Trang

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2023

Chương 15 Quốc hội là để thông qua luật, không phải để nói về thiện và ác

 Quốc hội là để thông qua luật, không phải để nói về thiện và ác

Chương 15 sách Công giáo trong tự do

Trích sách Công giáo trong tự do (Catholique en liberté, nxb. Salvator, 2019)

renepoujol.fr, René Poujol, 2022-01-16

Ngày 17 tháng 1, Quốc hội Pháp chuẩn bị tranh luận về việc có thể hoãn thời hạn pháp lý đến 14 tuần để phá thai hay không. Bằng chứng là phi lý, khoảnh khắc phôi thai thành một con người là không thể xác định được. Nếu không, tại sao lại là mười bốn tuần thay vì sáu hoặc ba mươi tuần? Từ sự không chắc chắn này nảy sinh điều hiển nhiên, luật pháp không bao giờ có thể bị nhầm lẫn với đạo đức và vì thế sức khỏe luân lý của một xã hội trong đó cơ quan đại diện quốc gia phải là người bảo đảm quyết liệt.

Tại Quốc hội, để thông qua luật, không phải để nói sự thiện và sự ác

Trong sự hỗn loạn của cuộc tranh luận xung quanh dự luật về hôn nhân cho tất cả mọi người, ai cũng còn giữ trong ký ức cuộc tranh cãi đã dấy lên tháng 9 năm 2012 vì những lời  của hồng y Barbarin trên đài truyền hình Pháp RCF. Thoạt đầu, với bản thân tôi, đây chỉ là tiếng vọng gián tiếp về những tuyên bố của ngài, tôi đã mắc sai lầm khi khi vụng về bảo vệ hồng y trên Facebook. Tôi xin lỗi trích lại đây:

“Đây đó chúng ta hoảng sợ về lời tuyên bố của hồng y Barbarin, theo đó, quyền hôn nhân cho tất cả sẽ mở ra cánh cửa cho chế độ đa thê và loạn luân. Nhưng lại đơn giản để hiểu: nếu, trong xã hội chúng ta, không có điều cấm nào có thể miễn thảo luận dân chủ, thì vì sao lại loại trừ khả năng có thể có, ngày mai ở Nghị viện, đa số quyết định chế độ đa thê là hợp pháp, nhân danh sự cần thiết của thực tế, cũng vậy với loạn luân, nếu nó được sự đồng ý của các bên không? ‘Miễn là họ yêu nhau…’, đó là câu nói mà hàng ngày chúng ta nghe thiên hạ biện minh cho mọi thứ. Rất tiếc, nhưng hồng y hoàn toàn đúng!”

Ngoại trừ câu nói đang được đề cập, tối hôm đó trên truyền hình, tôi đã nhận ra sự nặng nề mơ hồ khó tả, và, thành thật mà nói, cả một lúng túng không thể chịu đựng được. Dù khi tôi nghĩ, thực chất những gì muốn tố cáo không phải là khả năng ngày mai các cặp đồng tính đùng đùng đòi hỏi, sau quyền kết hôn, thì họ có quyền hợp thức hóa các cặp sống tay ba, đến với chế độ đa thê hoặc xóa bỏ tội loạn luân. Thực sự điều dự kiến, có lẽ là quyền tự do được Quốc hội công nhận phê chuẩn những tiến triển như vậy, cho rằng có thể tự giải phóng khỏi cái mà Giáo hội công giáo gọi là luật tự nhiên.

Trừ ra những người tố cáo hồng y cho rằng đây chỉ là tuyền hoang tưởng! Thậm chí! Khi cao điểm tranh cãi trở nên gay gắt, tạp chí đồng tính Têtu đã đăng một phóng sự có tựa đề “Họ yêu nhau tay ba”, kể cho chúng ta nghe, làm thế nào cuối cùng ba người bạn Sylvain, Yohan và Jérémy cùng trên chiếc giường trước khi quyết định không rời nhau. Tuy nhiên, một nhà báo thực tế đã hỏi một câu hỏi rất liên quan: “Làm thế nào để tìm ra những dấu hiệu của mối tình tay ba? Yêu nhau tay ba có luôn làm tình tay ba không? Các “cặp” (tay ba) có mở ra cho những việc làm tình đồi bại không? Làm thế nào để bảo vệ một cách hợp pháp? Nhóm tay ba có tồn tại lâu không? Chuyện gì xảy ra khi một cặp tay ba tan rã?” Như thế liệu chúng ta có loại được, một ngày nào đó, luật pháp can thiệp để cho thiểu số mới nổi này sống như họ muốn và hoàn toàn an toàn về mặt pháp lý không? Đây có lẽ là những gì mà lời của hồng y gợi ý.

Cũng trong cuộc phỏng vấn này, ngài đã đề cập đến khả năng một ngày nào đó sẽ quay trở lại việc cấm loạn luân! Than ôi, đó là một thực tế trong hiện tại của các gia đình dị-tính truyền thống. Ít nhất thì việc xác định như thế ở đây cũng làm dễ dàng cho việc nhận diện. Nhưng chúng ta biết, các gia đình “ráp nối” đã nảy sinh ra các khó khăn mới. Làm thế nào để có thể lượng định các mối quan hệ có thể có giữa cô vợ trẻ (của một hôn nhân thứ hai) và con rể, trưởng thành hay vị thành niên, sinh ra từ hôn nhân đầu của người bạn đời đầu tiên? Đặt câu hỏi là nhận thức sự phức tạp như thế nào các mô hình gia đình được luật pháp chứng nhận thì “nặng” những mơ hồ về bản chất trong các mối quan hệ giữa những người liên hệ. Chúng ta có thể nói về loạn luân giữa con cái và cha mẹ kế không? Và loạn luân chỉ giới hạn trong quan hệ tình dục thôi sao? Một số tình huống mập mờ của việc ở chung cũng có tác động hủy hoại như vậy sao? Chúng ta hãy thêm vào thực tế này, ở Pháp có hàng chục ngàn người được sinh ra từ việc mang thai mướn với những người thứ ba ẩn danh và như thế, chúng ta nhân lên biết bao dịp gặp gỡ vô tình kiểu loạn luân giữa những đứa trẻ cùng cha khác mẹ, nhưng chúng không biết! Tưởng tượng tất cả những chuyện này? Vậy thì! Vấn đề tôn giáo hay hôn nhân cận huyết nhục?

Mùa thu năm 2016, giữa hai vòng bầu cử sơ bộ của cánh hữu, phản đối ông François Fillon để Alain Juppé tranh cử tổng thống, đã nảy sinh cuộc tranh luận muôn thuở về vấn đề phá thai, nhưng lại chưa được đề cập đến trong bất kỳ chương trình bầu cử nào. Rằng chúng ta được quyền biết ý kiến của ứng viên tổng thống (khi đó là ông François Fillon) nghĩ gì về vấn đề này. Nhưng khi nghe nhà báo Léa Salamé bày tỏ ngạc nhiên trên đài France Inter, đương sự có thể nói họ “thù nghịch với việc phá thai trên cơ sở cá nhân” (như trường hợp ông François-Xavier Bellamy, người đứng đầu danh sách người Pháp trong cuộc bầu cử châu Âu sẽ làm sau này), họ khẳng định tôn trọng luật phá thai… đây là một ngạc nhiên, thật đáng kinh ngạc!

Nếu chúng ta theo đúng lý luận, thì sẽ không có khoảng cách dù nhỏ nào giữa luật pháp của Nhà nước và lương tâm đúng đắn của người công dân. Lý do còn mạnh hơn cho một chính trị gia cao cấp. Bao gồm việc bác bỏ sự khác biệt cổ điển của nhà xã hội học người Đức Max Weber giữa luân lý xác tín và luân lý trách nhiệm. Nhưng sự phân biệt này không những chính đáng mà còn cần thiết cho sức khỏe luân lý của mỗi người cũng như của toàn cộng đồng nhân loại. Nếu “đạo đức” nhầm lẫn với “hợp pháp” thì tìm động cơ cho tiến bộ đạo đức ở đâu? Để lấy một ví dụ duy nhất, chắc chắn là xa với chủ đề chúng ta: nếu mức lương tối thiểu hợp pháp trên “nguyên tắc” được là đạo đức (chính xác là vì hợp pháp), thì chúng ta dựa trên cơ sở nào để đòi hỏi mức tăng? Chính vì đặc tính đạo đức có thể liên tục bị tranh cãi và đánh giá lại mà luật pháp dễ bị điều chỉnh thường xuyên.

Có sự bác bỏ trong phép biện chứng này, một hình thức đơn giản hóa quá mức, một thoái thác suy nghĩ, thậm chí là chủ nghĩa toàn trị, mà ngày nay đang thống trị đời sống dân chủ của chúng ta. Một chủ nghĩa đơn giản hóa nặng những hệ quả ý thức hệ ở chỗ nó có xu hướng thay thế cho tự do lương tâm – do đó ở số nhiều – của các cá nhân, một Chân lý duy nhất, chính thức, duy nhất làm lẫn lộn với các luật của Quốc gia. Tuy nhiên, nếu không phản đối nguyên tắc chủ quyền phổ biến, người ta có thể phản bác vai trò của luật pháp – và do đó là của Nghị viện – là quy định điều gì được phép và điều gì bị cấm, có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh, chứ không xác định điều thiện, điều ác, điều đúng điều sai, mà chúng thuộc một bản chất khác, giả sử một thường kỳ khác trong thời gian không đưa vấn đề ra thảo luận một cách dân chủ. Vì vậy, trong một nền dân chủ xứng đáng với tên gọi, bất cứ khi nào người công dân cũng có thể chất vấn nhà lập pháp, người định nghĩa điều gì được phép và điều gì bị cấm, theo những gì họ hiểu, trong tâm hồn và lương tâm của họ, tốt và xấu, đúng và sai. Liệu những người ủng hộ an tử có trường kỳ theo đuổi như vậy, nếu với họ, luật pháp dường như vẫn chưa lạc nhịp với những gì họ nghĩ, dù đúng hay sai, là một “đạo đức” đáng mong muốn không?

 

Chúng ta cùng nhau suy nghĩ về phụ nữ và trẻ em, chứ không về phụ nữ chống trẻ em hay trẻ em chống phụ nữ

Còn về vấn đề phá thai, luật Veil năm 1975 phải thường xuyên được nhắc lại, đó là luật miễn phạt cho những tình huống tuyệt vọng khốn cùng.

“Tôi nói điều này với tất cả xác tín của tôi: phá thai vẫn phải là ngoại lệ, biện pháp cuối cùng cho những tình huống không có lối thoát. Nhưng làm thế nào để khoan dung mà không mất tính cách ngoại lệ của nó, mà xã hội dường như khuyến khích nó?”

Bài phát biểu của bà Bộ trưởng Viel là rõ ràng. Qua các thay đổi lập pháp liên tiếp, phá thai đã trở nên bình thường hóa. Ngày nay quyền phá thai được đòi hỏi như một quyền vô điều kiện. Đến mức dứt khoát bị cho là phản bác người nào vẫn còn đề cập đến… luật Veil một cách nghiêm ngặt.

Nó được khắc ghi trong đạo đức thế tục và nhà nước – thực tế là trong đạo đức phổ quát – rằng “tự do của người này kết thúc ở nơi bắt đầu tự do của người khác”. Và do đó, quyền của một số người có thể bị chất vấn một cách hợp pháp nhân danh quyền của người khác. Khi đưa ra vấn đề liên quan đến việc phá thai, “quyền phụ nữ trên thân thể của mình”, có thể được đòi hỏi mà không cần tìm ra lý lẽ biện minh liên quan. Vì phôi thai không thuộc về cơ thể phụ nữ. Đây không phải đạo đức công giáo dạy chúng ta, nhưng khoa sinh học cho chúng ta biết, DNA, mã di truyền phôi thai làm cho phôi thai trở thành một sinh vật riêng biệt, tiếp nối người mẹ người cha của mình ngay cả khi phôi thai đang trở thành. Và điều này độc lập với sự tồn tại hay không tồn tại của một dự án làm cha mẹ. Do đó, khó khăn là cùng suy nghĩ về phụ nữ và trẻ em, chứ không về phụ nữ chống trẻ em hay trẻ em chống phụ nữ. Đó là sự cám dỗ thường trực ở phe này hoặc phe kia.

Việc nhân bản hóa phôi thai… không thể quyết định dứt khoát một cách khoa học

Do đó, điều này không có nghĩa là tất cả các trường hợp phá thai đều bất hợp pháp dù đã tính đến trong các bối cảnh. Dù sao đây là quan điểm của tôi trong tư cách là người công giáo, không phải tôi không biết quan điểm của Giáo hội, rằng sự sống bắt đầu lúc thụ thai và do đó bất kỳ sự hủy bỏ nào với sự sống này cũng tương đương với tội giết người. Hầu hết các tôn giáo đều lên án việc phá thai. Điều này đặc biệt đúng đối với ba tôn giáo đơn thần có xác tín, theo đó phôi thai là một thực thể sống và tất cả sự sống đều đến từ Thượng đế. Dù đây đó nguyên tắc này uyển chuyển, như trong do thái giáo, chấp nhận đến ngày thứ bốn mươi nếu tính mạng của người mẹ bị đe dọa, hoặc trường hợp thai nhi bị bất thường. Những người theo đạo tin lành cũng làm như vậy. Nhưng rõ ràng trong đạo công giáo, phôi thai được xem là con người từ khi thụ thai. Dù trong những thế kỷ trước, dần dần việc lên án phá thai tùy theo đó là phôi thai hay bào thai.

Trên vấn đề nhân hóa phôi thai này, không thể quyết định một cách khoa học (rạch ròi: có thời điểm chính xác nào khi nó không còn là một lô tế bào đơn giản để biến thành người, ngay cả khi đang được tạo ra không?), tôi chấp nhận Giáo hội đặt nguyên tắc “đề phòng” rằng sự sống phải được bảo vệ ngay từ khi thụ thai. Theo tôi, điều gây tranh cãi là huấn quyền muốn rút ra những hậu quả cực đoan nhất, đặc biệt xem phá thai là một “tội ác ghê tởm”, như một phát biểu giáo hoàng đã được Đức Phanxicô thông qua. Và vì thế, về mặt đạo đức, sẽ không có sự khác biệt bản chất hay mức độ giữa việc triệt phôi thai bằng cách phá thai và giết trẻ con. Tuy nhiên, đây là một tương đương đụng chạm đến đa số người cùng thời với chúng ta, người tin hay không tin. Và tôi chỉ thấy trong đó dấu hiệu xác thực của sự suy yếu chung về lương tâm đạo đức mà theo tôi là không thích đáng.

Lòng trắc ẩn nơi những người không tin nhiều hơn nơi người công giáo sao?

Cuộc tranh luận một lần nữa sẽ bùng lên tại Pháp sau khi Ai-len, một nước rất công giáo ngày 25 tháng 5 năm 2018 bỏ phiếu miễn phạt phá thai. Trong một bài xã luận trên nhật báo La Croix, nhà báo Isabelle de Gaulmyn đưa ra vấn đề liên quan đến phôi thai, đó là “cuộc sống đang được hình thành”. Trong một phản hồi cay độc, triết gia Thibaut Collin tố cáo điều mà ông cho là “não trạng độc tài”, phản đối sự mơ hồ trong bài xã luận, gợi lên bài phát biểu của tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Học viện Bernardins về “đứa trẻ chưa sinh”. Điều này nói lên rất nhiều về sự phân chia không thể cứu vãn được mà ngày nay đã vượt ngoài chính thế giới công giáo về vấn đề này.

Dù Giáo hội đã có thể tiếp tục đe dọa bằng những cơn thịnh nộ triền miên, mà không có một phân định nào khác, rằng có những phụ nữ cự lại với việc phá thai trên nhiều nước rất công giáo như Ai-len, nhưng lại nhắm mắt cho các tội ác ấu dâm của giáo sĩ, che giấu trường hợp hàng trăm em bé chết trong các trại mồ côi hoặc dung túng cho việc bóc lột hàng ngàn phụ nữ, cả đạo đức mập mờ trong các dòng nữ, có thể giải thích cho việc loại trừ mà bây giờ Giáo hội là nạn nhân. Ngay cả ở người công giáo truyền thống. Nhân danh  nguyên tắc nhân đức cao cả, người ta phỉ báng thông điệp tình yêu của Phúc âm. Chúng ta có nên ngạc nhiên khi cuối cùng người công dân nhận thức tính nhân bản trong một số bộ luật dân sự hơn là trong Bộ Giáo luật và như thế, người ngoại đạo có lòng trắc ẩn hơn người công giáo không? Việc tòa giám mục Ai-len chọn một “hình ảnh xấu” trong chiến dịch trưng cầu dân ý nói lên nhiều về nhận thức mà họ có trách nhiệm của chính mình trong việc đảo ngược quan điểm này.

“Đứa trẻ chưa sinh” hay “đời sống đang hình thành?”

Muốn ngày nay sống lại một quá khứ lạm dụng “hào hùng” khi hàng trăm phụ nữ chết vì phải phá thai lén lút với những phương tiện nguy hiểm thì không có một ý nghĩa nào. Tưởng tượng chỉ cần nói về “một đứa trẻ chưa sinh” khi nhà báo của báo La Croix nói là một “đời sống đang hình thành” để vạch ra ranh giới giữa sự trung thành với giáo huấn Giáo hội và việc phủ nhận là mù quáng và thao túng. Ý thức hệ cũng vậy, khi vấn đề ẩn giấu là đảm bảo ưu thế nhân khẩu phương Tây kitô giáo đứng trước sự đe dọa của hồi giáo.

Đúng, phá thai là một thảm kịch. Đúng, vậy muốn biến nó thành một quyền khách quan phổ quát sẽ là sự thoái lui, một phủ định của nhân loại chúng ta. Nhưng liệu những người công khai cho mình là người bảo vệ luật thánh không khoan nhượng có thực sự hình dung ngày mai họ có thể “khôi phục” ở Pháp hoặc bất cứ nơi nào khác một thứ trật đạo đức, nơi mà “tội ác” trong mọi hoàn cảnh sẽ bị tòa án trừng phạt không? Chính lúc đó, họ sẽ thấy các tín hữu đứng trước mặt họ, lên án với cùng một sức mạnh với cùng một hình thức thoái lui khác này, về sự phủ định của nhân loại chúng ta.

Nếu cuộc sống không được đồng lòng đón nhận như một phúc lành của Chúa, thì nó sẽ được một số đông người đương thời chúng ta xem là một món quà quý giá của tự nhiên. Một tự nhiên mà ngày nay chúng ta biết là mong manh và cần được gìn giữ khỏi áp lực thống trị của con người. Từ sự nhạy cảm mới này, chúng ta rút ra xác tín để chia sẻ, nhất là với thế hệ trẻ, rằng ý tưởng đơn giản về một “cuộc sống đang được trở thành” đã đáng được tiến triển, như phải là, bởi vì cuộc sống này có thể từ từ được biến đổi, trong cái nhìn và lời nói của các cha mẹ trẻ, vẫn còn cự lại, khi công nhận món quà lớn nhất đó là: “một đứa trẻ chưa chào đời”. Đó là nhiệm vụ chung của chúng ta, những người tin hay không tin.

Chủ nghĩa mập mờ tệ nhất là bác bỏ lý do, viện cớ quyền tối thượng của việc thảo luận dân chủ.

Trong cũng bài phát biểu lịch sử ở diễn đàn Quốc hội, bà bộ trưởng Simone Veil nói: “Tôi muốn chia sẻ với các bạn xác tín của phụ nữ – Tôi xin lỗi vì đã làm như vậy trước cuộc họp gần như chỉ gồm nam giới này – không có phụ nữ nào vui vẻ khi phá thai. Chỉ cần lắng nghe phụ nữ.” Đó là điều chúng ta phải luôn ghi nhớ trong đầu. Nhưng đối với xã hội, chính sự tuân giữ này phải có những đòi hỏi. Nếu không có phụ nữ nào tìm đến phá thai để vui, thì chúng ta không thể hạn chế “phản ứng của xã hội” với hoạt động bình thường của các trung tâm phá thai hoặc “xóa bỏ mặc cảm” với phụ nữ mang thai. Như thể tình cảm sâu sắc của của họ chưa bao giờ là phần sót lại đáng tiếc của một nền đạo đức kitô giáo cũ đã hoàn toàn lỗi thời. Phá thai, được hầu hết phụ nữ trải qua như một thử thách về cơ thể, tâm lý và đạo đức, biện minh cho việc tự hỏi ngược lại bản thân về việc phòng ngừa, về phần trách nhiệm của người nam, thậm chí về các giải pháp thay thế khả thi. Thay vì chỉ xử lý nó như một điều xấu cần thiết hoặc như một đấu tranh quyền cho phụ nữ.

Không ai bắt buộc phải chia sẻ đạo đức công giáo. Nhưng nếu sự phân biệt giữa thực hành pháp lý và yêu cầu đạo đức là thực sự cần thiết cho sức khỏe đạo đức tốt của một xã hội, ngay cả một xã hội thế tục hóa, thì chúng ta không thể thoái thác khi xem phá thai chỉ đơn giản là một quyền mà không có quyền chất vấn. Một quyền sẽ trở thành một loại “đau khổ trong phẩm giá”. Sẽ có một số người lên án chủ nghĩa mờ ám! Về phần tôi, tôi cho rằng chủ nghĩa mờ ám tồi tệ nhất là gạt bỏ lý trí, thứ yêu cầu chúng ta luôn phải đặt câu hỏi, với lý do chủ quyền hoặc thảo luận dân chủ. Điều trái ngược với nhiều ý kiến đã nhận được, rằng chính  người công giáo lại viện lý do để chống lại sự cự lại  mềm mỏng hoặc lòng trắc ẩn sai lầm của dư luận. Một cách để họ trung thành phục vụ cho Lợi ích chung.

Marta An Nguyễn dịch

http://phanxico.vn/2023/02/02/quoc-hoi-la-de-thong-qua-luat-khong-phai-de-noi-ve-thien-va-ac/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét