Chúa Nhật XV Thường Niên -C-
Đệ Nhị Luật 30: 10-14; T.vịnh. 68; Côlôssê 1: 15-20; Luca 10: 25-37
Chúa Giêsu là một người có tài kể chuyện. Dụ ngôn về người Samaritanô tốt lành là một câu chuyện có tính thường ngày hay xảy ra, câu chuyện có những nhân vật không thể nào quên được. Đây là câu chuyện của một bậc thầy kể chuyện. Có những chi tiết trong lời văn của dụ ngôn là sự lập đi lập lại cụm từ mô tả thầy tư tế và người Lêvi. Thánh Luca nói là hai người đó không những không ngừng lại để giúp đỡ nạn nhân nằm bên lề đường, nhưng họ lại "đi tránh qua một bên". Cả hai người cùng làm như vậy "họ tránh qua bên kia mà đi".
Dân chúng nghe câu chuyện đó có thể tha thứ cho hai người đó. Nạn nhân bị đánh nhừ tử, để mặc nửa sống nửa chết. Nếu họ chạm vào nạn nhân thì họ trở nên ô uế theo tục lệ tôn giáo, và họ không thể làm việc phụng vụ hay tham dự vào sự thờ phượng trong Đền Thờ, vì đó là theo lề luật. Người khác có thể bênh vực cho hai người tư tế và Levi là họ đi trên đường nguy hiểm đầy kẻ cướp bóc. Và nạn nhân có thể là một cái bẩy dụ dỗ người lữ hành một mình.
Chúa Giêsu không lên án hai người tư tế và Lêvi. Nhưng Ngài làm cho chúng ta chú ý đến một người. Một người ngoại bang đi vượt qua phía bên kia đường và đáp ứng cơ hội giúp đở nạn nhân. Điều gì khiến người đó hành động như vậy? Có phải chỉ những người rất can đảm mới sẵn sàng hy sinh mọi sự, ngay cả mạng sống của mình để giúp người khác hay sao?
Cách đây ít lâu tôi có đọc một câu chuyện trong tạp chí Time có tựa đề là "CÙNG NHAU LÀM VIỆC LÀNH" Một cặp vợ chồng người Hòa Lan là Johtje và Art Vos cùng liều mạng sống của họ để giúp người Do Thái thoát khỏi sự truy bắt của chính phủ Đức Quốc Xã. Cặp vợ chồng đó thuộc về một nhóm người gọi là nhóm "CỨU HỘ". Họ đã cứu sống được 500,000 người Do thái. Khi người ta hỏi cặp vợ chồng người Hòa Lan: Điều gì đã làm cho họ liều lỉnh như thế. Họ và những người khác đều trả lời như nhau một cách rất bình thường: "Chúng tôi không nghĩ gì cả". Một người trong nhóm "Cứu hộ" nói: "Khi bạn bắt đầu soạn vali cho một người bạn. Và trước khi bạn thực hiện thì mọi sự đã xong xuôi. Chúng tôi làm điều mà bất kỳ người nào cũng làm được". Ấy vậy, không dễ gì có ai trong hoàn cảnh này đâu!
Một khảo cứu về các người "Cứu hộ" cho chúng ta biết họ thuộc về nhiều tầng lớp trong xã hội. Có thể họ có học thức hay ít học, giàu hay nghèo, có đức tin hay vô tín ngưởng. Hành vi họ mang tính cá nhân. Trong khi mọi người thực hiện theo sự đòi hỏi của xã hội và đồng nghiệp, thì những người này không bị ràng buộc bởi những mong đợi của kẻ khác; thế nên họ nghĩ sao là làm vậy. Gia đình, bạn bè và xã hội có thể gây áp lực làm cho người ta hạn chế làm những việc tốt lành. Người Samaritanô không hề tự nói với mình "Đó là, người người Do thái. Chúng ta sẽ không bao giờ giúp người Do thái".
Nhóm người "cứu hộ" có cả một lịch sử về những việc tốt lành của họ. Họ đi thăm bệnh nhân trong các bệnh viện, thu góp sách vở cho các học sinh nghèo, săn sóc các động vật bị lạc chủ. Những việc tốt lành nhỏ mọn đó như là cách huấn luyện cho họ đến làm những việc tốt lành lớn hơn khi họ gặp. Nhiều người "cứu hộ" có ý thức về tinh phổ quát. Họ không đặt dấu hỏi về đối tượng có phải là “người Do thái” hay không; nhưng trước tiên đó chính là một con người.
Người Samaritanô không trông thấy một người Do thái bên lề đường, mà chỉ thấy đó là một nạn nhân. Bạn hãy thử nghĩ xem tâm tư của bạn có giống với ý này cho ngày hôm nay.
Bài báo Time có tựa đề "Cùng nhau làm việc tốt". Cùng nhau không bao hàm ỹ nghĩa dọa nạt, nhưng có ý nghĩa là "cùng chung hơi thở".
Đó là ý tưởng cho chúng ta trong một giáo hội. Chúng ta "cùng nhau làm việc tốt". Chúng ta cùng chung hơi thở của Chúa Thánh Linh để làm điều tốt. Bất kể người thuộc nguồn gốc nào, người có gia đình hay chưa, người thuộc mọi chủng tộc, người có khuynh hướng tình dục khác biệt, hay người khác tôn giáo. Chúa Thánh Linh thổi hơi vào chúng ta giúp chúng ta có bản năng giúp người khác như là một hành động tự nhiên như hơi thở: hít vào và thở ra.
Hãy để ý, trong dụ ngôn người Samaritanô, ông ta có đem theo dụng cụ như "Dầu thuốc để giúp cho việc chữa trị" rượu để rửa vết thương, dầu để giúp chữa lành. Dụ ngôn cho chúng ta biết là đối với Chúa Thánh Linh, Ngài cũng có những thứ để giúp chữa lành. Chúng ta tự dùng bản năng và sự hiểu biết của chúng ta để giúp đỡ, còn ân sũng của Thiên Chúa là thúc đẫy chúng ta bước qua bên kia đường đến chỗ nạn nhân bị thương tích để chăm soc vêt thương cho họ.
Chúng ta thường nói chuyện về tôn giáo và những hành vi tốt. Nhưng dụ ngôn kêu gọi sự đáp lời thực hiện. Dụ ngôn không chú trọng đến việc phải thương yêu Thiên Chúa, nhưng là việc phải thương yêu tha nhân. Cha Fred Craddock, một chuyên gia về Kinh Thánh và là thầy dạy về môn rao giảng nói đến câu hỏi "Ai là tha nhân của tôi?". Đây là câu hỏi để định nghĩa đối tượng và mức độ để tôi thương yêu. Chúa Giêsu hỏi người thông luật "Vậy, theo ông nghĩ, trong ba người đó ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?" Câu hỏi này sẽ quay lại hỏi đến chúng ta là ai trong hoàn cảnh đó với người lân cận khác.
Câu hỏi của Chúa Giêsu ở cuối đoạn văn nằm ngoài dụ ngôn. Đó là câu sửa lại một câu hỏi chưa đúng. Chúng ta là dân tộc của một Triều Đại khác, Chúng ta sống theo lề luật khác. Chúng ta là những người hành động trong tình yêu thương. Tình yêu thương đó không có biên giới, không bị lệ thuộc vào một số người trong chúng ta và không kể những người ngoài cuộc. Tình yêu thương đó không đợi "trả lại tiền". Luật của thiên Chúa (ẩn chứa theo bài đọc thứ nhất) không duy chỉ là lề luật. Dù vậy, chúng ta những tín hữu thường muốn gọi là lề luật. Vậy thì chúng ta có tất những câu hỏi về lề luật. Thí dụ "thánh lễ hôm nay có cho tôi giữ luật buộc đi lễ ngày Chúa Nhật không?" Bài đọc thứ nhất nói là lề luật Thiên Chúa đòi hỏi sự tin tưởng từ bên trong, không chỉ giữ theo luật bên ngoài.
Tôi thích những biểu tượng trong dụ ngôn. Nhất là khi người Samaritanô "lấy dầu, và rượu đổ lên vết thương và băng bó lại". Tôi rất ngạc nhiên là người đó có những vật dụng trong khi đi đường. Chúng ta không thường khi có dịp mang theo những dụng cụ đó, thụ đắc những tài năng và kiến thức đó, hay ngay cả chỉ thấy một người bị nạn như thế mà chúng ta đang đi du lịch chỉ mang theo những thứ cần dùng, không có gì để giúp. Nhờ có Chúa Thánh Linh chúng ta có đủ trang bị giúp chữa lành. Chúng ta dựa vào Chúa Thánh Linh mà chúng ta đã lãnh nhận trong Bí Tích rửa tội, và chúng ta tin vào sự hiện diện của Ngài trong khi chúng ta lo lắng cho nạn nhân.
Có một điều hơi khác giữa người Samaritanô và những người "cứu hộ" trong bài của báo Time. Người Samaritanô không suy nghĩ nhiều về việc nạn nhân có đáng được giúp đở hay không. Không như người Samaritanô, thời buối bây giờ đất nước chúng ta hình như không "cảm thông". Ngay cả có một số người Kitô hữu đã quay mặt đi không nghĩ đến những nguời bị tai nạn, bị đau ốm, bị bỏ rơi ở biên giới. Chúng ta có phán xét họ quá hững hờ chăng, Giống như người Samaritanô chúng ta có động lòng và đáp ứng chăm sóc những người bị thương nằm bên lề đường hay không?
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
Chúa Giêsu là một người có tài kể chuyện. Dụ ngôn về người Samaritanô tốt lành là một câu chuyện có tính thường ngày hay xảy ra, câu chuyện có những nhân vật không thể nào quên được. Đây là câu chuyện của một bậc thầy kể chuyện. Có những chi tiết trong lời văn của dụ ngôn là sự lập đi lập lại cụm từ mô tả thầy tư tế và người Lêvi. Thánh Luca nói là hai người đó không những không ngừng lại để giúp đỡ nạn nhân nằm bên lề đường, nhưng họ lại "đi tránh qua một bên". Cả hai người cùng làm như vậy "họ tránh qua bên kia mà đi".
Dân chúng nghe câu chuyện đó có thể tha thứ cho hai người đó. Nạn nhân bị đánh nhừ tử, để mặc nửa sống nửa chết. Nếu họ chạm vào nạn nhân thì họ trở nên ô uế theo tục lệ tôn giáo, và họ không thể làm việc phụng vụ hay tham dự vào sự thờ phượng trong Đền Thờ, vì đó là theo lề luật. Người khác có thể bênh vực cho hai người tư tế và Levi là họ đi trên đường nguy hiểm đầy kẻ cướp bóc. Và nạn nhân có thể là một cái bẩy dụ dỗ người lữ hành một mình.
Chúa Giêsu không lên án hai người tư tế và Lêvi. Nhưng Ngài làm cho chúng ta chú ý đến một người. Một người ngoại bang đi vượt qua phía bên kia đường và đáp ứng cơ hội giúp đở nạn nhân. Điều gì khiến người đó hành động như vậy? Có phải chỉ những người rất can đảm mới sẵn sàng hy sinh mọi sự, ngay cả mạng sống của mình để giúp người khác hay sao?
Cách đây ít lâu tôi có đọc một câu chuyện trong tạp chí Time có tựa đề là "CÙNG NHAU LÀM VIỆC LÀNH" Một cặp vợ chồng người Hòa Lan là Johtje và Art Vos cùng liều mạng sống của họ để giúp người Do Thái thoát khỏi sự truy bắt của chính phủ Đức Quốc Xã. Cặp vợ chồng đó thuộc về một nhóm người gọi là nhóm "CỨU HỘ". Họ đã cứu sống được 500,000 người Do thái. Khi người ta hỏi cặp vợ chồng người Hòa Lan: Điều gì đã làm cho họ liều lỉnh như thế. Họ và những người khác đều trả lời như nhau một cách rất bình thường: "Chúng tôi không nghĩ gì cả". Một người trong nhóm "Cứu hộ" nói: "Khi bạn bắt đầu soạn vali cho một người bạn. Và trước khi bạn thực hiện thì mọi sự đã xong xuôi. Chúng tôi làm điều mà bất kỳ người nào cũng làm được". Ấy vậy, không dễ gì có ai trong hoàn cảnh này đâu!
Một khảo cứu về các người "Cứu hộ" cho chúng ta biết họ thuộc về nhiều tầng lớp trong xã hội. Có thể họ có học thức hay ít học, giàu hay nghèo, có đức tin hay vô tín ngưởng. Hành vi họ mang tính cá nhân. Trong khi mọi người thực hiện theo sự đòi hỏi của xã hội và đồng nghiệp, thì những người này không bị ràng buộc bởi những mong đợi của kẻ khác; thế nên họ nghĩ sao là làm vậy. Gia đình, bạn bè và xã hội có thể gây áp lực làm cho người ta hạn chế làm những việc tốt lành. Người Samaritanô không hề tự nói với mình "Đó là, người người Do thái. Chúng ta sẽ không bao giờ giúp người Do thái".
Nhóm người "cứu hộ" có cả một lịch sử về những việc tốt lành của họ. Họ đi thăm bệnh nhân trong các bệnh viện, thu góp sách vở cho các học sinh nghèo, săn sóc các động vật bị lạc chủ. Những việc tốt lành nhỏ mọn đó như là cách huấn luyện cho họ đến làm những việc tốt lành lớn hơn khi họ gặp. Nhiều người "cứu hộ" có ý thức về tinh phổ quát. Họ không đặt dấu hỏi về đối tượng có phải là “người Do thái” hay không; nhưng trước tiên đó chính là một con người.
Người Samaritanô không trông thấy một người Do thái bên lề đường, mà chỉ thấy đó là một nạn nhân. Bạn hãy thử nghĩ xem tâm tư của bạn có giống với ý này cho ngày hôm nay.
Bài báo Time có tựa đề "Cùng nhau làm việc tốt". Cùng nhau không bao hàm ỹ nghĩa dọa nạt, nhưng có ý nghĩa là "cùng chung hơi thở".
Đó là ý tưởng cho chúng ta trong một giáo hội. Chúng ta "cùng nhau làm việc tốt". Chúng ta cùng chung hơi thở của Chúa Thánh Linh để làm điều tốt. Bất kể người thuộc nguồn gốc nào, người có gia đình hay chưa, người thuộc mọi chủng tộc, người có khuynh hướng tình dục khác biệt, hay người khác tôn giáo. Chúa Thánh Linh thổi hơi vào chúng ta giúp chúng ta có bản năng giúp người khác như là một hành động tự nhiên như hơi thở: hít vào và thở ra.
Hãy để ý, trong dụ ngôn người Samaritanô, ông ta có đem theo dụng cụ như "Dầu thuốc để giúp cho việc chữa trị" rượu để rửa vết thương, dầu để giúp chữa lành. Dụ ngôn cho chúng ta biết là đối với Chúa Thánh Linh, Ngài cũng có những thứ để giúp chữa lành. Chúng ta tự dùng bản năng và sự hiểu biết của chúng ta để giúp đỡ, còn ân sũng của Thiên Chúa là thúc đẫy chúng ta bước qua bên kia đường đến chỗ nạn nhân bị thương tích để chăm soc vêt thương cho họ.
Chúng ta thường nói chuyện về tôn giáo và những hành vi tốt. Nhưng dụ ngôn kêu gọi sự đáp lời thực hiện. Dụ ngôn không chú trọng đến việc phải thương yêu Thiên Chúa, nhưng là việc phải thương yêu tha nhân. Cha Fred Craddock, một chuyên gia về Kinh Thánh và là thầy dạy về môn rao giảng nói đến câu hỏi "Ai là tha nhân của tôi?". Đây là câu hỏi để định nghĩa đối tượng và mức độ để tôi thương yêu. Chúa Giêsu hỏi người thông luật "Vậy, theo ông nghĩ, trong ba người đó ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?" Câu hỏi này sẽ quay lại hỏi đến chúng ta là ai trong hoàn cảnh đó với người lân cận khác.
Câu hỏi của Chúa Giêsu ở cuối đoạn văn nằm ngoài dụ ngôn. Đó là câu sửa lại một câu hỏi chưa đúng. Chúng ta là dân tộc của một Triều Đại khác, Chúng ta sống theo lề luật khác. Chúng ta là những người hành động trong tình yêu thương. Tình yêu thương đó không có biên giới, không bị lệ thuộc vào một số người trong chúng ta và không kể những người ngoài cuộc. Tình yêu thương đó không đợi "trả lại tiền". Luật của thiên Chúa (ẩn chứa theo bài đọc thứ nhất) không duy chỉ là lề luật. Dù vậy, chúng ta những tín hữu thường muốn gọi là lề luật. Vậy thì chúng ta có tất những câu hỏi về lề luật. Thí dụ "thánh lễ hôm nay có cho tôi giữ luật buộc đi lễ ngày Chúa Nhật không?" Bài đọc thứ nhất nói là lề luật Thiên Chúa đòi hỏi sự tin tưởng từ bên trong, không chỉ giữ theo luật bên ngoài.
Tôi thích những biểu tượng trong dụ ngôn. Nhất là khi người Samaritanô "lấy dầu, và rượu đổ lên vết thương và băng bó lại". Tôi rất ngạc nhiên là người đó có những vật dụng trong khi đi đường. Chúng ta không thường khi có dịp mang theo những dụng cụ đó, thụ đắc những tài năng và kiến thức đó, hay ngay cả chỉ thấy một người bị nạn như thế mà chúng ta đang đi du lịch chỉ mang theo những thứ cần dùng, không có gì để giúp. Nhờ có Chúa Thánh Linh chúng ta có đủ trang bị giúp chữa lành. Chúng ta dựa vào Chúa Thánh Linh mà chúng ta đã lãnh nhận trong Bí Tích rửa tội, và chúng ta tin vào sự hiện diện của Ngài trong khi chúng ta lo lắng cho nạn nhân.
Có một điều hơi khác giữa người Samaritanô và những người "cứu hộ" trong bài của báo Time. Người Samaritanô không suy nghĩ nhiều về việc nạn nhân có đáng được giúp đở hay không. Không như người Samaritanô, thời buối bây giờ đất nước chúng ta hình như không "cảm thông". Ngay cả có một số người Kitô hữu đã quay mặt đi không nghĩ đến những nguời bị tai nạn, bị đau ốm, bị bỏ rơi ở biên giới. Chúng ta có phán xét họ quá hững hờ chăng, Giống như người Samaritanô chúng ta có động lòng và đáp ứng chăm sóc những người bị thương nằm bên lề đường hay không?
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét