Cử chỉ hôn kính có ý nghĩa gì trong phụng vụ?
“Các linh mục hôn lên thánh giá, bàn thờ hoặc các sách Tin Mừng là những cử chỉ mà bất kỳ tín hữu nào cũng có thể nhận thấy trong Thánh lễ,” Cha Marco Benini nói với trang web Katholisch.de của Đức như trên.
Để giúp mọi người khám phá ý nghĩa của những cử chỉ này, ngài giải thích chúng theo cấu trúc của phụng vụ, bắt đầu với khoảnh khắc khi linh mục hôn lên dây stôla của ngài trong phòng thánh. Mặc dù cử chỉ này không còn được yêu cầu bởi cuộc cải cách phụng vụ, nhưng nó có thể được thực hiện để chuẩn bị “ý thức cho việc phụng sự của ngài tại bàn thờ”.
Sau đó Thánh lễ bắt đầu và các linh mục và phó tế hôn bàn thờ ở đầu và cuối của Bí tích Thánh Thể, đó là một “nghi thức quan trọng để chào hỏi và từ biệt”. Vì bàn thờ tượng trưng cho Chúa Kitô, những nụ hôn trong trường hợp này là “dấu hiệu chân thành của tình yêu và lòng sùng kính”.
Những cử chỉ này được truyền cảm hứng từ những hành động được thực hành từ thời Cổ đại và trong đạo Do Thái. Sau đó, chúng trở nên đặc biệt phổ biến vào thời Trung cổ, đặc biệt là khi có các thánh tích hiện diện trên bàn thờ. Thật thú vị, nụ hôn trên bàn thờ có thể được thay thế bằng một dấu hiệu tôn trọng khác, chẳng hạn như chạm trán, được thực hiện trong các nhà thờ Nhật Bản.
Cha Marco Benini sau đó giải thích hôn Phúc âm, kèm theo lời cầu nguyện chuẩn bị cho linh mục và lời chúc lành của linh mục cho một phó tế. Ngài nhấn mạnh nụ hôn không phải là hôn các sách Phúc âm mà là Chúa Kitô, Đấng đang hiện diện vào lúc Phúc âm được công bố.
Cha Marco Benini cũng không quên đề cập đến “nụ hôn hòa bình”, một nghi lễ đã tồn tại vào thế kỷ thứ hai và là một dấu hiệu của tình anh em. Ngày nay nó được thay thế bằng một cái bắt tay đơn giản, hoặc một cái gật đầu, đặc biệt là kể từ sau đại dịch.
Source:katholisch.de
Vietcatholic News
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét