Lm. Đan Vinh
CN 8 TN - LỄ CHÚA BA NGÔI B
Đnl 4,32-34.39-40; Rm 8,14-17; Mt 28,16-20
HIỆP THÔNG YÊU THƯƠNG VÀ CHIA SẺ NOI GƯƠNG CHÚA BA NGÔI
1. LỜI CHÚA:
Thánh Phao-lô dạy: “Tình yêu thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tuông, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Tình yêu tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả” ( 1 Cr 13,4-7).
2. SUY NIỆM:
Với trí khôn tự nhiên, lòai người chúng ta chỉ nhận biết có Đấng Tạo Hóa là Đấng tạo thành vũ trụ vạn vật và an bài mọi sự cho trật tự và ngày càng tiến hóa nên hòan thiện hơn. Tuy nhiên chính nhờ Chúa Giê-su mặc khải mà lòai người chúng ta mới biết về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. Vậy mặc khải nói gì về mầu nhiệm này? Vai trò của mỗi Ngôi thế nào trong công trình sáng tạo vũ trụ vạn vật và ban ơn cứu độ lòai người? Các nhà thần học đã dùng những hình ảnh nào để diễn tả về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi hầu giúp chúng ta lãnh hội được phần nào về mầu nhiệm quan trọng này? Cuối cùng các tín hữu chúng ta phải sống mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi ra sao?
1) MẦU NHIỆM MỘT CHÚA BA NGÔI TRONG THÁNH KINH:
1- Cựu Ước nhấn mạnh về một đức tin độc thần: Chỉ một Đức Chúa là Thiên Chúa độc nhất hiện hữu và là Đấng ban ơn cứu độ. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa chưa mặc khải về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. Điều răn trọng nhất trong mười điều răn được Đức Chúa ban cho dân Ít-ra-en qua ông Mô-sê như sau: “Ngươi không được có thần nào khác đối nghịch với Ta” (Xh 20,3). Ngôn sứ I-sai-a cũng tuyên sấm lời Thiên Chúa: “Trước Ta, chẳng có thần nào khác được hình thành. Và sau Ta cũng vậy. Chính Ta đây là Đức Chúa. Ngoài Ta ra, chẳng có ai cứu độ” (Is 43,10-11).
2- Tân Ước mặc khải về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi:
+Tin Mừng Mát-thêu thuật lại câu chuyện Đức Giê-su chịu phép Rửa của Gio-an Tẩy Giả, trong đó có đề cập đến mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi như sau: “Khi Đức Giê-su chịu phép rửa xong, thì các tầng trời mở ra. Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu ngự trên Người. Và kìa, có tiếng từ trời phán rằng: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” (Mt 3,16). Tiếng phán từ trời là lời của Chúa Cha (Ngôi I), Đức Giê-su đứng dưới sông là Chúa Con (Ngôi II) và chim bồ câu ngự trên Người là hình ảnh của Chúa Thánh Thần (Ngôi III). Ngòai ra Tin mừng Mát-thêu cũng ghi lại lệnh truyền của Chúa Phục Sinh cho các môn đệ trước khi lên trời trong đó có nói đến mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi như sau: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28,19).
Đnl 4,32-34.39-40; Rm 8,14-17; Mt 28,16-20
HIỆP THÔNG YÊU THƯƠNG VÀ CHIA SẺ NOI GƯƠNG CHÚA BA NGÔI
1. LỜI CHÚA:
Thánh Phao-lô dạy: “Tình yêu thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tuông, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Tình yêu tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả” ( 1 Cr 13,4-7).
2. SUY NIỆM:
Với trí khôn tự nhiên, lòai người chúng ta chỉ nhận biết có Đấng Tạo Hóa là Đấng tạo thành vũ trụ vạn vật và an bài mọi sự cho trật tự và ngày càng tiến hóa nên hòan thiện hơn. Tuy nhiên chính nhờ Chúa Giê-su mặc khải mà lòai người chúng ta mới biết về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. Vậy mặc khải nói gì về mầu nhiệm này? Vai trò của mỗi Ngôi thế nào trong công trình sáng tạo vũ trụ vạn vật và ban ơn cứu độ lòai người? Các nhà thần học đã dùng những hình ảnh nào để diễn tả về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi hầu giúp chúng ta lãnh hội được phần nào về mầu nhiệm quan trọng này? Cuối cùng các tín hữu chúng ta phải sống mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi ra sao?
1) MẦU NHIỆM MỘT CHÚA BA NGÔI TRONG THÁNH KINH:
1- Cựu Ước nhấn mạnh về một đức tin độc thần: Chỉ một Đức Chúa là Thiên Chúa độc nhất hiện hữu và là Đấng ban ơn cứu độ. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa chưa mặc khải về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. Điều răn trọng nhất trong mười điều răn được Đức Chúa ban cho dân Ít-ra-en qua ông Mô-sê như sau: “Ngươi không được có thần nào khác đối nghịch với Ta” (Xh 20,3). Ngôn sứ I-sai-a cũng tuyên sấm lời Thiên Chúa: “Trước Ta, chẳng có thần nào khác được hình thành. Và sau Ta cũng vậy. Chính Ta đây là Đức Chúa. Ngoài Ta ra, chẳng có ai cứu độ” (Is 43,10-11).
2- Tân Ước mặc khải về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi:
+Tin Mừng Mát-thêu thuật lại câu chuyện Đức Giê-su chịu phép Rửa của Gio-an Tẩy Giả, trong đó có đề cập đến mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi như sau: “Khi Đức Giê-su chịu phép rửa xong, thì các tầng trời mở ra. Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu ngự trên Người. Và kìa, có tiếng từ trời phán rằng: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” (Mt 3,16). Tiếng phán từ trời là lời của Chúa Cha (Ngôi I), Đức Giê-su đứng dưới sông là Chúa Con (Ngôi II) và chim bồ câu ngự trên Người là hình ảnh của Chúa Thánh Thần (Ngôi III). Ngòai ra Tin mừng Mát-thêu cũng ghi lại lệnh truyền của Chúa Phục Sinh cho các môn đệ trước khi lên trời trong đó có nói đến mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi như sau: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28,19).
+Thánh Lu-ca trong Công vụ Tông đồ đã thuật lại bài giảng của Tông đồ Phê-rô nói về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi như sau: “Thiên Chúa Cha (Ngôi I) đã ra tay uy quyền nâng Người lên (Ngôi II), trao cho Người Thánh Thần (Ngôi III) đã hứa, để Người (Ngôi II) đổ xuống. Đó là điều anh em đang thấy đang nghe” (Cv 2,33).
+Tin Mừng Gio-an nhiều lần đề cập đến mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi như sau: “Thầy (Ngôi II) sẽ xin Chúa Cha (Ngôi I), và Người (Ngôi I) sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác (Ngôi III), đến ở với anh em luôn mãi (Ga 14,16). - “Mọi sự Chúa Cha có (Ngôi I) đều là của Thầy (Ngôi II). Vì thế, Thầy (Ngôi II) đã nói: Người (Ngôi III) lấy những gì của Thầy (II) mà loan báo cho anh em” (Ga 16,15). Nơi khác: “Tôi (Ngôi II) và Chúa Cha (Ngôi I) là Một” (Ga 10,30).
+Thánh Phao-lô diễn tả về Mầu Nhiệm Một Chúa Ba Ngôi trong lời chào như sau: “Nguyện xin ân sủng Đức Giê-su Ki-tô (Ngôi II), tình yêu của Chúa Cha (Ngôi I) và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần (Ngôi III) ở cùng tất cả anh chị em” (2 Cr 13,13); Trong thư Ga-lát, Phao-lô viết: “Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa (Ngôi I) đã sai Thần Khí (Ngôi III) của Con mình (Ngôi II) đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên “Áp-ba, Ba ơi!” (Gl 4,6); Trong thư Ê-phê-sô: “Thật vậy, nhờ Người (Ngôi II), cả đôi bên, chúng ta được liên kết trong một Thần Khí (Ngôi III) duy nhất, mà đến cùng Chúa Cha (Ngôi I)” (Ep 2,18); “Chỉ có một thân thể, một Thần Khí (Ngôi III), cũng như anh em đã được ơn để chia sẻ cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa (Ngôi II), một niềm tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người (Ngôi I), Đấng ngự trên mọi người và trong mọi người” (Ep 4,4-6); Trong thư Ti-tô: “Thiên Chúa (Ngôi I) đã tuôn đổ đầy tràn ơn Thánh Thần (Ngôi III) xuống trên chúng ta, nhờ Đức Giê-su Ki-tô (Ngôi II) Đấng cứu độ chúng ta” (Tt 3,6).
2) NỘI DUNG MẦU NHIỆM MỘT CHÚA BA NGÔI:
1- Chỉ có Một Thiên Chúa và “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1 Ga 4,7), nhưng Người lại có Ba Ngôi: Ngôi thứ Nhất là Cha, Ngôi thứ Hai là Con, Ngôi thứ Ba là Thánh Thần. Vì Ba Ngôi cùng chung một bản tính và cùng một quyền năng, nên trong Ba Ngôi, không Ngôi nào lớn hơn.
2- Về vai trò của từng Ngôi:
2) NỘI DUNG MẦU NHIỆM MỘT CHÚA BA NGÔI:
1- Chỉ có Một Thiên Chúa và “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1 Ga 4,7), nhưng Người lại có Ba Ngôi: Ngôi thứ Nhất là Cha, Ngôi thứ Hai là Con, Ngôi thứ Ba là Thánh Thần. Vì Ba Ngôi cùng chung một bản tính và cùng một quyền năng, nên trong Ba Ngôi, không Ngôi nào lớn hơn.
2- Về vai trò của từng Ngôi:
+ Chúa Cha sáng tạo và quan phòng: Khi sáng tạo vũ trụ vạn vật và loài người. Thiên Chúa Ngôi thứ Nhất xuất hiện như một người Cha. Người dùng Lời quyền năng (Ngôi Hai) làm cho vạn vật từ không xuất hiện (x. St 1,3), và tiếp tục quan phòng gìn giữ để các tạo vật ấy tồn tại, phát triển và tiến hóa ngày một hòan thiện hơn. Người cứu độ loài người bằng việc sai Con Một (Ngôi II) nhập thể cứu chuộc và ban Thánh Thần (Ngôi III) tiếp tục chương trình cứu độ lòai người qua Hội Thánh.
+ Chúa Con dạy dỗ và cứu chuộc: Khi tới Giờ đã định, Chúa Cha (Ngôi I) sai Con Một là Chúa Con (Ngôi II) xuống thế làm người chính là Đức Giê-su Ki-tô (x. Ga 3,16). Người thi hành sứ mệnh Thiên Sai bằng việc đi khắp nơi công bố Tin mừng Nước Trời, làm nhiều phép lạ cứu nhân độ thế, và cuối cùng tình nguyện chịu chết trên thập giá để đền tội thay cho loài người và sống lại để ban ơn cứu độ loài người. Đức Giê-su là “Đấng Thiên Sai, Con Thiên Chúa hằng sống” (x. Mt 16,16), là “Con rất yêu dấu luôn làm hài lòng Cha” (Mc 1,11). Người là phản ảnh vẻ huy hoàng, là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa (x. Dt 1,3). Ai thấy Người là thấy Chúa Cha (x. Ga 14,9). Người luôn hiệp nhất với Chúa Cha (x. Ga 17,22).
* Về phẩm chức là Con Thiên Chúa, Đức Giê-su ngang hàng với Thiên Chúa Cha như Người đã nói: “Tôi và Chúa Cha là một” (Ga 10,30.33).
* Về vai trò là Đấng Thiên Sai, Đức Giê-su luôn lệ thuộc vào Chúa Cha trong mọi sự (x. Ga 5,19), và không thể lớn hơn Chúa Cha như Người đã nói: “Tôi tớ không lớn hơn chủ nhà, kẻ được sai đi không lớn hơn người sai đi” (Ga 13,16), “Bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy” (Ga 14,28).
* Về mối tương quan giữa Chúa Cha và Chúa Con, Thánh Phao-lô dạy: “Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa (Ngôi II), mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa (Ngôi I), nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa (Ngôi I) đã siêu tôn Người (Ngôi II) và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quì, và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: “Đức Giê-su Ki-tô là Chúa” (Pl 2,6-11).
+ Chúa Thánh Thần thánh hóa và phù trợ: Thánh Thần tuôn đổ thần khí ân sủng xuống trên các Tông đồ và các môn đệ vào ngày lễ Ngũ tuần, ban ơn soi sáng giúp chư dân gia nhập vào Nước Trời là Hội thánh, tiếp tục trợ giúp Hội thánh chu toàn ba sứ vụ của Chúa Giê-su: Một là làm ngôn sứ rao giảng Tin mừng; Hai là làm tư tế thánh hóa loài người nhờ cử hành các phép bí tích do Chúa Giê-su thiết lập; Ba là làm vương đế phục vụ đoàn chiên được trao…Đấng ấy là Chúa Ngôi Ba, là Chúa Thánh Thần, Thánh Linh hay Thần Khí.
3) MỘT SỐ CÁCH DIỄN TẢ MẦU NHIỆM BA NGÔI KHI DẠY GIÁO LÝ:
Một Chúa Ba Ngôi là chân lý đức tin do Đức Giê-su Con Thiên Chúa làm người đã dạy, nhưng lại khó hiểu đối với trí khôn hữu hạn của lòai người. Nhằm giúp các tín hữu hiểu biết phần nào về mầu nhiệm này, các nhà thần học đã cố gắng diễn giải bằng các hình ảnh trong thực tế đời thường, dù đó chỉ là những cách diễn tả bất tòan như sau:
1- Thánh Pa-trick dùng hình ảnh lá cây “Tam diệp thảo”: tuy chỉ có một lá, nhưng do ba lá nhỏ dính liền với nhau tạo thành.
3) MỘT SỐ CÁCH DIỄN TẢ MẦU NHIỆM BA NGÔI KHI DẠY GIÁO LÝ:
Một Chúa Ba Ngôi là chân lý đức tin do Đức Giê-su Con Thiên Chúa làm người đã dạy, nhưng lại khó hiểu đối với trí khôn hữu hạn của lòai người. Nhằm giúp các tín hữu hiểu biết phần nào về mầu nhiệm này, các nhà thần học đã cố gắng diễn giải bằng các hình ảnh trong thực tế đời thường, dù đó chỉ là những cách diễn tả bất tòan như sau:
1- Thánh Pa-trick dùng hình ảnh lá cây “Tam diệp thảo”: tuy chỉ có một lá, nhưng do ba lá nhỏ dính liền với nhau tạo thành.
2- Thánh I-nha-xi-ô dùng hình ảnh một hợp âm trên dòng nhạc, gồm ba nốt nhạc chồng lên nhau.
3- Ngoài ra, chúng ta có thể diễn tả mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi bằng mấy hình ảnh đời thường như:
+ Nước tuy chỉ là vật chất nhưng có thể xuất hiện dưới ba dạng khác nhau là: Thể hơi, thể đặc và thể lỏng;
+ Một Hình tam giác đều tuy chỉ là một hình, nhưng có ba góc và ba cạnh bằng nhau.
+ Một người đàn ông trong gia đình tuy chỉ là một người nhưng có 3 vai trò khác nhau: là “cha” của con cái, là “con” của bố đẻ, là “chồng” của vợ.
4) SỐNG MẦU NHIỆM HIỆP THÔNG YÊU THƯƠNG VÀ CHIA SẺ:
1- Hiệp thông bằng việc năng tuyên xưng đức tin Một Chúa Ba Ngôi: Mỗi lần làm dấu thánh giá và đọc kinh Sáng Danh, người tín hữu tuyên xưng đức tin vào mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa.
2- Hiệp thông bằng việc năng cầu nguyện kết hiệp với Chúa Ba Ngôi: Người tín hữu cần năng cầu nguyện với Thiên Chúa bằng « kinh Lạy Cha » như Đức Giê-su đã dạy (x Mt 6,9-13). Năng thưa chuyện với từng Ngôi là: Chúa Cha, Chúa Con Giê-su và Chúa Thánh Thần, ít nhất 5 lần mỗi ngày: buổi sáng khi vừa thức giấc, trước ba bữa ăn và trước lúc nghỉ đêm.
3- Nội dung những lời cầu nguyện với Thiên Chúa: có thể quy về 5 điều chính sau:
+ Một là ngợi khen Cha: noi gương Chúa Giê-su đã tôn vinh Chúa Cha “Lạy Cha là Chúa tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn” (Mt 11,25); như Đức MA-RI-A đã tôn vinh Thiên Chúa sau khi được bà Ê-li-sa-bét khen có phúc “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi…” (Lc 1,46-55).
4) SỐNG MẦU NHIỆM HIỆP THÔNG YÊU THƯƠNG VÀ CHIA SẺ:
1- Hiệp thông bằng việc năng tuyên xưng đức tin Một Chúa Ba Ngôi: Mỗi lần làm dấu thánh giá và đọc kinh Sáng Danh, người tín hữu tuyên xưng đức tin vào mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa.
2- Hiệp thông bằng việc năng cầu nguyện kết hiệp với Chúa Ba Ngôi: Người tín hữu cần năng cầu nguyện với Thiên Chúa bằng « kinh Lạy Cha » như Đức Giê-su đã dạy (x Mt 6,9-13). Năng thưa chuyện với từng Ngôi là: Chúa Cha, Chúa Con Giê-su và Chúa Thánh Thần, ít nhất 5 lần mỗi ngày: buổi sáng khi vừa thức giấc, trước ba bữa ăn và trước lúc nghỉ đêm.
3- Nội dung những lời cầu nguyện với Thiên Chúa: có thể quy về 5 điều chính sau:
+ Một là ngợi khen Cha: noi gương Chúa Giê-su đã tôn vinh Chúa Cha “Lạy Cha là Chúa tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn” (Mt 11,25); như Đức MA-RI-A đã tôn vinh Thiên Chúa sau khi được bà Ê-li-sa-bét khen có phúc “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi…” (Lc 1,46-55).
+ Hai là tạ ơn Cha: mỗi khi được may lành noi gương một trong mười người phong cùi lương dân đã quay lại tạ ơn Thiên Chúa sau khi được ơn chữa lành như lời Đức Giê-su trách những người Do thái vô ơn: “Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngọai bang này” (Lc 17,17-18).
+ Ba là xin lỗi Cha: như đứa con thứ đã hồi tâm quay về nhà bày tỏ lòng sám hối với cha trong dụ ngôn « người cha nhân hậu » : “Thôi ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng được gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy” (Lc 15,18-19).
+ Bốn là phó thác cậy trông vào Cha: noi gương Đức Giê-su đã cầu nguyện với Chúa Cha: “Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26,39), hoặc như Đức Ma-ri-a đã thưa với sứ thần đến truyền tin: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa. Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38).
+ Năm là cầu xin Cha ban ơn lành hồn xác: xin Chúa ban bánh ăn phần xác cũng như ơn cứu độ phần hồn: “Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời, xin làm cho Danh thánh Cha vinh hiển, triều đại Cha mau đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời, Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày. Xin tha tội cho chúng con, như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con. Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ” (Lc 6,9b-13).
4-Sống yêu thương tha nhân noi gương Gia Đình Ba Ngôi Thiên Chúa: Người ta thường ví Chúa Ba Ngôi giống như một gia đình với ba Ngôi vị là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Ba Ngôi yêu thương nhau là khuôn mẫu cho các thành viên trong gia đình tín hữu và tình yêu vị tha mở rộng đến hết mọi người. Thánh Gio-an trong thư thứ nhất đã viết: “Thiên Chúa là Tình Yêu. Ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy” (1 Ga 4,16b). “Nếu ai nói: Tôi yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối: Vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy. Đây là điều răn mà chúng ta đã nhận được từ Người: Ai yêu mến Thiên Chúa thì cũng yêu thương anh em mình”(1 Ga 4,20-21).
3. LỜI CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi dạy chúng con bài học này : “Thiên Chúa là Tình yêu” (1 Ga 4,7). Từ trước đến nay, con vẫn chưa sống được giới răn yêu thương như Chúa dạy: con còn hay nghĩ xấu cho người khác. Con thường tỏ ra ích kỷ, không quan tâm đến người bên cạnh, con thường làm ngơ và không mau mắn đáp ứng nhu cầu chính đáng của những người nghèo đói bệnh tật đau khổ... Từ nay con quyết tâm sẽ sống yêu thương để nên con ngoan hiếu thảo của Chúa Cha. Xin giúp con luôn biết quảng đại để sẵn sàng tha thứ những lỗi phạm của người khác, biết vâng lời cha mẹ thày dạy, thuận hòa với anh chị em trong gia đình và bạn bè đồng nghiệp. Xin cho con biết nhìn thấy Chúa đang bị bỏ rơi nơi những người bất hạnh, để thể hiện tình thương bằng những việc làm cụ thể như: viếng thăm an ủi và quảng đại chia sẻ cơm áo gạo tiền… giúp họ vượt qua hoàn cảnh khó khăn, như lời Chúa dạy trong kinh “Thương Người Có Mười Bốn Mối” và kinh “Hòa Bình” của thánh Phan-xi-cô.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. – Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét