Giải đáp phụng vụ: Đang lễ, linh mục chủ tế bàn giao Thánh Lễ cho một vị khác được không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Có được phép cho linh mục chủ tế rời khỏi Thánh lễ và giao lại cho một vị đồng tế để tiếp tục cùng một Thánh lễ không? Con nhận thấy trong một Thánh lễ cưới, linh mục chủ tế, sau khi bài giảng và nghi thức thành hôn kết thúc, đã bàn giao cho một linh mục khác để tiếp tục Thánh Lễ, còn ngài rời đi. - E. C., Kabwe, Zambia.
Đáp: Câu trả lời ngắn gọn cho việc này là không! Trong nghi lễ Latinh, trường hợp duy nhất mà một chủ tế từ bỏ vai trò của mình là do một căn bệnh nghiêm trọng, vốn cản trở ngài tiếp tục cử hành Thánh lễ của mình. Mặt khác, không có tình huống nào mà có sự thay đổi vai trò linh mục chủ tế trong Thánh lễ cả.
Điều này bao gồm cả các Thánh lễ kết hôn và Thánh lễ rửa tội. Vị chủ tế phải luôn là một người để chủ sự nghi thức bí tích.
Đúng là không có quy định rõ ràng nào cấm việc bàn giao cho vị chủ tế mới để tiếp tục cử hành Thánh lễ. Nhưng, như chúng tôi đã đề cập trong các dịp khác, nhà soạn luật không thể thấy trước mọi thứ mà trí tưởng tượng của con người có thể tạo ra.
Tuy nhiên, có một câu trả lời riêng năm 2007 từ Thánh Bộ Phượng Tự liên quan đến các nguyên tắc liên quan. Câu hỏi đặt ra là liệu một phó tế có thể chủ sự nghi thức kết hôn trong Thánh lễ không. Trong câu trả lời, Thánh Bộ trả lời là không, Từ quan điểm phụng vụ, không thể chấp nhận việc thay đổi vị chủ sự trong quá trình một buổi cử hành và cùng nghi thức phụng vụ.
Để phản bác các phản đối có thể có, bức thư cũng đề cập đến các ngoại lệ rõ ràng cho nguyên tắc này, chẳng hạn như:
“Điều đó xảy ra khi Đức Giám Mục chủ sự một buổi lễ trong lễ phục kinh hội, hoặc khi một Giám mục mới được tấn phong trở thành vị chủ tế của Thánh Thể từ thời điểm tấn phong.”
Thí dụ đầu tiên xảy ra khi một Giám mục tham dự Thánh lễ nhưng không cử hành Thánh lễ - thí dụ, nhân dịp lễ ngân khánh hay kim khánh của linh mục. Trong các trường hợp như vậy, Giám mục có thể giảng lễ và chúc lành cuối lê. Ngoài ra, nếu Giám mục có mặt trong lễ tang mà không đồng tế - thí dụ, nhân dịp tang lễ của cha hay mẹ Linh mục - linh mục sẽ chủ sự trong Thánh lễ, trong khi giám mục có thể cử hành nghi thức phó dâng vào cuối lễ.
Trường hợp thứ hai về một sự thay đổi ngắn gọn trong việc chủ sự, ngoài trường hợp một Giám mục mới được tấn phong trong giáo phận của mình, cũng có thể xảy ra khi một Giám mục mới được bổ nhiệm nắm quyền giáo phận của mình, và được Tổng Giám mục địa phương giới thiệu vào nhậm chức giáo phận. Trong trường hợp này, số 1145 của Sách Lễ Nghi Giám mục nói:
“Tuy nhiên, nếu chính Tổng Giám mục địa phương đưa Đức Giám Mục vào nhà thờ chính tòa, Ngài giới thiệu Đức Giám Mục tại cửa nhà thờ với thành viên cao cấp nhất của Kinh sĩ hội, và chủ trì lễ rước vào nhà thờ; tại ngai tòa, Ngài chào mừng mọi người và yêu cầu Thư Bổ nhiệm được trung ra và được đọc. Khi thư được đọc xong, và sau những lời tung hô của người dân, Tổng Giám mục địa phương dẫn Đức Giám Mục lên ngồi trên ngai tòa. Sau đó, Đức Giám Mục đứng dây và xướng kinh Vinh Danh (Gloria) theo chữ đỏ.”
Bức thư được đề cập ở trên kết luận rằng đây không phải là các trường hợp ngoại lệ thực sự, nhưng “phát sinh từ bản chất của thừa tác vụ Giám mục, và không tuân theo quy tắc chung.”
Như chúng ta thấy, đây đều là các trường hợp ngoại lệt và chỉ đề cập đến các Giám mục. Do đó, việc thay đổi vị chủ tế trong Thánh lễ là không đúng với phụng vụ.
Có một số trường hợp, khi chữ đỏ cho phép cho sự can thiệp của một số linh mục, mà không nói chặt chẽ là ngụ ý một sự thay đổi về vị chủ tế. Điều này được thấy trước, thí dụ, trong một lễ đồng tế trong đó các linh mục khác có thể đọc một phần của Kinh nguyện Thánh Thể.
Cũng có thể phân chia một số phần của nghi thức xức dầu bệnh nhân ngay cả trong Thánh lễ, khi có nhiều người bệnh hiện diện. Do đó, số 19 của Phần giới thiệu Nghi thức xức dầu bệnh nhân nói:
“Khi hai hoặc nhiều linh mục có mặt để xức dầu cho một bệnh nhân, một vị đọc lời nguyện và thực hiện việc xức dầu, đọc công thức bí tích. Các vị khác có thể thực hiện các phần còn lại, chẳng hạn như các nghi thức giới thiệu, các bài đọc, lời khẩn nguyện hoặc hướng dẫn. Mỗi linh mục có thể đặt tay lên người bệnh.”
Tương tự như vậy, khi có một số lượng lớn tín hữu nhận Bí tích Thêm sức, Giám mục có thể ủy quyền và ban năng quyền cho một hoặc nhiều linh mục, để ban bí tích thêm sức cùng với Ngài (Nghi thức Thêm sức số 28).
Tuy nhiên, trong tất cả các tình huống này, vị chủ tế chính vẫn là một và Ngài kết thúc buổi lễ.
Tôi không biết tại sao linh mục, trong vấn đề nêu ra ở trên, đã làm những gì ngài đã làm. Một linh mục cũng là một thành viên của cộng đoàn tín hữu và, giống như mọi người khác, nên tham gia vào bất kỳ nghi thức phụng vụ nào cho trọn buổi lễ. (Zenit.org 4-6-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/handing-over-a-mass/
Hỏi: Có được phép cho linh mục chủ tế rời khỏi Thánh lễ và giao lại cho một vị đồng tế để tiếp tục cùng một Thánh lễ không? Con nhận thấy trong một Thánh lễ cưới, linh mục chủ tế, sau khi bài giảng và nghi thức thành hôn kết thúc, đã bàn giao cho một linh mục khác để tiếp tục Thánh Lễ, còn ngài rời đi. - E. C., Kabwe, Zambia.
Đáp: Câu trả lời ngắn gọn cho việc này là không! Trong nghi lễ Latinh, trường hợp duy nhất mà một chủ tế từ bỏ vai trò của mình là do một căn bệnh nghiêm trọng, vốn cản trở ngài tiếp tục cử hành Thánh lễ của mình. Mặt khác, không có tình huống nào mà có sự thay đổi vai trò linh mục chủ tế trong Thánh lễ cả.
Điều này bao gồm cả các Thánh lễ kết hôn và Thánh lễ rửa tội. Vị chủ tế phải luôn là một người để chủ sự nghi thức bí tích.
Đúng là không có quy định rõ ràng nào cấm việc bàn giao cho vị chủ tế mới để tiếp tục cử hành Thánh lễ. Nhưng, như chúng tôi đã đề cập trong các dịp khác, nhà soạn luật không thể thấy trước mọi thứ mà trí tưởng tượng của con người có thể tạo ra.
Tuy nhiên, có một câu trả lời riêng năm 2007 từ Thánh Bộ Phượng Tự liên quan đến các nguyên tắc liên quan. Câu hỏi đặt ra là liệu một phó tế có thể chủ sự nghi thức kết hôn trong Thánh lễ không. Trong câu trả lời, Thánh Bộ trả lời là không, Từ quan điểm phụng vụ, không thể chấp nhận việc thay đổi vị chủ sự trong quá trình một buổi cử hành và cùng nghi thức phụng vụ.
Để phản bác các phản đối có thể có, bức thư cũng đề cập đến các ngoại lệ rõ ràng cho nguyên tắc này, chẳng hạn như:
“Điều đó xảy ra khi Đức Giám Mục chủ sự một buổi lễ trong lễ phục kinh hội, hoặc khi một Giám mục mới được tấn phong trở thành vị chủ tế của Thánh Thể từ thời điểm tấn phong.”
Thí dụ đầu tiên xảy ra khi một Giám mục tham dự Thánh lễ nhưng không cử hành Thánh lễ - thí dụ, nhân dịp lễ ngân khánh hay kim khánh của linh mục. Trong các trường hợp như vậy, Giám mục có thể giảng lễ và chúc lành cuối lê. Ngoài ra, nếu Giám mục có mặt trong lễ tang mà không đồng tế - thí dụ, nhân dịp tang lễ của cha hay mẹ Linh mục - linh mục sẽ chủ sự trong Thánh lễ, trong khi giám mục có thể cử hành nghi thức phó dâng vào cuối lễ.
Trường hợp thứ hai về một sự thay đổi ngắn gọn trong việc chủ sự, ngoài trường hợp một Giám mục mới được tấn phong trong giáo phận của mình, cũng có thể xảy ra khi một Giám mục mới được bổ nhiệm nắm quyền giáo phận của mình, và được Tổng Giám mục địa phương giới thiệu vào nhậm chức giáo phận. Trong trường hợp này, số 1145 của Sách Lễ Nghi Giám mục nói:
“Tuy nhiên, nếu chính Tổng Giám mục địa phương đưa Đức Giám Mục vào nhà thờ chính tòa, Ngài giới thiệu Đức Giám Mục tại cửa nhà thờ với thành viên cao cấp nhất của Kinh sĩ hội, và chủ trì lễ rước vào nhà thờ; tại ngai tòa, Ngài chào mừng mọi người và yêu cầu Thư Bổ nhiệm được trung ra và được đọc. Khi thư được đọc xong, và sau những lời tung hô của người dân, Tổng Giám mục địa phương dẫn Đức Giám Mục lên ngồi trên ngai tòa. Sau đó, Đức Giám Mục đứng dây và xướng kinh Vinh Danh (Gloria) theo chữ đỏ.”
Bức thư được đề cập ở trên kết luận rằng đây không phải là các trường hợp ngoại lệ thực sự, nhưng “phát sinh từ bản chất của thừa tác vụ Giám mục, và không tuân theo quy tắc chung.”
Như chúng ta thấy, đây đều là các trường hợp ngoại lệt và chỉ đề cập đến các Giám mục. Do đó, việc thay đổi vị chủ tế trong Thánh lễ là không đúng với phụng vụ.
Có một số trường hợp, khi chữ đỏ cho phép cho sự can thiệp của một số linh mục, mà không nói chặt chẽ là ngụ ý một sự thay đổi về vị chủ tế. Điều này được thấy trước, thí dụ, trong một lễ đồng tế trong đó các linh mục khác có thể đọc một phần của Kinh nguyện Thánh Thể.
Cũng có thể phân chia một số phần của nghi thức xức dầu bệnh nhân ngay cả trong Thánh lễ, khi có nhiều người bệnh hiện diện. Do đó, số 19 của Phần giới thiệu Nghi thức xức dầu bệnh nhân nói:
“Khi hai hoặc nhiều linh mục có mặt để xức dầu cho một bệnh nhân, một vị đọc lời nguyện và thực hiện việc xức dầu, đọc công thức bí tích. Các vị khác có thể thực hiện các phần còn lại, chẳng hạn như các nghi thức giới thiệu, các bài đọc, lời khẩn nguyện hoặc hướng dẫn. Mỗi linh mục có thể đặt tay lên người bệnh.”
Tương tự như vậy, khi có một số lượng lớn tín hữu nhận Bí tích Thêm sức, Giám mục có thể ủy quyền và ban năng quyền cho một hoặc nhiều linh mục, để ban bí tích thêm sức cùng với Ngài (Nghi thức Thêm sức số 28).
Tuy nhiên, trong tất cả các tình huống này, vị chủ tế chính vẫn là một và Ngài kết thúc buổi lễ.
Tôi không biết tại sao linh mục, trong vấn đề nêu ra ở trên, đã làm những gì ngài đã làm. Một linh mục cũng là một thành viên của cộng đoàn tín hữu và, giống như mọi người khác, nên tham gia vào bất kỳ nghi thức phụng vụ nào cho trọn buổi lễ. (Zenit.org 4-6-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/handing-over-a-mass/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét