Chúa Thánh Thần Hiện xuống
Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống, năm C
Ga 20,19-23
Lễ Ngũ Tuần là một lễ lớn của người Do Thái. Lễ này quy tụ mọi người Do Thái tản mác khắp mọi nơi về Giêrusalem để tham dự lễ long trọng này. Đây cũng là lễ khai sinh một Giáo Hội truyền giáo, một Giáo Hội được mời gọi ra chỗ sâu để thả lưới, một Giáo Hội đi ra khỏi vỏ ốc của mình, đi tới các vùng ngoại biên để loan báo Tin Mừng.
Theo lời Chúa Phục Sinh hứa với các môn đệ :” Thầy ra đi thì ích lợi hơn cho các con…Đấng phù trợ là Thánh Thần sẽ đến “. Do đó, Nhóm mười một, các người phụ nữ đạo đức và Mẹ Maria, đang tụ họp cầu nguyện trên một căn phòng trong thành. Chúa Phục Sinh hứa khi về trời, Cha Người sẽ sai Thánh Thần đến với họ. Qủa thực, trong ngày Lễ Ngũ Tuần, các môn đệ, những người phụ nữ và Mẹ Maria đã vô cùng sung sướng lãnh nhận Chúa Thánh Thần. Dù rằng Thánh Thần không hề có hình dáng để cho họ chiêm ngưỡng. Nhưng dân chúng đông đảo từ khắp nơi tuôn đến, họ thuộc mọi thành phần, mầu da, tiếng nói. Đây quả là một ngày hội tụ của muôn dân. Thánh Thần như hình lưỡi lửa bổ xuống trên đầu họ. Các môn đệ của Chúa lúc đó tự nhiên nói được mọi thứ ngôn ngữ của nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới. Việc nói được các ngôn ngữ theo như Sách Công Vụ Tông Đồ 2,1-11 là một ơn. Ơn nói được các ngôn ngữ là ơn của Chúa Thánh Thần. Việc nói được tiếng mẹ đẻ của các dân tộc là một ơn cao trọng vì như thế Tin Mừng dễ thấm nhuần vào tâm hồn của những người dân bản địa. Thánh Thần giúp liên kết mọi người lại với nhau dù họ thuộc mầu da, tiếng nói, văn hóa, xã hội khác nhau. Thánh Thần cũng biến Hội Thánh trở thành Hội Thánh của mọi dân tộc. Xưa hình ảnh câu chuyện tháp Babel cho chúng ta nhận ra điều này : ” Khi con người sống chia rẽ,không hiểu ý nhau thì công việc có dự tính mấy cũng sẽ thất bại “. Người xưa thường nói :” Mưu sự tại Nhân, thành sự tại Thiên “ là thế ! Con người có kế hoạch, có mưu kế, nhưng nếu trời không giúp, không tán thành thì chẳng bao giờ việc làm của con người có thể thành công được.
Lễ Ngũ Tuần khai sinh Giáo Hội loan báo Tin Mừng. Nên, bản chất của Giáo Hội là truyền giáo. Mỗi người chúng ta cũng được mời gọi truyền giáo. Chúa Phục Sinh nói :” Như Cha đã sai THầy, Thầy cũng sai anh em “. Nói thế rồi, Chúa sống lại thổi hơi vào các Tông Đồ và bảo :” Các con hãy nhận lấy THánh THần “ ( Ga 20, 21-22 ). Chúa Giêsu đã sinh ra tại Châu Á các đây hơn 2019 năm rồi. Lục địa Á Châu là một lục địa mênh mông rộng lớn với nhiều ngôn gữ, nhiều tôn giáo khác nhau. Lục địa này làm sao có thể nhận ra Chúa Giêsu, tin và đi theo Ngài. Đây là một vấn nạn lớn đặt ra cho toàn thể Hội Thánh. Ngôn ngữ hiểu được là bước đầu giúp con người nhận ra Chúa và tin theo Người:” Chúng ta đều nghe họ dùng tiếng nói của chúng ta mà loan báo những kỳ công của Thiên Chúa “ ( Cv 2, 11 ). Vấn đề đặt ra vẫn là ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa ! Chúng ta phải hiểu nhuần nhuyền ngôn ngữ của Á Châu, hiểu được những văn hóa, tập quán, phong tục vv của họ, chúng ta mới có thể trình bầy mạc khải cao sâu về Thiên chúa cho họ. Công việc này là công việc của Chúa Thánh Thần với sự cộng tác mật thiết của mọi thành phần dân Chúa. Công Đồng Vaticanô II do thánh Giáo Hoàng Gioan 23 triệu tập, được mệnh danh là Công Đồng của Chúa Thánh Thần. Đây là một lễ Ngũ Tuần mới trong thời đại mới.
Mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, chúng ta ghi nhớ ba điều sau đây:
-Lễ Ngũ Tuần là lễ khai sinh Hội Thánh truyền giáo. Đây là lễ hiệp nhất mọi dân tộc, mọi mầu da, mọi tiếng nói. Chúa Thánh Thần nối kết mọi người lại với nhau trong tình yêu duy nhất vì Thiên Chúa là tình yêu.
-Lễ Ngũ Tuần vẫn luôn tiếp nối trong đời sống của Hội Thánh vì Chúa Thánh Thần là hơi thở, là sức sống của Hội Thánh.
-Lễ Ngũ Tuần mời gọi mọi Kitô hữu trên toàn thế giới hãy hướng về lục địa Á Châu vì nơi đây chính Chúa Giêsu đã sinh ra cách đây 2019 năm. Đây là một lục địa mênh mông rộng lớn với một dân số đông đảo, với ngôn ngữ, văn hóa, phong tục, tập quán và là một lục địa đa tôn giáo. Chúng ta hãy cầu nguyện và cầu nguyện không ngừng để Danh Chúa được tôn vinh và nhiều người được biết Chúa và tin Chúa nơi lục địa này.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến đổi mới chúng con để chúng con luôn sẵn sàng và mau mắn loan báo Tin Mừng cho nhiều người chưa biết Chúa. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tại sao các Tông đồ lại nói được nhiều thứ tiếng ?
2.Lễ Ngũ Tuần là lễ gì ?
3.Để đón nhận Chúa Thánh Thần, các tông đồ, những người phụ nữ đạo đức, và Đức Mẹ đã làm gì ?
4.Chúa Giêsu sinh ra ở lục địa nào ?
5.Chúng ta có cần Chúa Thánh Thần không ?
Ga 20,19-23
Lễ Ngũ Tuần là một lễ lớn của người Do Thái. Lễ này quy tụ mọi người Do Thái tản mác khắp mọi nơi về Giêrusalem để tham dự lễ long trọng này. Đây cũng là lễ khai sinh một Giáo Hội truyền giáo, một Giáo Hội được mời gọi ra chỗ sâu để thả lưới, một Giáo Hội đi ra khỏi vỏ ốc của mình, đi tới các vùng ngoại biên để loan báo Tin Mừng.
Theo lời Chúa Phục Sinh hứa với các môn đệ :” Thầy ra đi thì ích lợi hơn cho các con…Đấng phù trợ là Thánh Thần sẽ đến “. Do đó, Nhóm mười một, các người phụ nữ đạo đức và Mẹ Maria, đang tụ họp cầu nguyện trên một căn phòng trong thành. Chúa Phục Sinh hứa khi về trời, Cha Người sẽ sai Thánh Thần đến với họ. Qủa thực, trong ngày Lễ Ngũ Tuần, các môn đệ, những người phụ nữ và Mẹ Maria đã vô cùng sung sướng lãnh nhận Chúa Thánh Thần. Dù rằng Thánh Thần không hề có hình dáng để cho họ chiêm ngưỡng. Nhưng dân chúng đông đảo từ khắp nơi tuôn đến, họ thuộc mọi thành phần, mầu da, tiếng nói. Đây quả là một ngày hội tụ của muôn dân. Thánh Thần như hình lưỡi lửa bổ xuống trên đầu họ. Các môn đệ của Chúa lúc đó tự nhiên nói được mọi thứ ngôn ngữ của nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới. Việc nói được các ngôn ngữ theo như Sách Công Vụ Tông Đồ 2,1-11 là một ơn. Ơn nói được các ngôn ngữ là ơn của Chúa Thánh Thần. Việc nói được tiếng mẹ đẻ của các dân tộc là một ơn cao trọng vì như thế Tin Mừng dễ thấm nhuần vào tâm hồn của những người dân bản địa. Thánh Thần giúp liên kết mọi người lại với nhau dù họ thuộc mầu da, tiếng nói, văn hóa, xã hội khác nhau. Thánh Thần cũng biến Hội Thánh trở thành Hội Thánh của mọi dân tộc. Xưa hình ảnh câu chuyện tháp Babel cho chúng ta nhận ra điều này : ” Khi con người sống chia rẽ,không hiểu ý nhau thì công việc có dự tính mấy cũng sẽ thất bại “. Người xưa thường nói :” Mưu sự tại Nhân, thành sự tại Thiên “ là thế ! Con người có kế hoạch, có mưu kế, nhưng nếu trời không giúp, không tán thành thì chẳng bao giờ việc làm của con người có thể thành công được.
Lễ Ngũ Tuần khai sinh Giáo Hội loan báo Tin Mừng. Nên, bản chất của Giáo Hội là truyền giáo. Mỗi người chúng ta cũng được mời gọi truyền giáo. Chúa Phục Sinh nói :” Như Cha đã sai THầy, Thầy cũng sai anh em “. Nói thế rồi, Chúa sống lại thổi hơi vào các Tông Đồ và bảo :” Các con hãy nhận lấy THánh THần “ ( Ga 20, 21-22 ). Chúa Giêsu đã sinh ra tại Châu Á các đây hơn 2019 năm rồi. Lục địa Á Châu là một lục địa mênh mông rộng lớn với nhiều ngôn gữ, nhiều tôn giáo khác nhau. Lục địa này làm sao có thể nhận ra Chúa Giêsu, tin và đi theo Ngài. Đây là một vấn nạn lớn đặt ra cho toàn thể Hội Thánh. Ngôn ngữ hiểu được là bước đầu giúp con người nhận ra Chúa và tin theo Người:” Chúng ta đều nghe họ dùng tiếng nói của chúng ta mà loan báo những kỳ công của Thiên Chúa “ ( Cv 2, 11 ). Vấn đề đặt ra vẫn là ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa ! Chúng ta phải hiểu nhuần nhuyền ngôn ngữ của Á Châu, hiểu được những văn hóa, tập quán, phong tục vv của họ, chúng ta mới có thể trình bầy mạc khải cao sâu về Thiên chúa cho họ. Công việc này là công việc của Chúa Thánh Thần với sự cộng tác mật thiết của mọi thành phần dân Chúa. Công Đồng Vaticanô II do thánh Giáo Hoàng Gioan 23 triệu tập, được mệnh danh là Công Đồng của Chúa Thánh Thần. Đây là một lễ Ngũ Tuần mới trong thời đại mới.
Mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, chúng ta ghi nhớ ba điều sau đây:
-Lễ Ngũ Tuần là lễ khai sinh Hội Thánh truyền giáo. Đây là lễ hiệp nhất mọi dân tộc, mọi mầu da, mọi tiếng nói. Chúa Thánh Thần nối kết mọi người lại với nhau trong tình yêu duy nhất vì Thiên Chúa là tình yêu.
-Lễ Ngũ Tuần vẫn luôn tiếp nối trong đời sống của Hội Thánh vì Chúa Thánh Thần là hơi thở, là sức sống của Hội Thánh.
-Lễ Ngũ Tuần mời gọi mọi Kitô hữu trên toàn thế giới hãy hướng về lục địa Á Châu vì nơi đây chính Chúa Giêsu đã sinh ra cách đây 2019 năm. Đây là một lục địa mênh mông rộng lớn với một dân số đông đảo, với ngôn ngữ, văn hóa, phong tục, tập quán và là một lục địa đa tôn giáo. Chúng ta hãy cầu nguyện và cầu nguyện không ngừng để Danh Chúa được tôn vinh và nhiều người được biết Chúa và tin Chúa nơi lục địa này.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến đổi mới chúng con để chúng con luôn sẵn sàng và mau mắn loan báo Tin Mừng cho nhiều người chưa biết Chúa. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tại sao các Tông đồ lại nói được nhiều thứ tiếng ?
2.Lễ Ngũ Tuần là lễ gì ?
3.Để đón nhận Chúa Thánh Thần, các tông đồ, những người phụ nữ đạo đức, và Đức Mẹ đã làm gì ?
4.Chúa Giêsu sinh ra ở lục địa nào ?
5.Chúng ta có cần Chúa Thánh Thần không ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét