Mùa Chay với các Tổ phụ Sa mạc: cầu nguyện
lavie.fr/ma-vie, Jean-Guilhem Xerri, 2023-03-16
Mùa Chay! Trong 40 ngày, chuyên gia về các Tổ phụ Sa mạc sẽ đồng hành với chúng ta trên con đường dẫn đến Lễ Phục Sinh. Một hành trình trong đức tin, lắng nghe Lời Chúa, hướng về nguồn tưới mát cho chiều sâu tâm hồn chúng ta: Cầu nguyện. Trong tư thế nghỉ ngơi, ổn định, bất động, trong im lặng, chú ý đến hơi thở đến và đi; một cái nhìn nội tâm hướng về trái tim. Cầu nguyện trước hết không phải là kỹ thuật mà là một ước muốn.
Tôi rất mong gặp lại quý độc giả. Có lẽ chính những lời khuyên của các Tổ phụ Sa mạc liên quan đến việc làm bác ái cách cụ thể đã làm cho tôi trong tuần này phải quan tâm đến người khác nhiều hơn, giúp tôi tạm bỏ qua những chuyện tôi quan thường ngày một chút, tôi nhận ra có một số người xung quanh tôi mà tôi không nghĩ là họ bị cô lập.
Vì thế tôi cố gắng gần họ nhiều hơn. Tôi cảm thấy rất vụng về và tôi nghiệm ra, tôi phải học cách để gần người khác… Tôi tỏ lòng biết ơn nhiều hơn và tôi chú ý đến những lời cảm ơn dành cho tôi nhiều hơn.
Lời cầu nguyện làm đánh thức
Một điều kỳ diệu cũng đã xảy ra với tôi mà một số bạn đã có thể nhận ra trong hành trình hướng tới lễ Phục sinh của tôi. Tôi tham dự các buổi trao đổi và đặc biệt là các buổi thực hành giữa các Tổ phụ sa mạc về suy niệm và cầu nguyện. Họ là cả một tập thể: Thánh cả Antôn, Thánh Gioan Kim khẩu, Tổ phụ Gregory của Palamas, Cyril của Alexandria và những tổ phụ khác. Chủ đề có vẻ quan trọng!
Một tổ phụ nói: “Cầu nguyện là mối dây liên kết các tạo vật với Đấng Tạo Hóa.” Một tổ phụ khác nói: “Cầu nguyện là đứng trước sự hiện diện của Chúa để nhận được Sự Sống.” Tổ phụ thứ ba có công thức đánh động tôi rất nhiều: “Lời cầu nguyện đánh thức, làm chúng ta nhanh nhẹn, hồi sinh và mang lại sự sống.”
Tôi hiểu rõ hơn vì sao cầu nguyện không phải là một bài tập tinh thần mà mục đích là kiểm soát căng thẳng tốt hơn. Nếu thiền nhiều hơn có thể hữu ích, thì cầu nguyện ở cấp độ tâm linh sâu đậm hơn, thiêng liêng hơn theo trứ trật của Cuộc sống. Một số người cũng đã nói về cầu nguyện như một chuyển động không phải là để thu hút Thiên Chúa đến với mình, nhưng là để chúng ta hướng về Ngài, để giúp chúng ta được biến đổi. Theo họ, cầu nguyện là điều cần thiết cho đời sống tâm linh nhưng nó không được thấy một cách hiển nhiên.
Thật ra nghe như vậy làm tôi yên tâm. Có lẽ vì cầu nguyện là điều hết sức tự nhiên, bởi vì nó đòi hỏi sự cộng tác của tôi, và cầu nguyện là siêu nhiên, vì chính Chúa hành động trong tôi. Chắc chắn đó là lý do vì sao có đấu tranh khi cầu nguyện. Đôi khi, cầu nguyện cần quyết tâm và nỗ lực. Về điểm này, Tổ phụ Agathon đã nói rất rõ khi các anh em chất vấn ngài: “Trong tất cả việc tốt lành, việc nào cần nỗ lực nhất?” Ngài trả lời: “Xin lỗi, nhưng tôi nghĩ đó là cầu nguyện. Đúng, mỗi khi chúng ta muốn cầu nguyện, kẻ thù muốn ngăn chúng ta lại.”
Không có công thức nhưng có điểm chuẩn
Sau đó, cuộc thảo luận chuyển sang các vấn đề thực tế hơn. Nhưng không phải không làm tôi phiền, vì rõ ràng không có công thức, chỉ có những điểm chuẩn. Rõ ràng là có một số trường phái, nhưng trường phái của Tổ phụ Syméon Nhà tân thần học dường như có được đồng thuận: một đơn giản tuyệt vời; một tư thế nghỉ ngơi, ổn định, bất động, trong im lặng; một chú ý đến hơi thở đến và đi; một cái nhìn nội tâm hướng về trái tim. Chúng ta có thể kết hợp với lời cầu nguyện to tiếng, sau đó trong trí óc về một công thức ngắn gọn giúp xoa dịu và tập trung như câu “Lạy Chúa, xin thương xót con” hoặc “Chúa Giêsu”. Tuy nhiên, các Tổ phụ nhắc, nếu những tiêu chuẩn này có thể giúp ích, nhưng cầu nguyện trước hết không phải là kỹ thuật mà là một ước muốn.
Tôi xin cám ơn quý độc giả đã dành cho tôi chút thời gian mà tôi biết là rất quý giá. Đổi lại, tôi sẽ dùng thời gian để lắng nghe Chúa trong lời cầu nguyện. Tôi sẽ làm theo lời khuyên của Tổ phụ Arsène đã khuyên tôi: “Hãy ngồi xuống, im lặng và hạ những suy nghĩ của mình xuống.”
Jean-Guilhem Xerri. Nhà phân tâm học, nhà huấn luyện, cựu nội trú các Bệnh viện Paris, có trách nhiệm trong bệnh viện và môi trường liên kết. Ông là chủ tịch hiệp hội Aux captifs la libération. Là tác giả của một số sách như Hãy về sống lại với nội tâm (Revivez de l’intérieur, nxb. Cerf, đã dịch ra tiếng Việt trên trang Phanxicô), Chăm sóc tâm hồn bạn (Prenez soin de votre âme) và Đời sống sâu đậm (La vie profonde).
Marta An Nguyễn dịch
http://phanxico.vn/2023/03/18/mua-chay-voi-cac-to-phu-sa-mac-cau-nguyen/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét