Thứ Tư Mùa Chay.
Đoạn 12
Trước nhu cầu này, để không có bất cứ một trở ngại nào gây ra cho việc yêu cầu xin được hòa giải với lòng tha thứ của Thiên Chúa, mà tôi ban cho tất cả mọi vị linh mục, với thừa tác vụ của các ngài, năng quyền tha tội cho những ai phạm tội phá thai.
Bởi vậy, về vấn đề này, điều khoản mà tôi đã thực hiện, chỉ giới hạn trong thời điểm Năm Thánh Ngoại Lệ (Cf. Letter According to Which an Indulgence is Granted to the Faithful on the Occasion of the Extraordinary Jubilee of Mercy, 1 September 2015), được nới rộng ra, bất chấp những gì trái ngược.
Tôi muốn lập lại một cách mạnh mẽ bao nhiêu tôi có thể rằng việc phá thai là một trọng tội, vì nó chấm dứt một sự sống vô tội. Tuy nhiên, đồng thời tôi có thể nói và cần phải nói rằng không có tội lỗi nào mà lòng thương xót Chúa không thể vươn tới và tẩy xóa khi lòng thương xót này gặp thấy tấm lòng thống hối đang tìm cách được hòa giải với Chúa Cha.
Vì Năm Thánh tôi cũng đã ban cho các tín hữu nào, bởi những lý do nào khác, muốn tham dự ở các nhà thờ chính thức của những vị linh mục thuộc Huynh Đoàn Linh Mục Thánh Piô X, có thể lãnh nhận việc tha thứ tội lỗi của mình theo bí tích một cách hiệu lực và hợp pháp (Cf. ibid). Vì thiện ích về mục vụ của những tín hữu này, và tin tưởng vào thiện chí các vị linh mục của họ trong nỗ lực nhờ ơn Chúa giúp về việc tái phục hồi mối hiệp thông trọn vẹn vào Giáo Hội Công Giáo, tôi tự thân quyết định nới rộng năng quyền này ra ngay cả sau Năm Thánh, cho đến khi có các điều khoản qui định khác đi, nhờ đó không ai bị hụt mất dấu hiệu bí tích hòa giải qua việc tha thứ của Giáo Hội.
Đoạn 13
Một dung nhan khác của lòng thương xót là niềm an ủi... Tất cả chúng ta đều cần đến niềm an ủi vì không ai thoát được khổ đau, đớn đau và hiểu lầm... Thiên Chúa không bao giờ xa lìa chúng ta vào những giây phút buồn thương và trục trặc này.
Một lời nói trấn an, một cử chỉ ôm ấp làm cho chúng ta cảm thấy được cảm thông, một tác động chăm sóc khiến chúng ta cảm thấy yêu thương, một lời cầu nguyện giúp chúng ta cảm thấy khỏe lên... tất cả những điều ấy đều thể hiện sự gần gũi cận kề của thiên Chúa qua việc an ủi được anh chị em chúng ta cống hiến.
Đôi khi thái độ lặng thinh cũng hữu ích nữa, nhất là khi chúng ta không thể nói năng để đáp lại các vấn nạn của những ai chịu khổ đau... Thái độ lặng thinh không phải là một tác động đầu hàng chịu thua; trái lại, nó là một giây phút của sức mạnh và của tình yêu. Thái độ lặng thinh cũng thuộc về thứ ngôn từ an ủi của chúng ta, vì nó trở thành một cách thức cụ thể để tham dự vào nỗi khổ đau của một người anh chị em.
-IV-
Lòng Thương Xót Chúa cần được tỏ hiện Bác Ái
trong Thời Điểm Thương Xót
Đoạn 16
Giờ đây Năm Thánh đã chấm dứt và Cửa Thánh đã khép lại. Thế nhưng cửa ngõ của lòng thương xót nơi cõi lòng của chúng ta vẫn tiếp tục rộng mở. Chúng ta đã biết rằng Thiên Chúa đã cúi xuống trên chúng ta (xem Hosea 11:4), nhờ đó chúng ta mới có thể bắt chước Ngài cúi xuống trên anh chị em của chúng ta.
Cửa Thánh mà qua đó chúng ta đã bước qua trong Năm Thánh này đưa chúng ta vào con đường bác ái, một con đường chúng ta được kêu gọi để hằng ngày hành trình một cách trung thành và hân hoan. Chính ở trên con đường của lòng thương xót này chúng ta gặp được rất nhiều anh chị em của chúng ta, thành phần vươn tới với một ai đó để nắm lấy tay của họ và trở nên bạn đồng hành trên con đường này.
Tự chính bản chất của mình, lòng thương xót trở nên hữu hình và khả giác bằng những tác động đặc biệt. Một khi lòng thương xót đã được thực sự cảm nghiệm thì không thể nào còn quay trở lại được nữa. Nó liên tục gia tăng và nó thay đổi cuộc sống của chúng ta. Nó là một thứ tạo dựng mới đích thực
Lòng thương xót là những gì đổi mới và cứu chuộc vì nó là một cuộc gặp gỡ giữa hai con tim: con tim của Thiên Chúa là Đấng đến gặp gỡ chúng ta và con tim của nhân loại... Tôi được yêu thương, nên tôi đang sống; tôi được tha thứ, nên tôi được tái sinh; tôi được thương xót nên tôi trở thành một thông mạch thương xót.
Đoạn 18
Hai ngàn năm đã qua, nhưng các công việc của lòng thương xót vẫn đang tiếp tục để làm cho sự thiện hảo của Thiên Chúa trở nên hữu hình.... Ngày nay, nhiều người không có cảm nghiệm gì về chính Thiên Chúa, và điều này tiêu biểu cho tình trạng bần cùng nhất và là trở ngại chính trong việc nhìn nhận phẩm giá bất khả vi phạm của sự sống con người.
Các việc làm tỏ lòng thương xót về thể lý và tinh thần trong thời đại của chúng ta đây tiếp tục là chứng cớ cho thấy tầm ảnh hưởng tích cực bao la của lòng thương xót như là một giá trị xã hội. Lòng thương xót thôi thúc chúng ta trong việc xắn tay áo lên nhào vô phục hồi phẩm giá cho hằng triệu triệu con người ta; họ là anh chị em của chúng ta, thành phần cùng với chúng ta được kêu gọi để xây dựng một "thành đô vững chắc".
Đoạn 19
Thế giới của chúng ta tiếp tục tạo nên các hình thức nghèo khổ mới về tinh thần cũng như về thể chất đang tấn công phẩm giá của con người. Vì thế, Giáo Hội cần phải luôn luôn khôn ngoan và sẵn sàng vạch ra những công việc mới của lòng thương xót và áp dụng chúng một cách quảng đại và nhiệt tình.
Lòng thương xót là những gì bao gồm và có khuynh hướng lan tỏa đến vô hạn. Thế nên chúng ta được kêu gọi để cống hiến việc thể hiện mới vào các việc làm tỏ lòng thương xót theo truyền thống.
Chúng ta chỉ cần nghĩ đến một việc tỏ lòng thương xót về thể lý thôi: "cho kẻ trần trụi được mặc" (xem Mathêu 25:36,38,43,44). Điều này đưa chúng ta về lúc khởi nguyên, trong Vườn Địa Đường, khi mà Adong và Evà nhận ra mình trần truồng, rồi nghe thấy Chúa tới, cảm thấy xấu hổ và ẩn mình đi (xem Sáng Thế Ký 3:7-8). Chúng ta biết rằng Thiên Chúa đã trừng phạt họ, tuy nhiên Ngài cũng "làm cho Adong và người vợ của ông ý phục bằng da để mặc cho họ"(Sáng Thế Ký 3:21). Ngài đã che đậy đi nỗi hổ thẹn của họ và đã phục hồi phẩm vị của họ.
Thập giá là mạc khải tột độ về việc Chúa Giêsu chia sẻ thân phận của những ai đã bị mất đi phẩm giá của mình bởi tình trạng thiếu hụt các nhu cầu cho cuộc sống. Như Giáo Hội được kêu gọi trở thành "tấm áo của Chúa Kitô" (Cf. CYPRIAN, On the Unity of the Catholic Church, 7), và mặc lại cho Chúa của mình, thì Giáo Hội cũng đang dấn thân cho tình đoàn kết với thành phần trần trụi trên thế giới, để giúp họ phục hồi phẩm giá mà họ đã bị tước lột.
Tính chất xã hội của lòng thương xót đòi chúng ta không chỉ đứng nhìn mà chẳng làm gì hết. Nó bắt chúng ta phải loại bỏ đi thái độ lãnh đạm và giả hình, kẻo các thứ dự án và dự phóng của chúng ta chỉ là một thứ chữ nghĩa chết chóc.
Đoạn 20
Chúng ta được kêu gọi để cổ võ một nền văn hóa thương xót ở chỗ tái tấu việc gặp gỡ những người khác, một nền văn hóa mà không ai nhìn nhau một cách lạnh lùng lãnh đạm hay quay mặt khỏi cảnh khổ đau của anh chị em chúng ta. Các việc làm tỏ lòng thương xót là những việc "thủ công nghệ / handcrafted", ở chỗ không việc nào giống nhau hết.
Các việc làm tỏ lòng thương xót là những gì ảnh hưởng tới cả cuộc sống của con người. Vì thế, chúng ta có thể thực hiện một thứ cách mạng thực sự về văn hóa, bắt đầu bằng những cử chỉ đơn sơ giản dị có thể vươn tới thân xác và tinh thần, tới chính đời sống của con người.
Chúa Giêsu đã bảo các môn đệ của Người rằng: "Các con lúc nào cũng có người nghèo bên cạnh" (Gioan 12:8). Không còn lý do gì để biện minh cho việc chẳng dính dáng gì với người nghèo khi Chúa Giêsu đã đồng hóa mình với từng người trong họ.
Văn hóa thương xót là thứ văn hóa được hình thành nơi việc chuyên cần cầu nguyện, nơi lòng dễ dạy với hoạt động của Thánh Linh, nơi kiến thức về đời sống của các vị thánh cũng như nơi việc gần gũi với người nghèo. Thứ văn hóa này thôi thúc chúng ta không được coi thường những trường hợp cần chúng ta nhập cuộc. Khuynh hướng muốn lý thuyết hóa "về" lòng thương xót có thể được thắng vượt ở chỗ cuộc sống hằng ngày của chúng ta trở thành một đời sống dự phần và chia sẻ.
Đoạn 21
Đây là thời điểm của lòng thương xót. Mỗi ngày trong cuộc hành trình của chúng ta đều được ghi dấu bằng sự hiện diện của Thiên Chúa. Ngài hướng dẫn các bước đi của chúng ta bằng quyền lực của ân sủng mà Thần Linh tuôn đổ vào cõi lòng của chúng ta để làm cho chúng có khả năng yêu thương.
Đây là thời điểm của lòng thương xót cho từng người và tất cả mọi người, vì không ai có thể nghĩ rằng họ bị loại trừ khỏi sự gần gũi của Thiên Chúa và quyền năng của tình yêu êm ái dịu dàng của Ngài.
Đây là thời điểm của lòng thương xót vì những ai yếu hèn và mỏng dòn, xa cách và lẻ loi, cần phải cảm thấy sự hiện diện của những người anh chị em có thể đáp ứng các nhu cầu của họ.
Đây là thời điểm của lòng thương xót, vì người nghèo cần phải cảm thấy rằng họ được trân trọng và quan tâm bởi những người thắng vượt được tính lãnh đạm và nhận thức được những gì là thiết yếu trong đời.
Đây là thời điểm của lòng thương xót vì không một tội nhân nào có thể mệt mỏi trong việc xin ơn tha thứ và tất cả đều cảm thấy được vòng tay đón nhận của Chúa Cha.
Như một dấu hiệu khả giác khác của Năm Thánh Ngoại Lệ này, toàn thể Giáo Hội có thể cử hành, vào Chúa Nhật XXXIII Thường Niên, Ngày Thế Giới của Người Nghèo / the World Day of the Poor. Đó là cách hay nhất để sửa soạn cho việc cử hành Lễ Trọng Chúa Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ, Đấng đồng hóa mình với những con người bé mọn và người nghèo, và là Đấng sẽ phán xét chúng ta về các việc làm thương xót của chúng ta (xem Mathêu 25:31-46).
Nó sẽ là một ngày để giúp các cộng đồng và từng người đã lãnh nhận phép rửa suy niệm về sự nghèo khó ra sao ở ngay chính tâm điểm của Phúc Âm, và không thể nào có công lý hay bình an xã hội bao lâu còn có một Lazarô nằm ở cửa nhà của chúng ta (xem Luca 16:19-21).
Ngày này cũng sẽ tiêu biểu cho một hình thức chân thực về việc tân truyền bá phúc âm hóa (xem Mathêu 11:5), một hình thức có thể canh tân bộ mặt của Giáo Hội khi Giáo Hội kiên trì theo đuổi hoạt động trường kỳ của việc hoán cải về mục vụ và làm chứng nhân cho lòng thương xót.
Biệt chú:
Năm chi tiết được in mầu tím trong bản tổng lược ở đây là 5 việc thực hành cụ thể liên quan đến việc thể hiện lòng thương xót:
Phần II 1 điều ở khoản 7: "một Chúa Nhật hoàn toàn giành cho lời Chúa"
Phần III 3 điều ở khoản 11: "việc cử hành 24 giờ cho Chúa" và 12: "tất cả mọi vị linh mục được năng quyền tha tội cho những ai phạm tội phá thai" cũng như ban năng quyền tha tội cho những tín hữu nào cần xưng tội với các vị linh mục thuộc Huynh Đoàn Thánh Piô X.
Phần IV 1 điều ở khoản 21: "Ngày Thế Giới của Người Nghèo / the World Day of the Poor"
Ngoài 3 điều ở khoản 11 và 12 thuộc về thẩm quyền của giáo quyền và liên quan đến năng quyền tha tội, còn 2 điều nữa ở điều thứ 1 (khoản 7) và thứ 4 (khoản 21), các cộng đoàn, giáo xứ hay hội đoàn đều có thể tự động hưởng ứng và cùng nhau thực hiện tùy nghi theo thiện chí và tầm tay của mình.
Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương (TĐCTT) của chúng tôi sẽ thực hiện hai điều này bằng một chút thích ứng với những sinh hoạt thường niên của chung nhóm chúng tôi.
1- "Một Chúa Nhật hoàn toàn giành cho lời Chúa": Nhóm TĐCTT sẽ biến ngày Tĩnh Tâm Thứ Bảy dọn mừng lễ Lòng Thương Xót Chúa Chúa Nhật hằng năm thành "Ngày Cảm Nghiệm Lời Chúa": "bao gồm cả lectio divina... tập trung vào các đề tài liên quan đến lòng thương xót... nhờ đó mới phát sinh ra những cử chỉ và việc làm bác ái cụ thể", đúng như nội dung và mục đích của ngày này như Đức Thánh Cha đã gợi ý cùng đoạn Tông Thư của ngài.
2- "Ngày Thế Giới của Người Nghèo / the World Day of the Poor": Nhóm TĐCTT sẽ thực hiện việc Biếu Tặng Quà Giáng Sinh hằng năm chung với nhau cho anh chị em homeless ở downtown Los Angeles ở những chỗ tập trung chính của họ vào ngày "Chúa Nhật XXXIII Thường Niên" này; còn việc Biếu Tặng Quà Giáng Sinh cho từng anh chị em homeless vào chính Đêm Giáng Sinh 24/12 ở Los Angeles hay Orange County vẫn được tiếp tục bởi những ai có thể như đã bắt đầu làm lần đầu tiên hết sức tuyệt vời cảm nghiệm thần linh đêm 24/12/2015 khi vừa mở màn Năm Thánh Thương Xót.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét