Những lời hứa của Đức Phanxicô: cô đơn và bất lực
Sau mười năm cầm quyền, Đức Phanxicô dường như đơn độc và thường kiệt sức. Kết thúc triều của ngài?
Đức Phanxicô trước Hồ Thánh Annà, bang Alberta, trong chuyến đi Canada tháng 7 năm 2022. Ảnh: Associated Press/Eric Gay
ici.radio-canada.ca, Alain Crevier, 2023-03-12
Từ vài thập kỷ nay, các giáo hoàng đã đi ra nước ngoài. Thường thì đây là những giây phút vui mừng với người công giáo. Ở trên, đây là một trong những bức ảnh nổi bật nhất triều Đức Phanxicô, tổng kết mười năm quyền lực của những trận chiến và những lời hứa.
Người đứng đầu tổ chức tôn giáo lớn nhất, một mình, trên chiếc xe lăn trước hồ, trước những bờ bến bất định. Không có gì trước mặt ngài, ngoại trừ tất cả bóng ma của những người đã được sắp xếp để ngài gặp họ ở Canada.
Trong hơn một thế kỷ, hàng ngàn trẻ em bản địa đã bị tách khỏi gia đình và giao cho các giáo sĩ công giáo chủ yếu là những người đã làm mọi cách để loại bỏ văn hóa của họ.
Họ gần như đã làm được.
Trong bối cảnh lịch sử đen tối này, trước Đức Phanxicô đã có mười giáo hoàng nối tiếp nhau, nhưng chưa ai xin lỗi về việc Giáo hội dự phần vào điều mà chính Đức Phanxicô xem là tội ác diệt chủng. Có những hối tiếc, nhưng chỉ có thế.
Ít nhất cho đến mùa xuân năm 2022.
Trước thảm kịch này, giáo hoàng cách mạng có thể làm gì cho những người đã chịu nhiều đau khổ?
Trống và vợt trong Phòng Clémentine
Tháng 3 năm 2022, Đức Phanxicô đã mở cửa Phòng Clementine cho các đại diện của Quốc gia Thứ nhất. Clementine là đại sảnh huyền thoại của Vatican, nơi dưới những bức bích họa lộng lẫy và nền đá cẩm thạch lạnh lẽo, biết bao nhân vật vĩ đại đến đây trong suốt 500 năm qua.
Và đây là những hình ảnh gây sốc. Ông David Serkoak đánh trống. Ông Kevin Scott nhảy điệu nhảy truyền thống huy hoàng. Và Adrian N. Gunner, người thanh niên Cri từ Waswanipi đã tặng Đức Phanxicô chiếc vợt truyền thống.
Ông Adrian N. Gunner tặng Đức Phanxicô chiếc vợt truyền thống. 40 năm trước, ông nội Billy Diamond của ông cũng đã tặng chiếc vợt truyền thống cho Đức Gioan-Phaolô II. Ảnh: Reuters/Vatican Media
Việc làm cho tiếng nói của những dân tộc đầu tiên của Canada vang lên nơi của những người đã làm mọi cách để đàn áp nền văn hóa của họ đã là một chiến thắng. Khi ông Adrian N. Gunner trao cho Đức Phanxicô cây vợt, ông muốn cho ngài thấy ngôn ngữ và văn hóa của người bản địa vẫn còn tồn tại.
Đó là cuộc hành trình dài của những người thuộc các Quốc gia Thứ nhất đến được Sảnh Clementine ở Vatican. Một hành trình dài như vậy chỉ trong vài chữ. Và cuối cùng họ ở đây.
Đức Phanxicô lên tiếng: “Bằng cả trái tim tôi, tôi muốn nói với anh chị em, tôi xin lỗi. Tôi cùng các anh em giám mục Canada, chúng tôi xin lỗi anh chị em.”
Bà Mandy Gull-Masly của người Cri Québec nhớ lại: “Ngay cả tôi, tôi cũng đã rơi nước mắt. Tôi thấy một người thực sự đã hết sức tận dụng cơ hội để làm cho mọi người chú ý đến một chuyện mà nhiều người trên thế giới không biết đến. Sự thật về những ngôi trường nội trú này, sự thật về trải nghiệm của những người sống sót.”
Bà Mandy Gull-Masty, người phụ nữ đầu tiên được bầu làm Thủ lãnh người Cri của Québec, Canada. Ảnh: CBC / Olivia Stefanovich
Bà Mandy Gull-Masly không thể đoán được, vào ngày cuối chuyến đi đến Vatican, giáo hoàng cho biết ngài sẽ đi Canada, như một quyết định bất chợt. Vì để tạo trọng lượng cho lời xin lỗi của mình? Những lời có giá trị gì khi đã mất quá nhiều thời gian để nói?
Có phải là đã quá trễ?
Bà Mandy Gull-Masty nhớ lại, khi Đức Phanxicô báo ngài sẽ đi Canada, đã có đủ loại phản ứng. Có những người nói: “Tại sao? Chúng tôi không cần ngài nữa.” Có những người tức giận. Và có những người khác nóng lòng nghe ngài nói.
Ba tháng sau, đó là một hành trình tuyệt vời. Đồng bằng Áp-ra-ham ở Québec trống rỗng. Sân vận động lớn ở Edmonton cũng không đông người. Giáo hoàng Phanxicô nổi tiếng đã không làm các căn phòng đầy người! Làm sao lại có thể như thế?
Chỉ có vài trăm người đợi ngài đi ngang qua trước lối vào Parc des Champs-de-Bataille trên đại lộ Grande Allée, Québec, khác xa với dự kiến. Ảnh: Radio-Canada / Louis-Simon-Lapointe
Chuyến đi này không phải là lễ hội. Giáo hoàng đã có cuộc hẹn với một trong những trang xấu nhất lịch sử Giáo hội công giáo ở Canada. Tôi nghĩ đó là cách để nhìn những hình ảnh kinh ngạc này. Một buổi cầu nguyện ở nghĩa trang. Ngài ngồi xe lăn ở một trong những trường nội trú lớn nhất dành cho thổ dân thời bấy giờ. Ngài nghe. Ngài xin lỗi. Và sau đó thêm một lần nữa. Trên máy bay, trên đường về, ngài còn nói đây là tội diệt chủng. Một chữ không phải là nhẹ.
Bà Mandy Gull-Masly nhớ lại, mọi người đều nói về ngài. Và tôi tự hỏi không biết ngài cảm nhận như thế nào, như là một người, như một con người. Có thể nói, tôi rất tự hào về ngài dù có những lúc ngài một mình.
Nó có quá ít không? Có quá trễ không? Sau hơn một thế kỷ im lặng, lời nói vẫn có thể tạo ra sự khác biệt? Hay đau hơn?
Ở rìa hồ Thánh Annà
Và cuối cùng là hình ảnh vô cùng lớn ở rìa hồ Thánh Annà. Hình ảnh một giáo hoàng, đột nhiên, người có vẻ rất già. Và bất lực.
Ngài không thể nói hay làm gì có thể thay đổi bất cứ điều gì đã qua. Đau đớn, tuyệt vọng, tức giận. Không có gì có thể xóa bỏ trách nhiệm của mình. Bạo lực được thực hiện dưới danh nghĩa ưu thế của người da trắng và công giáo. Tất cả những cái chết mà chỉ có sự im lặng trong nghĩa trang mới làm chúng ta cảm nhận.
Trong chuyến tông du Canada ngày 25 tháng 7 năm 2022 tại Maskwacis, Alberta, Đức Phanxicô đã lặp lại lời xin lỗi về sự can dự của Giáo hội vào hệ thống trường học nội trú dành cho người bản địa. Ảnh: AP/Gregorio Borgia
Và những lời hứa?
Việc Đức Phanxicô lên cầm quyền đã dấy lên làn sóng hy vọng và một thay đổi chưa từng có. Mười năm trước, một số người đã nói về cuộc cách mạng.
Và đúng, chuyến đi Canada này là một trong những khoảnh khắc mạnh mẽ nhất trong mười năm tại vị của Đức Phanxicô. Một cuộc cách mạng cũng không thể làm lại quá khứ. Có những lời hứa chúng ta không bao giờ có thể giữ.
Và ngày mai?
Chỉ các hồng y mới có thể bỏ phiếu khi bầu giáo hoàng. Chỉ có giáo hoàng mới có thể bổ nhiệm các hồng y. Nhưng mười năm qua, ngài đã bổ nhiệm gần hai phần ba số hồng y, những người sẽ có quyền bỏ phiếu nếu mật nghị diễn ra hôm nay.
Vì vậy, những hồng y của Đức Phanxicô sẽ bỏ phiếu cho ai? Sự thật không ai biết. Ở Rôma, luôn có tên của những người kế vị tiềm năng vào cuối triều giáo hoàng. Nhưng không phải lúc này.
Các tân hồng y này thường đến từ xa, từ những nơi đôi khi bị Giáo hội bỏ qua. Những hồng y này không biết rõ về Rôma và Vatican. Họ chưa bao giờ dự mật nghị. Ngay cả chưa chắc họ đã đến Nhà nguyện Sistine. Họ thường bận tâm với thực tế trong phần hành tinh của họ.
Mật nghị hứa hẹn tạo những nhầm lẫn cho các lá bài của các chuyên gia. Kết quả có thể là hành động cuối cùng của giáo hoàng này, người đến để thực hiện cuộc cách mạng.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
http://phanxico.vn/2023/03/14/nhung-loi-hua-cua-duc-phanxico-co-don-va-bat-luc/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét