Màu Tím Buồn Với Người Con Thứ
Chúa Nhật 24 Thường Niên C
Ðọc bài Tin Mừng hôm nay, tôi thấy man mác một màu tím buồn với người con thứ.
Người con thứ đòi Cha chia gia tài rồi bỏ đi vô tình, rời khỏi ngôi nhà, nơi nó sinh ra, được nuôi dưỡng và lớn lên. Trong phong tục dân Do thái thì gia tài chỉ được chia sau khi cha chết; vì thế mới có chuyện một người đến xin Chúa Giêsu bảo người anh chia phần gia tài (x. Lc 12,13). Đòi lấy phần gia tài lúc cha còn sống tức là anh ta coi như cha đã chết. Thật buồn cho đứa con ngỗ nghịch! Trẩy đi miền xa, người thanh niên có một nỗi khát khao là ra khỏi luỹ tre làng, muốn nhìn xem thế giới mới lạ bên ngoài, thích miền xa hơn là ở quê nhà.
Người con thứ bỏ nhà ra đi với tiền bạc, không phải để làm ăn xây dựng tương lai, nhưng để “sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình”. Khi trở về nó chẳng còn gì cả: tiền bạc, sức khoẻ, phẩm giá, lòng tự trọng, sự hối hận! mọi thứ đã bị nó tiêu xài hoang phí. Nó đã mất hết, may mà còn lại một điều duy nhất là "đứa con nhỏ của cha nó".
Ở đời, người ta thường vinh quy bái tổ khi công thành danh toại, còn người con thứ khi trở về thì thân tàn ma dại, hai bàn tay trắng.
Ðộng lực nào đã khiến nó trở về ? Thánh Luca viết rõ: "Hồi tâm lại, nó nói: biết bao người làm công cho Cha tôi có dư thừa bánh ăn, còn tôi thì phải chết đói ở đây! Thôi dậy, tôi sẽ về cùng Cha tôi". Như vậy động lực nó trở về là đói, cái đói cào cấu trong dạ dày làm cho nó hồi tâm. Trước khi bị đói chắc chắn nó không bao giờ nhớ đến Cha, không bao giờ sám hối vì bỏ Cha ra đi, không thấy băn khoăn hồi tâm về mái ấm gia đình, nơi còn có Cha già chẳng biết đau yếu ra sao, không thấy tiếc nuối vì phá tan cả sự nghiệp của Cha. Khi bị cơn đói hành hạ, phải đi chăn heo, nó mới băn khoăn tìm đường về. Cái hồi tâm, cái băn khoăn của nó là làm sao để được ăn.Nó dự tính nói với Cha là nó trót phạm lỗi nghịch với trời, nó không còn đáng gọi là con, nó chỉ xin được đối xử như người làm công. Ðó là một cuộc trở về trọn vẹn hay sao? Ðó là cuộc lên đường được thúc đẩy bởi lòng sám hối hay sao? Sự thống hối của nó chỉ là vị kỷ nhằm khả năng có thể sống sót mà thôi.
Nếu người con thứ thành công xây dựng cơ nghiệp, có lẽ sẽ không hiểu được tình Cha. Vì nếm mùi thất bại chua chát của cuộc đời nên nó lên đường trở về. Nó không đủ can đảm đi làm người ăn xin,không đủ liều mạng để đi trộm cướp, không dám đánh đổi cả cuộc đời để gây tiếng xấu. Nó sống bằng nghề lương thiện là đi chăn heo, dù sao cũng sống bằng sức lao động của mình. Từ kinh nghiệm của vực thẳm này nó mới hiểu được mặt trái cuộc đời. Đó không là chốn nương thân cho kẻ nghèo khổ, không là chỗ hạnh phúc cho kẻ khố rách áo ôm, không là chỗ cho kẻ cô thân cô thế. Vì vậy chỉ còn một con đường duy nhất là trở về xin tha thứ và làm công cho Cha để có cơm ăn áo mặc.
Tất cả ý nghĩa của cuộc trở về được diễn tả cách cô đọng trong những lời "Cha ơi... con không đáng gọi là con Cha nữa".
Giuđa đã phản bội Chúa Giêsu. Phêrô đã chối Chúa. Cả hai đều đánh mất tình con thảo. Giuđa không còn tiếp tục tin tưởng mình vẫn là con Chúa, không tin vào lòng tha thứ của Chúa nên đã đi thắt cổ tự vẫn.Còn Phêrô khi ở giữ sự tuyệt vọng đã muốn nối lại tình Cha con với những giòng nước mắt thống hối. Giuđa chọn cái chết. Phêrô chọn sự sống.
Ðọc câu chuyện, tôi thấy động lực của sự trở về nơi người con thứ là cái đói hành hạ. Sự trở về lý tưởng phải là sự trở về của lòng sám hối với tình yêu chân thành. Những khi ngồi Toà Giải Tội, tôi gặp những hối nhân sau 5 năm, 10 năm thậm chí đến 20 năm, 30 năm mới trở về cùng Chúa. Mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nhau. Những bầm dập của của cuộc đời, những gian truân vất vả, những thất bại chua chát đã cho họ rút kinh nghiệm là cần trở về với Chúa, nguồn mạch của bình an nội tâm, của niềm vui và hạnh phúc. Chính Chúa đã yêu thương, đã tác động và một khi nào đó như Chúa muốn họ trở về cùng Ngài. Như thế họ đã chọn lấy sự sống. Gặp gỡ những hối nhận đó tôi càng thấm thía hơn dụ ngôn "Ðứa Con Hoang Ðàng".
Chúa Giêsu Ðã Trở Nên "Người Con Hoang Ðàng" Vì Chúng Ta.
Anh Piere Marie người sáng lập Huynh Ðoàn Giêrusalem, một cộng đoàn các tu sĩ sống trong thành phố, đã suy niệm về Chúa Giêsu như người con hoang đàng theo Phúc Âm một cách thú vị. Xin trích dẫn tác phẩm "Người Cha Nhân Hậu" của Henri J. M. Nouwen, trong đó có một đoạn anh Pierre Marie đã viết:
"Ðức Giêsu được sinh ra không bởi dòng dõi, ước muốn hay ý chí của con người, nhưng bởi chính Thiên Chúa. Một ngày kia, Ngài đã để mọi sự dưới chân Người và ra đi với gia sản của Ngài, là tước hiệu làm Con Thiên Chúa của Ngài?
Với giá chuộc tất cả, Ngài đã ra đi tới miền xa... miền đất rất xa... nơi mà Ngài đã trở thành như con người và đã làm trống rỗng chính mình. Chính dân của Ngài cũng không nhận biết Ngài và cái giường đầu tiên của Ngài là một nệm rơm. Giống như một cây đâm rễ nơi đất khô cằn, Ngài trưởng thành trước chúng ta, đã bị khinh bỉ là hạng thấp nhất trong con người. Chẳng bao lâu Ngài đã nếm sự lưu đày, sự chống đối, sự cô độc... sau khi đã cho đi mọi thứ trong đời sống cách rộng rãi, của cải, bình an, ánh sáng, sự thật, chính đời sống của Ngài... mọi kho tàng hiểu biết, khôn ngoan và mầu nhiệm đã được giữ kín từ muôn đời.
Sau khi đã hạ mình xuống ở giữa những con cái hư mất của nhà Ítraen, Ngài đã phung phí thời giờ của Ngài với những người đau ốm tật nguyền, với những người tội lỗi, ngay cả với những gái điếm, Ngài cũng hứa cho họ vào Nước của Cha Ngài; sau khi đã bị đối xử như một tên tham ăn, như một bợm nhậu, như một người bạn của bọn thu thuế và tội lỗi, như một người Samaria, một người bị quỷ ám, một kẻ phạm thượng; sau khi đã hiến dâng tất cả mọi sự, ngay cả thân xác và máu Ngài; và khi linh hồn Ngài cảm thấy một nỗi buồn sâu xa, hấp hối, phiền sầu; sau khi đã đi tới đáy của sự tuyệt vọng, Ngài muốn mặc lấy nơi mình sự bị bỏ rơi bởi Cha, lìa xa ngưồn Nước Hằng Sống, Ngài đã kêu lên từ Thánh Giá nơi Ngài bị đóng đinh: "Ta khát". Ngài đã yên nghỉ trong bụi đất và bóng đêm sự chết. Ba ngày sau Ngài Phục Sinh, chỗi dậy từ chiều sâu ngục tối nơi Ngài đã xuống, Ngài đã mang lấy tội lỗi của chúng ta, Ngài đã gánh hết những đau thương của chúng ta. Ðứng thẳng, Ngài kêu lên: "Phải, Ta lên Trời với Cha Ta cũng là Cha của con, là Thiên Chúa Ta cũng là Thiên Chúa các con". Và Ngài đã trở lại Thiên Ðàng...
Trong sự thinh lặng chiêm ngắm tất cả con cái trong Người Con từ khi Người Con trở thành tất cả cho mọi người, Người Cha nói với các tôi tớ: "Nhanh lên, hãy mang áo đẹp nhất mặc cho cậu, hãy xỏ nhẫn vào tay cậu, giày vào chân cậu. Chúng ta hãy mở tiệc ăn mừng, vì con Ta đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy... Người Con Hoang Ðàng của Ta đã mang tất cả mọi ngươì trở về..."
Và tất cả bọn họ bắt đầu dự tiệc, mang trên mình chiếc áo trắng dài đã được giặt sạch trong máu của Con Chiên...".
Ðọc bài Tin Mừng hôm nay, tôi thấy man mác một màu tím buồn với người con thứ.
Người con thứ đòi Cha chia gia tài rồi bỏ đi vô tình, rời khỏi ngôi nhà, nơi nó sinh ra, được nuôi dưỡng và lớn lên. Trong phong tục dân Do thái thì gia tài chỉ được chia sau khi cha chết; vì thế mới có chuyện một người đến xin Chúa Giêsu bảo người anh chia phần gia tài (x. Lc 12,13). Đòi lấy phần gia tài lúc cha còn sống tức là anh ta coi như cha đã chết. Thật buồn cho đứa con ngỗ nghịch! Trẩy đi miền xa, người thanh niên có một nỗi khát khao là ra khỏi luỹ tre làng, muốn nhìn xem thế giới mới lạ bên ngoài, thích miền xa hơn là ở quê nhà.
Người con thứ bỏ nhà ra đi với tiền bạc, không phải để làm ăn xây dựng tương lai, nhưng để “sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình”. Khi trở về nó chẳng còn gì cả: tiền bạc, sức khoẻ, phẩm giá, lòng tự trọng, sự hối hận! mọi thứ đã bị nó tiêu xài hoang phí. Nó đã mất hết, may mà còn lại một điều duy nhất là "đứa con nhỏ của cha nó".
Ở đời, người ta thường vinh quy bái tổ khi công thành danh toại, còn người con thứ khi trở về thì thân tàn ma dại, hai bàn tay trắng.
Ðộng lực nào đã khiến nó trở về ? Thánh Luca viết rõ: "Hồi tâm lại, nó nói: biết bao người làm công cho Cha tôi có dư thừa bánh ăn, còn tôi thì phải chết đói ở đây! Thôi dậy, tôi sẽ về cùng Cha tôi". Như vậy động lực nó trở về là đói, cái đói cào cấu trong dạ dày làm cho nó hồi tâm. Trước khi bị đói chắc chắn nó không bao giờ nhớ đến Cha, không bao giờ sám hối vì bỏ Cha ra đi, không thấy băn khoăn hồi tâm về mái ấm gia đình, nơi còn có Cha già chẳng biết đau yếu ra sao, không thấy tiếc nuối vì phá tan cả sự nghiệp của Cha. Khi bị cơn đói hành hạ, phải đi chăn heo, nó mới băn khoăn tìm đường về. Cái hồi tâm, cái băn khoăn của nó là làm sao để được ăn.Nó dự tính nói với Cha là nó trót phạm lỗi nghịch với trời, nó không còn đáng gọi là con, nó chỉ xin được đối xử như người làm công. Ðó là một cuộc trở về trọn vẹn hay sao? Ðó là cuộc lên đường được thúc đẩy bởi lòng sám hối hay sao? Sự thống hối của nó chỉ là vị kỷ nhằm khả năng có thể sống sót mà thôi.
Nếu người con thứ thành công xây dựng cơ nghiệp, có lẽ sẽ không hiểu được tình Cha. Vì nếm mùi thất bại chua chát của cuộc đời nên nó lên đường trở về. Nó không đủ can đảm đi làm người ăn xin,không đủ liều mạng để đi trộm cướp, không dám đánh đổi cả cuộc đời để gây tiếng xấu. Nó sống bằng nghề lương thiện là đi chăn heo, dù sao cũng sống bằng sức lao động của mình. Từ kinh nghiệm của vực thẳm này nó mới hiểu được mặt trái cuộc đời. Đó không là chốn nương thân cho kẻ nghèo khổ, không là chỗ hạnh phúc cho kẻ khố rách áo ôm, không là chỗ cho kẻ cô thân cô thế. Vì vậy chỉ còn một con đường duy nhất là trở về xin tha thứ và làm công cho Cha để có cơm ăn áo mặc.
Tất cả ý nghĩa của cuộc trở về được diễn tả cách cô đọng trong những lời "Cha ơi... con không đáng gọi là con Cha nữa".
Giuđa đã phản bội Chúa Giêsu. Phêrô đã chối Chúa. Cả hai đều đánh mất tình con thảo. Giuđa không còn tiếp tục tin tưởng mình vẫn là con Chúa, không tin vào lòng tha thứ của Chúa nên đã đi thắt cổ tự vẫn.Còn Phêrô khi ở giữ sự tuyệt vọng đã muốn nối lại tình Cha con với những giòng nước mắt thống hối. Giuđa chọn cái chết. Phêrô chọn sự sống.
Ðọc câu chuyện, tôi thấy động lực của sự trở về nơi người con thứ là cái đói hành hạ. Sự trở về lý tưởng phải là sự trở về của lòng sám hối với tình yêu chân thành. Những khi ngồi Toà Giải Tội, tôi gặp những hối nhân sau 5 năm, 10 năm thậm chí đến 20 năm, 30 năm mới trở về cùng Chúa. Mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nhau. Những bầm dập của của cuộc đời, những gian truân vất vả, những thất bại chua chát đã cho họ rút kinh nghiệm là cần trở về với Chúa, nguồn mạch của bình an nội tâm, của niềm vui và hạnh phúc. Chính Chúa đã yêu thương, đã tác động và một khi nào đó như Chúa muốn họ trở về cùng Ngài. Như thế họ đã chọn lấy sự sống. Gặp gỡ những hối nhận đó tôi càng thấm thía hơn dụ ngôn "Ðứa Con Hoang Ðàng".
Chúa Giêsu Ðã Trở Nên "Người Con Hoang Ðàng" Vì Chúng Ta.
Anh Piere Marie người sáng lập Huynh Ðoàn Giêrusalem, một cộng đoàn các tu sĩ sống trong thành phố, đã suy niệm về Chúa Giêsu như người con hoang đàng theo Phúc Âm một cách thú vị. Xin trích dẫn tác phẩm "Người Cha Nhân Hậu" của Henri J. M. Nouwen, trong đó có một đoạn anh Pierre Marie đã viết:
"Ðức Giêsu được sinh ra không bởi dòng dõi, ước muốn hay ý chí của con người, nhưng bởi chính Thiên Chúa. Một ngày kia, Ngài đã để mọi sự dưới chân Người và ra đi với gia sản của Ngài, là tước hiệu làm Con Thiên Chúa của Ngài?
Với giá chuộc tất cả, Ngài đã ra đi tới miền xa... miền đất rất xa... nơi mà Ngài đã trở thành như con người và đã làm trống rỗng chính mình. Chính dân của Ngài cũng không nhận biết Ngài và cái giường đầu tiên của Ngài là một nệm rơm. Giống như một cây đâm rễ nơi đất khô cằn, Ngài trưởng thành trước chúng ta, đã bị khinh bỉ là hạng thấp nhất trong con người. Chẳng bao lâu Ngài đã nếm sự lưu đày, sự chống đối, sự cô độc... sau khi đã cho đi mọi thứ trong đời sống cách rộng rãi, của cải, bình an, ánh sáng, sự thật, chính đời sống của Ngài... mọi kho tàng hiểu biết, khôn ngoan và mầu nhiệm đã được giữ kín từ muôn đời.
Sau khi đã hạ mình xuống ở giữa những con cái hư mất của nhà Ítraen, Ngài đã phung phí thời giờ của Ngài với những người đau ốm tật nguyền, với những người tội lỗi, ngay cả với những gái điếm, Ngài cũng hứa cho họ vào Nước của Cha Ngài; sau khi đã bị đối xử như một tên tham ăn, như một bợm nhậu, như một người bạn của bọn thu thuế và tội lỗi, như một người Samaria, một người bị quỷ ám, một kẻ phạm thượng; sau khi đã hiến dâng tất cả mọi sự, ngay cả thân xác và máu Ngài; và khi linh hồn Ngài cảm thấy một nỗi buồn sâu xa, hấp hối, phiền sầu; sau khi đã đi tới đáy của sự tuyệt vọng, Ngài muốn mặc lấy nơi mình sự bị bỏ rơi bởi Cha, lìa xa ngưồn Nước Hằng Sống, Ngài đã kêu lên từ Thánh Giá nơi Ngài bị đóng đinh: "Ta khát". Ngài đã yên nghỉ trong bụi đất và bóng đêm sự chết. Ba ngày sau Ngài Phục Sinh, chỗi dậy từ chiều sâu ngục tối nơi Ngài đã xuống, Ngài đã mang lấy tội lỗi của chúng ta, Ngài đã gánh hết những đau thương của chúng ta. Ðứng thẳng, Ngài kêu lên: "Phải, Ta lên Trời với Cha Ta cũng là Cha của con, là Thiên Chúa Ta cũng là Thiên Chúa các con". Và Ngài đã trở lại Thiên Ðàng...
Trong sự thinh lặng chiêm ngắm tất cả con cái trong Người Con từ khi Người Con trở thành tất cả cho mọi người, Người Cha nói với các tôi tớ: "Nhanh lên, hãy mang áo đẹp nhất mặc cho cậu, hãy xỏ nhẫn vào tay cậu, giày vào chân cậu. Chúng ta hãy mở tiệc ăn mừng, vì con Ta đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy... Người Con Hoang Ðàng của Ta đã mang tất cả mọi ngươì trở về..."
Và tất cả bọn họ bắt đầu dự tiệc, mang trên mình chiếc áo trắng dài đã được giặt sạch trong máu của Con Chiên...".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét