Trang

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2023

Chương 17 “Vấn đề xã hội” mới

 “Vấn đề xã hội” mới

Chương 17 sách Công giáo trong tự do

Trích sách Công giáo trong tự do (Catholique en liberté, nxb. Salvator, 2019)

renepoujol.fr, René Poujol, 2022-01-23

Có thật là một trùng hợp ngẫu nhiên khi trước thềm các cuộc bầu cử lớn, nước Pháp dường như bị chủ nghĩa dân túy cực hữu cực đoan cám dỗ đến như vậy không? Từ lâu nay, các đảng phái chính phủ, kể cả phe cánh tả, đã thay thế cuộc chiến lịch sử để giải phóng tầng lớp bình dân, bảo vệ duy nhất của các dân tộc thiểu số và giới tính. Phong trào Áo vàng phát sinh ra từ sự không chịu chết của các vùng ngoại vi ở Pháp. Vấn đề vẫn còn và ngày nay đe dọa nền dân chủ suy yếu của nước Pháp.

“Vấn đề xã hội”mới

Trong mong muốn chất vấn người dân và xã hội tôi đang sống, tôi nhận ra, hết cú này đến cú khác, hai chương cuối quyển sách này đã tập trung vào các vấn đề đạo đức: tình dục và vợ chồng với việc phá thai, hôn nhân đồng tính, trợ sinh nhờ y khoa và mang thai mướn (PMA-GPA), hoặc liên quan đến sự kết thúc của cuộc sống nhờ an tử… Với “người công giáo” sẽ không có đề tài nào để nói chuyện, suy tư và tranh luận nữa sao? Có phải Giáo hội công giáo đã cố định cho những câu hỏi về đạo đức này không? Còn tôi với Giáo hội, đồng ý với những cuộc tranh cãi của Giáo hội, khi tôi tự xưng là “người công giáo tự do” sao?

Trong thực tế có phải xã hội chúng ta từ ba mươi năm nay, đã dần dần bán tống bán tháo xã hội cho một loại mà nó cảm thấy tốt hơn để nó có thể để lại dấu ấn của một hình thức tiến bộ không? Như thế quý vị hỏi xung quanh xem cuộc cải cách mang tính biểu tượng trong nhiệm kỳ 5 năm của cựu tổng thống Pháp François Hollande là gì. Không cần do dự, chúng tôi sẽ trả lời giùm: “Hôn nhân cho tất cả”. Vì thế dấu hiệu của nhiệm kỳ này sẽ vẫn là một điều khoản lập pháp được xem là “tiến bộ” (thậm chí bà Christiane Taubira còn cho đó là văn minh) năm này năm kia có bảy ngàn năm trăm cặp đồng tính nam. Trong khi không ai nhớ những gì đã được làm cho 8 triệu công nhân có đời sống bấp bênh (gồm cả người thất nghiệp) và 1 triệu công nhân nghèo… không hơn con số 8 triệu người (theo số liệu của Viện Thống kê và Nghiên cứu kinh tế, INSEE) sống ở Pháp dưới mức nghèo khổ.

Liệu chúng ta có nên ngạc nhiên về sự mất uy tín và sụp đổ của cái gọi là các đảng phái chính phủ, tất cả các đảng cánh tả cũng như cánh hữu, đã công nhận sự trượt dốc từ xã hội này qua xã hội khác vì họ đã không kiểm soát được sự thái quá của nền kinh tế tự do toàn cầu hóa và ảnh hưởng đến số phận của những người cùng khổ không?

Những cải cách xã hội để làm quên đi xã hội

Quý vị phải đọc giáo sư triết gia Jean-Claude Michéa, một tư tưởng gia bậc thầy ngày nay của một phần giới trẻ. “Mỗi khi các quy tắc của sự luân phiên duy nhất dẫn đến việc giao lại thì chúng ta cho cánh tả quyền ‘quản lý chủ nghĩa tư bản cách trung thực’, có thể chắc chắn, cánh tả này sẽ không che giấu cách quản lý tự do này theo một dòng chảy liên tục của những cải cách được gọi là ‘xã hội’. Đối với cánh tả, đây là một hạn chế cấu trúc mạnh mẽ cũng ngang với việc liên tục buộc một quyền lực cánh hữu phải che giấu cuộc chiến ủng hộ những người giàu nhất, dưới bình phông giả tạo của sự bảo vệ ‘các giá trị truyền thống’. Mục tiêu chính của bất kỳ cái gọi là cải cách ‘xã hội’ – ít nhất là mỗi khi nó được áp đặt từ trên – luôn là thực hiện một cuộc điều động để đánh lạc mục tiêu1.”

Diễn tiến này không không phải chỉ có ở nước Pháp. Tháng 4 năm 2017, tác phẩm tập thể Thời đại thụt lui (L’âge de la régression2) được phát hành trên toàn thế giới đã gây xôn xao dư luận. Tôi nhớ, tôi đã đọc và say mê chú thích, vì theo tôi, dường như quyển sách đã làm sáng tỏ hoàn cảnh vô cùng phức tạp mà chúng ta đang sống. Các tác giả, khoảng mười lăm nhà trí thức, nhà nghiên cứu và học giả nổi tiếng thuộc các quốc gia khác nhau, đã mô tả và tố cáo chủ nghĩa tư bản tài chính vắt cạn kiệt giai cấp công nhân và nông dân vì, với sự đồng lõa của giới tinh hoa ‘tiến bộ’, những người mà từ những năm 1980 đã chính xác thay thế cuộc chiến lịch sử nhằm giải phóng các giai cấp công nhân, với sự bảo vệ duy nhất của những cộng đồng thiểu số và giới tính, sẽ dễ thực hiện hơn. Các tác giả cũng đưa ra, bất kỳ việc đặt vấn đề nào, bất kỳ câu hỏi nào về toàn cầu hóa tân tự do đều bị chính giới tinh hoa này tố cáo là phản động hoặc thậm chí là phát xít và tệ nhất trên tất cả là: “dân túy”.

Chủ nghĩa tân tự do bị dư luận bác bỏ

Tuy nhiên, ghi nhận của họ là chủ nghĩa tân tự do, vì những phiền toái cá nhân và tập thể của nó (đào sâu bất bình đẳng, loại trừ những người yếu nhất, phá hủy đa dạng sinh học, cạn kiệt tài nguyên của hành tinh, lãng phí và ô nhiễm không khí, nước và đất…), ngày nay bị dư luận quần chúng ở nhiều quốc gia ồ ạt bác bỏ, bắt đầu từ chính những người đã mời toàn cầu hóa: Hoa Kỳ và Anh. Cuộc bỏ phiếu Brexit ở nước Anh, việc Donald Trump lên nắm quyền tại Mỹ, cuộc bầu chọn liên tiếp thủ tướng Ý Matteo Salvini, tổng thống Brazil Jair Bolsonaro hay gần đây là thủ tướng Anh Boris Johnson không có nguồn gốc nào khác ngoài sự bực tức chung này. Một trong những tác giả, triết gia Slovenia Slavoj Zizek viết theo nghĩa này:

“Sự tức giận của quần chúng không phải là biểu hiện của sự lạc hậu của những người bình thường, nhưng là chỉ số yếu kém to lớn của chính hệ tư tưởng tự do bá quyền không còn khả năng tạo sự đồng thuận chung”.

“Kế hoạch xã hội lớn nhất của lịch sử, đó là kế hoạch của các tầng lớp lao động” – Christophe Guilluy

Tại Pháp, năm 2016, vài tháng trước cuộc bầu cử tổng thống, nhà địa lý học Christophe Guilluy tạo một sự kiện bất ngờ gây hỗn độn với quyển sách Hoàng hôn của nước Pháp từ trên cao (Le crépuscule de la France d’en haut3) của ông. Hội tụ hoàn toàn với phân tích của các tác giả quyển Thời đại thụt lui, ông tố cáo “kế hoạch xã hội vĩ đại nhất trong lịch sử, đó là kế hoạch của các giai cấp bình dân”.

Không thể tiếp cận cả về tài chánh hoặc văn hóa các thành phố lớn trong khu vực (khoảng mười lăm) nơi tạo ra công ăn việc làm và của cải cũng như tập trung những người thụ hưởng của việc toàn cầu hóa, chúng chủ yếu được tìm thấy ở vùng nông thôn nước Pháp, các thị trấn nhỏ, vùng ngoại ô của các đô thị… được hiến tế trên bàn thờ của toàn cầu hóa. Còn tệ hơn nữa, ông phân tích: giới tinh hoa, cánh tả cũng như cánh hữu, cuối cùng phải cam chịu trước viễn cảnh không có việc làm theo cơ cấu của các tầng lớp bình dân ở vùng ngoại vi nước Pháp. Dù phải mua hòa bình xã hội qua “lợi tức toàn thể” cảm hứng sâu đậm của tự do.

Tôi hiểu phẩm giá con người nhiều nhất trong việc công nhận “sự hữu ích” của họ trong việc phục vụ người khác, có thể dưới nhiều hình thức (công việc hữu ích cho gia đình hoặc tập thể, cam kết trong các tổ chức, v.v.), hơn là trong việc thực hiện duy nhất một nghề được trả công… Vậy mà! Sự đồng thuận thỏa mãn này của những người giàu đối với một nền kinh tế không bình thường, vốn tổ chức loại trừ người khác khỏi thị trường lao động, làm cho tôi bị sốc nặng. Làm thế nào để không thấy, nó không chỉ bất công mà còn đầy rẫy những lời đe dọa phản kháng?

Một sự khinh miệt nuôi dưỡng chủ nghĩa dân túy và đe dọa nền dân chủ.

Xin thứ lỗi vì tôi đã “phân tích văn bản” dài dòng mà một số người có thể thấy có định hướng – tốt hoặc xấu – tùy theo cảm quan chính trị của riêng mỗi người. Tuy nhiên, tôi tin, điều này là cần thiết cho bất cứ ai muốn hiểu “thời điểm” lịch sử chúng ta đang sống ở nước Pháp cũng như ở tất cả các nước phát triển, trên quy mô thế giới vì số phận chúng ta liên kết với nhau. Tôi tin sự phản ánh này hữu ích cho các cuộc tranh luận của chúng ta, trong quan điểm về kỳ hạn bầu cử quyết định có thể dẫn đến sự thay thế quyền lực, về một sự thay phiên quyền lực trong nền dân chủ. Vì trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2017, nếu nước Pháp không rơi vào nhóm các nước được gọi là dân túy, thì chắc chắn là do một “bất ngờ thần thánh” (dưới mắt người ủng hộ) một ứng cử viên Macron đã có thể cho cảm nhận, trong bối cảnh chung của “chủ nghĩa giải tỏa”, thể hiện một giải pháp thay thế mới, đáng tin cậy và lâu dài đứng trước bà Marine le Pen cực hữu. Liệu điều này có còn xảy ra vào năm 2022 không?

Quyển sách của tác giả Christophe Guilluy đưa ra hai quan sát khác làm tôi chú ý. Ông giải thích, giới truyền thông và giới cầm quyền đã thành công trong việc biến các tầng lớp bình dân trở nên “vô hình”, thay thế họ bằng các nhóm thiểu số nhập cư. Như thể xã hội Pháp bây giờ được cấu trúc xung quanh một tầng lớp thống trị, một tầng lớp trung lưu với những đường nét giao động và một dân số nhập cư là hiện thân của “người nghèo” duy nhất cần được xem xét. Trước nhận định này, ông đã thêm một lời cảnh báo: “Giai cấp thống trị có mọi thứ để lo sợ trước sự cực đoan hóa của nước Pháp bình dân và ngoại vi.”

Phong trào “Áo vàng” là dấu hiệu của sự từ bỏ các vùng đất

Vì thế các công cụ lý thuyết đã có sẵn để giúp chúng ta giải mã hiện tượng Áo vàng, mà trong nhiều tháng chính xác đưa một nước Pháp bình dân một cách nào đó ra khỏi sự lén lút của giới truyền thông, cụ thể hóa lời tiên tri của tác giả Guilluy về cực đoan hóa và lung lay giai cấp chính trị. Trong khi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và những người ra quyết định kinh tế thoát được một cách kỳ lạ.

Việc tăng thuế nhiên liệu thoạt đầu chỉ là giọt nước làm tràn ly. Nhưng chúng ta biết kinh nghiệm của việc dồn ai hoặc một nhóm xã hội nào vào chân tường mà không cho họ một lối thoát nhỏ nhất, là cách tệ nhất để làm cho họ bực tức hoặc tuyệt vọng và kích động bạo lực. Và chúng ta ở giai đoạn này – chắc chắn chúng ta vẫn còn ở đó – với hàng triệu người Pháp sống ở ngoại ô các khu đô thị lớn hoặc ở các vùng nông thôn. Và, chúng ta hãy nói lên điều này, ai cảm nhận sống – hay sống còn – bên lề của một xã hội mà họ nghĩ rằng không còn là của họ, không còn lắng nghe họ, không còn nhìn thấy họ, không còn nghe thấy họ nữa… vì, một cách chính xác, họ đã trở nên “vô hình” với xã hội. Đối với nhiều người, nhận thức chiều sâu của sự bứt rứt phát sinh từ những điểm giao nhau, chuyện của người này người kia chia sẻ với nhau về điều kiện sống của họ. Từ đó những đòi hỏi được chín muồi, chắc chắn là khác biệt và một phần không thực tế, nhưng phù hợp với những gì đã luôn tạo ra, loại tình huống và phong trào xã hội này trong lịch sử.

Vùng nông thôn Pháp này mà đôi khi chúng ta run rẩy nói lên sau khi đi nghỉ hè về, tiếp tục chết trước mắt chúng ta trong sự thờ ơ hoàn toàn. Từ việc đóng cửa các sở bưu điện đến sự biến mất các cửa hàng gần đó, từ việc không thay thế các bác sĩ đa khoa đến việc xóa bỏ các lớp học, từ việc thuyên chuyển bệnh viện đến số hóa các thủ tục hành chính, từ sự đắt đỏ của bất động sản đô thị đến việc làm khan hiếm… người công dân bị buộc phải dọn đi, một “chủ nghĩa du mục của người nghèo”, cùng lúc với giá phải trả nhân danh cho sự bảo tồn hành tinh. Sự bóp nghẹt này luôn đi kèm với sự lên án về mặt đạo đức với những người, cự lại với bất kỳ sự nhổ gốc phá hủy các mối quan hệ, qua đó cho thấy họ không muốn có rủi ro. “À, sở thích mạo hiểm này được rao giảng bởi những người an toàn bất cứ đâu mà các ‘mile bay’ cho họ bay đến đó được!” (Bruno Latour)

Tìm động lực phát triển ở đâu nếu Nhà nước không cam kết?

Tôi chứng kiến sự đau khổ này mỗi khi “xuống” miền Nam Aveyron, quê hương tôi. Ở đó không thiếu sự dũng cảm của người dân, cũng như không thiếu ý thức đấu tranh để duy trì các dịch vụ công đang bị đe dọa, để đổi mới trong canh tác hữu cơ, để thiết lập các mạch phân phối ngắn… hay đời sống xã hội và liên kết. Nhưng ở đây, cũng như những nơi khác, hoạt động thương mại nhỏ nằm ở trung tâm thành phố và tạo công ăn việc làm, đang phải đối diện với sự phát triển của các siêu thị cũng như những gã khổng lồ bán hàng trực tuyến. Làm thế nào chúng ta có thể chống lại thực tế, trong 24 giờ công ty đảm bảo giao hàng tận nhà một sản phẩm mà nếu đặt ở cửa tiệm trong làng đôi khi sẽ mất tám ngày để đến tay người khách? Cuối cùng, vì nghèo đói thu hút đói nghèo, cũng như giàu có thu hút giàu có, nên về mặt xã hội, đó là những thị trấn nhỏ mong manh nhất mà ngày nay phải gánh trách nhiệm về mặt xã hội cho những người đến định cư ở đó vì xa khu vực làm việc, dễ tìm nhà hơn và cuộc sống rẻ hơn! Tìm động lực phát triển ở đâu nếu Nhà nước không cam kết, nếu “nước Pháp từ trên cao” ngoảnh mặt khinh thường?

Vòng xoáy của sự sụp đổ

Các nhà lý thuyết về sự sụp đổ (nghiên cứu về sự sụp đổ của các nền văn minh và những gì tiếp theo chúng) thích nhớ lại năm giai đoạn của sự sụp đổ này do kỹ sư người Mỹ gốc Nga Dimitry Orlov xác định: tài chính, kinh tế, chính trị, xã hội rồi đến văn hóa. Những gì chưa được chứng minh đối với các quốc gia được xác nhận ở cấp độ cá nhân với hàng triệu người bị loại trừ khỏi toàn cầu hóa, khi Nhà nước phúc lợi thu hẹp lại như vòi nước nhỏ giọt. Đói nghèo cuối cùng ảnh hưởng đến việc tìm kiếm việc làm và do đó là hội nhập kinh tế. Cảm giác là nạn nhân của bất công xã hội và bị ruồng bỏ dẫn đến nghi ngờ nền dân chủ và các giá trị của nền văn minh mà nó mang theo. Cuộc khủng hoảng sinh ra từ chủ nghĩa tân tự do kinh tế và văn hóa trên thực tế đang nuôi dưỡng, trên khắp thế giới, một chủ nghĩa dân túy mang tính độc đoán thái quá và do đó phá hủy nền dân chủ.

Như thế chúng ta có nên hạ bệ các tầng lớp lao động, những người thường xuyên chỉ cam chịu vì bất chấp, bực tức, hy vọng cuối cùng – dù vô ích – khi thấy số phận của họ được cải thiện không? Có một hình thức khinh miệt giai cấp đối với những người hưởng lợi của toàn cầu hóa tân tự do, để buộc tội những người từ chối nó về mặt đạo đức, chỉ vì lý do đơn giản là nó làm nô dịch hóa họ! Không phải bằng cách lên án những tư tưởng dân túy mà chúng ta sẽ ngăn cản những người cực đoan lên nắm quyền. Đó là bằng cách tưởng tượng, giữa chủ nghĩa tân tự do tiến bộ và chủ nghĩa dân túy phản động, các chính sách kết nối lại với dự án giải phóng giai cấp công nhân. Điều mà “giả sử giai cấp thượng lưu mới từ bỏ tiện nghi của họ” (Christophe Guilluy), vì chạy đằng trước để tăng trưởng hiện nay bị cấm rõ rệt vì lý do sinh thái. Ngày nay, một trong những tác giả của Thời đại thụt lui cảnh báo, chúng ta phải chờ để thấy “đa số bị đe dọa (tầng lớp bình dân) trở thành lực lượng chính trị lớn mới ở châu Âu” (Yvan Krastev).

Làm thế nào lại bị nhầm lẫn ở điểm chẩn đoán này?

Nếu những người Áo vàng chưa khi nào là “người dân của nước Pháp” nhưng ít nhất họ đã nói lên, chắc chắn qua những đòi hỏi khác biệt, đôi khi là những lời không thể chấp nhận được và những hành động bạo lực đáng chê trách, sự bất bình của hàng triệu đồng bào chúng ta. Về phần tôi, tôi rất tiếc trong lời chúc của Tổng thống Pháp với người Pháp năm 2019, ông đã cố gắng đề cập đến mà không nói thêm sắc thái “một số người lấy cớ nói nhân danh mọi người (…) thực ra chỉ là những lời nói của một đám đông hận thù.”  Làm thế nào các tác nhân của phong trào trong sự đa dạng cùng cực của họ lại giảm thiểu thành loại biếm họa này? Làm thế nào chúng ta có thể giả vờ kêu gọi công dân lưu ý đến thực tế của thế giới và “đồng thời” bị lừa ở điểm chẩn đoán này với thực tế của dân tộc chúng ta?

Thời gian huy động, sự ủng hộ thường xuyên của công chúng đối với phong trào, bất chấp sự bùng nổ của nó, nói theo cách riêng của họ, những cử chỉ của chính phủ bị cho là không đủ. Mười tỷ đã được phát hành. Người ta gằn mạnh với chúng ta, điều ngăn cản nước Pháp giữ các cam kết với châu Âu vì thâm hụt ngân sách này. Đó là điều không tốt! Nhưng chúng ta hãy nghĩ lại: mười tỷ có thể tạo ra sự khác biệt gì đối với điều kiện sống thực sự của hàng triệu phụ nữ đơn thân, nông dân, công nhân thất nghiệp hoặc bấp bênh, những người hưu trí khiêm tốn và những người trẻ không được đào tạo4?

Nếu phong trào Áo vàng – điều tôi tin – là biểu hiện, chắc chắn phiếm diện và gây tranh cãi, của sự tuyệt vọng của một nước Pháp ngoại vi, từ hai mươi hoặc ba mươi năm nay, đã rơi vào cảnh bần cùng hóa và bên lề hóa, làm sao hình dung trong một giây mà mười tỷ có thể đủ để đảo ngược tầm nhìn người Pháp có về tương lai của các vùng đất bị bỏ hoang không có nhà ở, việc làm, giao thông, dịch vụ công cộng hoặc y tế? Dù chúng ta đã sống, như nguyên thủ quốc gia nhắc chúng ta, chúng ta là “một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới”, nơi tái phân phối lại gần một nửa của cải tạo ra, càng làm cho vụ tai tiếng lại càng khó chịu đựng thêm! Mặc cho số phận người công dân, nếu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người tăng lên nếu mức sống cá nhân của họ không tăng lên!

Có thể có ý nghĩa gì khi công nhận cuộc chiến vĩnh viễn của tất cả chống lại tất cả?

Người Pháp tự hỏi: làm thế nào để giải thích, có rất nhiều đồng bào chúng ta ở các thị trấn nhỏ, ở vùng nông thôn, hoặc ở ngoại ô của các đô thị lớn có cảm giác họ sống kém hơn hai mươi hoặc ba mươi năm trước đây? Để mất cuộc sống khi cố gắng có cuộc sống ư? Có nghĩa gì khi liên tục chạy theo tiến bộ công nghệ để mất công ăn việc làm, sống thường xuyên trong căng thẳng, lo lắng cho ngày hôm sau, tự khinh bản thân vì không có khả năng sống với công việc của mình và cảm giác vô dụng với xã hội, sức nặng của cô đơn và loại trừ khỏi vũ trụ tiêu dùng được các phương tiện truyền thông vinh danh và phóng đại, thiết lập lên thành “đền thờ” duy nhất để hội nhập xã hội?

Ý nghĩa nào khi công nhận cuộc chiến thường trực của tất cả chống lại tất cả, trong việc vinh danh sự cạnh tranh bất kể cái giá con người phải trả, trong việc truất đi tinh thần nhưng không và đoàn kết để cậy nhờ đến các dịch vụ thương mại, từ bỏ mọi tự lập, tốn kém nhập từ tận cùng trái đất những sản phẩm có thể sản xuất tại chỗ, để trở thành những kẻ đồng lõa hèn nhát trong việc hủy diệt hành tinh? Và nếu Đức Phanxicô có lý khi ngài viết: “Chúng ta phải tự thuyết phục, việc làm chậm tốc độ sản xuất và tiêu dùng có thể dẫn đến các hình thức tiến bộ và phát triển khác không?” Đối với một lối sống mà sự hoàn thiện con người, thời gian để sống sẽ chiếm ưu thế hơn so với việc tích lũy tài sản. Điều này chẳng phải, vượt ngoài mọi mâu thuẫn và những yêu sách giảm nhẹ của nó về sức mua, là khát vọng hạnh phúc sâu sắc của người dân chúng ta, mặc dù vô thức hay không được làm theo công thức?

  1. Kẻ thù chính của chúng ta (Notre ennemi le capital, Jean-Claude Michéa, Flammarion, Paris, 2018).
  2. Thời đại thụt lui, Vì sao chúng ta sống một bước ngoặt lịch sử (L’âge de la régression, Pourquoi nous vivons un tournant historique (tập thể), Gallimard, 2018).
  3. Hoàng hôn của nước Pháp từ trên cao (Christophe Guilluy, Le crépuscule de la France d’en haut, Flammarion, Paris, 2016)
  4. Với sự suy giảm của cuộc khủng hoảng mà nước Pháp đã trải qua sau đại dịch Covid, và hàng trăm tỷ may mắn được bơm vào nền kinh tế để hỗ trợ, những nhận xét của người báo động về sự mất cân đối ngân sách gây ra bởi mười tỷ ít ỏi nghèo nàn được phân bổ cho phong trào Áo vàng dường như là siêu thực!

Marta An Nguyễn dịch


http://phanxico.vn/2023/02/06/van-de-xa-hoi-moi/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét