Thiên Chúa Dựng Nên Họ Có Nam Có Nữ, Văn Kiện mới của Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo về Lý Thuyết Phái tính, Lắng nghe
Lắng Nghe
Tổng quan vắn tắt
8. Quan điểm cần thiết đầu tiên cho bất cứ ai muốn tham gia đối thoại là lắng nghe. Trên hết, điều cần thiết là lắng nghe cẩn thận và hiểu các biến cố văn hóa của thế kỷ gần đây. Thế kỷ 20 đã mang đến những lý thuyết nhân học mới và cùng với chúng là các khởi đầu của lý thuyết phái tính. Những điều này dựa trên việc hiểu sự dị biệt hóa giới tính hoàn toàn có tính xã hội học, dựa vào sự nhấn mạnh nhiều đến tự do cá nhân. Thực thế, vào khoảng giữa thế kỷ trước, một loạt nghiên cứu đã được công bố, luôn nhấn mạnh đến vai trò của việc điều kiện hóa từ bên ngoài, bao gồm ảnh hưởng của nó trong việc xác định nhân cách. Khi các nghiên cứu như vậy được áp dụng vào giới tính con người, chúng thường làm như vậy với mục đích chứng minh rằng bản sắc giới tính là một cấu trúc xã hội hơn là một sự kiện tự nhiên hoặc sinh học nhất định.
9. Những trường phái tư tưởng này đã kết hợp với nhau trong việc phủ nhận sự hiện hữu của bất cứ yếu tố nguyên ủy nào nơi cá nhân, vốn đi trước và đồng thời tạo nên bản sắc bản vị của chúng ta, tạo cơ sở cần thiết cho mọi việc chúng ta làm. Theo các lý thuyết như vậy, điều duy nhất quan trọng trong các mối liên hệ bản thân là tình âu yếm giữa các cá nhân liên hệ, bất kể dị biệt giới tính hoặc sinh sản vốn bị coi là không liên quan gì trong việc hình thành các gia đình. Do đó, mô hình định chế của gia đình (nơi một cơ cấu và tính cứu cánh hiện hữu, độc lập đối với sở thích chủ quan của vợ chồng) bị phớt lờ, làm lợi cho một tầm nhìn coi gia đình hoàn toàn có tính khế ước và tự nguyện.
10. Với thời gian, lý thuyết phái tính đã mở rộng lĩnh vực áp dụng của nó. Vào đầu những năm 1990, nó tập chú vào khả thể cá nhân xác định ra các xu hướng giới tính của chính mình mà không cần phải tính đến sự hỗ tương và tính bổ túc cho nhau của các mối liên hệ nam nữ, cũng như mục đích sinh sản của giới tính. Hơn nữa, có ý kiến cho rằng người ta có thể ủng hộ lý thuyết về sự tách biệt triệt để giữa phái tính (gender) và giới tính (sex), với điều trước có ưu tiên hơn điều sau. Một mục tiêu như vậy được coi như một giai đoạn quan trọng trong sự biến hóa của loài người, trong đó, “một xã hội không có dị biệt giới tính” là điều có thể dự kiến được (12).
11. Trong bối cảnh văn hóa này, điều rõ ràng là giới tính và phái tính không còn đồng nghĩa hay không còn là các khái niệm có thể hoán đổi cho nhau vì chúng được sử dụng để mô tả hai thực tại khác nhau. Giới tính được xem như xác định việc người ta thuộc phạm trù nào trong hai phạm trù sinh học (xuất phát từ hạn từ gốc dyad chỉ cả nam lẫn nữ). Phái tính, mặt khác, là cách trong đó các dị biệt giữa hai giới được sống trong mỗi nền văn hóa. Vấn đề ở đây không hệ ở sự phân biệt giữa hai thuật ngữ, mà ta có thể giải thích một cách chính xác, mà là sự tách biệt giới tính khỏi phái tính. Sự tách biệt này nằm ở gốc rễ của các dị biệt được đề nghị giữa “các xu hướng giới tính” khác nhau, không còn được xác định bởi sự khác biệt giới tính giữa nam và nữ, và do đó có thể mặc các hình thức khác, chỉ được xác định bởi cá nhân, người được coi là hoàn toàn tự trị. Hơn nữa, khái niệm phái tính được coi là phụ thuộc vào tâm thức chủ quan của mỗi người, họ có thể chọn phái tính không tương ứng với giới tính sinh học của họ và do đó, với cách người khác nhìn người này (chuyển giới, transgenderism).
12. Trong một sự tương phản ngày càng gia tăng giữa tự nhiên và văn hóa, các đề xuất của lý thuyết phái tính gặp nhau trong khái niệm 'queer', có ý nói đến các chiều kích giới tính có tính cực kỳ hay thay đổi, linh hoạt, và dường như, có tính du mục. Điều này đạt đến cao điểm trong chủ trương hoàn toàn giải phóng cá nhân khỏi bất cứ định nghĩa tiên thiên định sẵn nào về giới tính, và việc loại bỏ mọi thứ phân loại bị coi là quá cứng ngắc. Điều này sẽ tạo ra một loạt các sắc thái mới khác nhau thay đổi về mức độ và cường độ tùy theo cả xu hướng giới tính lẫn phái tính mà người ta vốn đồng hóa mình với.
13. Tính sóng đôi (duality) trong các cặp nam nữ, ngoài ra, còn được xem là mâu thuẫn với ý niệm ‘đa ái’ (polyamory), tức các mối liên hệ liên quan đến hơn hai người. Vì vậy, người ta cho rằng khoảng thời gian kéo dài của các mối liên hệ, cũng như bản chất ràng buộc của chúng, nên được linh hoạt, tùy thuộc các thèm muốn hay thay đổi của các cá nhân liên hệ. Đương nhiên, điều này có nhiều hậu quả đối với việc chia sẻ trách nhiệm và các nghĩa vụ vốn cố hữu trong chức phận làm mẹ và làm cha . Loạt liên hệ mới này trở thành ‘sự giống nhau về tính chất’ (kinship)". Chúng “dựa trên thèm muốn hoặc tình âu yếm, thường có các đặc điểm: chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian giới hạn đã được định sẵn, linh hoạt về mặt đạo đức hoặc thậm chí (đôi khi bằng sự đồng thuận minh nhiên) không hy vọng có bất cứ ý nghĩa dài hạn nào. Điều đáng kể là quyền tự quyết hoàn toàn tự do của mỗi cá nhân và các lựa chọn mà người đó đưa ra tùy theo hoàn cảnh của từng mối liên hệ cảm giới.
14. Điều này dẫn đến nhiều lời kêu gọi công chúng công nhận quyền lựa chọn phái tính của một người, và tính đa nguyên trong các loại kết hợp mới, trực tiếp mâu thuẫn với mô hình hôn nhân vốn có giữa một người đàn ông và một người đàn bà, nhưng bị mô tả là một tàn tích của các xã hội theo chế độ tộc trưởng (patriarchal). Lý tưởng được trình bày là cá nhân nên có quyền chọn thân thế (status) của chính mình và xã hội nên tự hạn chế mình vào việc bảo đảm quyền này, và thậm chí cung cấp sự hỗ trợ vật chất, vì nếu không, các nhóm thiểu số liên hệ có thể chịu sự kỳ thị tiêu cực của xã hội. Chủ trương cho rằng các quyền như thế đã trở thành một phần thường xuyên của cuộc tranh luận chính trị và đã được lồng vào các tài liệu ở bình diện quốc tế, và một số phần nào đó của luật pháp quốc gia.
Các điểm đồng thuận
15. Tuy nhiên, từ toàn bộ lĩnh vực trước tác về lý thuyết phái tính, đã xuất hiện một số chủ trương có thể cung cấp cho ta các điểm đồng thuận, có tiềm năng phát sinh sự gia tăng hiểu biết lẫn nhau. Thí dụ, các chương trình giáo dục về lĩnh vực này thường có chung mong muốn đáng khen tranh đấu chống lại mọi phát biểu kỳ thị bất công, một điều có thể được chia sẻ bởi mọi phía. Những tư liệu sư phạm như vậy thừa nhận rằng đã có nhiều trì hoãn và sai sót về phương diện này (13). Thật vậy, không thể phủ nhận rằng qua các thế kỷ, các hình thức kỳ thị bất công vốn là một sự kiện đáng buồn của lịch sử và cũng gây ảnh hưởng bên trong Giáo hội. Điều này đã mang lại một nguyên trạng cứng ngắc nào đó, làm trì hoãn diễn trình hội nhập văn hóa cần thiết và cấp tiến của việc công bố sự thật của Chúa Giêsu về phẩm giá bình đẳng của đàn ông và đàn bà, và đã kích hoạt các cáo buộc tố cáo Giáo Hội có não trạng tôn nam tính, ngụy trang dưới các động cơ tôn giáo ở các mức độ lớn nhỏ khác nhau.
16. Một chủ trương chung khác là nhu cầu giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên biết tôn trọng mọi người trong tính đặc thù và dị biệt của họ để không ai còn phải chịu bị bắt nạt, bạo lực, lăng mạ hoặc kỳ thị bất công dựa trên các đặc điểm chuyên biệt của họ (như có nhu cầu đặc biệt, chủng tộc, tôn giáo, khuynh hướng giới tính v.v...). Trong yếu tính, điều này liên quan đến việc giáo dục một nền công dân tích cực và có trách nhiệm, được đánh dấu bằng khả năng hoan nghinh tất cả các phát biểu hợp pháp về tư cách nhân vị của con người một cách đầy tôn trọng.
17. Một sự phát triển tích cực khác nữa trong cái hiểu nhân học cũng tìm thấy trong các trước tác về phái tính đã xoay quanh các giá trị của nữ tính. Thí dụ, ‘khả năng vì người khác' của đàn bà có lợi cho cách đọc thực tiễn và trưởng thành hơn về các tình huống đang diễn biến, ngõ hầu, “một cảm thức và một sự tôn trọng đối với những gì cụ thể phát triển nơi họ, trái với những điều trừu tượng thường gây hại chết người cho sự hiện hữu của các cá nhân và xã hội” (14). Đây là một đóng góp làm phong phú các mối liên hệ của con người và các giá trị thiêng liêng “bắt đầu với các mối liên hệ hàng ngày giữa người ta với nhau”. Vì điều này, xã hội nợ một món nợ đáng kể đối với nhiều phụ nữ, “những người tham gia vào nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau bên ngoài gia đình: các trường mầm non, các trường học, các đại học, các cơ quan phục vụ xã hội, các giáo xứ, các hiệp hội và phong trào (15).
18. Phụ nữ có cái hiểu độc đáo về thực tại. Họ có khả năng chịu đựng nghịch cảnh và “giữ cho cuộc sống tiếp diễn ngay cả trong những tình huống cực đoan” và kiên trì “giữ vững tương lai” (16). Điều này giúp giải thích tại sao “bất cứ nơi nào công việc giáo dục được yêu cầu, chúng ta đều có thể nhận thấy phụ nữ luôn sẵn sàng và sẵn lòng hiến thân một cách quảng đại cho người khác, nhất là phục vụ những người yếu đuối và ít tự vệ nhất. Trong công trình này, họ cho thấy một kiểu làm mẹ có tính xúc cảm, văn hóa và tinh thần có giá trị vô lường đối với việc phát triển của các cá nhân và tương lai của xã hội. Ở điểm này, làm thế nào tôi có thể không đề cập đến chứng tá của rất nhiều phụ nữ Công Giáo và Tu Hội nữ thuộc mọi châu lục từng chọn giáo dục, nhất là giáo dục các bé trai và bé gái, làm việc tông đồ chính của họ?” (17)
Phê bình
19. Tuy nhiên, các tình huống sống thực cho thấy lý thuyết phái tính có một số điểm đáng bị phê phán. Lý thuyết phái tính (đặc biệt là dưới các hình thức cực đoan nhất) nói đến một diễn trình phi tự nhiên hóa (denaturalisation) từ từ, nghĩa là một sự di chuyển ra khỏi tự nhiên và hướng tới phương thức tuyệt đối để cho xúc cảm của con người được quyền quyết định. Theo cách hiểu sự vật này, quan điểm về cả bản sắc giới tính lẫn gia đình trở thành phụ thuộc cùng một 'tính lỏng’ (liquidity) và 'tính lưu chảy' (fluidity) vốn làm đặc trưng cho các khía cạnh khác của nền văn hóa hậu hiện đại, thường chỉ được đặt nền trên một khái niệm nhầm lẫn về tự do trong phạm vi cảm xúc và nhu cầu không hẳn cần thiết (wants), hoặc những ham muốn nhất thời được kích thích bởi các xung động cảm xúc và ý chí cá nhân, trái ngược với bất cứ điều gì dựa trên sự thật của hiện sinh.
20. Các giả định căn bản của các lý thuyết này có thể được truy nguyên từ nền nhân học duy nhị nguyên, tách biệt cơ thể (bị giản lược vào tình trạng vật chất) và ý chí con người, một ý chí đã trở thành một tuyệt đối có thể thao túng cơ thể tùy thích. Sự kết hợp của chủ nghĩa duy thể lý (physicalism) và duy ý chí (voluntarism) này làm phát sinh ra chủ nghĩa duy tương đối, trong đó, mọi sự hiện hữu đều có giá trị như nhau và đồng thời không dị biệt hóa, không có bất cứ trật tự hay mục đích thực sự nào. Trong tất cả các lý thuyết như vậy, từ hình thức ôn hòa nhất tới cấp tiến nhất, có sự nhất trí rằng phái tính của người ta kết cục được xem là quan trọng hơn so với giới tính nam hay nữ. Hiệu quả của động thái này là thứ nhất tạo ra một cuộc cách mạng văn hóa và ý thức hệ được thúc đẩy bởi chủ nghĩa duy tương đối, và thứ đến là một cuộc cách mạng pháp lý, vì các niềm tin đó đòi hỏi các quyền lợi chuyên biệt cho cá nhân và khắp xã hội.
21. Trong thực tế, phe cổ vũ cho các căn tính khác nhau thường trình bầy chúng như có giá trị hoàn toàn bằng nhau khi sánh với nhau. Tuy nhiên, điều này thực sự phủ nhận tính liên quan của mỗi người. Điều này có tầm quan trọng đặc biệt đối với vấn đề dị biệt giới tính. Trên thực tế, khái niệm chung về “việc không kỳ thị” thường che giấu một ý thức hệ vốn bác bỏ sự khác biệt cũng như sự hỗ tương tự nhiên hiện hữu giữa đàn ông và đàn bà. “Thay vì đấu tranh với những diễn giải sai lầm về sự dị biệt giới tính vốn làm giảm tầm quan trọng căn bản của sự dị biệt đó đối với nhân phẩm, một đề xuất như vậy sẽ đơn giản loại bỏ nó bằng cách đề xuất các thủ tục và thực hành làm cho nó không còn liên quan gì đến việc phát triển con người và các mối liên hệ của con người. Nhưng tính không tưởng của ‘neuter’ (trung lập) loại bỏ cả nhân phẩm trong tính dị biệt giới tính lẫn bản chất bản vị của thế hệ sự sống mới” (18). Cơ sở nhân học của ý niệm gia đình vì thế bị lột bỏ ý nghĩa.
22. Ý thức hệ này truyền cảm hứng cho các chương trình giáo dục và các xu hướng lập pháp chuyên cổ vũ các ý niệm bản sắc bản thân và thân mật xúc cảm nhằm phá vỡ triệt để sự dị biệt sinh học thực sự giữa nam và nữ. Bản sắc con người được ủy thác cho lựa chọn của cá nhân, một lựa chọn cũng có thể thay đổi theo thời gian. Những ý niệm này nói lên cách suy nghĩ và hành động rộng rãi trong nền văn hóa ngày nay, một nền văn hóa lầm lẫn “tự do chân thực với ý niệm cho rằng mỗi cá nhân có thể hành động tùy tiện như thể không có sự thật, giá trị và nguyên tắc để cung cấp hướng dẫn, và mọi sự đều có thể và được phép” (19).
23. Công đồng Vatican II, khi muốn bày tỏ quan điểm của Giáo hội về con người nhân bản, đã tuyên bố rằng “mặc dù được tạo nên có thân xác có linh hồn, con người là một. Qua thành phần thân xác của mình, họ thu thập cho mình các yếu tố của thế giới vật chất; do đó, chúng đạt được triều thiên của chúng qua họ, và qua họ cất tiếng tự nguyện ca ngợi Đấng Tạo Hóa (20). Vì phẩm giá này, “con người không lầm khi tự coi mình như cao hơn so với các mối quan tâm thuộc thân xác, và không phải chỉ là một mảnh của thiên nhiên hoặc một thành phần không tên của kinh thành con người (21). Do đó, các kiểu nói 'trật tự tự nhiên' và 'trật tự sinh học' không được nhầm lẫn hoặc coi là đồng nhất, 'trật tự sinh học' thực sự có nghĩa y hệt như trật tự tự nhiên nhưng chỉ bao lâu có thể tiếp cận được bằng các phương pháp của khoa học thực nghiệm và khoa học mô tả tự nhiên, chứ không như một trật tự hiện hữu chuyên biệt, với mối liên hệ rõ ràng với Nguyên Nhân Đệ Nhất, với Thiên Chúa Sáng Tạo (22).
Kỳ tới: Lý luận
Tổng quan vắn tắt
8. Quan điểm cần thiết đầu tiên cho bất cứ ai muốn tham gia đối thoại là lắng nghe. Trên hết, điều cần thiết là lắng nghe cẩn thận và hiểu các biến cố văn hóa của thế kỷ gần đây. Thế kỷ 20 đã mang đến những lý thuyết nhân học mới và cùng với chúng là các khởi đầu của lý thuyết phái tính. Những điều này dựa trên việc hiểu sự dị biệt hóa giới tính hoàn toàn có tính xã hội học, dựa vào sự nhấn mạnh nhiều đến tự do cá nhân. Thực thế, vào khoảng giữa thế kỷ trước, một loạt nghiên cứu đã được công bố, luôn nhấn mạnh đến vai trò của việc điều kiện hóa từ bên ngoài, bao gồm ảnh hưởng của nó trong việc xác định nhân cách. Khi các nghiên cứu như vậy được áp dụng vào giới tính con người, chúng thường làm như vậy với mục đích chứng minh rằng bản sắc giới tính là một cấu trúc xã hội hơn là một sự kiện tự nhiên hoặc sinh học nhất định.
9. Những trường phái tư tưởng này đã kết hợp với nhau trong việc phủ nhận sự hiện hữu của bất cứ yếu tố nguyên ủy nào nơi cá nhân, vốn đi trước và đồng thời tạo nên bản sắc bản vị của chúng ta, tạo cơ sở cần thiết cho mọi việc chúng ta làm. Theo các lý thuyết như vậy, điều duy nhất quan trọng trong các mối liên hệ bản thân là tình âu yếm giữa các cá nhân liên hệ, bất kể dị biệt giới tính hoặc sinh sản vốn bị coi là không liên quan gì trong việc hình thành các gia đình. Do đó, mô hình định chế của gia đình (nơi một cơ cấu và tính cứu cánh hiện hữu, độc lập đối với sở thích chủ quan của vợ chồng) bị phớt lờ, làm lợi cho một tầm nhìn coi gia đình hoàn toàn có tính khế ước và tự nguyện.
10. Với thời gian, lý thuyết phái tính đã mở rộng lĩnh vực áp dụng của nó. Vào đầu những năm 1990, nó tập chú vào khả thể cá nhân xác định ra các xu hướng giới tính của chính mình mà không cần phải tính đến sự hỗ tương và tính bổ túc cho nhau của các mối liên hệ nam nữ, cũng như mục đích sinh sản của giới tính. Hơn nữa, có ý kiến cho rằng người ta có thể ủng hộ lý thuyết về sự tách biệt triệt để giữa phái tính (gender) và giới tính (sex), với điều trước có ưu tiên hơn điều sau. Một mục tiêu như vậy được coi như một giai đoạn quan trọng trong sự biến hóa của loài người, trong đó, “một xã hội không có dị biệt giới tính” là điều có thể dự kiến được (12).
11. Trong bối cảnh văn hóa này, điều rõ ràng là giới tính và phái tính không còn đồng nghĩa hay không còn là các khái niệm có thể hoán đổi cho nhau vì chúng được sử dụng để mô tả hai thực tại khác nhau. Giới tính được xem như xác định việc người ta thuộc phạm trù nào trong hai phạm trù sinh học (xuất phát từ hạn từ gốc dyad chỉ cả nam lẫn nữ). Phái tính, mặt khác, là cách trong đó các dị biệt giữa hai giới được sống trong mỗi nền văn hóa. Vấn đề ở đây không hệ ở sự phân biệt giữa hai thuật ngữ, mà ta có thể giải thích một cách chính xác, mà là sự tách biệt giới tính khỏi phái tính. Sự tách biệt này nằm ở gốc rễ của các dị biệt được đề nghị giữa “các xu hướng giới tính” khác nhau, không còn được xác định bởi sự khác biệt giới tính giữa nam và nữ, và do đó có thể mặc các hình thức khác, chỉ được xác định bởi cá nhân, người được coi là hoàn toàn tự trị. Hơn nữa, khái niệm phái tính được coi là phụ thuộc vào tâm thức chủ quan của mỗi người, họ có thể chọn phái tính không tương ứng với giới tính sinh học của họ và do đó, với cách người khác nhìn người này (chuyển giới, transgenderism).
12. Trong một sự tương phản ngày càng gia tăng giữa tự nhiên và văn hóa, các đề xuất của lý thuyết phái tính gặp nhau trong khái niệm 'queer', có ý nói đến các chiều kích giới tính có tính cực kỳ hay thay đổi, linh hoạt, và dường như, có tính du mục. Điều này đạt đến cao điểm trong chủ trương hoàn toàn giải phóng cá nhân khỏi bất cứ định nghĩa tiên thiên định sẵn nào về giới tính, và việc loại bỏ mọi thứ phân loại bị coi là quá cứng ngắc. Điều này sẽ tạo ra một loạt các sắc thái mới khác nhau thay đổi về mức độ và cường độ tùy theo cả xu hướng giới tính lẫn phái tính mà người ta vốn đồng hóa mình với.
13. Tính sóng đôi (duality) trong các cặp nam nữ, ngoài ra, còn được xem là mâu thuẫn với ý niệm ‘đa ái’ (polyamory), tức các mối liên hệ liên quan đến hơn hai người. Vì vậy, người ta cho rằng khoảng thời gian kéo dài của các mối liên hệ, cũng như bản chất ràng buộc của chúng, nên được linh hoạt, tùy thuộc các thèm muốn hay thay đổi của các cá nhân liên hệ. Đương nhiên, điều này có nhiều hậu quả đối với việc chia sẻ trách nhiệm và các nghĩa vụ vốn cố hữu trong chức phận làm mẹ và làm cha . Loạt liên hệ mới này trở thành ‘sự giống nhau về tính chất’ (kinship)". Chúng “dựa trên thèm muốn hoặc tình âu yếm, thường có các đặc điểm: chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian giới hạn đã được định sẵn, linh hoạt về mặt đạo đức hoặc thậm chí (đôi khi bằng sự đồng thuận minh nhiên) không hy vọng có bất cứ ý nghĩa dài hạn nào. Điều đáng kể là quyền tự quyết hoàn toàn tự do của mỗi cá nhân và các lựa chọn mà người đó đưa ra tùy theo hoàn cảnh của từng mối liên hệ cảm giới.
14. Điều này dẫn đến nhiều lời kêu gọi công chúng công nhận quyền lựa chọn phái tính của một người, và tính đa nguyên trong các loại kết hợp mới, trực tiếp mâu thuẫn với mô hình hôn nhân vốn có giữa một người đàn ông và một người đàn bà, nhưng bị mô tả là một tàn tích của các xã hội theo chế độ tộc trưởng (patriarchal). Lý tưởng được trình bày là cá nhân nên có quyền chọn thân thế (status) của chính mình và xã hội nên tự hạn chế mình vào việc bảo đảm quyền này, và thậm chí cung cấp sự hỗ trợ vật chất, vì nếu không, các nhóm thiểu số liên hệ có thể chịu sự kỳ thị tiêu cực của xã hội. Chủ trương cho rằng các quyền như thế đã trở thành một phần thường xuyên của cuộc tranh luận chính trị và đã được lồng vào các tài liệu ở bình diện quốc tế, và một số phần nào đó của luật pháp quốc gia.
Các điểm đồng thuận
15. Tuy nhiên, từ toàn bộ lĩnh vực trước tác về lý thuyết phái tính, đã xuất hiện một số chủ trương có thể cung cấp cho ta các điểm đồng thuận, có tiềm năng phát sinh sự gia tăng hiểu biết lẫn nhau. Thí dụ, các chương trình giáo dục về lĩnh vực này thường có chung mong muốn đáng khen tranh đấu chống lại mọi phát biểu kỳ thị bất công, một điều có thể được chia sẻ bởi mọi phía. Những tư liệu sư phạm như vậy thừa nhận rằng đã có nhiều trì hoãn và sai sót về phương diện này (13). Thật vậy, không thể phủ nhận rằng qua các thế kỷ, các hình thức kỳ thị bất công vốn là một sự kiện đáng buồn của lịch sử và cũng gây ảnh hưởng bên trong Giáo hội. Điều này đã mang lại một nguyên trạng cứng ngắc nào đó, làm trì hoãn diễn trình hội nhập văn hóa cần thiết và cấp tiến của việc công bố sự thật của Chúa Giêsu về phẩm giá bình đẳng của đàn ông và đàn bà, và đã kích hoạt các cáo buộc tố cáo Giáo Hội có não trạng tôn nam tính, ngụy trang dưới các động cơ tôn giáo ở các mức độ lớn nhỏ khác nhau.
16. Một chủ trương chung khác là nhu cầu giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên biết tôn trọng mọi người trong tính đặc thù và dị biệt của họ để không ai còn phải chịu bị bắt nạt, bạo lực, lăng mạ hoặc kỳ thị bất công dựa trên các đặc điểm chuyên biệt của họ (như có nhu cầu đặc biệt, chủng tộc, tôn giáo, khuynh hướng giới tính v.v...). Trong yếu tính, điều này liên quan đến việc giáo dục một nền công dân tích cực và có trách nhiệm, được đánh dấu bằng khả năng hoan nghinh tất cả các phát biểu hợp pháp về tư cách nhân vị của con người một cách đầy tôn trọng.
17. Một sự phát triển tích cực khác nữa trong cái hiểu nhân học cũng tìm thấy trong các trước tác về phái tính đã xoay quanh các giá trị của nữ tính. Thí dụ, ‘khả năng vì người khác' của đàn bà có lợi cho cách đọc thực tiễn và trưởng thành hơn về các tình huống đang diễn biến, ngõ hầu, “một cảm thức và một sự tôn trọng đối với những gì cụ thể phát triển nơi họ, trái với những điều trừu tượng thường gây hại chết người cho sự hiện hữu của các cá nhân và xã hội” (14). Đây là một đóng góp làm phong phú các mối liên hệ của con người và các giá trị thiêng liêng “bắt đầu với các mối liên hệ hàng ngày giữa người ta với nhau”. Vì điều này, xã hội nợ một món nợ đáng kể đối với nhiều phụ nữ, “những người tham gia vào nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau bên ngoài gia đình: các trường mầm non, các trường học, các đại học, các cơ quan phục vụ xã hội, các giáo xứ, các hiệp hội và phong trào (15).
18. Phụ nữ có cái hiểu độc đáo về thực tại. Họ có khả năng chịu đựng nghịch cảnh và “giữ cho cuộc sống tiếp diễn ngay cả trong những tình huống cực đoan” và kiên trì “giữ vững tương lai” (16). Điều này giúp giải thích tại sao “bất cứ nơi nào công việc giáo dục được yêu cầu, chúng ta đều có thể nhận thấy phụ nữ luôn sẵn sàng và sẵn lòng hiến thân một cách quảng đại cho người khác, nhất là phục vụ những người yếu đuối và ít tự vệ nhất. Trong công trình này, họ cho thấy một kiểu làm mẹ có tính xúc cảm, văn hóa và tinh thần có giá trị vô lường đối với việc phát triển của các cá nhân và tương lai của xã hội. Ở điểm này, làm thế nào tôi có thể không đề cập đến chứng tá của rất nhiều phụ nữ Công Giáo và Tu Hội nữ thuộc mọi châu lục từng chọn giáo dục, nhất là giáo dục các bé trai và bé gái, làm việc tông đồ chính của họ?” (17)
Phê bình
19. Tuy nhiên, các tình huống sống thực cho thấy lý thuyết phái tính có một số điểm đáng bị phê phán. Lý thuyết phái tính (đặc biệt là dưới các hình thức cực đoan nhất) nói đến một diễn trình phi tự nhiên hóa (denaturalisation) từ từ, nghĩa là một sự di chuyển ra khỏi tự nhiên và hướng tới phương thức tuyệt đối để cho xúc cảm của con người được quyền quyết định. Theo cách hiểu sự vật này, quan điểm về cả bản sắc giới tính lẫn gia đình trở thành phụ thuộc cùng một 'tính lỏng’ (liquidity) và 'tính lưu chảy' (fluidity) vốn làm đặc trưng cho các khía cạnh khác của nền văn hóa hậu hiện đại, thường chỉ được đặt nền trên một khái niệm nhầm lẫn về tự do trong phạm vi cảm xúc và nhu cầu không hẳn cần thiết (wants), hoặc những ham muốn nhất thời được kích thích bởi các xung động cảm xúc và ý chí cá nhân, trái ngược với bất cứ điều gì dựa trên sự thật của hiện sinh.
20. Các giả định căn bản của các lý thuyết này có thể được truy nguyên từ nền nhân học duy nhị nguyên, tách biệt cơ thể (bị giản lược vào tình trạng vật chất) và ý chí con người, một ý chí đã trở thành một tuyệt đối có thể thao túng cơ thể tùy thích. Sự kết hợp của chủ nghĩa duy thể lý (physicalism) và duy ý chí (voluntarism) này làm phát sinh ra chủ nghĩa duy tương đối, trong đó, mọi sự hiện hữu đều có giá trị như nhau và đồng thời không dị biệt hóa, không có bất cứ trật tự hay mục đích thực sự nào. Trong tất cả các lý thuyết như vậy, từ hình thức ôn hòa nhất tới cấp tiến nhất, có sự nhất trí rằng phái tính của người ta kết cục được xem là quan trọng hơn so với giới tính nam hay nữ. Hiệu quả của động thái này là thứ nhất tạo ra một cuộc cách mạng văn hóa và ý thức hệ được thúc đẩy bởi chủ nghĩa duy tương đối, và thứ đến là một cuộc cách mạng pháp lý, vì các niềm tin đó đòi hỏi các quyền lợi chuyên biệt cho cá nhân và khắp xã hội.
21. Trong thực tế, phe cổ vũ cho các căn tính khác nhau thường trình bầy chúng như có giá trị hoàn toàn bằng nhau khi sánh với nhau. Tuy nhiên, điều này thực sự phủ nhận tính liên quan của mỗi người. Điều này có tầm quan trọng đặc biệt đối với vấn đề dị biệt giới tính. Trên thực tế, khái niệm chung về “việc không kỳ thị” thường che giấu một ý thức hệ vốn bác bỏ sự khác biệt cũng như sự hỗ tương tự nhiên hiện hữu giữa đàn ông và đàn bà. “Thay vì đấu tranh với những diễn giải sai lầm về sự dị biệt giới tính vốn làm giảm tầm quan trọng căn bản của sự dị biệt đó đối với nhân phẩm, một đề xuất như vậy sẽ đơn giản loại bỏ nó bằng cách đề xuất các thủ tục và thực hành làm cho nó không còn liên quan gì đến việc phát triển con người và các mối liên hệ của con người. Nhưng tính không tưởng của ‘neuter’ (trung lập) loại bỏ cả nhân phẩm trong tính dị biệt giới tính lẫn bản chất bản vị của thế hệ sự sống mới” (18). Cơ sở nhân học của ý niệm gia đình vì thế bị lột bỏ ý nghĩa.
22. Ý thức hệ này truyền cảm hứng cho các chương trình giáo dục và các xu hướng lập pháp chuyên cổ vũ các ý niệm bản sắc bản thân và thân mật xúc cảm nhằm phá vỡ triệt để sự dị biệt sinh học thực sự giữa nam và nữ. Bản sắc con người được ủy thác cho lựa chọn của cá nhân, một lựa chọn cũng có thể thay đổi theo thời gian. Những ý niệm này nói lên cách suy nghĩ và hành động rộng rãi trong nền văn hóa ngày nay, một nền văn hóa lầm lẫn “tự do chân thực với ý niệm cho rằng mỗi cá nhân có thể hành động tùy tiện như thể không có sự thật, giá trị và nguyên tắc để cung cấp hướng dẫn, và mọi sự đều có thể và được phép” (19).
23. Công đồng Vatican II, khi muốn bày tỏ quan điểm của Giáo hội về con người nhân bản, đã tuyên bố rằng “mặc dù được tạo nên có thân xác có linh hồn, con người là một. Qua thành phần thân xác của mình, họ thu thập cho mình các yếu tố của thế giới vật chất; do đó, chúng đạt được triều thiên của chúng qua họ, và qua họ cất tiếng tự nguyện ca ngợi Đấng Tạo Hóa (20). Vì phẩm giá này, “con người không lầm khi tự coi mình như cao hơn so với các mối quan tâm thuộc thân xác, và không phải chỉ là một mảnh của thiên nhiên hoặc một thành phần không tên của kinh thành con người (21). Do đó, các kiểu nói 'trật tự tự nhiên' và 'trật tự sinh học' không được nhầm lẫn hoặc coi là đồng nhất, 'trật tự sinh học' thực sự có nghĩa y hệt như trật tự tự nhiên nhưng chỉ bao lâu có thể tiếp cận được bằng các phương pháp của khoa học thực nghiệm và khoa học mô tả tự nhiên, chứ không như một trật tự hiện hữu chuyên biệt, với mối liên hệ rõ ràng với Nguyên Nhân Đệ Nhất, với Thiên Chúa Sáng Tạo (22).
Kỳ tới: Lý luận
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét