Trang

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

6 lời khuyên để nói chuyện với trẻ vị thành niên

6 lời khuyên để nói chuyện với trẻ vị thành niên


famillechretienne.fr, Solange Pinilla, 2017-03-24
Trong quyển sách “Nói để các trẻ vị thành niên nghe, nghe để các trẻ vị thành niên nói”  (Parler pour que les ados écoutent, écouter pour que les ados parlent, Nxb du Phare), nữ tác giả Adele Faber và Elaine Mazlish nổi tiếng quốc tế về các tác phẩm nói về nghệ thuật truyền thông, họ có các lời khuyên rất cụ thể để đối thoại với trẻ vị thành niên. Ý tưởng chính, lời của cha mẹ chỉ được trẻ con lắng nghe nếu cả hai thiết lập được một bầu khí lắng nghe thuận lợi, thay vì cha mẹ nói một thôi một hồi các lời trách cứ và lời khuyên.
Bầu khí lắng nghe này cũng áp dụng trong các lãnh vực khác trong đời sống hàng ngày của gia đình – dọn dẹp phòng, làm bài, đi chơi với bạn bè – cũng như trong các chuyện nghiêm túc hơn như – tình dục, phạm pháp hay ma túy. Ở nhiều thành phố luôn có các khóa đào tạo phương cách nói chuyện này.
Tiếp nhận các cảm nhận của con mình. Thay vì gạt phứt hoặc cho lời khuyên, các bạn nên trả lời bằng chữ “Đúng vậy” hoặc bằng một âm thanh. Các bạn lặp lại suy nghĩ và tình cảm của con; sau đó hướng về cách đối xử: “Cha/mẹ thấy con thích làm chuyện này, nhưng con đã hứa với cha/mẹ làm chuyện kia rồi mà”. Hoặc thuận theo trí tưởng những gì trong thực tế bạn không thể làm được, để chứng tỏ bạn để ý đến ước muốn của con: “Sẽ tuyệt vời nếu con có thể ở hai nơi cùng một lúc, phải không?”. Những ý tưởng này có thể thiếu trong các quan hệ giữa các em vị thành niên với nhau.
Tránh ra lệnh và hăm dọa. Vẫn là tốt nếu bình thản nói lên được vấn đề hoặc nói lên các mong chờ của mình: “Cha/mẹ rất buồn. Cha/mẹ nghĩ khi cha/mẹ về thì cái bàn này đã được dọn sạch”. Điều này đôi khi tốt hơn mình nên viết ra. Đưa ra một chọn lựa vẫn là tốt để tìm một lối thoát làm vui lòng cho cả hai: “Con thích gì: tắt âm thanh hoàn toàn hay hạ bớt xuống và đóng cửa lại?”.
Tránh hình phạt. Hình phạt khơi lên nơi trẻ vị thành niên cảm nhận bất mãn và bực tức: “Cha mẹ tôi dữ và không công bằng, tôi chỉ muốn ra khỏi nhà”. Hình phạt sẽ ngăn chúng không thấy cái gì chúng đã làm sai và suy nghĩ cách để sửa lỗi sai. Nên giải thích cảm nhận và mong chờ của mình, đưa ra một phương cách để sửa sai: “Khi con thấy con tấn công ai, thì con nên xin lỗi”. Dù trẻ vị thành niên vẫn có thái độ thiếu trách nhiệm thì bạn có thể phản ứng theo hoàn cảnh – chẳng hạn đi ra khỏi phòng -, nhưng không bao giờ đóng cánh cửa đối thoại.
Tìm một giải pháp chung. Đứng trước một vấn đề, bạn mời con mình nói lên quan điểm của nó. Rồi bạn chia sẻ quan điểm của bạn. Sau đó, bạn đề nghị con cùng suy nghĩ chung để tìm giải pháp vui lòng cho cả hai. Tránh tất cả các ý tưởng – có lý hay không có lý – không đánh giá nó, rồi bạn bạn nhìn xem nên đem giải pháp nào ra áp dụng: “Vứt vào thùng rác các rác rưởi trong phòng rồi đi mua kệ để sắp xếp lại cho gọn gàng”.
Còn về phần các trẻ vị thành niên? Thay vì than phiền hoặc lên án cha mẹ, các trẻ vị thành niên có thể nói lên những gì các em cảm nhận, những gì các em thích hoặc hy vọng: “Ba, trước các bạn của con, nếu con có làm gì không đúng, ba đừng la hét, con thích ba nói ‘cho ba một phút để nói chuyện với con và ba muốn nói riêng với con’”.
Trên các vấn đề nghiêm túc. Thay vì tìm cách “nói chuyện chính thức” một mình về giáo dục tình cảm, tình dục, về ma túy thì nên nắm lấy các dịp để có các cuộc trao đổi ngắn, chẳng hạn qua một chương trình truyền hình, một bài báo, một quảng cáo, một tình huống…  Tốt nhất là mời trẻ suy nghĩ về những câu hỏi này và hỏi ý kiến chúng trước khi mình đưa ra ý kiến của mình.
Marta An Nguyễn chuyển dịch
Nói để các trẻ vị thành niên nghe, nghe để các trẻ vị thành niên nói”  (Parler pour que les ados écoutent, écouter pour que les ados parlent, Nxb du Phare), tác giả Adele Faber và Elaine Mazlish

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét