Trang

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2019

Câu 152 – 153 Al-Ghazali và Phái Sufism

Cẩm Nang Hỏi Đáp Triết Học – Al-Ghazali và Phái Sufism (Câu 152 – 153)

  1. Al-Ghazali là ai?
Abu Hamid al-Ghazali (1058-1111) là một triết gia, thần học gia, luật gia và thầy pháp thần bí của Hồi giáo. Ông sinh ở vùng Trung Đông thuộc Khurisan (hay Khorasan) và được học hành ở trung tâm học vấn của Nishaur. Ông đã trở thành người đứng đầu của Nazamiyah, một trường đạo ở Baghdad nơi mà những bài giảng về luật và thần học của ông trở nên rất nổi tiếng. Ông đã đi tìm sự chắc chắn trong hiểu biết, và khi không thể tìm thấy nó nơi những nghiên cứu học thuật, ông từ chức vị trí hàn lâm của mình, rời khỏi gia đình và trở thành một nhà thần bí pháp gia của Hồi giáo. Ông đã đi lang thang cả chục năm trời và với kết quả của những trải nghiệm này, ông đã quay về Nishapur tiếp tục giảng dạy trở lại.
Al-Ghazali dần đi đến xác tín rằng chân lý chỉ có thể được tìm thấy do bởi của ân sủng Thiên Chúa. Trong tác phẩm Deliverance from Error, tự truyện tâm hồn của mình, ông đã kể lại cuộc truy tầm vô ích của mình về chân lý và sự chắc chắn ngang qua cả truyền thống tri thức Đạo Hồi và Tây phương rồi kết luận rằng, thông tin và lý lẽ thuộc giác quan quả là ngây ngô. Sự chọn lựa của ông giữa hiểu biết dựa trên lý trí và giác quan là “một tia sáng mà Đấng Tối Cao gieo vào trong lòng của tôi…chìa khóa cho sự hiểu biết lớn nhất.”
Cuộc tấn công vào những bậc lão luyện về triết học như là một chỉ dẫn tới chân lý và sự chắc chắn, một cách đặc biệt trong những bản văn của Avicenna (980-1037), và đỉnh cao là nơi tác phẩm The Intensions of the Philosophers. Trong tác phẩm The Incoherence of the Philosophers, ông đã đưa ra một cuộc tấn kích chi tiết về tri thức vào những quan điểm của Plato và Aristotle, vốn chính là sự chống đối trực tiếp với Avicenna.
  1. Phái Sufism (đạo Xufi) là gì ?
Sufism là nhánh thần bí thuộc Hồi giáo. Từ năm 1000 đến 1500 được coi là giai đoạn cổ điển, hay còn gọi là “Thời kỳ vàng son” của phái này. Sufism được nhìn nhận rằng đã từng phân nhánh từ Baghdad lan rộng ra toàn Persia, Ấn độ, Bắc châu Phi và Tây ban nha. Phong trào này cung ứng nơi ở và lều dừng chân cho các học trò, những bậc tinh thông đạo học và những người khác thăm viếng trong cuộc tĩnh tâm. Những người thực hành phái Sufi được mong đợi đi qua những mức độ thiêng liêng khác nhau. Trước hết là “stations” (các trạm), những hành động đòi buộc của ý chí và những hành động kìm nén những bản ngã của các cá nhân và loại bỏ sự dính bén cũng như là khao khát những sự trần tục. Cách thức này đưa tới ân sủng của Thiên Chúa. Một khi ân sủng của Thiên Chúa được ban cho, nó có thể được trải nghiệm riêng tư như tình yêu, sự hiểu biết thần bí hay mất đi ý thức bản ngã.
Phái Sufi vốn khởi đầu như một thực hành bên lề nhưng đã được những nhà lãnh đạo Hồi giáo chấp nhận vào thế kỷ XI, chính yếu ngang qua những nỗ lực của al-Gazali (1058-1111). Về sau, phái Sufi đã phát triển cùng với những khuynh hướng thực hành và tri thức riêng biệt. Những phương thức thực hành này cần đến việc đào luyện trong những thể thức và sự kết nạp mang tính tôn giáo đi vào những cấp trật. Nó được đi kèm bởi nhiều những tổ chức huynh đệ và xã hội, hình thức này vẫn tiếp tục trong thế giới Hồi giáo hiện tại.
Con đường tri thức này đã khai thác thuật ngữ triết học và tiếp thu những ảnh hưởng của phái Tân-Plato, và đạt đến đỉnh cao trong hệ thống thần học của Ibn Arabi (mất năm 1240). Trong hệ thống này, Thiên Chúa được nhìn nhận chỉ là một hữu thể. Mọi thứ còn lại trong hiện hữu là kết quả của sự biểu tỏ của chính Ngài. Cá nhân có thể để đồng hoá tất cả với những biểu tỏ của Thiên Chúa có mục tiêu nhắm tới việc trở thành Người-hoàn-thiện (the Perfect Man), do đó, chỉ có thể đạt được bởi tiên tri Muhammad. Mỉa mai thay, con đường tri thức này của phái Sufi được phát triển khi al-Gazali đã nhìn nhận phái Sufi như là bộ phận của một niềm tin rằng tri thức và lý trí không phải là một con đường đáng tin cậy để kinh nghiệm được Thiên Chúa.
Nguồn: Naomi Zack, Ph.D., The Handy Philosophy Answer Book, (Visible Ink Press, 2010), 67 – 68.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét