Trang

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2023

Chương 16 Đi tìm lợi ích chung

 Đi tìm lợi ích chung

Chương 16 sách Công giáo trong tự do

Trích sách Công giáo trong tự do (Catholique en liberté, nxb. Salvator, 2019)

renepoujol.fr, RenénPoujol, 2022-01-21

Trong nhiều thế kỷ, thậm chí hàng cả ngàn năm, “lý lẽ của nhóm” đã chiếm ưu thế, đôi khi không phải không có những ràng buộc chuyên chế với khát vọng tự chủ và thực hiện mong muốn của mỗi người. Lô-gích bây giờ đã đảo ngược, dường như không có gì có thể chống lại sự giải phóng cá nhân, vốn đã thành quy tắc ứng xử cho cả chính phủ, quốc hội với sự chấp thuận của các ủy ban đạo đức. Với ảo tưởng Công ích có thể là kết quả của tổng thể các lợi ích cá nhân.

Đi tìm lợi ích chung

Việc mở rộng quyền cho tất cả phụ nữ, những người độc thân hoặc đang sống trong một cặp đồng tính, quyền được hỗ trợ y tế để trợ sinh (PMA) là một đòi hỏi rất lâu đời của cộng đồng đồng tính LGBT. Một thời gian đã được đưa vào dự luật Taubira mở hôn nhân ra cho tất cả mọi người, trước khi bị hoãn lại nhiều lần vì dư luận quần chúng. Một giai đoạn hiện đã hoàn toàn lỗi thời vì hầu hết các cuộc thăm dò đều cho thấy người Pháp ủng hộ mạnh mẽ, kể cả người công giáo trong việc “mở rộng quyền” này1. Trong thời gian tranh cử, tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết, ông ủng hộ “với tư cách cá nhân”, tuy nhiên ông sẽ dựa trên ý kiến của Ủy ban Đạo đức Tham vấn Quốc gia. Ủy ban đã đưa ra ý kiến thuận hai lần, lần đầu tiên là tháng 6 năm 2017 và sau đó là vào mùa thu năm 2018, một ngày sau khi chính phủ mở cuộc tham vấn quốc gia về việc sửa đổi luật đạo đức sinh học. Các ý kiến ủng hộ chủ yếu tranh luận về thực tế, dĩ nhiên, việc mở rộng này đặt ra những câu hỏi thực sự và nghiêm túc, nhưng “dư luận nghiêng về hướng này”. Điều đó không hoàn toàn chính xác. Tài liệu tóm tắt của Chương trình Nghị sự nhấn mạnh “sự khác biệt sâu sắc được thể hiện trong xã hội dân sự, về vấn đề mở trợ sinh y tế PMA cho các cặp vợ chồng nữ và phụ nữ độc thân”. Sự phản đối bị những người ủng hộ cải cách bác bỏ với lý do Chương trình Nghị sự này sẽ bị một nhóm thiểu số hoạt động xâm nhập và sẽ không phản ánh dư luận. Gậy ông đập lưng ông… Vì thế vấn đề được khép lại. Và chúng ta không còn thì giờ để nghe lời minh triết của triết gia thông thái André Comte Sponville – ngoài ngữ cảnh thật – ông viết: “Cứ chỉ biết dân chủ qua các phương tiện truyền thông, cuối cùng phương tiện truyền thông là người dân. Và đôi khi chúng ta có cảm giác có một đồng thuận phổ biến nơi, sự đồng thuận chỉ là đồng thuận của giới truyền thông”.

Khi khoa học cho phép con người sinh sản “ngoài giới tính”

Mong muốn có một đứa con là một trong những mong muốn mạnh mẽ và chính đáng nhất. Và nó không thể chỉ tính vào bản sắc giới tính tình dục của đương sự, không lợi thế nào hơn ngoài tình trạng hôn nhân của họ. Từ lâu điều này chỉ có thể có được ở các cặp vợ chồng khác giới vì đó là bản chất tự nhiên của mọi sinh sản, phải có một người nam và một người nữ. Nhiều văn hóa và tôn giáo tôn vinh vòng tay yêu thương mở ra cho món quà sự sống và trường tồn của loài người. Ngoại trừ các tiến bộ khoa học và công nghệ giúp chúng ta có thể hình dung một ngày, loại người có thể sinh sản “ngoài giới tính” cũng như có một nền nông nghiệp ngoài mặt đất. Và các xã hội của chúng ta đã mở lòng trắc ẩn mà họ dành cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, đến các cặp phụ nữ không thể có được tình mẫu tử vì những lý do xã hội vô sinh.

Tông điệu của quyển sách này muốn xác quyết. Trên chủ đề vừa nóng bỏng vừa phức tạp này, tôi không có tham vọng đưa ra bất kỳ sự thật hoặc kiểm tra toàn diện nào trên tất cả các câu hỏi được đặt ra cho chúng tôi. Tôi chỉ đơn giản muốn chia sẻ với độc giả một số suy nghĩ nhằm mục đích để có trách nhiệm. Ở đây “công giáo trong tự do” là cùng với người công dân, vì không có lập luận quyết định nào trong cuộc tranh luận này bắt nguồn từ bất kỳ một đức tin tôn giáo nào. Nếu đức tin của tôi dấn thân, thì đó là qua tầm nhìn về con người, phẩm giá và tương lai của tôi, mà theo tôi, dường như nó được chia sẻ vượt ra ngoài bất cứ một tôn giáo nào. Điều này thường làm cho tôi bị loại trừ hai lần: khỏi một số người đồng tôn giáo với tôi, những người cho rằng tôi nên chứng tỏ tôi là “tín hữu kitô”, lập luận từ Kinh thánh và đạo đức công giáo; nhưng cũng còn từ các phương tiện truyền thông và thế giới trần tục mà người công giáo luôn bị nghi ngờ muốn chứng tỏ nhân danh đức tin của mình, và từ đó khởi đi những lập luận phi lý.

Dựa trên quyền bình đẳng của người lớn sự phủ nhận quyền bình đẳng cho trẻ em?

Có thể nói gì mà mong không làm tổn thương ai? Đó là, trong nhu cầu mở rộng trợ sinh nhờ y khoa này, có một nhầm lẫn hoàn toàn giữa quan hệ máu mũ sinh học và làm cha mẹ. Liệu chúng ta có thể lắp ráp một quan hệ sinh học cho những đứa trẻ chưa chào đời, với lý do duy nhất chúng ta cho chúng tình phụ tử mẫu tử và một giáo dục mà không ai – ít nhất không phải là tôi – có thể đặt vấn đề về tình thương không? Không, chúng ta không được sinh ra bởi hai người đàn ông hoặc hai người phụ nữ, ngay cả khi chúng ta có thể được họ nuôi nấng và yêu thương như bất cứ đứa trẻ nào khác trong một hoàn cảnh khác. Chúng ta có quyền đạo đức nào để lên kế hoạch cho việc sinh ra những đứa trẻ mồ côi cha với lý do chúng sẽ được người phối ngẫu của mẹ nuôi không?

Làm sao đồng bào của tôi, những người rất gắn bó với nguyên tắc bình đẳng lại có thể muốn xây quyền bình đẳng của người lớn mà lại từ chối quyền bình đẳng của trẻ em? Quyền được sinh ra từ một người cha và một người mẹ như Công ước về Quyền trẻ em bảo đảm “sẽ được họ nuôi dưỡng nếu có thể” không? Với câu hỏi được hỏi nhiều lần trên trang blog, trên mạng xã hội hoặc trong các cuộc nói chuyện công khai của tôi, tôi vẫn chưa nhận được câu trả lời nào. Tiếng kêu trong sa mạc… Có nghĩa, ước mong có một đứa con sẽ đối lập với quyền của đứa bé, qua sự việc trở nên là quyền với đứa trẻ. Quyền này không xuất hiện trong bất kỳ Tuyên ngôn Nhân quyền nào, không dành cho các cặp dị tính, cũng như các cặp đồng tính. “Sinh sản không phải là một quyền, mà là một chức năng sinh học. Đòi hỏi nó cho tất cả, nhân danh công bằng xã hội hoàn toàn phi lý”. Tuyên bố không hợp thời của Hội đồng Giám mục Pháp ư? Không! Nó được ký các vị José Bové, Sylviane Agacinsky, Michel Onfray, Noël Mamère, Jacques Testard… ký trên báo Charlie Hebdo.

Nguyên tắc phi-hàng hóa cơ thể con người được đặt vấn đề

Lập luận được nghe nhiều nhất trong việc mở rộng trợ sinh nhờ y khoa cũng như với nhiều cải cách xã hội là họ mở rộng phạm vi quyền đối với những hạng người mới, mà không lấy đi bất cứ quyền gì của những người khác! Đó là lừa bịp! Tôi vừa trình bày dưới cái nhìn của các trẻ em tự nguyện không có người cha, nhưng chúng ta phải đi xa hơn. Trợ sinh nhờ y khoa từ lâu được mở ra cho các vợ chồng dị tính nhưng không sinh sản được, do thiếu giao tử, dù trường hợp cần đến trợ sinh này chỉ chiếm 3% trong số một trăm bốn mươi lăm ngàn trường hợp trợ sinh nhờ y khoa hàng năm, hầu hết đều được thực hiện từ tinh trùng của người phối ngẫu. Rõ ràng: không có đủ người cho tinh trùng! Và nếu ngày mai các đứa bé muốn biết nguồn gốc máu mũ của mình2, con số người cho tinh trùng sẽ giảm hơn nữa, hầu hết họ muốn hoàn toàn ẩn danh. Chúng ta sẽ làm gì ngày mà sự đòi hỏi quyền bùng ra? Khổ thay câu trả lời là rõ ràng: chúng ta sẽ đi mua tinh trùng, như đã xảy ra ở nước ngoài. Điều này cho thấy sự phá vỡ hoàn toàn với nguyên tắc của luật pháp Pháp, là không mua bán các sản phẩm sinh học của con người. Trong kẻ hở này, ngày mai sẽ ùa vào các kinh doanh liên quan đến máu, thận, giác mạc mà chúng ta biết loại buôn bán bí mật này ngày nay nở rộ như thế nào. Nhân danh quyền tự do của người nghèo, trong bối cảnh kinh tế và văn hóa tự do, bán những gì ít oi họ còn sót lại để thỏa mãn ham muốn của người giàu! Và người ta nói với chúng ta, mở rộng trợ sinh nhờ y khoa sẽ phù hợp với đạo đức, không có vấn đề cũng không có hệ quả? Sai! Ở đây, chúng tôi cự lại việc mở ra một kẻ hở chắc chắn không thể phục hồi trong nguyên tắc không buôn bán cơ thể con người, nhưng không ai nghĩ đến việc đặt câu hỏi, để thỏa mãn vài ngàn đòi hỏi mở rộng trợ sinh nhờ y khoa. 

Cộng đồng đồng tính, nạn nhân của những đòi hỏi của họ?

Nhưng xin hãy công bằng! Có một nguy cơ thực sự khi chỉ đổ cho cộng đồng động tính LGBT gánh nặng của sự vi phạm này, mà thật  ra bắt nguồn từ sự lún sâu chung trong xã hội của chúng ta, đã vượt quá tầm kiểm soát. Vì chúng ta đã đạt đến tình huống đòi quyền cá nhân một cách khái quát, ngay cả khi chúng phá hoại Lợi ích chung, điều này có thể được tóm gọn trong một công thức: “Không được thấy đây là vấn đề, vì đó là mong muốn của họ và mong muốn của họ là hợp pháp.”

Tôi sợ một ngày nào đó cộng đồng LGBT sẽ trở thành nạn nhân của chính những người nghĩ rằng họ ủng hộ cộng động bằng cách, trên nguyên tắc tán thành từng yêu cầu của họ. Đó là mùa hè năm 2019, một bà bộ trưởng Y tế đã bỏ thuốc vi lượng đồng căn vào danh sách các thuốc được nhà nước trả tiền, được một phần ba người Pháp dùng và xác nhận chính phủ cam kết hoàn trả chi phí cho trợ sinh nhờ y khoa cho khoảng 2.000 phụ nữ hàng năm. Người ta sẽ phản đối tôi, rằng không có mối liên hệ nào giữa hai biện pháp này. Một xuất phát từ chuyên môn khoa học (vi lượng đồng căn không có hiệu quả điều trị), một xuất phát từ yêu cầu của xã hội. Ngoại trừ việc cả hai đều có tác động đến ngân sách An sinh xã hội. Trong mắt nhiều người Pháp, “chúng tôi không trả cái này, để trả cái khác”. Thêm nữa, hai bài học đạo đức này, một số người cuối cùng sẽ thoát ra khỏi chủ nghĩa mơ hồ, một số người khác rõ ràng sẽ là một phần của sự tiến bộ và ý nghĩa của lịch sử. Tôi không biết có gì hiệu quả hơn trong việc làm giàu thêm nơi sinh sôi của chủ nghĩa kỳ thị đồng tính và chủ nghĩa dân túy.

Các kỹ thuật sinh sản được hỗ trợ về mặt y tế, lò phản ứng mới của chủ nghĩa tư bản toàn cầu hóa

Trong cuộc tranh luận này cũng như cuộc tranh luận trợ sinh nhờ y khoa, tôi bị ấn tượng trước vô số câu hỏi về những lời hứa kiểu thần Prometeus truyền lửa cho thuyết chuyển giới và con người phong phú, không biết bao nhiêu là người ủng hộ, người chống đối những tiến triển xã hội lập luận trên những khái niệm dạy đời về cái thiện, cái ác.

Nếu không nhận ra đến độ nào thị trường trợ sinh nhờ y khoa đáng gờm đến mức độ nào, bị các cặp vợ chồng khác giới ‘bám’ vào, bị sự tàn phá của ô nhiễm công nghiệp trên khả năng sinh sản của con người. Như thế, chủ nghĩa tư bản tự do kích động tình trạng vô sinh ở nam giới thực sự là một tội ác, mở ra một thị trường mới mà nó có ý định lao vào: đó là đứa trẻ được sinh ra từ công nghệ y tế. Cũng như khuyến khích những phụ nữ trẻ hoãn kế hoạch sinh con để lo cho “sự nghiệp” trước – và do đó là thị trường – bằng cách bây giờ cung cấp cho họ kỹ thuật giữ trứng mà Ủy ban cố vấn Hội đồng Quốc gia Đạo đức đề nghị chính phủ hợp pháp hóa3… Chắc chắn là dành cho các phụ nữ đã về hưu có thể được hưởng chế độ sinh sản! Và tất cả những điều này trước sự hoan nghênh của những người nghĩ rằng họ xem đó là chiến thắng cho các quyền tự do và mong muốn giải phóng của người công dân.

Một số người lên án sự lệch lạc của nền kinh tế tự do, giả vờ không thấy rằng thị trường được mở ra bởi các kỹ thuật sinh sản được hỗ trợ về mặt y tế (PMA, GPA, chẩn đoán cấy ghép trước, tử cung nhân tạo cho ngày mai, v.v.), đại diện cho lò phản ứng mới của chủ nghĩa tư bản toàn cầu hóa. Và thị trường này không giới hạn trong phạm vi mong muốn hoặc tưởng tượng của chúng ta. Những người khác – thường là người công giáo – tố cáo những cải cách xã hội này nhân danh đạo đức, nhưng dù sao cũng ủng hộ các đảng phái chính trị bảo vệ hệ thống kinh tế tạo ra chúng và nuôi sống chúng!

Tiếp cận dần dần với tất cả các điều khoản được lên kế hoạch ban đầu cho các trường hợp ngoại lệ…

Ban đầu trợ sinh nhờ y khoa có mục đích duy nhất là điều trị cho các trường hợp vô sinh sinh học cho các cặp vợ chồng khác giới. Các cặp vợ chồng không thể có con, khoa học đã giúp họ. Trong giai đoạn thứ nhì chúng ta đang trải qua, các cặp đồng tính lập luận rằng không có lý do gì để từ chối họ có được các kỹ thuật tương tự để khắc phục một dạng “vô sinh xã hội”. Chắc chắn giai đoạn thứ ba sẽ được thực hiện cho bất cứ ai yêu cầu để có được các thủ thuật này. Nếu ngày mai một phụ nữ đã có gia đình, sống trong tình trạng vợ chồng khác giới nhưng “chán ngán” tình cảm vợ chồng hoặc gặp phải sự từ chối của chồng, mong muốn “có” một đứa con… thì nhân danh lý do gì để từ chối quyền này của họ? Sự trượt các luật ngoại lệ này này nhằm ứng phó với các tình huống đau khổ, từ một nhóm mới đầu đặc biệt và hạn chế, sau đến mọi công dân, đã không đổi trong đời sống xã hội chúng ta hơn nửa thế kỷ qua. Chúng ta đã biết qua trường hợp ly hôn và phá thai. Chúng ta đã biết qua các vụ trợ sinh nhờ y khoa, mang thai mướn, phân loại phôi thai để đảm bảo không có em bé “khuyết tật”, tử cung nhân tạo… và hiển nhiên là ủng hộ an tử. Trước hạnh phúc lớn lao của giới nhà buôn. Ngang nhiên đối diện với tất cả “những kẻ ngốc hạnh phúc”, ngày nay, chúng ta nên vỗ tay tán thưởng cho tiến bộ và cho việc mở rộng các quyền!

Ngày mai là mang thai mướn…

Tôi hình dung trong tương lai gần, tại các xã hội tự do của chúng ta, trợ sinh nhờ y khoa cuối cùng sẽ ở tầm tay của phụ nữ nào cần, để họ thỏa mãn mong muốn có con, khi nào và như thế nào họ muốn, mà không cần phải vướng víu với đối tác nam, với cha đứa trẻ chưa chào đời. Đồng thời, robot tình dục sẽ được bán trên kệ hàng siêu thị, để mọi người khỏi lo lắng đi tìm bạn đường. Trợ sinh nhờ y khoa và robot tình dục… sẽ vừa túi tiền mọi người, đánh dấu chiến thắng cuối cùng của tiến bộ kỹ thuật trước chủ nghĩa mờ ám của do thái-kitô giáo. Đến mức cho vào quên lãng cái thời mà đứa bé được mong muốn – cũng như thú vui tình dục đơn giản – có thể được sinh ra nhưng không, ngoài thế giới buôn bán, tự do gặp gỡ, tự do hưởng thụ.

Có cần phải nhắc lại đây, kể từ khi mở rộng trợ sinh nhờ y khoa, luật sẽ được thông qua để đáp ứng cho đau khổ của phụ nữ, vì họ không được hưởng trợ cấp y tế cho trường hợp vô sinh với họ, thì về quyền bình đẳng sẽ không có lý do gì để ngày mai các cặp đồng tính hay các người độc thân nam có được quyền mang thai mướn hay không?

An tử như một “quy tắc của xã hội tương lai”

Nhưng có khả năng cuộc tranh luận lớn sắp diễn ra trong tương lai vẫn là cuộc tranh luận về an tử4. Năm 2004, Hội đồng đã thông qua luật Leonetti, từ chối hỗ trợ người sắp chết, thiết lập quyền tổng quát hóa cho chăm sóc giảm nhẹ với 548 phiếu thuận, không có phiếu chống và ba phiếu trắng. Không nghe nói gì ở quốc hội. Mười hai năm sau, một đạo luật mới Claeys-Leonetti đã đưa ra quyền dùng thuốc an thần ở giai đoạn cuối để chấm dứt mọi đau đớn có nguy cơ làm cho tiến trình cuối đời của bệnh nhân không thể chịu được. Một số người xem đó là hình thức an tử thụ động và họ tố cáo. Và bây giờ, tái diễn lại dưới sự can thiệp của Hiệp hội quyền được chết trong nhân phẩm, ADMD, các nghị sĩ đang yêu cầu, và thường xuyên nhắc lại, và trong sự coi thường hoàn toàn với các cơ quan lập pháp trước đây, một nghị quyết mới với lý do luật có hiệu lực sẽ không giải quyết tất cả các tình huống; cần khẩn cấp tố cáo sự đạo đức giả của các vụ an tử được làm che giấu trong bệnh viện; phải giúp những người nghèo nhất cuối cùng có được quyền như những người may mắn nhất có thể có được, bằng cách đi qua biên giới nước Pháp. Ngoại trừ xác quyết của tôi là hoàn toàn, theo quyền bình đẳng khi đối diện với cái chết, người giàu sẽ luôn tìm cách để có được “quyền được sống với phẩm giá” khi có thể, còn người nghèo sẽ được xoa dịu để được chết. Dĩ nhiên cũng với nhân phẩm! Không có luật nào có thể giải quyết được mọi tình huống. Còn về phần tôi, tôi thấy tôi trong câu của bà Marie de Hennezel:

“Nhiều người trong chúng ta ước mong sự đau khổ tột cùng này có thể được xoa dịu mà không có nguy cơ vi phạm pháp luật. Nhưng chúng ta cũng nhận thức được trách nhiệm của mình đối với những người dễ bị tổn thương nhất, những người mà một ngày nào đó cuộc sống của họ không đáng để sống. Bộ luật Hình sự cấm bác sĩ cố ý gây ra cái chết, để bảo vệ họ. Một giải pháp phải có thể được tìm ra mà không đụng đến lệnh cấm giết đã cấu trúc xã hội chúng ta.”5

Tất cả đã được nói lên! Nhưng cuộc chiến sẽ còn gay go. Nó không có giá trị nào hơn là chúng ta gắn bó với trọn cuộc sống. Trong cuộc phỏng vấn thường được trích dẫn năm 1981, nhà văn Jacques Attali giải thích, việc tuổi thọ con người ngày càng tăng chỉ được xã hội quan tâm ở ngưỡng bối cảnh lợi nhuận của cỗ máy con người. Sau 60, 65 tuổi “con người càng sống lâu thì càng không sản xuất gì và càng tốn kém.” Từ đó ông kết luận: “Tốt hơn là bộ máy con người nên đột ngột dừng lại hơn là để nó hư hỏng dần dần.” Một bối cảnh theo ông dường như ít có vấn đề hơn vì quyền được tự tử vẫn là một giá trị của cánh tả và vì chủ nghĩa tư bản, về phần nó, sẽ biết cách tìm ra các công cụ để rút ngắn tuổi thọ. Điều đó cho phép ông kết luận: “Do đó, tôi nghĩ an tử, cho dù đó là một giá trị của tự do hay của hàng hóa, sẽ là một trong những quy tắc của xã hội tương lai.” Phân tích ít tai tiếng hơn là lạnh lùng hoài nghi. Trong thâm tâm, ai mà không nghĩ, trong lương tâm, việc mở cánh cửa chỉ cho một trường hợp an tử ngoại lệ là đã khởi đầu một tiến trình mà ngày mai, sẽ hợp pháp hóa nó trên quy mô lớn. Vì thực, ai cũng có quyền lực trong việc này: quỹ hưu trí, bảo hiểm y tế, người trẻ gánh chịu gánh nặng của người già, gia đình “gánh chịu nỗi đau của người thân”… và chính các người lớn tuổi cũng cảm thấy mình có lỗi – hoặc có cảm tội lỗi – vì đã thành gánh nặng!

“Đạo đức sinh học bao gồm việc chấp thuận những gì đạo đức lên án” – Olivier Rey

Các xã hội thế tục hóa từ chối bất kỳ sự siêu việt nào của một hình thức tôn giáo và nơi chủ quyền thuộc về người dân, câu hỏi vẫn đặt ra, về một đạo đức có thể dùng như một tham chiếu chung. Vì nếu cơ quan đại diện quốc gia, như chúng tôi đã đề cập, nói điều gì được phép và điều gì bị cấm, và chỉ điều đó, nó sẽ luôn tìm cách đưa họ đến gần những gì họ cho là tốt và xấu. Vì việc tuân thủ vào các giá trị của nước Pháp, vốn đã trở thành xi măng duy nhất của các nền dân chủ của chúng ta, là ở giá này. Và chính xác chúng ta có thể xem vai trò của Ủy ban Đạo đức Tham vấn Quốc gia (CCNE) là luôn duy trì khoảng cách cần thiết giữa những gì luật đề xuất và những gì việc bảo vệ Lợi ích chung đòi hỏi. Ngoại trừ kinh nghiệm của những thập kỷ gần đây cho chúng ta thấy, thay vì có thể thay đổi ý định với các câu hỏi đạo đức lớn, chính quyền muốn thay đổi Ủy ban đạo đức, ủy ban này được giảm xuống để phục vụ như một đảm bảo đạo đức cho những câu hỏi đáng tranh cãi hơn. Vì vậy, bây giờ “đạo đức sinh học bao gồm việc chấp thuận những gì đạo đức lên án” như Olivier Rey6 đã phân tích rất đúng. Miễn là phần lớn dư luận tuân theo lô-gích của chủ nghĩa cá nhân tự do, xã hội sẽ được kêu gọi làm mọi thứ có thể để cho phép mọi người thỏa mãn những ham muốn của riêng họ, mà chúng ta biết, về bản chất, là không giới hạn. Tuy nhiên, cả Nghị viện và Ủy ban Đạo đức Tham vấn Quốc gia đã không còn là nơi xem xét các điều kiện của Lợi ích chung và đã trở thành các cơ quan chịu trách nhiệm điều chỉnh luật pháp của chúng ta, theo những biến đổi tự phát trong các thực hành của chúng ta và theo mong muốn của thị trường. Liệu một xã hội, trong chiều kích văn minh của nó, có thể sống còn trong một quá trình tiến hóa như vậy không? Tôi không tin điều đó! “Một số thái quá của con người dân chủ, về lâu dài, sẽ phá hủy những gì có thể làm cho dân chủ trở nên khả thi” (Guy Coq).

Có thể tránh được điều tồi tệ nhất không? Tôi không biết! Như thế chúng ta có nên ở bên phía những người chống triệt để bất kỳ tiến hóa nào của xã hội cũng như của Giáo hội không? Đó sẽ không bao giờ là lựa chọn của tôi, bởi vì nó lại là một dạng hệ tư tưởng nơi mọi tự do bị bóp chết nhân danh các nguyên tắc. Vậy phải làm gì? Cố gắng phân định, làm chứng và thuyết phục rằng một cuộc đấu tranh văn hóa khác là có thể xảy ra, biện hộ cho một tầm nhìn khác về con người – chứ không phải về cá nhân – nơi mà sự tôn trọng người khác và các điều kiện xã hội chung sống được ưu tiên, điều này luôn bao gồm một hình thức hạn chế của các quyền tự do.

  1. Luật mở rộng quyền trợ sinh nhờ y khoa cho phụ nữ độc thân hoặc phụ nữ sống chung vợ chồng đã dứt khoát được thông qua ngày 02 tháng 8 năm 2021.
  2. Khả năng này hiện được mở ra bởi luật ngày 2 tháng 8 năm 2021
  3. Quy định này cũng xuất hiện trong luật đạo đức sinh học ngày 2 tháng 8 năm 2021
  4. Không nghi ngờ gì, đó sẽ là trọng tâm tranh luận trong cuộc bầu cử tổng thống, những người thân cận với Emanuel Macron đã nói rằng ông ủng hộ nó.
  5. Marie de Hennezel, Le Monde, ngày 15 tháng 2 năm 2012.
  6. Olivier Rey, Đánh lừa và bất hạnh của thuyết chuyển giới (Leurre et malheur du transhumanisme, Desclée de Brouwer, Paris, 2018)

Marta An Nguyễn dịch

http://phanxico.vn/2023/02/04/di-tim-loi-ich-chung/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét