Trang

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2019

Câu 122 – 126, Cẩm nang hỏi đáp Triết học,

[Cẩm nang hỏi đáp Triết học, câu 122 – 126] TRƯỜNG PHÁI TÂN PLATO

Hypatia thành Alexandria (c. 350 – 415)

122.          Boëthius vẫn tiếp tục ảnh hưởng như thế nào trong một thời gian dài sau khi chết?

Boëthius (480-c. 525) được biết đến nhiều vì bản văn về phái Khắc kỷ – Tân Plato của mình, cuốn Niềm an ủi của Triết học, là cuốn sách được ông viết lúc đang ở tù sau khi bị kết án cấu kết với Justinian để lật đổ Theodoric. Bản văn này ảnh hưởng xuyên suốt thời Trung cổ và cả sau đó. Tác phẩm đã được chuyển ngữ sang tiếng Anglo-Saxon, Đức và Pháp vào năm 1300, và đã truyền cảm hứng cho tác giả Dante, Boccaccio, và Chaucer cũng như nhiều, nhiều người khác.
Trong cuốn Niềm an ủi của Triết học, Boëthius đã định nghĩa Thiên Chúa như là tổng thể vĩnh cửu, trọn vẹn và hoàn hảo của đời sống vô cùng tận. Vũ trụ được tạo dựng không có khởi đầu hay kết thúc, nhưng tồn tại trong thời gian. Boëthius đã giải quyết sự đối lập giữa thực tế rằng Thiên Chúa biết mọi sự và sự kiện là con người có ý chí tự do bằng cách tuyên bố Thiên Chúa có một sự hiểu biết đồng thời về mọi thứ xảy ra trong thời gian, bao gồm cả tự do con người.

123.Cuốn Niềm an ủi của Triết học của Boethius vừa là phái Khắc kỷ vừa là tân Plato như thế nào?

Niềm an ủi của Triết học được viết dưới dạng một cuộc đối thoại, nơi mà Boëthius (480-c. 525) khi đang thất vọng thì được thăm viếng bởi Triết Học trong hình dáng của một thiên thần đỡ nâng và khích lệ. Triết Học nói với Boethius:
Hỡi con người phải chết, có gì đã làm cho ngươi phải rên xiết và khóc than? Ngươi đã thấy điều gì đó không quen, như thể điều gì đó xa lạ với ngươi. Nhưng nếu ngươi nghĩ rằng Vận May đã đổi hướng đến ngươi thì ngươi lầm to. Những điều ấy mãi mãi là cách thức của cô ta: đó là chính bản chất của cô ta. Cô ấy luôn luôn có thể thay đổi ngay chính lúc khi cô ấy mỉm cười với ngươi, khi cô ấy nhạo báng ngươi với sự quyến rũ. Ngươi đã khám phá ra được hai mặt khác nhau của một nữ thần mù quáng.
Việc Boëthius có thể có một thiên thần xuất hiện với ông ta là một biến cố có gốc rễ trong thần thuật của những nhà theo trường phái Tân Plato, hay phép màu. Và việc thiên thần truyền dẫn bình an trong tâm trí với khuôn mặt náo động và vẻ ngoài bất hạnh gợi lên cách rõ ràng là giáo thuyết khắc kỷ.

124.Có phải trường phái Tân Plato thời đầu bao gồm cả những Nữ triết gia?
Đúng. Về đại thể, Kitô giáo nhấn mạnh tầm quan trọng của từng cá thể linh hồn bất tử, và mặc dù Giáo Hội được điều hành bởi nam giới và chiếm đa số những nhà thần học là đàn ông, đời sống tôn giáo và công việc của phụ nữ đã có một chỗ đứng được nhìn nhận trong các trường học và tu viện. Sự thay đổi này là trước hết rõ ràng nơi phong trào Tân – Plato.

1258.      Hypatia thành Alexandria là ai?

Là một triết gia và nhà giáo dục đã đạt tới tiếng tăm vững bền, Hypatia of Alexandria ở Aicập (c. 350 – 415) trở nên nổi tiếng trong toàn bộ  những cộng đồng trí thức nhờ năng lực về triết học tân Plato và toán học của mình. Trong truyền thống triết học tân Plato, Hypatia đã sử dụng toán học như là con đường hướng đến sự hiểu biết thế giới trên cao. Trong cuốn Theon, cha của Hypatia đã bàn luận về Almagest của Ptolemy, trong đó trình bày mô hình coi trái đất là trung tâm của vũ trụ, và ông cũng ghi nhận công trạng của bà về tác phẩm Cuốn 3.
Mặc dù Hypatia là một người ngoại đạo, chính quyền những người Công Giáo Roma Ai Cập đã đặt bà đứng đầu một trường của Plotinus. Hypatia giữ vị trí đó trong 15 năm, giảng dạy cả nam lẫn nữ sinh viên. Bà được cho là rất xinh đẹp và được ngưỡng mộ. Synesius (c. 373 – c. 414) là học trò của bà sau này trở thành giám mục của Ptomemais, đã truyền đạt lối nhìn của bà trong các bài luận, thánh thi và những lá thư. Bà là nữ nhân vật chính trong tiểu thuyết năm 1853 của Charles Kingsley: Hypatia; hay Kẻ thù mới với gương mặt cũ.
Hypatia đã liên kết với người đứng đầu của Alexandria, vốn đối lập với Thánh Cyril of Alexandria (c. 378 – 444), một tổng giám mục quân sự. Vì liên quan tới mối bất hoà này mà Hypatia bị chém thành nhiều mảnh bằng những vỏ sò sắc bén và xác bà bị thiêu bởi một đám đông các tu sĩ Kitô giáo. (tạp chí triết học nữ quyền đương đại được đặt theo tên  bà, Hypatia)
126.          Có phải Asclepigenia chịu chung số phận như Hypatia?
Không. Asclepigenia thành Athens (430 – 485) đã giảng dạy về thuyết Tân – Platon ở trong trường của cha mình. Bà áp dụng kiến thức của Plato và Aristotle vào những vấn đề luân lý Kitô giáo. Proclus (412 – 485) là một trong những học trò của bà. Mối quan tâm chính của Asclepigenia có vẻ như là về chủ nghĩa thần bí, ma thuật, và những “điều bí ẩn” khác.


chuyển ngữ: Nhóm Maiorica, Học viện Dòng Tên
Nguồn: Naomi Zack, Ph.D., The Handy Philosophy Answer Book, (Visible Ink Press, 2010), 55-57.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét