Giáo huấn của Đức Phanxicô về ‘Đạo đức thần học về sự sống’, tiếp
Vũ Văn An
Hôm qua, chúng tôi đã cho phổ biến cuộc phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia, Chủ tịch Giáo Hoàng Hàn lâm viện Sự Sống, vị san định các ý kiến đóng góp trong cuộc hội thảo năm 2021 tại Vatican về sự sống thành cuốn Đạo đức thần học về sự sống. Kinh thánh, truyền thống, những thách thức thực tế. Trước khi đăng tải phản ứng của một số báo chí Công Giáo, chúng tôi cho đăng nguyên văn Lời Dẫn Nhập cho cuốn sách của chính Đức Tổng Giám Mục Paglia, được Hàn lâm viện phổ biến bằng tiếng Anh, dù cuốn sách chỉ mới có ấn bản tiếng Ý:
Dẫn nhập
Tôi rất vui mừng và hân hạnh được giới thiệu cuốn sách này trình bày diễn biến cuộc Tập huấn do Giáo hoàng Hàn lâm viện về Sự sống (PAV) xúc tiến, trong đó một nhóm quốc tế gồm các nhà thần học và chuyên gia từ các ngành nhân văn khác nhau đã được mời tham dự. Mục đích đằng sau nó là để phục vụ Giáo hoàng Hàn lâm viện về Sự sống và Giáo hội bằng cách thảo luận về các chủ đề rất được quan tâm trong cộng đồng giáo hội, liên quan đến các khía cạnh thậm chí đang gây tranh cãi của nền đạo đức thần học về sự sống. Đây là một diễn trình tương tự như các cuộc tranh luận thời trung cổ hay các cuộc tranh luận quaestiones disputatae (các câu hỏi tranh luận]: một khi một chủ để được nêu ra, cuộc tranh luận được tiến hành bởi các nhà thần học. Đó là một công việc không thể thiếu để đào sâu đức tin, để đức tin được hiểu và truyền tải.
Suy tư thần học và thực hành mục vụ gắn bó chặt chẽ với nhau. Nhiệm vụ của các nhà thần học và các học giả có đức tin trong các lĩnh vực khác không bị giới hạn trong một thao tác chính thức vô bổ, nhưng có một liên kết không thể tách rời với kinh nghiệm và thực hành mục vụ của Giáo hội. Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói trong Tông Hiến Veritatis Gaudium: “Một trong những đóng góp chính của Công Đồng Vatican II là tìm kiếm một cách chính xác để vượt qua sự phân ly giữa thần học và mục vụ, giữa đức tin và sự sống này. Tôi dám nói rằng Công đồng đã cách mạng hóa ở một mức độ nào đó tư thế của thần học - cách làm và cách nghĩ của tín hữu”. Do đó, không có sự tách biệt giữa thần học và chăm sóc mục vụ, giữa lý thuyết và thực hành. Điều này bổ sung cho điều kia. Vì lý do này, cuộc họp là một phần của diễn trình do Đức Thánh Cha Phanxicô khởi xướng để có một “Thượng hội đồng thực sự của Giáo hội hoàn vũ”. Vì vậy, cuộc hội thảo này đã thu nhận lời mời gọi parrhesia [dạn dĩ], đặc trưng cho mọi thượng hội đồng: parrhesia cũng kích thích và tăng sức cho các nhà thần học, các nhà học thuật và học giả.
Cuộc tập huấn “nhỏ” mà chúng tôi tổ chức nhằm đáp ứng mong muốn của Đức Thánh Cha Phanxicô khi ngài tuyên bố, cũng trong Veritatis Gaudium, rằng “mạng lưới các trường đại học và phân khoa giáo hội trên toàn thế giới được kêu gọi cung cấp sự đóng góp quyết định của men, muối và ánh sáng Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô và Truyền thống sống động của Giáo hội, vốn luôn mở ra cho những hoàn cảnh và ý tưởng mới ”(VG 3).
Mong muốn sâu sắc của tôi vốn là thúc đẩy không khí nghiên cứu, đối thoại và thảo luận giữa những người tham gia. Một lần nữa tôi xin nhắc đến Veritatis Gaudium khi, trong một số đoạn văn rất đẹp, nó nói về một “cuộc đối thoại trên phạm vi rộng lớn” (VG 4b) như là tiêu chuẩn hướng dẫn cho các nghiên cứu đổi mới về Giáo hội. Trích lời Đức Bênêđíctô XVI, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng “sự thật, trên thực tế, là logos [lời] vốn tạo nên dia-logos [lời giữa hai người = đối thoại], và do đó thông đạt và hiệp thông” (VG 4b). Dưới góc độ này, ngài kêu gọi các nhà thần học thiết lập một cuộc đối thoại không những chỉ “với các Kitô hữu thuộc các Giáo hội và Cộng đồng Giáo hội khác” (VG 4b), mà còn “với những người có xác tín tôn giáo hoặc nhân bản khác, bằng cách duy trì liên lạc với các học giả thuộc các khoa khác, bất kể họ có phải là tín hữu hay không”(VG, 4b). Với tinh thần đối thoại này, cuộc hội thảo của chúng tôi nhằm đóng góp vào cuộc đối thoại trí thức hai mặt.
Thứ nhất, chúng tôi muốn cổ vũ cuộc đối thoại giữa các dạng kiến thức khác nhau, nghĩa là điều được Veritatis Gaudium gọi là “các cách tiếp cận liên ngành và xuyên ngành được thực hiện với sự khôn ngoan và óc sáng tạo dưới ánh sáng của Mạc khải” (VG, 4c). Các báo cáo và thảo luận nhằm phát huy đối thoại giữa các nhà triết học, nhà thần học và học giả các khoa học nhân văn, mà không quên “nguyên tắc trí thức quan yếu của tính thống nhất trong khác biệt của nhận thức và lòng tôn trọng các phát biểu đa dạng, tương quan qua lại và hội tụ của nó” (VG, 4c).
Thứ hai, cuộc gặp gỡ của chúng tôi theo đuổi cuộc đối thoại giữa các quan điểm và mô hình thần học khác nhau, để sự phong phú của thần học, trong tư cách là intellectus fidei [sự hiểu biết đức tin], tỏa sáng trong tất cả vẻ đẹp của nó. Ngày nay, người ta cảm thấy sâu sắc rằng cần phải cổ vũ, bảo vệ và đưa vào thực hành việc phục vụ của thần học, điều hết sức cần thiết cho Giáo hội và cho đời sống của tất cả các tín hữu. Tuy nhiên, lời mời gọi đối thoại giữa các “mô hình lý thuyết” này không phải là một thao tác đơn thuần trong chủ nghĩa chiết trung thần học, đặt cạnh nhau các quan điểm đa dạng. Ngược lại, mặc dù đúng là có nhiều cách để nói về sự thật của Mạc khải - và lịch sử thần học làm chứng hùng hồn cho điều này -, thì cũng đúng là “bản văn căn bản” trên đó chúng tôi đã làm việc chuyển dịch trong một khung suy nghĩ chính xác.
Trên thực tế, về mặt thần học, bản văn căn bản du nhập một sự thay đổi mô hình vừa mang tính mô tả vừa mang tính khái niệm, khi nó tuân theo một khuôn mẫu vừa có tính lập luận vừa có tính tường thuật, vừa có tính lý thuyết vừa có tính khôn ngoan, vừa có tính hiện tượng học vừa có tính diễn giải. Điều này cho phép nó vừa có tính tiếp nhận vừa có tính phê phán các lĩnh vực khác nhau của nhận thức nhân bản, cung cấp một danh sách chào đón không những cho triết học và các phương pháp của nó, mà còn cho các khoa học nhân văn và khoa học tự nhiên. Bằng cách chọn một phương pháp luận cụ thể, chúng tôi không có cao vọng phong thánh cho một hệ thống hoặc mô hình lý thuyết, như thể nó là một hệ thống duy nhất và là mô hình cuối cùng (xem Veritatis Splendor 29), mà đúng hơn, chúng tôi cam kết tôn kính nhiệm vụ phát sinh từ biến cố Mạc khải của Thiên Chúa trong lịch sử nhân loại. Do đó, trong khi nhận thức được “tính tương đối” của bất cứ mô hình lý thuyết nào trước sự thật của Mạc khải Thiên Chúa trong câu chuyện riêng của Chúa Giêsu, bản văn đã thực hiện một sự thay đổi căn bản, có thể nói, chuyển từ hình cầu sang hình đa diện. Chấp nhận lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Veritatis Gaudium, chúng tôi đã cố gắng thực hiện “một sự thay đổi mô hình triệt để” (VG 3).
Bản văn căn bản là kết quả của những nỗ lực chung bởi một nhóm các nhà thần học do Giáo hoàng Hàn lâm viện tập hợp lại, những người đã soạn thảo một bản văn sâu rộng với một mục lục toàn diện và các lập luận tinh vi. Bản văn căn bản, với cấu trúc có hệ thống, tập chú vào ý nghĩa thống nhất của viễn kiến Kitô giáo về sự sống. Các luận điểm, đoạn văn và tuyên bố riêng lẻ được đề cập riêng biệt trong các phiên họp nên được hiểu như một tổng thể, để cổ vũ một diễn trình có trật tự và không phân tán. Bằng cách này, người ta có thể nắm được sợi chỉ hồng kèm theo các phát triển của nền nhân thần học lấy cảm hứng từ đức tin Kitô giáo và các hệ luận của chiều kích luân lý luôn được biện minh bởi nó. Vì vậy, đây không phải là một cuốn sách cầm tay gồm các công thức hoặc danh mục các trường hợp có thể được lấy khỏi bối cảnh của lập luận tổng thể. Đúng hơn, nó là một trình bày căn bản về viễn kiến Kitô giáo về cuộc sống, được minh họa trong các khía cạnh hiện sinh của nó vốn hết sức có liên quan đến bản chất kịch tính của thân phận con người và được giải quyết dưới góc độ nhân học phù hợp với trung gian văn hóa của đức tin trong thế giới ngày nay.
Bản văn được soạn thảo vào dịp kỷ niệm 25 năm thông điệp Evangelium Vitae, với một ý hướng chính xác. Sức sống của thông điệp đó và di sản quý giá của nó, để được tôn vinh một cách trọn vẹn, đòi hỏi chúng ta không nên tự giới hạn vào việc bình luận về nó, mà đúng hơn phải giải đoán ý nghĩa của nó trong khuôn khổ huấn quyền Kitô giáo, vốn mang giáo huấn của mình vào cuộc sống của Giáo Hội ngày nay. Do ơn gọi, suy tư thần học buộc phải thực hiện nhiệm vụ diễn giải. Nhiệm vụ này luôn được thực hiện trong tương quan với Lời hằng sống của Thiên Chúa, vốn là quy tắc ràng buộc tối hậu của nó, và với những câu hỏi mới đặt ra bởi thân phận của chủ thể con người, vốn là người đối thoại đã được chỉ định của sự khôn ngoan của nó. Bằng cách này, Truyền thống đức tin đã được phát sinh, nó phát triển và sống động: “Dòng sông sống động trong đó các cội nguồn luôn hiện hữu”, như Đức Bênêđíctô từng nói (2).
Thẩm quyền giảng dạy của Giáo hội, Thánh Truyền và Lời Chúa được liên kết chặt chẽ với nhau: “Chúng được nối kết và liên kết với nhau đến nỗi không điều nào có thể đứng vững nếu không có những điều kia, và tất cả cùng nhau và mỗi điều theo cách riêng của chúng dưới tác động của một Chúa Thánh Thần góp phần hữu hiệu vào việc cứu rỗi các linh hồn”(Dei Verbum 10). Theo quan điểm đức tin Công Giáo, cần phải hết sức lưu ý đến việc bảo vệ mối liên hệ phẩm trật thích đáng của các điều kiện khả hữu và thi hành việc truyền tải đức tin: “Cơ quan giảng dạy sống động của Giáo hội, mà thẩm quyền được thực thi nhân danh của Chúa Giêsu Kitô [...] không ở trên lời của Thiên Chúa, nhưng phục vụ nó, chỉ dạy những gì đã được truyền lại, lắng nghe nó một cách thành kính, bảo vệ nó một cách cẩn thận và giải thích nó một cách trung thành phù hợp sự ủy nhiệm của Thiên Chúa và với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, nó rút tỉa từ kho lẫm đức tin này mọi điều được nó trình bầy để tin như được Thiên Chúa mạc khải” (Dei Verbum 2).
Với sự khiêm tốn và quyết tâm, với giá trị của đối thoại diễn ra trong cuộc tập huấn, chúng tôi nghĩ rằng thật đáng giá khi cung hiến diễn biến của nó cho cuộc thảo luận thần học trong Giáo hội và cho tất cả những người nam và nữ đang tìm kiếm sự thật, vì biết rằng cộng đồng Giáo hội và cộng đồng nhân loại được liên kết với nhau không thể phân cách, bởi vì chính đức tin buộc các tín hữu “đưa ra lý do cho niềm hy vọng có nơi anh em” (xem 1Pr 3: 15) và điều này được cung hiến cho tất cả mọi người.
Khi giới thiệu cuốn sách, tôi muốn nhấn mạnh rằng bản văn này quan trọng ra sao không những chỉ đối với những gì nó nói, một điều hiển nhiên, mà còn đối với cách nó nói điều đó (bản văn của Thư Thánh Phêrô được đề cập ở trên cho biết thêm, “Hãy trả lời cách hiền hoà và với sự kính trọng. Hãy giữ lương tâm ngay thẳng ” 1Pr 3: 16). Bản văn của chúng tôi không phải là một lời tuyên chiến với các nền văn hóa nhân bản của thời đại chúng ta; nó không nhằm lên án mà không kêu gọi những ý kiến bất đồng thần học; nó không đòi thay thế huấn quyền có thẩm quyền vốn được kêu gọi thừa nhận đức tin chân chính; nó không tham chiếu một cách trừu tượng tính tuyệt đối siêu hình của sự thật về Thiên Chúa và con người phi lịch sử, một điều lấy hết ý nghĩa của đức khôn ngoan vốn hiện thân trong sự mặc khải của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu; nó không phù hợp với cao vọng muốn giản lược kinh nghiệm đạo đức vào việc thực thi các hành vi pháp lý, vì vậy nó không phù hợp với hệ tư tưởng thế tục hiện đại của chủ nghĩa thực chứng pháp luật.
Cấu trúc của cuốn sách này tuân theo khuôn khổ của cuộc tập huấn nghiên cứu kéo dài ba ngày. Các chủ đề được đề cập tuân theo tinh thần thông tri một số văn kiện có tính lên chương trình cho triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô. Vì lý do này, ngày đầu tiên bắt đầu bằng việc xem xét Tông huấn Evangelii Gaudium và Tông hiến Veritatis Gaudium, dành riêng cho việc đổi mới các nghiên cứu thần học và giáo hội học (Ch. I). Theo viễn ảnh này, Sách Thánh là trung tâm (Ch. II), trong mối liên hệ không thể tách rời của nó với “Thánh Truyền” và huấn quyền sống động của Giáo hội (Dei Verbum 10) (Ch. IV), với niềm xác tín rằng Sách Thánh là trái tim và linh hồn của thần học mạc khải và nhân học đức tin. (3)
Thật vậy, Kinh Thánh mạc khải một Thiên Chúa, Đấng bày tỏ chính Người cho nhân loại, thiết lập mỗi chúng ta thành người đối thoại và người nghe lời và hành động cứu rỗi của Người ngay từ ban đầu. Vì lý do này, việc nghe Lời Chúa trong lịch sử đi đôi với việc giải thích thời hiện tại (Ch. III), học cách nhận ra “các dấu chỉ thời đại”, được giải thích “dưới ánh sáng Tin Mừng” (Gaudium et Spes 4). Hồng phúc của Thiên Chúa, nằm tại nguồn gốc, tìm thấy sự ứng nghiệm trọn vẹn trong câu chuyện của Chúa Giêsu: con người của Người là eschaton [cánh chung], là biến cố dứt khoát không giúp chúng ta thoát khỏi các bi kịch của lịch sử, nhưng giúp chúng ta kinh qua chúng mà không mất hy vọng và niềm vui trong cuộc sống. Những gì được đề cập ở cuối cuốn sách (Ch. XII) dự ứng sự khai triển các chủ đề riêng rẽ.
Trong chân trời thần học này, được Lời Chúa giáo huấn sâu sắc, bản văn trên đó chúng tôi từng làm việc lập luận ủng hộ một cách tiếp cận đạo đức thực sự có khả năng hiểu được tính tối thượng của mạc khải Kitô học và tính triệt để của vấn đề nhân học (Chương VI-XI), cùng với nhu cầu làm sáng tỏ mối liên hệ giữa lương tâm, chuẩn mực và sự biện phân ở đỉnh cao của tính phổ quát nhân bản và bản chất chuyên biệt của Kitô hữu (Chương V). Theo nghĩa này, có thể coi đây là một sự đào sâu thần học đúng đắn về đạo đức học sự sống trong đường hướng hiểu đức tin của Giáo hội về phương diện mục vụ mà Đức Thánh Cha Phanxicô muốn truyền đạt qua các cử chỉ, lời nói và bài viết của ngài.
Để kết luận, cuối cùng tôi muốn nhấn mạnh tính độc đáo trong tư cách văn học của bản văn căn bản. Chúng ta có thể nói rằng nó độc nhất vô nhị thuộc loại này xét về thái độ đề xuất của nó. Thực thế, một mặt nó có những đặc điểm chuyên biệt và đặc thù của một bản văn thần học, mặt khác nó được dự tính như một nguồn định hướng và thảo luận. Do đó, bản văn được viết bởi một nhóm nghiên cứu được Giáo hoàng Hàn lâm viện cổ vũ, mặc dù nó không có thẩm quyền và “đặc điểm thần học” của một văn kiện huấn quyền giáo hội, nó tiếp nhận viễn ảnh “phục vụ huấn quyền”.
Theo cách hiểu này, các cuộc thảo luận trong sách cung cấp hỗ trợ về lập luận cho huấn quyền giáo hội, chứ không đòi thay thế thẩm quyền của nó. Đồng thời, cuốn sách này nhằm mục đích kích thích, chứ không phải là một tác phẩm thuần túy học thuật, để tìm kiếm sự hội tụ mục vụ của cam kết thần học, mặc dù không muốn hạn chế bằng bất cứ cách nào sự đối đầu ý kiến chính đáng. Chính trên tinh thần đó, việc trao đổi ý kiến đã diễn ra trong cuộc hội thảo. Mục đích của chúng tôi không phải là tập chú vào văn bản, để sửa đổi hoặc bổ sung nó. Thay vào đó, mục tiêu của chúng tôi là đề cập đến các vấn đề mà bản văn đã nêu ra, trong bầu không khí lắng nghe và đối thoại lẫn nhau, như những người tham gia đã thực sự trải nghiệm.
Tôi muốn ngỏ những lời sau cùng của tôi tới Đức Giáo Hoàng Phanxicô, nồng nhiệt nhất cám ơn ngài với tinh thần vâng lời hiếu thảo. Ngài đã được thông tri ngay từ đầu về sáng kiến này và việc công bố các diễn biến, và ngài đã khuyến khích chúng tôi mở cuộc tranh luận học thuật, dưới trách nhiệm trực tiếp của Giáo hoàng Hàn lâm viện Sự Sống.
Thành Vatican, 19 tháng Hai, 2022
Vincenzo Paglia
Chủ tịch Giáo hoàng Hàn lâm viện Sự Sống
Kỳ tới: Các nhận định của báo chí
Dẫn nhập
Tôi rất vui mừng và hân hạnh được giới thiệu cuốn sách này trình bày diễn biến cuộc Tập huấn do Giáo hoàng Hàn lâm viện về Sự sống (PAV) xúc tiến, trong đó một nhóm quốc tế gồm các nhà thần học và chuyên gia từ các ngành nhân văn khác nhau đã được mời tham dự. Mục đích đằng sau nó là để phục vụ Giáo hoàng Hàn lâm viện về Sự sống và Giáo hội bằng cách thảo luận về các chủ đề rất được quan tâm trong cộng đồng giáo hội, liên quan đến các khía cạnh thậm chí đang gây tranh cãi của nền đạo đức thần học về sự sống. Đây là một diễn trình tương tự như các cuộc tranh luận thời trung cổ hay các cuộc tranh luận quaestiones disputatae (các câu hỏi tranh luận]: một khi một chủ để được nêu ra, cuộc tranh luận được tiến hành bởi các nhà thần học. Đó là một công việc không thể thiếu để đào sâu đức tin, để đức tin được hiểu và truyền tải.
Suy tư thần học và thực hành mục vụ gắn bó chặt chẽ với nhau. Nhiệm vụ của các nhà thần học và các học giả có đức tin trong các lĩnh vực khác không bị giới hạn trong một thao tác chính thức vô bổ, nhưng có một liên kết không thể tách rời với kinh nghiệm và thực hành mục vụ của Giáo hội. Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói trong Tông Hiến Veritatis Gaudium: “Một trong những đóng góp chính của Công Đồng Vatican II là tìm kiếm một cách chính xác để vượt qua sự phân ly giữa thần học và mục vụ, giữa đức tin và sự sống này. Tôi dám nói rằng Công đồng đã cách mạng hóa ở một mức độ nào đó tư thế của thần học - cách làm và cách nghĩ của tín hữu”. Do đó, không có sự tách biệt giữa thần học và chăm sóc mục vụ, giữa lý thuyết và thực hành. Điều này bổ sung cho điều kia. Vì lý do này, cuộc họp là một phần của diễn trình do Đức Thánh Cha Phanxicô khởi xướng để có một “Thượng hội đồng thực sự của Giáo hội hoàn vũ”. Vì vậy, cuộc hội thảo này đã thu nhận lời mời gọi parrhesia [dạn dĩ], đặc trưng cho mọi thượng hội đồng: parrhesia cũng kích thích và tăng sức cho các nhà thần học, các nhà học thuật và học giả.
Cuộc tập huấn “nhỏ” mà chúng tôi tổ chức nhằm đáp ứng mong muốn của Đức Thánh Cha Phanxicô khi ngài tuyên bố, cũng trong Veritatis Gaudium, rằng “mạng lưới các trường đại học và phân khoa giáo hội trên toàn thế giới được kêu gọi cung cấp sự đóng góp quyết định của men, muối và ánh sáng Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô và Truyền thống sống động của Giáo hội, vốn luôn mở ra cho những hoàn cảnh và ý tưởng mới ”(VG 3).
Mong muốn sâu sắc của tôi vốn là thúc đẩy không khí nghiên cứu, đối thoại và thảo luận giữa những người tham gia. Một lần nữa tôi xin nhắc đến Veritatis Gaudium khi, trong một số đoạn văn rất đẹp, nó nói về một “cuộc đối thoại trên phạm vi rộng lớn” (VG 4b) như là tiêu chuẩn hướng dẫn cho các nghiên cứu đổi mới về Giáo hội. Trích lời Đức Bênêđíctô XVI, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng “sự thật, trên thực tế, là logos [lời] vốn tạo nên dia-logos [lời giữa hai người = đối thoại], và do đó thông đạt và hiệp thông” (VG 4b). Dưới góc độ này, ngài kêu gọi các nhà thần học thiết lập một cuộc đối thoại không những chỉ “với các Kitô hữu thuộc các Giáo hội và Cộng đồng Giáo hội khác” (VG 4b), mà còn “với những người có xác tín tôn giáo hoặc nhân bản khác, bằng cách duy trì liên lạc với các học giả thuộc các khoa khác, bất kể họ có phải là tín hữu hay không”(VG, 4b). Với tinh thần đối thoại này, cuộc hội thảo của chúng tôi nhằm đóng góp vào cuộc đối thoại trí thức hai mặt.
Thứ nhất, chúng tôi muốn cổ vũ cuộc đối thoại giữa các dạng kiến thức khác nhau, nghĩa là điều được Veritatis Gaudium gọi là “các cách tiếp cận liên ngành và xuyên ngành được thực hiện với sự khôn ngoan và óc sáng tạo dưới ánh sáng của Mạc khải” (VG, 4c). Các báo cáo và thảo luận nhằm phát huy đối thoại giữa các nhà triết học, nhà thần học và học giả các khoa học nhân văn, mà không quên “nguyên tắc trí thức quan yếu của tính thống nhất trong khác biệt của nhận thức và lòng tôn trọng các phát biểu đa dạng, tương quan qua lại và hội tụ của nó” (VG, 4c).
Thứ hai, cuộc gặp gỡ của chúng tôi theo đuổi cuộc đối thoại giữa các quan điểm và mô hình thần học khác nhau, để sự phong phú của thần học, trong tư cách là intellectus fidei [sự hiểu biết đức tin], tỏa sáng trong tất cả vẻ đẹp của nó. Ngày nay, người ta cảm thấy sâu sắc rằng cần phải cổ vũ, bảo vệ và đưa vào thực hành việc phục vụ của thần học, điều hết sức cần thiết cho Giáo hội và cho đời sống của tất cả các tín hữu. Tuy nhiên, lời mời gọi đối thoại giữa các “mô hình lý thuyết” này không phải là một thao tác đơn thuần trong chủ nghĩa chiết trung thần học, đặt cạnh nhau các quan điểm đa dạng. Ngược lại, mặc dù đúng là có nhiều cách để nói về sự thật của Mạc khải - và lịch sử thần học làm chứng hùng hồn cho điều này -, thì cũng đúng là “bản văn căn bản” trên đó chúng tôi đã làm việc chuyển dịch trong một khung suy nghĩ chính xác.
Trên thực tế, về mặt thần học, bản văn căn bản du nhập một sự thay đổi mô hình vừa mang tính mô tả vừa mang tính khái niệm, khi nó tuân theo một khuôn mẫu vừa có tính lập luận vừa có tính tường thuật, vừa có tính lý thuyết vừa có tính khôn ngoan, vừa có tính hiện tượng học vừa có tính diễn giải. Điều này cho phép nó vừa có tính tiếp nhận vừa có tính phê phán các lĩnh vực khác nhau của nhận thức nhân bản, cung cấp một danh sách chào đón không những cho triết học và các phương pháp của nó, mà còn cho các khoa học nhân văn và khoa học tự nhiên. Bằng cách chọn một phương pháp luận cụ thể, chúng tôi không có cao vọng phong thánh cho một hệ thống hoặc mô hình lý thuyết, như thể nó là một hệ thống duy nhất và là mô hình cuối cùng (xem Veritatis Splendor 29), mà đúng hơn, chúng tôi cam kết tôn kính nhiệm vụ phát sinh từ biến cố Mạc khải của Thiên Chúa trong lịch sử nhân loại. Do đó, trong khi nhận thức được “tính tương đối” của bất cứ mô hình lý thuyết nào trước sự thật của Mạc khải Thiên Chúa trong câu chuyện riêng của Chúa Giêsu, bản văn đã thực hiện một sự thay đổi căn bản, có thể nói, chuyển từ hình cầu sang hình đa diện. Chấp nhận lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Veritatis Gaudium, chúng tôi đã cố gắng thực hiện “một sự thay đổi mô hình triệt để” (VG 3).
Bản văn căn bản là kết quả của những nỗ lực chung bởi một nhóm các nhà thần học do Giáo hoàng Hàn lâm viện tập hợp lại, những người đã soạn thảo một bản văn sâu rộng với một mục lục toàn diện và các lập luận tinh vi. Bản văn căn bản, với cấu trúc có hệ thống, tập chú vào ý nghĩa thống nhất của viễn kiến Kitô giáo về sự sống. Các luận điểm, đoạn văn và tuyên bố riêng lẻ được đề cập riêng biệt trong các phiên họp nên được hiểu như một tổng thể, để cổ vũ một diễn trình có trật tự và không phân tán. Bằng cách này, người ta có thể nắm được sợi chỉ hồng kèm theo các phát triển của nền nhân thần học lấy cảm hứng từ đức tin Kitô giáo và các hệ luận của chiều kích luân lý luôn được biện minh bởi nó. Vì vậy, đây không phải là một cuốn sách cầm tay gồm các công thức hoặc danh mục các trường hợp có thể được lấy khỏi bối cảnh của lập luận tổng thể. Đúng hơn, nó là một trình bày căn bản về viễn kiến Kitô giáo về cuộc sống, được minh họa trong các khía cạnh hiện sinh của nó vốn hết sức có liên quan đến bản chất kịch tính của thân phận con người và được giải quyết dưới góc độ nhân học phù hợp với trung gian văn hóa của đức tin trong thế giới ngày nay.
Bản văn được soạn thảo vào dịp kỷ niệm 25 năm thông điệp Evangelium Vitae, với một ý hướng chính xác. Sức sống của thông điệp đó và di sản quý giá của nó, để được tôn vinh một cách trọn vẹn, đòi hỏi chúng ta không nên tự giới hạn vào việc bình luận về nó, mà đúng hơn phải giải đoán ý nghĩa của nó trong khuôn khổ huấn quyền Kitô giáo, vốn mang giáo huấn của mình vào cuộc sống của Giáo Hội ngày nay. Do ơn gọi, suy tư thần học buộc phải thực hiện nhiệm vụ diễn giải. Nhiệm vụ này luôn được thực hiện trong tương quan với Lời hằng sống của Thiên Chúa, vốn là quy tắc ràng buộc tối hậu của nó, và với những câu hỏi mới đặt ra bởi thân phận của chủ thể con người, vốn là người đối thoại đã được chỉ định của sự khôn ngoan của nó. Bằng cách này, Truyền thống đức tin đã được phát sinh, nó phát triển và sống động: “Dòng sông sống động trong đó các cội nguồn luôn hiện hữu”, như Đức Bênêđíctô từng nói (2).
Thẩm quyền giảng dạy của Giáo hội, Thánh Truyền và Lời Chúa được liên kết chặt chẽ với nhau: “Chúng được nối kết và liên kết với nhau đến nỗi không điều nào có thể đứng vững nếu không có những điều kia, và tất cả cùng nhau và mỗi điều theo cách riêng của chúng dưới tác động của một Chúa Thánh Thần góp phần hữu hiệu vào việc cứu rỗi các linh hồn”(Dei Verbum 10). Theo quan điểm đức tin Công Giáo, cần phải hết sức lưu ý đến việc bảo vệ mối liên hệ phẩm trật thích đáng của các điều kiện khả hữu và thi hành việc truyền tải đức tin: “Cơ quan giảng dạy sống động của Giáo hội, mà thẩm quyền được thực thi nhân danh của Chúa Giêsu Kitô [...] không ở trên lời của Thiên Chúa, nhưng phục vụ nó, chỉ dạy những gì đã được truyền lại, lắng nghe nó một cách thành kính, bảo vệ nó một cách cẩn thận và giải thích nó một cách trung thành phù hợp sự ủy nhiệm của Thiên Chúa và với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, nó rút tỉa từ kho lẫm đức tin này mọi điều được nó trình bầy để tin như được Thiên Chúa mạc khải” (Dei Verbum 2).
Với sự khiêm tốn và quyết tâm, với giá trị của đối thoại diễn ra trong cuộc tập huấn, chúng tôi nghĩ rằng thật đáng giá khi cung hiến diễn biến của nó cho cuộc thảo luận thần học trong Giáo hội và cho tất cả những người nam và nữ đang tìm kiếm sự thật, vì biết rằng cộng đồng Giáo hội và cộng đồng nhân loại được liên kết với nhau không thể phân cách, bởi vì chính đức tin buộc các tín hữu “đưa ra lý do cho niềm hy vọng có nơi anh em” (xem 1Pr 3: 15) và điều này được cung hiến cho tất cả mọi người.
Khi giới thiệu cuốn sách, tôi muốn nhấn mạnh rằng bản văn này quan trọng ra sao không những chỉ đối với những gì nó nói, một điều hiển nhiên, mà còn đối với cách nó nói điều đó (bản văn của Thư Thánh Phêrô được đề cập ở trên cho biết thêm, “Hãy trả lời cách hiền hoà và với sự kính trọng. Hãy giữ lương tâm ngay thẳng ” 1Pr 3: 16). Bản văn của chúng tôi không phải là một lời tuyên chiến với các nền văn hóa nhân bản của thời đại chúng ta; nó không nhằm lên án mà không kêu gọi những ý kiến bất đồng thần học; nó không đòi thay thế huấn quyền có thẩm quyền vốn được kêu gọi thừa nhận đức tin chân chính; nó không tham chiếu một cách trừu tượng tính tuyệt đối siêu hình của sự thật về Thiên Chúa và con người phi lịch sử, một điều lấy hết ý nghĩa của đức khôn ngoan vốn hiện thân trong sự mặc khải của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu; nó không phù hợp với cao vọng muốn giản lược kinh nghiệm đạo đức vào việc thực thi các hành vi pháp lý, vì vậy nó không phù hợp với hệ tư tưởng thế tục hiện đại của chủ nghĩa thực chứng pháp luật.
Cấu trúc của cuốn sách này tuân theo khuôn khổ của cuộc tập huấn nghiên cứu kéo dài ba ngày. Các chủ đề được đề cập tuân theo tinh thần thông tri một số văn kiện có tính lên chương trình cho triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô. Vì lý do này, ngày đầu tiên bắt đầu bằng việc xem xét Tông huấn Evangelii Gaudium và Tông hiến Veritatis Gaudium, dành riêng cho việc đổi mới các nghiên cứu thần học và giáo hội học (Ch. I). Theo viễn ảnh này, Sách Thánh là trung tâm (Ch. II), trong mối liên hệ không thể tách rời của nó với “Thánh Truyền” và huấn quyền sống động của Giáo hội (Dei Verbum 10) (Ch. IV), với niềm xác tín rằng Sách Thánh là trái tim và linh hồn của thần học mạc khải và nhân học đức tin. (3)
Thật vậy, Kinh Thánh mạc khải một Thiên Chúa, Đấng bày tỏ chính Người cho nhân loại, thiết lập mỗi chúng ta thành người đối thoại và người nghe lời và hành động cứu rỗi của Người ngay từ ban đầu. Vì lý do này, việc nghe Lời Chúa trong lịch sử đi đôi với việc giải thích thời hiện tại (Ch. III), học cách nhận ra “các dấu chỉ thời đại”, được giải thích “dưới ánh sáng Tin Mừng” (Gaudium et Spes 4). Hồng phúc của Thiên Chúa, nằm tại nguồn gốc, tìm thấy sự ứng nghiệm trọn vẹn trong câu chuyện của Chúa Giêsu: con người của Người là eschaton [cánh chung], là biến cố dứt khoát không giúp chúng ta thoát khỏi các bi kịch của lịch sử, nhưng giúp chúng ta kinh qua chúng mà không mất hy vọng và niềm vui trong cuộc sống. Những gì được đề cập ở cuối cuốn sách (Ch. XII) dự ứng sự khai triển các chủ đề riêng rẽ.
Trong chân trời thần học này, được Lời Chúa giáo huấn sâu sắc, bản văn trên đó chúng tôi từng làm việc lập luận ủng hộ một cách tiếp cận đạo đức thực sự có khả năng hiểu được tính tối thượng của mạc khải Kitô học và tính triệt để của vấn đề nhân học (Chương VI-XI), cùng với nhu cầu làm sáng tỏ mối liên hệ giữa lương tâm, chuẩn mực và sự biện phân ở đỉnh cao của tính phổ quát nhân bản và bản chất chuyên biệt của Kitô hữu (Chương V). Theo nghĩa này, có thể coi đây là một sự đào sâu thần học đúng đắn về đạo đức học sự sống trong đường hướng hiểu đức tin của Giáo hội về phương diện mục vụ mà Đức Thánh Cha Phanxicô muốn truyền đạt qua các cử chỉ, lời nói và bài viết của ngài.
Để kết luận, cuối cùng tôi muốn nhấn mạnh tính độc đáo trong tư cách văn học của bản văn căn bản. Chúng ta có thể nói rằng nó độc nhất vô nhị thuộc loại này xét về thái độ đề xuất của nó. Thực thế, một mặt nó có những đặc điểm chuyên biệt và đặc thù của một bản văn thần học, mặt khác nó được dự tính như một nguồn định hướng và thảo luận. Do đó, bản văn được viết bởi một nhóm nghiên cứu được Giáo hoàng Hàn lâm viện cổ vũ, mặc dù nó không có thẩm quyền và “đặc điểm thần học” của một văn kiện huấn quyền giáo hội, nó tiếp nhận viễn ảnh “phục vụ huấn quyền”.
Theo cách hiểu này, các cuộc thảo luận trong sách cung cấp hỗ trợ về lập luận cho huấn quyền giáo hội, chứ không đòi thay thế thẩm quyền của nó. Đồng thời, cuốn sách này nhằm mục đích kích thích, chứ không phải là một tác phẩm thuần túy học thuật, để tìm kiếm sự hội tụ mục vụ của cam kết thần học, mặc dù không muốn hạn chế bằng bất cứ cách nào sự đối đầu ý kiến chính đáng. Chính trên tinh thần đó, việc trao đổi ý kiến đã diễn ra trong cuộc hội thảo. Mục đích của chúng tôi không phải là tập chú vào văn bản, để sửa đổi hoặc bổ sung nó. Thay vào đó, mục tiêu của chúng tôi là đề cập đến các vấn đề mà bản văn đã nêu ra, trong bầu không khí lắng nghe và đối thoại lẫn nhau, như những người tham gia đã thực sự trải nghiệm.
Tôi muốn ngỏ những lời sau cùng của tôi tới Đức Giáo Hoàng Phanxicô, nồng nhiệt nhất cám ơn ngài với tinh thần vâng lời hiếu thảo. Ngài đã được thông tri ngay từ đầu về sáng kiến này và việc công bố các diễn biến, và ngài đã khuyến khích chúng tôi mở cuộc tranh luận học thuật, dưới trách nhiệm trực tiếp của Giáo hoàng Hàn lâm viện Sự Sống.
Thành Vatican, 19 tháng Hai, 2022
Vincenzo Paglia
Chủ tịch Giáo hoàng Hàn lâm viện Sự Sống
Kỳ tới: Các nhận định của báo chí
Vietcatholic News
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét