Một giáo hoàng làm phiền có thể làm thay đổi Giáo hội không?
Trích phần kết luận sách “Giáo hoàng này, người làm phiền”. Ce pape qui dérange, Virginie Riva. Nxb De l’Atelier.
Không nghi ngờ gì, Đức Phanxicô cảm thấy khẩn cấp phải đưa Giáo hội vào một sự thay đổi không thể đảo ngược. Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi liệu Đức Giáo Hoàng có thể thay đổi Giáo Hội được không, chủ yếu phụ thuộc vào độ dài của triều giáo hoàng của ngài. Sự quyết tâm của ngài làm người ta nghi ngờ không biết ngài có từ chức không. Ngài có thể bị bệnh hay tuổi tác mang đi sớm, ngài là người không ngừng cầu nguyện, làm việc, tiếp kiến, không bao giờ nghỉ hè, ngay cả cũng không quay về đất nước Argentina của mình. Ngài đã cho người Argentina biết: ngài không về trước năm 2017. Và mặc cho họ nhớ ngài, mặc cho người em gái bị bệnh … Đức Phanxicô không muốn lãng phí thời gian.
Điều chắc chắn là ngài có nhiều dự án. Nhất là ngài đặc biệt quan tâm đến các cuộc đấu tranh ngoại giao. Ngài mong có thể đi Trung quốc. Ở Vatican, người ta hình dung ngài có thể chết tử đạo bên cạnh các tín hữu kitô ở Trung Đông, nơi ngài hết lòng mong muốn đến đó – hơn là chết trong nhà hưu dưỡng cho các tu sĩ hay trên giường của ngài ở Nhà Thánh Mácta…. Nhưng lòng tận tâm của ngài, nếu không muốn nói là lòng hy sinh của ngài có đủ để in dấu ấn của ngài không? Tinh thần của Đức Phanxicô có thể kéo dài quá triều giáo hoàng của ngài không?
Sức mạnh của Đức Phanxicô là ngài biết thể hiện sự thay đổi bằng các hành vi, các biểu tượng mạnh: một bài học thật sự cho các chính trị gia bị kẹt bởi sự mài mòn trong việc thực thi quyền lực ở các nước dân chủ tân tiến của chúng ta… Ngài, người chủ trương một Giáo hội nghèo cho người nghèo đã mời hơn 4000 người sống bên lề xã hội, đến từ khắp nơi ở Âu châu dự buổi tiếp kiến đặc biệt, rồi một thánh lễ cho họ ở Đền thờ Thánh Phêrô vào cuối Năm Thánh Lòng thương xót tháng 11-2016. Ngay cả những khó khăn của ngài cũng được tha. Ở Pháp, ngài chỉ trích sách giáo khoa mà theo ngài là cổ động cho thuyết về giống đã bị chỉ trích mạnh, nhưng cuộc tranh luận cuối cùng cũng được dập tắt nhanh. Tương tự như vậy, Đức Giáo hoàng đã thay đổi nội dung khi nói về người di dân, ngài nhấn mạnh nhiều đến hội nhập thay vì đón nhận. Tuy nhiên, tất cả mọi người đi theo ngài. Bởi vì ngài tiếp tục làm ngạc nhiên, làm phiền, thúc bách. Vì vậy, dù có nhiều mong chờ được gợi lên, nhưng ngài không làm thất vọng…
Vấn đề liên quan đến Đức Giáo hoàng bây giờ là như sau: làm thế nào để sự thay đổi này tiếp tục cả sau triều giáo hoàng của ngài? Sự thể hiện qua hành vi, qua các biểu tượng mạnh có đủ mạnh để thúc đẩy một thể chế vững chắc như Giáo hội không? Theo nhà giáo luật Carlo Fabtappiè cho biết thì thật khó: “Giống như bất kỳ một thể chế nào, Giáo hội cần sự hợp pháp hóa để thay đổi. Các quyết định của giáo hoàng phải được hợp pháp bởi sự đóng góp của truyền thống, và luôn luôn phải được chú thích lại…” Cho đến nay, ngài chưa được sự hợp pháp hóa này, ngài gọi đó là ước mong của ngài để củng cố Giáo hội. Dự định này, ngài đã bày tỏ rõ ràng sau chuyến đi Thụy Điển, khẳng định nếu con số người công giáo giảm, trách nhiệm không hẳn chỉ do sự thế tục hóa của xã hội, nhưng còn do Giáo hội yếu kém: “Khi đức tin trở nên nguội lạnh thì Giáo hội yếu đi.”
Do đó Đức Giáo hoàng muốn ngăn chận sự yếu đi này, nhưng không ngăn chận trong nghĩa phục hồi quyền lực của Giáo hội, đặt Giáo hội vào trọng tâm thế giới, bao trùm và chinh phục. Ngược lại, ước mong của ngài là biến đổi Giáo hội thành một Giáo hội cùng đi với giáo dân. Vì, ngược với các vị tiền nhiệm của mình, Đức Phanxicô không tố cáo sự hiện đại. Đó là lý do tại sao ngài được toàn thế giới lắng nghe và yêu mến. Thay vì tiếc cho một thế giới đã không còn tồn tại, ngài cố gắng tìm cách để Giáo hội có chỗ của mình trong thế giới… Nếu, vào cuối triều giáo hoàng của mình, Đức Phanxicô làm được thì, đúng, ngài đã hoàn thành chương trình hoạch định của mình.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét