Giải đáp phụng vụ: Có cần rung chuông khi Truyền phép không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Việc rung chuông khi linh mục nâng Mình Thánh Máu Thánh trong Truyền phép giờ đây đã bỏ; lý do được đưa ra là vì Thánh lễ hiện nay được cử hành bằng ngôn ngữ của giáo dân, họ biết những gì đang xảy ra trên bàn thờ, và do đó không cần tiếng chuông để nhắc họ nữa. Liệu việc rung chuông khi cha nâng Mình Thánh Máu Thánh không thu hút sự chú ý vào biến cố quan trọng đang diễn ra trên bàn thờ sao? - E. H., Williamsford, Ontario, Canada.
Đáp: Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) đề cập đến việc rung chuông trong số 150: "Một lát trước khi truyền phép, nếu thuận tiện, người giúp lễ sẽ rung chuông nhắc nhở giáo dân. Cũng rung chuông mỗi lần dâng Mình Thánh, Máu Thánh lên, tùy theo thói quen mỗi địa phương” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Văn bản nói rõ rằng việc rung chuông khi linh mục Truyền phép là một tùy chọn, không phải là buộc.
Bởi vì giả định của Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma là Thánh lễ được cử hành theo tiếng địa phương, nên việc sử dụng tiếng địa phương, bản thân nó, không thể được sử dụng như một lý do cho việc bãi bỏ việc rung chuông. Có thể có các lý do tốt khác, nhưng chúng nên được cân nhắc cẩn thận. Một phong tục lâu đời không nên bị bãi bỏ, trừ khi sự bãi bỏ có lợi nhiều hơn là duy trì nó.
Sự ra đời của tập tục rung chuông khi linh mục truyền phép, có lẽ trong thế kỷ XIII, có liên quan nhiều đến việc đọc lễ quy bằng giọng thấp hơn so với giọng bình thường trong Thánh lễ.
Nó cũng có thể được cảm hứng từ các thay đổi trong kiến trúc nhà thờ, mà trong đó giáo dân được tách xa ra khỏi bàn thờ bởi cung thánh - và trong một số trường hợp, một số lượng đáng kể tín hữu đã bị cản trở trong việc nhìn thấy bàn thờ nữa. Vì thế việc rung chuông trở nên cần thiết.
Một vài thế kỷ sau, tiếng chuông cũng vang lên vào vài thời điểm khác, như kinh Thánh Thánh Thánh (Sanctus) và trước khi Rước lễ.
Chắc chắn các lý do thực tế cho việc rung chuông đã biến mất. Tuy nhiên, nó vẫn có thể phục vụ một mục đích, như là một sự trợ giúp thêm để kêu gọi sự chú ý đến thời điểm Truyền phép, như một cú hích để đánh thức các người đang chia trí, và là một công cụ huấn giáo hữu ích cho trẻ em và cả người lớn.
Trong một thời đại mà mọi người ngày càng thích sử dụng các phương tiện nghe nhìn và ít chú ý đến diễn ngôn trừu tượng, có vẻ là lạ lùng khi chúng ta loại bỏ các phương tiện đó, vốn tạo thành một phần của truyền thống của chúng ta, có thể chứng minh là hiệu quả nhất trong truyền tải một sứ điệp đức tin. Một lập luận tương tự cũng có thể được đưa ra liên quan đến sự suy giảm trong các thực hành, chẳng hạn việc xông hương trong Thánh lễ.
Tòa Thánh đã duy trì việc thực hành rung chuông khi linh mục truyền phép ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, mặc dù Vương Cung Thánh Đường này có một hệ thống âm thanh tuyệt vời. Tôi cũng đã có kinh nghiệm của một giáo xứ, vốn khôi phục việc sử dụng chuông báo hiệu giờ lễ, sau nhiều năm không sử dụng nó. Không chỉ không ai khiếu nại việc này, mà phản ứng chung còn rất tích cực từ tất cả người thuộc các nhóm tuổi. (Zenit.org 24-8-2005)
Nguyễn Trọng Đa
Hỏi: Việc rung chuông khi linh mục nâng Mình Thánh Máu Thánh trong Truyền phép giờ đây đã bỏ; lý do được đưa ra là vì Thánh lễ hiện nay được cử hành bằng ngôn ngữ của giáo dân, họ biết những gì đang xảy ra trên bàn thờ, và do đó không cần tiếng chuông để nhắc họ nữa. Liệu việc rung chuông khi cha nâng Mình Thánh Máu Thánh không thu hút sự chú ý vào biến cố quan trọng đang diễn ra trên bàn thờ sao? - E. H., Williamsford, Ontario, Canada.
Đáp: Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) đề cập đến việc rung chuông trong số 150: "Một lát trước khi truyền phép, nếu thuận tiện, người giúp lễ sẽ rung chuông nhắc nhở giáo dân. Cũng rung chuông mỗi lần dâng Mình Thánh, Máu Thánh lên, tùy theo thói quen mỗi địa phương” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Văn bản nói rõ rằng việc rung chuông khi linh mục Truyền phép là một tùy chọn, không phải là buộc.
Bởi vì giả định của Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma là Thánh lễ được cử hành theo tiếng địa phương, nên việc sử dụng tiếng địa phương, bản thân nó, không thể được sử dụng như một lý do cho việc bãi bỏ việc rung chuông. Có thể có các lý do tốt khác, nhưng chúng nên được cân nhắc cẩn thận. Một phong tục lâu đời không nên bị bãi bỏ, trừ khi sự bãi bỏ có lợi nhiều hơn là duy trì nó.
Sự ra đời của tập tục rung chuông khi linh mục truyền phép, có lẽ trong thế kỷ XIII, có liên quan nhiều đến việc đọc lễ quy bằng giọng thấp hơn so với giọng bình thường trong Thánh lễ.
Nó cũng có thể được cảm hứng từ các thay đổi trong kiến trúc nhà thờ, mà trong đó giáo dân được tách xa ra khỏi bàn thờ bởi cung thánh - và trong một số trường hợp, một số lượng đáng kể tín hữu đã bị cản trở trong việc nhìn thấy bàn thờ nữa. Vì thế việc rung chuông trở nên cần thiết.
Một vài thế kỷ sau, tiếng chuông cũng vang lên vào vài thời điểm khác, như kinh Thánh Thánh Thánh (Sanctus) và trước khi Rước lễ.
Chắc chắn các lý do thực tế cho việc rung chuông đã biến mất. Tuy nhiên, nó vẫn có thể phục vụ một mục đích, như là một sự trợ giúp thêm để kêu gọi sự chú ý đến thời điểm Truyền phép, như một cú hích để đánh thức các người đang chia trí, và là một công cụ huấn giáo hữu ích cho trẻ em và cả người lớn.
Trong một thời đại mà mọi người ngày càng thích sử dụng các phương tiện nghe nhìn và ít chú ý đến diễn ngôn trừu tượng, có vẻ là lạ lùng khi chúng ta loại bỏ các phương tiện đó, vốn tạo thành một phần của truyền thống của chúng ta, có thể chứng minh là hiệu quả nhất trong truyền tải một sứ điệp đức tin. Một lập luận tương tự cũng có thể được đưa ra liên quan đến sự suy giảm trong các thực hành, chẳng hạn việc xông hương trong Thánh lễ.
Tòa Thánh đã duy trì việc thực hành rung chuông khi linh mục truyền phép ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, mặc dù Vương Cung Thánh Đường này có một hệ thống âm thanh tuyệt vời. Tôi cũng đã có kinh nghiệm của một giáo xứ, vốn khôi phục việc sử dụng chuông báo hiệu giờ lễ, sau nhiều năm không sử dụng nó. Không chỉ không ai khiếu nại việc này, mà phản ứng chung còn rất tích cực từ tất cả người thuộc các nhóm tuổi. (Zenit.org 24-8-2005)
Nguyễn Trọng Đa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét