Sống đạo giữa đời
Các tín hữu thường được khuyên bảo và nhắc nhở phải cố giữ đạo cho nên. Điều ấy có nghĩa là siêng năng đọc kinh xem lễ, đi nhà thờ, lãnh nhận các bí tích và giữ mình sạch tôi. Ngoài ra là còn có một mức độ căn bản về Giáo Lý và Kinh Thánh, Những người ngoan đạo thì thường làm như thế, còn những người “khô khan” thì năm chừng mười họa mới đọc kinh cầu nguyện hay “bén mảng” tới nhà thờ, còn quanh năm ngày tháng vẫn “khô khan, nguội lạnh” mà không thấy tỏ ra băn khoăn hay lo ngại gì.
Có người kể rằng nhiều thanh niên thiếu nữ Việt Nam ở Hoa kỳ hiện nay không đi hay ít đi lễ, dù là Chúa Nhật, vì họ bảo đi lễ chán ngắt, chẳng được cái gì cả, lễ nào cũng như lễ nào, cũng bấy nhiêu sự mà thôi.
Nói như thế là không hiểu gì về đạo, vì đi đạo không phải là để được cái gì về vật chất mà là được ơn phúc thiêng liêng bảo đảm cho cuộc đời mai hậu sau khi nhắm mắt lìa đời. Vì thế, thiết tưởng cần đặt vấn đề ra ở đây. Đó là giữ đạo và sống đạo.
Giử đạo thì như mới nói ở trên. Giữ được như thế đã là quá tốt rồi. Nhưng cái tốt ấy mới chì là cho cá nhân mình thôi, đành rằng mỗi người phải lo lấy cho mình trước. Còn những người khác thì sao ? Chẳng lẽ để họ hư mất mà không bận tâm ư ?. Bởi thế, giữ đạo nhưng còn phải sống đạo nữa, vì giữ đạo mới chỉ là mặt cá nhân, còn sống đạo mới là mặt xã hội. Người ta sống ở đời cần phải có hai mặt mới đầy đủ.
Vậy sống đạo là thế nào. Thưa vẫn là giữ đạo, nhưng là giữ đạo ở giữa đời với những hiểu biết căn bản về đạo, thành ra là sống đạo theo chiều kích xã hội, nghĩa là đem đạo vào đời bằng chính đời sống của mình bên cạnh những người khác. Sông đạo không phải chỉ có đọc kinh xem lễ, đi nhà thờ mà còn là liên đới với những người khác, trong các hoạt động ích quốc lợi dân, đẩy lui bất công bạo tàn, bênh vực những người cô thế cô thân, tùy hoàn cảnh, bậc đời và địa vị của mỗi người. Người có đạo giữ đạo không phải là người đứng bên lề xã hội, chỉ biết đến mình hay đạo của mình thôi, còn vận mệnh của quê hương xứ sở hay đồng bào mình thì “sống chết mặc bay”. Người sống đạo là người sống đức tin của mình một cách nghiêm túc, đem tinh thần và lời dạy của đức tin áp dụng vào đời sống trong cách hành xử và hoạt động bên cạnh những ngưởi khác đạo hay không “có đạo”, để người ta thấy cái hay của đạo ngay trong con người của mình. Như thế là truyền giáo, mà truyền giáo là một trong các bổn phận của người Công Giáo. Nhưng truyền giáo ở đây không phải là lôi kéo bằng lời nói cho bằng làm chứng cho đạo bằng chính con người của mình, ở giữa mọi người mà không như mọi người trong tâm tưởng và hành động. Có một cái gì khác và cái khác ấy là do chất tinh túy của đức tin tự trong con người mình phát ra.
Những giá trị nhân văn đáng quí do ông cha để lại như lòng biết ơn, tính vị tha, lòng dũng cảm, tính hiếu trung, hiếu nghĩa cô đọng trong sách Gia Huấn Ca của Nguyễn Trãi và nhiều tác phẩm văn học cổ truyền khác nữa. Đó là những điều người sống đạo không được xa lạ mà phải ghi nhớ và thi hành.
Xưa nay người ta thường ngộ nhận cho người Công Giáo chỉ biết đến Chúa đến đạo, còn những gì khác thì xem ra như hờ hững. Công Đồng Va-ti-ca-nô II đã phủ nhận điều này trong Hiến Chế Vui Mừng Và Hy Vọng như sau :
“Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ. Thực vậy, cộng đoàn của họ được cấu tạo bằng những con người đã được qui tụ trong Chúa Kitô, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong cuộc lữ hành về Nước Cha và đã đón nhận tin mừng cứu rỗi đem tới cho mọi người. Vì thế, cộng đoàn ấy mới nhận thấy mình thực sự liên hệ mật thiết với loài người và lịch sử nhân loại” (HC Vui mừng và hy vọng số 1)
Như vậy, sống đạo giữa đời là sống giữa những người khác trong tinh thần liên đới, dù vẫn giữ và sống đúng theo giáo lý của đạo mình mà không tỏ ra xa lạ hay vô cảm đối với trần gian.
Sống đạo giữa đời còn có nghĩa là giữ những bổn phận của người tín hữu, giữa những khó khăn thử thách do cuộc sống gây ra và đương đầu với những sự đối nghịch do người ngoài đưa đến, như những lời dèm pha, những gương xấu dịp tội. Sống đạo không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, lúc nào cũng yên hàn ổn định. Những lo lắng buồn phiền, những bất ổn trong đời tư và ngoài xã hội có ảnh hưởng đến tâm trí và làm lung lạc đức tin. Đó là những khó khán người có đạo phải đương đầu trong tinh thần cậy tin phó thác. Nhưng chuyện đó không dễ dàng, vì không phải cứ cầu nguyện là được yên ổn ngay đâu. Vì thế, phải kiên trì chịu đựng cùng với sự trợ lực của ơn Chúa, đợi cho đến thời “tận khổ cam lai” như lời Kinh Thánh : “Kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát”. (Mt 10,22)
Có người kể rằng nhiều thanh niên thiếu nữ Việt Nam ở Hoa kỳ hiện nay không đi hay ít đi lễ, dù là Chúa Nhật, vì họ bảo đi lễ chán ngắt, chẳng được cái gì cả, lễ nào cũng như lễ nào, cũng bấy nhiêu sự mà thôi.
Nói như thế là không hiểu gì về đạo, vì đi đạo không phải là để được cái gì về vật chất mà là được ơn phúc thiêng liêng bảo đảm cho cuộc đời mai hậu sau khi nhắm mắt lìa đời. Vì thế, thiết tưởng cần đặt vấn đề ra ở đây. Đó là giữ đạo và sống đạo.
Giử đạo thì như mới nói ở trên. Giữ được như thế đã là quá tốt rồi. Nhưng cái tốt ấy mới chì là cho cá nhân mình thôi, đành rằng mỗi người phải lo lấy cho mình trước. Còn những người khác thì sao ? Chẳng lẽ để họ hư mất mà không bận tâm ư ?. Bởi thế, giữ đạo nhưng còn phải sống đạo nữa, vì giữ đạo mới chỉ là mặt cá nhân, còn sống đạo mới là mặt xã hội. Người ta sống ở đời cần phải có hai mặt mới đầy đủ.
Vậy sống đạo là thế nào. Thưa vẫn là giữ đạo, nhưng là giữ đạo ở giữa đời với những hiểu biết căn bản về đạo, thành ra là sống đạo theo chiều kích xã hội, nghĩa là đem đạo vào đời bằng chính đời sống của mình bên cạnh những người khác. Sông đạo không phải chỉ có đọc kinh xem lễ, đi nhà thờ mà còn là liên đới với những người khác, trong các hoạt động ích quốc lợi dân, đẩy lui bất công bạo tàn, bênh vực những người cô thế cô thân, tùy hoàn cảnh, bậc đời và địa vị của mỗi người. Người có đạo giữ đạo không phải là người đứng bên lề xã hội, chỉ biết đến mình hay đạo của mình thôi, còn vận mệnh của quê hương xứ sở hay đồng bào mình thì “sống chết mặc bay”. Người sống đạo là người sống đức tin của mình một cách nghiêm túc, đem tinh thần và lời dạy của đức tin áp dụng vào đời sống trong cách hành xử và hoạt động bên cạnh những ngưởi khác đạo hay không “có đạo”, để người ta thấy cái hay của đạo ngay trong con người của mình. Như thế là truyền giáo, mà truyền giáo là một trong các bổn phận của người Công Giáo. Nhưng truyền giáo ở đây không phải là lôi kéo bằng lời nói cho bằng làm chứng cho đạo bằng chính con người của mình, ở giữa mọi người mà không như mọi người trong tâm tưởng và hành động. Có một cái gì khác và cái khác ấy là do chất tinh túy của đức tin tự trong con người mình phát ra.
Những giá trị nhân văn đáng quí do ông cha để lại như lòng biết ơn, tính vị tha, lòng dũng cảm, tính hiếu trung, hiếu nghĩa cô đọng trong sách Gia Huấn Ca của Nguyễn Trãi và nhiều tác phẩm văn học cổ truyền khác nữa. Đó là những điều người sống đạo không được xa lạ mà phải ghi nhớ và thi hành.
Xưa nay người ta thường ngộ nhận cho người Công Giáo chỉ biết đến Chúa đến đạo, còn những gì khác thì xem ra như hờ hững. Công Đồng Va-ti-ca-nô II đã phủ nhận điều này trong Hiến Chế Vui Mừng Và Hy Vọng như sau :
“Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ. Thực vậy, cộng đoàn của họ được cấu tạo bằng những con người đã được qui tụ trong Chúa Kitô, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong cuộc lữ hành về Nước Cha và đã đón nhận tin mừng cứu rỗi đem tới cho mọi người. Vì thế, cộng đoàn ấy mới nhận thấy mình thực sự liên hệ mật thiết với loài người và lịch sử nhân loại” (HC Vui mừng và hy vọng số 1)
Như vậy, sống đạo giữa đời là sống giữa những người khác trong tinh thần liên đới, dù vẫn giữ và sống đúng theo giáo lý của đạo mình mà không tỏ ra xa lạ hay vô cảm đối với trần gian.
Sống đạo giữa đời còn có nghĩa là giữ những bổn phận của người tín hữu, giữa những khó khăn thử thách do cuộc sống gây ra và đương đầu với những sự đối nghịch do người ngoài đưa đến, như những lời dèm pha, những gương xấu dịp tội. Sống đạo không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, lúc nào cũng yên hàn ổn định. Những lo lắng buồn phiền, những bất ổn trong đời tư và ngoài xã hội có ảnh hưởng đến tâm trí và làm lung lạc đức tin. Đó là những khó khán người có đạo phải đương đầu trong tinh thần cậy tin phó thác. Nhưng chuyện đó không dễ dàng, vì không phải cứ cầu nguyện là được yên ổn ngay đâu. Vì thế, phải kiên trì chịu đựng cùng với sự trợ lực của ơn Chúa, đợi cho đến thời “tận khổ cam lai” như lời Kinh Thánh : “Kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát”. (Mt 10,22)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét