Tên "Giuse" trong Kinh Thánh
Thánh Giuse cũng là người đã giấu đi sự trinh khiết của Đức Maria để khỏi bị người ta bàn tán xầm xì. Chính vì thế mà Thánh Ignatiô Antiokia († 107) nói rằng ma quỷ cũng không hề biết đến mầu nhiệm này.
Giuse và tổ phụ Giuse
Trong Kinh Thánh, “Giuse” là tên vị tổ phụ lừng danh, con trai của Giacóp, người bị các anh em bán làm nô lệ và sau trở thánh Tể tướng cho Pharaon ở Ai Cập. Cuối cùng, ông đã cứu các anh em mình khỏi nạn đói lớn. Giuse được đặc sủng: ông có những giấc mơ và giải được giấc mơ. Câu chuyện của ông được thuật lại trong sách Sáng Thế 37-50. Giuse là hình bóng của Đức Kitô. Đức Kitô cũng bị chính anh em mình bán đứng, Ngài cũng tha thứ cho các anh em và cứu họ khỏi nạn đói thiêng liêng bằng cách ban cho họ bánh Thánh Thể, lấy chính thân mình làm của ăn.
Origène đã có lý khi gọi Chúa Giêsu là “Giuse của chúng ta”, vì Đức Kitô là anh em của chúng ta, là nạn nhân và là Đấng Cứu Thế của chúng ta. Giữa tổ phụ Giuse và Thánh Giuse, bạn Đức Trinh Nữ, cũng có những điểm tương đồng. Cả hai đều có những giấc mơ. Cả hai đều khiết tịnh (cf. Xem đoạn bà vợ của Putipha “quyến rủ” Giuse trong sách Sáng Thế 39,7tt ). Cả hai đều là người gìn giữ gia đình mình. Cả hai đều sang Ai Cập …
Giuse người Nazareth và Giuse Arimathia
Ta có thể nhắc đến một Giuse thứ ba: Giuse Arimathia, “vị thánh của Phục Sinh”. Như những Giuse khác, Giuse này vẫn còn tương đối ít người biết đến, tuy nhiên biến cố phục sinh vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại một cách nào đó đã xảy ra trong vườn nhà ông! Theo chứng từ của các Tin Mừng (cf. Mt 27,57), ông đã lấy xác Chúa, đã dâng cúng một hang đá để làm mộ táng Chúa Giêsu như Thánh Giuse đã dâng một hang đá cho Chúa Hài Đồng để làm nơi sinh ra.
Cả hai Giuse của Tin Mừng đều là người công chính (Lc 23,50 = Mt 1,19), một người canh chừng bên nôi Chúa Giêsu, một người bên ngôi mộ. Qua việc chăm sóc táng xác Chúa, ông Giuse Arimathia cũng giống với Giuse tổ phụ lo việc an táng cha mình là Giacóp (cf. St 50).
Từ nguyên của “Giuse”
“Giuse” là quá khứ phân từ (participe passé) của động từ trong tiếng hébreu (Do Thái) có nghĩa là “gia tăng, cho thêm” và «kéo ra khỏi» (cf. St 30,24: và bà đặt tên cho nó là Giuse, bà nói: "Xin Đức Chúa thêm cho tôi một đứa con trai khác”). Giuse đã làm gia tăng, nghĩa là làm cho Chúa Giêsu lớn lên. Ngài có thẩm quyền trên Chúa Giêsu. Như vậy theo từ nguyên, Thánh Giuse có một quyền năng, thẩm quyền làm cho Chúa Giêsu lớn lên. Thẩm quyền (auctoritas) cũng là một từ xuất phát từ một động từ có nghĩa là “gia tăng” (augere). Trong Tin Mừng Luca (2,51-52: Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nazareth và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng. Còn Đức Giêsu ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta), Chúa Giêsu vâng phục Thánh Giuse và đồng thời cũng lớn lên trong sự khôn ngoan, vóc dáng và ân sủng. Thánh Giuse là dụng cụ cho sự lớn lên, cho sự tăng trưởng này. Thánh Giuse cũng là người đã kéo Chúa Giêsu ra khỏi cơn cuồng nộ của Hêrôđê, kéo Ngài ra khỏi những cái nhìn soi mói của người đời để sự nhập thể của Ngôi Lời được hoàn thành cách yên bình nơi xưởng thợ của làng quê Nazareth.
Thánh Giuse cũng là người đã giấu đi sự trinh khiết của Đức Maria để khỏi bị người ta bàn tán xầm xì. Chính vì thế mà Thánh Ignatiô Antiokia († 107) nói rằng ma quỷ cũng không hề biết đến mầu nhiệm này. Còn Bossuet († 1704) nói rằng Thánh Giuse là tấm khăn che. Nhờ sự che chắn của Thánh Giuse mà Ngôi Lời Thiên Chúa đã hãm được bớt ánh sáng đi để thế gian có thể chịu đựng được sự hiện diện rực rỡ của Ngài trong suốt 30 năm ẩn dật.
Trong Kinh Thánh, “Giuse” là tên vị tổ phụ lừng danh, con trai của Giacóp, người bị các anh em bán làm nô lệ và sau trở thánh Tể tướng cho Pharaon ở Ai Cập. Cuối cùng, ông đã cứu các anh em mình khỏi nạn đói lớn. Giuse được đặc sủng: ông có những giấc mơ và giải được giấc mơ. Câu chuyện của ông được thuật lại trong sách Sáng Thế 37-50. Giuse là hình bóng của Đức Kitô. Đức Kitô cũng bị chính anh em mình bán đứng, Ngài cũng tha thứ cho các anh em và cứu họ khỏi nạn đói thiêng liêng bằng cách ban cho họ bánh Thánh Thể, lấy chính thân mình làm của ăn.
Origène đã có lý khi gọi Chúa Giêsu là “Giuse của chúng ta”, vì Đức Kitô là anh em của chúng ta, là nạn nhân và là Đấng Cứu Thế của chúng ta. Giữa tổ phụ Giuse và Thánh Giuse, bạn Đức Trinh Nữ, cũng có những điểm tương đồng. Cả hai đều có những giấc mơ. Cả hai đều khiết tịnh (cf. Xem đoạn bà vợ của Putipha “quyến rủ” Giuse trong sách Sáng Thế 39,7tt ). Cả hai đều là người gìn giữ gia đình mình. Cả hai đều sang Ai Cập …
Giuse người Nazareth và Giuse Arimathia
Ta có thể nhắc đến một Giuse thứ ba: Giuse Arimathia, “vị thánh của Phục Sinh”. Như những Giuse khác, Giuse này vẫn còn tương đối ít người biết đến, tuy nhiên biến cố phục sinh vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại một cách nào đó đã xảy ra trong vườn nhà ông! Theo chứng từ của các Tin Mừng (cf. Mt 27,57), ông đã lấy xác Chúa, đã dâng cúng một hang đá để làm mộ táng Chúa Giêsu như Thánh Giuse đã dâng một hang đá cho Chúa Hài Đồng để làm nơi sinh ra.
Cả hai Giuse của Tin Mừng đều là người công chính (Lc 23,50 = Mt 1,19), một người canh chừng bên nôi Chúa Giêsu, một người bên ngôi mộ. Qua việc chăm sóc táng xác Chúa, ông Giuse Arimathia cũng giống với Giuse tổ phụ lo việc an táng cha mình là Giacóp (cf. St 50).
Từ nguyên của “Giuse”
“Giuse” là quá khứ phân từ (participe passé) của động từ trong tiếng hébreu (Do Thái) có nghĩa là “gia tăng, cho thêm” và «kéo ra khỏi» (cf. St 30,24: và bà đặt tên cho nó là Giuse, bà nói: "Xin Đức Chúa thêm cho tôi một đứa con trai khác”). Giuse đã làm gia tăng, nghĩa là làm cho Chúa Giêsu lớn lên. Ngài có thẩm quyền trên Chúa Giêsu. Như vậy theo từ nguyên, Thánh Giuse có một quyền năng, thẩm quyền làm cho Chúa Giêsu lớn lên. Thẩm quyền (auctoritas) cũng là một từ xuất phát từ một động từ có nghĩa là “gia tăng” (augere). Trong Tin Mừng Luca (2,51-52: Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nazareth và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng. Còn Đức Giêsu ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta), Chúa Giêsu vâng phục Thánh Giuse và đồng thời cũng lớn lên trong sự khôn ngoan, vóc dáng và ân sủng. Thánh Giuse là dụng cụ cho sự lớn lên, cho sự tăng trưởng này. Thánh Giuse cũng là người đã kéo Chúa Giêsu ra khỏi cơn cuồng nộ của Hêrôđê, kéo Ngài ra khỏi những cái nhìn soi mói của người đời để sự nhập thể của Ngôi Lời được hoàn thành cách yên bình nơi xưởng thợ của làng quê Nazareth.
Thánh Giuse cũng là người đã giấu đi sự trinh khiết của Đức Maria để khỏi bị người ta bàn tán xầm xì. Chính vì thế mà Thánh Ignatiô Antiokia († 107) nói rằng ma quỷ cũng không hề biết đến mầu nhiệm này. Còn Bossuet († 1704) nói rằng Thánh Giuse là tấm khăn che. Nhờ sự che chắn của Thánh Giuse mà Ngôi Lời Thiên Chúa đã hãm được bớt ánh sáng đi để thế gian có thể chịu đựng được sự hiện diện rực rỡ của Ngài trong suốt 30 năm ẩn dật.
Guillaume de Menthière
Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính chuyển ngữ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét