Trang

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2022

Di sản về phụng vụ của Cha Romano Guardini

 

Di sản về phụng vụ của Cha Romano Guardini

 
  •  
  •  


DI SẢN VỀ PHỤNG VỤ CỦA CHA ROMANO GUARDINI

Tác giả: Philip Kosloski

WGPVL (08.7.2022) - Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường xuyên trích dẫn Cha Romano Guardini, một linh mục người Đức có ảnh hưởng đến Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, trong bức tông thư mới nhất về phụng vụ.

Sau Hiến chế Sacrosanctum Conciliumcác tác phẩm của Romano Guardini nằm trong số những tác phẩm được trích dẫn nhiều nhất trong bức tông thư mới nhất của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về phụng vụ.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã viết trong Tông thư Desiderio desideravi rằng, “Có một vấn đề mang tính quyết định được đặt ra lúc này về việc đào tạo phụng vụ. Cha Romano Guardini nói, Ở đây, nhiệm vụ thực tiễn đầu tiên cũng được chỉ ra: cùng với sự biến đổi nội tâm trong thời đại của chúng ta, chúng ta phải học lại cách thiết lập mối tương quan về mặt tôn giáo trong tư cách là những con người trọn vẹn. Đây là điều mà phụng vụ có thể thực hiện được. Chính vì điều này mà chúng ta cần phải được đào tạo.” (số 34)

Di sản về phụng vụ của Cha Romano Guardini

Cha Romano Guardini là một linh mục người Đức, người đã nghiên cứu và viết nhiều về phụng vụ vào đầu thế kỷ XX.

Cha đã để lại một tác động lâu dài đối với Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, chính ngài đã có một bài phát biểu đặc biệt vào năm 2010 trước một nhóm quy tụ tại Vatican nhằm tóm tắt di sản về phụng vụ của Cha Guardini.

Khi hướng dẫn giới trẻ, Cha Guardini cũng khám phá ra một cách tiếp cận mới đối với phụng vụ. Đối với Chaviệc tái khám phá Phụng vụ là một sự tái khám phá tính thống nhất của tinh thần và xác thịt trong tổng thể của con người duy nhất, vì hành động phụng vụ luôn luôn bao gồm đồng thời cả về thể xác lẫn tâm hồn. Sự cầu nguyện được mở rộng qua hành động thể lý và cộng đồng, nhờ đó tính thống nhất của thực tại nói chung được biểu lộ.

Cha Guardini đã viết một cuốn sách vào năm 1918 mang tên Tinh thần của Phụng vụ (The Spirit of the Liturgy), và sau đó, vào năm 2000, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI (lúc đó là Đức Hồng y Ratzinger) cũng đã xuất bản một cuốn sách cùng tên.

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI tin rằng Cha Guardini đã nêu bật nhiều khía cạnh tốt đẹp của phụng vụ, chẳng hạn như tính chất biểu tượng của phụng vụ.

Phụng vụ là hành động biểu tượng. Biểu tượng xét như tinh hoa của sự thống nhất giữa tinh thần và vật chất sẽ bị mất đi khi chúng tách rời nhau, khi thế giới bị chia đôi, thành tinh thần và thể xác, thành chủ thể và khách thể. Cha Guardini đã xác tín sâu sắc rằng con người là tinh thần trong thể xác và thể xác trong tinh thầndo đó, phụng vụ và biểu tượng dẫn con người đạt đến bản chất của chính mình, và cuối cùng thông qua thờ phượng mà đạt đến chân lý.

Hơn nữa, Cha Guardini còn viết một cuốn sách về tính biểu tượng của các cử chỉ trong Thánh lễ, với tựa đề Những Dấu chỉ Thánh thiêng (Sacred Signs), để tiếp tục giúp nhiều người Công giáo tham gia trọn vẹn hơn vào phụng vụ thông qua các dấu chỉ và biểu tượng mà phụng vụ truyền đạt.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng dẫn lời của Cha Guardini về cùng chủ đề này với hy vọng rằng Giáo Hội có thể tái khám phá sức mạnh của các biểu tượng. Cha Guardini viết:

Ở đây phác thảo nhiệm vụ đầu tiên của công việc đào tạo phụng vụ: con người phải một lần nữa trở nên thành thạo về các biểu tượng. Đây là trách nhiệm đối với tất cả mọi người, đối với các thừa tác viên được phong chức và cũng như đối với các tín hữu. Nhiệm vụ này không hề dễ dàng vì con người hiện đại đã trở nên mù mờ, không còn khả năng đọc được các biểu tượngcứ như thể sự hiện hữu của các biểu tượng thậm chí còn không được đặt lại.” (số 44)

Trên hết, Cha Guardini đã tìm cách dung hợp cả thể xác và tinh thần với nhau trong phụng vụ, để bất cứ khi nào Thánh lễ được cử hành, thì Thánh lễ cần được cử hành với trọn vẹn con người.

Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên
Chuyển ngữ từ: Aleteia (03/7/2022)
Nguồn: giaophanvinhlong.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét