Chúa Giêsu dạy các môn đệ cầu nguyện
Chúa Nhật XVII Thường niên, năm C
Lc 11,1-13
Cuộc đời của Chúa Giêsu là một bài ca tuyệt vời “ Tình Thương Chúa đời đời con ca ngợi “ (Tv 88 ).Do đó, cả đời sống của Người là một lời kinh liên lỉ, lời kinh không dứt, không ngừng. Bất cứ làm công việc gì, đi đâu hay phải quyết định những gì quan trọng, Chúa Giêsu đều cầu nguyện và hỏi ý Chúa Cha. Trong những năm đi giảng, Chúa Giêsu chỉ dạy cho các môn đệ một kinh duy nhất là kinh Lạy Cha.
Chúa Giêsu đã dạy cho các môn đệ và cho nhân loại kinh Lạy Cha để nói cho mọi người hay cầu nguyện không có nghĩa là chỉ xin ơn và cũng chẳng có nghĩa là liệt kê những ước muốn, những kỳ vọng, những điều mà mình muốn xin. Cầu nguyện là tôn thờ, thống hối, tạ ơn và xin ơn. Chúa dạy mọi người qua kinh Lạy Cha phải có bốn tâm tình rõ ràng như thế.” Lạy Cha, xin làm cho Danh Thánh Cha vinh hiển, triều đại Cha mau đến “ ( Lc 11,2 ). Đây là câu chúc tụng, tôn vinh của kinh Lạy Cha. Rồi mọi người chúng ta tỏ lòng ăn năn sám hối, thống hối lỗi mình bằng lời xin lỗi :” Xin tha tội cho chúng con, như cũng con cũng tha kẻ có tội mắc lỗi với chúng con “ ( Lc 11, 4). Sau đó, chúng ta cảm tạ những hồng ân Chúa đã tuôn đổ trên chúng ta. Và rồi, tâm tình cầu xin của chúng ta được biểu lộ trong câu :” Xin Cha chúng con hôm nay lương thực hằng ngày “ ( Lc 11, 3 ), và “ xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ “ Lc 11, 4 ). Lời kinh Lạy Cha là lời kinh của Chúa Giêsu. Đây là lời kinh tuyệt vời, hoàn hảo Chúa Giêsu đã dạy cho các môn đệ của Ngài. Chúa không dạy các môn đệ, không dạy nhân loại, loài người nhiều kinh, Ngài chỉ dạy có một kinh Lạy Cha nhưng bao gồm tất cả lời cầu nguyện của Ngài. Nên, lời kinh Lạy Cha là lời kinh hoàn hảo nhất, tuyệt vời nhất.Chúa Giêsu gọi Thiên Chúa là Cha, là Abba “ Cha ơi “. Chúng ta là con của Chúa, chúng ta cũng gọi Cha Ngài là Cha của chúng ta. Xưa Abraham là Cha của các kẻ tin, nhưng lời nguyện cầu của Abraham và của Chúa Giêsu hoàn toàn khác nhau.Abraham đã yêu thương dân của Chúa, Ông đã dám đến gần Thiên Chúa để nài van Ngài tha thứ cho dân thành Sođoma và Gomora. Abraham đã không ngại ngùng trả giá với Thiên Chúa.Nhưng Ông đã không dám gọi Thiên Chúa là Cha một cách thật thân thương và thân mật như Chúa Giêsu đã gọi Thiên Chúa là Cha của Ngài. Chính vì thế, chúng ta chưa thấy một người nào dám gọi Thiên Chúa là Abba “ Cha ơi “ như Chúa Giêsu đã làm.
Chúa Giêsu sau khi đã dạy các môn đệ và mọi người kinh Lạy Cha, Ngài lại còn khuyên mọi người và chúng ta hãy kiên nhẫn và cậy trông để cầu nguyện. Phải kiên nhẫn cầu nguyện vì có những điều chúng ta cầu xin chúng ta không được đáp ứng, như thế, không phải vì Chúa không muốn cho chúng ta những ơn ấy nhưng vì có lẽ đối với Chúa, ơn ấy không cần thiết cho linh hồn chúng ta, Ngài muốn dành cho chúng ta ơn khác lớn hơn, cần hơn. Chúa luôn yêu thương và tỏ lòng nhân hậu với chúng ta như một người cha đầy lòng nhân hậu. Chúng ta phải trông cậy vì Chúa đã hứa :” Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ thì sẽ mở cho “ ( Lc 11, 9).
Tất cả mọi Kitô hữu đều được mời gọi thưa với Thiên Chúa là Cha. Bởi vì chúng ta được hiệp thông trong mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, sự sống mới mà chúng ta lãnh nhận khi chúng ta được rửa tội. Qua Bí tích rửa tội chúng ta được trở nên chi thể của Hội Thánh, thuộc về gia đình của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Lời thân thưa của Chúa Giêsu với Thiên Chúa là Cha “ Abba” luôn phải là lời thưa của mỗi người chúng ta hằng ngày vì mỗi lần đọc kinh Lạy Cha, chúng ta luôn được diễm phúc thưa với Thiên Chúa “ Abba “, Cha ơi.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn biết siêng năng dùng kinh Lạy Cha để cầu nguyện. Xin cho chúng con hiểu rằng thiếu cầu nguyện đời sống của chúng con sẽ hụt hẵng, không cầu nguyện cuộc đời của chúng con sẽ hư đi. Xin cho chúng con luôn biết cầu nguyện như Chúa Giêsu. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tại sao cuộc đời của Chúa Giêsu là một lời cầu nguyện liên lỉ, nhưng Người lại chỉ dạy các môn đệ ‘ Kinh Lạy Cha “ ?
2.Tại sao Chúa Giêsu lại gọi Thiên Chúa là “ Abba “ ( Cha ơi ! )?
3.Kinh Lạy Cha là kinh gì ?
4.Chúng ta có cần cầu nguyện không ? Tại sao ?
5.Cầu nguyện là gì ?
Lc 11,1-13
Cuộc đời của Chúa Giêsu là một bài ca tuyệt vời “ Tình Thương Chúa đời đời con ca ngợi “ (Tv 88 ).Do đó, cả đời sống của Người là một lời kinh liên lỉ, lời kinh không dứt, không ngừng. Bất cứ làm công việc gì, đi đâu hay phải quyết định những gì quan trọng, Chúa Giêsu đều cầu nguyện và hỏi ý Chúa Cha. Trong những năm đi giảng, Chúa Giêsu chỉ dạy cho các môn đệ một kinh duy nhất là kinh Lạy Cha.
Chúa Giêsu đã dạy cho các môn đệ và cho nhân loại kinh Lạy Cha để nói cho mọi người hay cầu nguyện không có nghĩa là chỉ xin ơn và cũng chẳng có nghĩa là liệt kê những ước muốn, những kỳ vọng, những điều mà mình muốn xin. Cầu nguyện là tôn thờ, thống hối, tạ ơn và xin ơn. Chúa dạy mọi người qua kinh Lạy Cha phải có bốn tâm tình rõ ràng như thế.” Lạy Cha, xin làm cho Danh Thánh Cha vinh hiển, triều đại Cha mau đến “ ( Lc 11,2 ). Đây là câu chúc tụng, tôn vinh của kinh Lạy Cha. Rồi mọi người chúng ta tỏ lòng ăn năn sám hối, thống hối lỗi mình bằng lời xin lỗi :” Xin tha tội cho chúng con, như cũng con cũng tha kẻ có tội mắc lỗi với chúng con “ ( Lc 11, 4). Sau đó, chúng ta cảm tạ những hồng ân Chúa đã tuôn đổ trên chúng ta. Và rồi, tâm tình cầu xin của chúng ta được biểu lộ trong câu :” Xin Cha chúng con hôm nay lương thực hằng ngày “ ( Lc 11, 3 ), và “ xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ “ Lc 11, 4 ). Lời kinh Lạy Cha là lời kinh của Chúa Giêsu. Đây là lời kinh tuyệt vời, hoàn hảo Chúa Giêsu đã dạy cho các môn đệ của Ngài. Chúa không dạy các môn đệ, không dạy nhân loại, loài người nhiều kinh, Ngài chỉ dạy có một kinh Lạy Cha nhưng bao gồm tất cả lời cầu nguyện của Ngài. Nên, lời kinh Lạy Cha là lời kinh hoàn hảo nhất, tuyệt vời nhất.Chúa Giêsu gọi Thiên Chúa là Cha, là Abba “ Cha ơi “. Chúng ta là con của Chúa, chúng ta cũng gọi Cha Ngài là Cha của chúng ta. Xưa Abraham là Cha của các kẻ tin, nhưng lời nguyện cầu của Abraham và của Chúa Giêsu hoàn toàn khác nhau.Abraham đã yêu thương dân của Chúa, Ông đã dám đến gần Thiên Chúa để nài van Ngài tha thứ cho dân thành Sođoma và Gomora. Abraham đã không ngại ngùng trả giá với Thiên Chúa.Nhưng Ông đã không dám gọi Thiên Chúa là Cha một cách thật thân thương và thân mật như Chúa Giêsu đã gọi Thiên Chúa là Cha của Ngài. Chính vì thế, chúng ta chưa thấy một người nào dám gọi Thiên Chúa là Abba “ Cha ơi “ như Chúa Giêsu đã làm.
Chúa Giêsu sau khi đã dạy các môn đệ và mọi người kinh Lạy Cha, Ngài lại còn khuyên mọi người và chúng ta hãy kiên nhẫn và cậy trông để cầu nguyện. Phải kiên nhẫn cầu nguyện vì có những điều chúng ta cầu xin chúng ta không được đáp ứng, như thế, không phải vì Chúa không muốn cho chúng ta những ơn ấy nhưng vì có lẽ đối với Chúa, ơn ấy không cần thiết cho linh hồn chúng ta, Ngài muốn dành cho chúng ta ơn khác lớn hơn, cần hơn. Chúa luôn yêu thương và tỏ lòng nhân hậu với chúng ta như một người cha đầy lòng nhân hậu. Chúng ta phải trông cậy vì Chúa đã hứa :” Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ thì sẽ mở cho “ ( Lc 11, 9).
Tất cả mọi Kitô hữu đều được mời gọi thưa với Thiên Chúa là Cha. Bởi vì chúng ta được hiệp thông trong mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, sự sống mới mà chúng ta lãnh nhận khi chúng ta được rửa tội. Qua Bí tích rửa tội chúng ta được trở nên chi thể của Hội Thánh, thuộc về gia đình của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Lời thân thưa của Chúa Giêsu với Thiên Chúa là Cha “ Abba” luôn phải là lời thưa của mỗi người chúng ta hằng ngày vì mỗi lần đọc kinh Lạy Cha, chúng ta luôn được diễm phúc thưa với Thiên Chúa “ Abba “, Cha ơi.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn biết siêng năng dùng kinh Lạy Cha để cầu nguyện. Xin cho chúng con hiểu rằng thiếu cầu nguyện đời sống của chúng con sẽ hụt hẵng, không cầu nguyện cuộc đời của chúng con sẽ hư đi. Xin cho chúng con luôn biết cầu nguyện như Chúa Giêsu. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tại sao cuộc đời của Chúa Giêsu là một lời cầu nguyện liên lỉ, nhưng Người lại chỉ dạy các môn đệ ‘ Kinh Lạy Cha “ ?
2.Tại sao Chúa Giêsu lại gọi Thiên Chúa là “ Abba “ ( Cha ơi ! )?
3.Kinh Lạy Cha là kinh gì ?
4.Chúng ta có cần cầu nguyện không ? Tại sao ?
5.Cầu nguyện là gì ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét