Châu Phi đã nói “không” với việc cho người ly dị tái hôn rước lễ từ lâu
Theo hai ký giả John L. Allen Jr. và Ines San Martin, người tổ chức cuộc hội nghị về Châu Phi từ ngày 22 tới ngày 25 tháng này tại Rôma, Cha Paulinus Odozor, nói rằng cuộc tranh luận về việc rước lễ của người Công Giáo ly dị và tái hôn phần đời do tông huấn Amoris Laetitia gây ra đã được giải quyết tại Châu Phi và câu trả lời là “không”.
Thực vậy, Cha Odozor, một nhà thần học Nigeria hiện đang giảng dạy tại Đại Học Notre Dame, Hoa Kỳ, cho biết: “Nếu các bạn tới các giáo xứ bình thường thuộc phần lớn Châu Phi, các bạn sẽ thấy những người ở trong hoàn cảnh mà các bạn đang nói tới sẽ không tự ý lên rước lễ vì họ đã chấp nhận đây là luật lệ. Đây không phải là một vấn đề, nhất là vì người ta hiện nay có dịp xem xét cuộc hôn nhân của họ và hỏi xem họ có thực hiện nó một cách thành sự hay không (qua diễn trình tuyên bố vô hiệu). Nếu nó thành sự, thì hết chuyện, đâu làm gì được!"
Cha cho rằng các nhận định của Cha về Amoris Laetitia đúng cho cả Châu Phi nói chung vì “về mặt căn bản, vấn đề của chúng tôi tại Châu Phi không phải là ly dị, tái hôn và người Công Giáo lãnh nhận các bí tích. Vấn đề của chúng tôi có liên quan tới đa hôn và các gia đình đa hôn v.v…”
Ngài nhấn mạnh: “chúng tôi đã giải quyết nó từ lâu”. Tiềm năng những người Công Giáo ly dị và tái hôn phần đời được rước lễ là việc không thể có.
Cha Odozor ở Rôma như là người tổ chức chính của hội nghị kéo dài từ ngày 22 tới ngày 25 tháng này, tựa là “Nền Thần Học Kitô Giáo Châu Phi: Hoài Niệm và Sứ Mệnh cho Thế Kỷ 21” do Trung Tâm Cửa Ngõ Hoàn Cầu của Đại Học Notre Dame bảo trợ.
Cha Odozor nói rằng ngài thất vọng, thậm chí buồn nôn, trước cung cách cuộc tranh luận về Amoris Laetitia ở Tây Phương đã tập chú một cách quá bị ám ảnh vào vấn đề rước lễ.
Cha cho hay: “vấn đề với Tây Phương là: họ làm hẹp lại mọi chuyện, tước gọt một bản văn chỉ còn lại một hay hai vấn đề. Đọc lại Amoris Laetitia, tôi rất ngưỡng phục sự phong phú không thể tưởng tượng được của nó. Chúng tôi ở Châu Phi đôi lúc lấy làm lạ trước cung cách Đạo Công Giáo ở Tây Phương chỉ lấy có một vấn đề và chạy đi với nó, không thèm nhìn lại toàn bộ bối cảnh. Điều này thật đáng sợ, và có thể gây cả buồn nôn nữa … cho dù là có cuộc tranh luận về những người Công Giáo ly dị và tái hôn dân sự cũng như về việc rước lễ của họ đi chăng nữa, ta cũng không nên đem cuộc tranh luận ấy ra khỏi ngữ cảnh của nó”.
Nhân dịp này, Cha Odozor cho biết thêm, sức mạnh lớn nhất của Giáo Hội tại Châu Phi là người dân. “Người dân là tài sản lớn nhất, một sắc dân linh động từ Johannesburg tới bất cứ nơi nào khác thuộc Châu Phi. Chính là người dân, chính là đức tin của họ. Bất cứ khi nào tôi cảm thấy xuống đức tin, điều tôi cần làm là kiếm tiền mua vé máy bay trở về bất cứ nước nào tại Châu Phi. Lúc trở lại, tôi thấy mình tươi trẻ hẳn lên, cả về phương diện phụng vụ, mọi sự”.
Về các thách đố, Cha thấy cấp thiết phải có “đợt” phúc âm hóa thứ hai. Cha nói: “Hoa Kỳ có vài trăm cao đẳng và đại học Công Giáo, và Châu Phi cần những định chế như thế. Cuộc phúc âm hóa thứ nhất đã diễn ra rồi, nhưng nay cần đợt thứ hai, một đợt vừa có tính định chế vừa có tính trí thức… Chúng ta phải đem lại cho Kitô Giáo Châu Phi và Đạo Công Giáo Châu Phi một việc đặt cơ sở thấu đáo để suy tư, một nền tảng thần học thấu đáo”. Cha cũng nhắc đến thách đố “Ngũ Tuần” (Pentecostalism) và tính non trẻ của các Giáo Hội Châu Phi.
Vì lòng tự hào dân tộc, Cha Odozor còn tiên đoán rằng nếu Đức Phanxicô đến thăm quê hương Nigeria của ngài, chắc chắn họ sẽ phá kỷ lục đám đông 6 triệu người chào đón ngài tại Phi Luật Tân hồi tháng Giêng năm 2015.
Trong cuộc phỏng vấn của tạp chí Crux, Cha Odozor cho biết ngài cố gắng mời đủ mọi thành phần của Giáo Hội Châu Phi tới Rôma tham dự hội nghị do ngài tổ chức: có đủ các vị giáo phẩm, các thần học gia, các nhà tranh đấu, hàng ngũ giáo dân và sinh viên, những người đại diện cho nhiều tiếng nói khác nhau và nhiều thành phần khác nhau trong cộng đồng, đến với nhau để nói về Giáo Hội đặc thù của họ, để thảo luận về Giáo Hội của họ, để ưu tư về tương lai của Giáo Hội họ, để cử hành các thành tựu của Giáo Hội họ, để nói lên Giáo Hội có thể làm gì tốt hơn khiến Tin Mừng của Chúa Kitô được biết nhiều hơn tại Châu Phi và để làm cho Châu Phi thành một nơi tốt hơn.
Hội nghị lần này nhắm cả cộng đồng Kitô Giáo tại Châu Phi lẫn cộng đồng Châu Phi rộng lớn hơn. Để những ai không có dịp tới Châu Phi được thấy và nghe về Châu Phi.
Theo Cha, điều trên có những nguy cơ của nó: bạn phải sẵn sàng để “giặt quần áo dơ trước công chúng, nơi ai cũng thấy. Đây là một quyết định mạnh dạn, nhưng chúng tôi đâu có thể làm gì khác hơn được? Nếu Châu Phi muốn được coi trọng như một người nhập cuộc, thì nó phải trung thực về chính mình. Chúng tôi không chỉ muốn người ta nghe những điều kỳ diệu chúng tôi đang thực hiện. Mà còn muốn họ nghe những chuyện khủng khiếp chúng tôi đang làm nữa”.
Cha nhấn mạnh thêm: “chúng tôi cũng muốn người khác nhìn vào điều Châu Phi đang làm. Một loạt người mà bạn chưa nhắc đến trong hội nghị là những người không thuộc Châu Phi nhưng quan tâm tới Châu Phi… Giáo Hội Châu Phi không khép kín, nhưng là một Giáo Hội muốn cử hành tính Công Giáo của mình, họ muốn là Giáo Hội theo cách riêng của họ nhưng cũng muốn là “Giáo Hội”, hiệp thông với các Giáo Hội khác trên thế giới.
Đối với Đức Phanxicô, Cha cho rằng người Châu Phi yêu mến ngài. Họ muốn ngài thăm viếng họ nhiều hơn. “Thưa Đức Thánh Cha, nếu Đức Thánh Cha nghe thấy, chúng con yêu mến Đức Thánh Cha và chúng con thích được thấy Đức Thánh Cha quanh quẩn bên chúng con”.
Cha cho rằng điều làm người Châu Phi có ấn tượng sâu xa về Đức Phanxicô “là sự đơn sơ của ngài, sự trung thực của ngài… Các bạn thấy đó, vị này đúng là một mục tử và ngài đi thẳng vào tâm điểm vấn đề như các mục tử quen làm. Ngài không bao giờ đặt sự việc vào một ngôn ngữ thần học long trọng, nhưng vị mục tử nhân lành bao giờ cũng có đặc điểm này: các ngài biết cách nói với người dân. Các bạn có thể không thích điều các ngài làm, nhưng các bạn tôn kính ý hướng của các ngài là đem Chúa Kitô đến cho người ta và làm cho Tin Mừng có hiệu quả đối với họ.
“Các nhà thần học chúng tôi mất nhiều thì giờ tranh luận hết điều này tới điều nọ, điều đó cũng được thôi, vì chúng tôi được trả công để làm việc này, nhưng người ta yêu mến ngài”.
Thực vậy, Cha Odozor, một nhà thần học Nigeria hiện đang giảng dạy tại Đại Học Notre Dame, Hoa Kỳ, cho biết: “Nếu các bạn tới các giáo xứ bình thường thuộc phần lớn Châu Phi, các bạn sẽ thấy những người ở trong hoàn cảnh mà các bạn đang nói tới sẽ không tự ý lên rước lễ vì họ đã chấp nhận đây là luật lệ. Đây không phải là một vấn đề, nhất là vì người ta hiện nay có dịp xem xét cuộc hôn nhân của họ và hỏi xem họ có thực hiện nó một cách thành sự hay không (qua diễn trình tuyên bố vô hiệu). Nếu nó thành sự, thì hết chuyện, đâu làm gì được!"
Cha cho rằng các nhận định của Cha về Amoris Laetitia đúng cho cả Châu Phi nói chung vì “về mặt căn bản, vấn đề của chúng tôi tại Châu Phi không phải là ly dị, tái hôn và người Công Giáo lãnh nhận các bí tích. Vấn đề của chúng tôi có liên quan tới đa hôn và các gia đình đa hôn v.v…”
Ngài nhấn mạnh: “chúng tôi đã giải quyết nó từ lâu”. Tiềm năng những người Công Giáo ly dị và tái hôn phần đời được rước lễ là việc không thể có.
Cha Odozor ở Rôma như là người tổ chức chính của hội nghị kéo dài từ ngày 22 tới ngày 25 tháng này, tựa là “Nền Thần Học Kitô Giáo Châu Phi: Hoài Niệm và Sứ Mệnh cho Thế Kỷ 21” do Trung Tâm Cửa Ngõ Hoàn Cầu của Đại Học Notre Dame bảo trợ.
Cha Odozor nói rằng ngài thất vọng, thậm chí buồn nôn, trước cung cách cuộc tranh luận về Amoris Laetitia ở Tây Phương đã tập chú một cách quá bị ám ảnh vào vấn đề rước lễ.
Cha cho hay: “vấn đề với Tây Phương là: họ làm hẹp lại mọi chuyện, tước gọt một bản văn chỉ còn lại một hay hai vấn đề. Đọc lại Amoris Laetitia, tôi rất ngưỡng phục sự phong phú không thể tưởng tượng được của nó. Chúng tôi ở Châu Phi đôi lúc lấy làm lạ trước cung cách Đạo Công Giáo ở Tây Phương chỉ lấy có một vấn đề và chạy đi với nó, không thèm nhìn lại toàn bộ bối cảnh. Điều này thật đáng sợ, và có thể gây cả buồn nôn nữa … cho dù là có cuộc tranh luận về những người Công Giáo ly dị và tái hôn dân sự cũng như về việc rước lễ của họ đi chăng nữa, ta cũng không nên đem cuộc tranh luận ấy ra khỏi ngữ cảnh của nó”.
Nhân dịp này, Cha Odozor cho biết thêm, sức mạnh lớn nhất của Giáo Hội tại Châu Phi là người dân. “Người dân là tài sản lớn nhất, một sắc dân linh động từ Johannesburg tới bất cứ nơi nào khác thuộc Châu Phi. Chính là người dân, chính là đức tin của họ. Bất cứ khi nào tôi cảm thấy xuống đức tin, điều tôi cần làm là kiếm tiền mua vé máy bay trở về bất cứ nước nào tại Châu Phi. Lúc trở lại, tôi thấy mình tươi trẻ hẳn lên, cả về phương diện phụng vụ, mọi sự”.
Về các thách đố, Cha thấy cấp thiết phải có “đợt” phúc âm hóa thứ hai. Cha nói: “Hoa Kỳ có vài trăm cao đẳng và đại học Công Giáo, và Châu Phi cần những định chế như thế. Cuộc phúc âm hóa thứ nhất đã diễn ra rồi, nhưng nay cần đợt thứ hai, một đợt vừa có tính định chế vừa có tính trí thức… Chúng ta phải đem lại cho Kitô Giáo Châu Phi và Đạo Công Giáo Châu Phi một việc đặt cơ sở thấu đáo để suy tư, một nền tảng thần học thấu đáo”. Cha cũng nhắc đến thách đố “Ngũ Tuần” (Pentecostalism) và tính non trẻ của các Giáo Hội Châu Phi.
Vì lòng tự hào dân tộc, Cha Odozor còn tiên đoán rằng nếu Đức Phanxicô đến thăm quê hương Nigeria của ngài, chắc chắn họ sẽ phá kỷ lục đám đông 6 triệu người chào đón ngài tại Phi Luật Tân hồi tháng Giêng năm 2015.
Trong cuộc phỏng vấn của tạp chí Crux, Cha Odozor cho biết ngài cố gắng mời đủ mọi thành phần của Giáo Hội Châu Phi tới Rôma tham dự hội nghị do ngài tổ chức: có đủ các vị giáo phẩm, các thần học gia, các nhà tranh đấu, hàng ngũ giáo dân và sinh viên, những người đại diện cho nhiều tiếng nói khác nhau và nhiều thành phần khác nhau trong cộng đồng, đến với nhau để nói về Giáo Hội đặc thù của họ, để thảo luận về Giáo Hội của họ, để ưu tư về tương lai của Giáo Hội họ, để cử hành các thành tựu của Giáo Hội họ, để nói lên Giáo Hội có thể làm gì tốt hơn khiến Tin Mừng của Chúa Kitô được biết nhiều hơn tại Châu Phi và để làm cho Châu Phi thành một nơi tốt hơn.
Hội nghị lần này nhắm cả cộng đồng Kitô Giáo tại Châu Phi lẫn cộng đồng Châu Phi rộng lớn hơn. Để những ai không có dịp tới Châu Phi được thấy và nghe về Châu Phi.
Theo Cha, điều trên có những nguy cơ của nó: bạn phải sẵn sàng để “giặt quần áo dơ trước công chúng, nơi ai cũng thấy. Đây là một quyết định mạnh dạn, nhưng chúng tôi đâu có thể làm gì khác hơn được? Nếu Châu Phi muốn được coi trọng như một người nhập cuộc, thì nó phải trung thực về chính mình. Chúng tôi không chỉ muốn người ta nghe những điều kỳ diệu chúng tôi đang thực hiện. Mà còn muốn họ nghe những chuyện khủng khiếp chúng tôi đang làm nữa”.
Cha nhấn mạnh thêm: “chúng tôi cũng muốn người khác nhìn vào điều Châu Phi đang làm. Một loạt người mà bạn chưa nhắc đến trong hội nghị là những người không thuộc Châu Phi nhưng quan tâm tới Châu Phi… Giáo Hội Châu Phi không khép kín, nhưng là một Giáo Hội muốn cử hành tính Công Giáo của mình, họ muốn là Giáo Hội theo cách riêng của họ nhưng cũng muốn là “Giáo Hội”, hiệp thông với các Giáo Hội khác trên thế giới.
Đối với Đức Phanxicô, Cha cho rằng người Châu Phi yêu mến ngài. Họ muốn ngài thăm viếng họ nhiều hơn. “Thưa Đức Thánh Cha, nếu Đức Thánh Cha nghe thấy, chúng con yêu mến Đức Thánh Cha và chúng con thích được thấy Đức Thánh Cha quanh quẩn bên chúng con”.
Cha cho rằng điều làm người Châu Phi có ấn tượng sâu xa về Đức Phanxicô “là sự đơn sơ của ngài, sự trung thực của ngài… Các bạn thấy đó, vị này đúng là một mục tử và ngài đi thẳng vào tâm điểm vấn đề như các mục tử quen làm. Ngài không bao giờ đặt sự việc vào một ngôn ngữ thần học long trọng, nhưng vị mục tử nhân lành bao giờ cũng có đặc điểm này: các ngài biết cách nói với người dân. Các bạn có thể không thích điều các ngài làm, nhưng các bạn tôn kính ý hướng của các ngài là đem Chúa Kitô đến cho người ta và làm cho Tin Mừng có hiệu quả đối với họ.
“Các nhà thần học chúng tôi mất nhiều thì giờ tranh luận hết điều này tới điều nọ, điều đó cũng được thôi, vì chúng tôi được trả công để làm việc này, nhưng người ta yêu mến ngài”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét