Cẩm nang hỏi đáp Triết học (Câu 136 – 137) Johannes Scotus Eriugena và Thánh Isidore thành Seville
- Đức giáo hoàng Honorius III đã lưu ý gì về tính dị giáo trong luận thuyết của Johannes Scotus Eriugena?
Trong cuốn De Divisione Naturae, Eriugena đã trình bày một lối nhìn theo trường phái Tân-Plato về thế giới và vũ trụ vốn cũng là học thuyết phiếm thần. Giáo hội Công giáo đã không chấp nhận chủ nghĩa phiếm thần, học thuyết cho rằng Thiên Chúa tồn tại ở mọi chỗ trong thế giới, vì Thiên Chúa được giả định là phân tán vào công trình tạo dựng của Ngài. Theo Eriugena, chúng ta không thể gán cho bất kỳ phẩm chất thiên nhiên nào từ kinh nghiệm riêng của chúng ta cho Thiên Chúa được. Quan điểm này không có vấn đề gì với Đức giáo hoàng. Vấn đề ở chỗ ông đã mô tả thế giới thụ tạo như là sự phát toả từ Thiên Chúa trong những tình trạng khác nhau: Thiên Chúa đã tạo ra những ý niệm hay những hình thái theo quan niệm của Plato, và điều này đã tạo nên những đối tượng mang tính nhận thức. Những đối tượng có thể nhận thức này không thể tạo ra bất kỳ điều gì nhưng thay vào đó sau cùng, nó nên một với Thiên Chúa, với nghĩa rằng Thiên Chúa “là trọn vẹn”, đối tượng ấy là bộ phận của một vòng tuần hoàn quy hướng vào chính Ngài.
- Có gì trong bộ bách khoa từ điển của thánh Isidore?
Tác phẩm bách khoa từ điển – Etymologiae của Thánh Isidore thành Seville (560-636) là một nỗ lực với tham vọng sưu tập tất cả tri thức của thời đại của ngài vào một nguồn. Nó chứa đựng mọi điều được biết đến và được tin vào thời điểm ấy, với một chút thêm bớt có chọn lọc. Ví dụ, trong mục “A” là một mục từ nói về học thuyết nguyên tử, nhưng cũng là một mục nói về Antipodes huyền thoại người mà được cho là cư ngụ tại những đồng bằng đầy sỏi đá thuộc phía Nam của châu Phi. Thánh Isidore thuật lại rằng những ngón chân to lớn của họ không nằm trong bàn chân của họ, nhưng lại nằm ngoài, điều ấy tạo cho họ có khả năng nhanh nhẹn hơn khi vượt qua những vùng sỏi đá.
Chuyển ngữ: Nhóm Majorica, Học viện Dòng Tên
Nguồn: Naomi Zack, Ph.D., The Handy Philosophy Answer Book, (Visible Ink Press, 2010), 60-61
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét