Trang

Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

GIÁNG SINH: GIA PHẢ CHÚA GIÊSU

 GIÁNG SINH: GIA PHẢ CHÚA GIÊSU


Hai danh sách các tiền nhân mà các Phúc Âm Thánh Matthêu và Thánh Luca gán cho Chúa Giêsu, nhấn mạnh quan hệ nòi giống thiêng liêng của Người hoá thân dường bao trong bề dày lịch sử nhân loại.
 
 
 GIA PHẢ GIỮ VAI TRÒ GÌ TRONG KINH THÁNH ?
Các danh sách gia phả – tiếng Do Thái cổ là Toledot – là một loại văn chương thông dụng trong Kinh Thánh.  Một cách nào đó thẻ chứng minh ở Đông phương cổ. Quan trọng là vai trò của chúng trong trình thuật mà chúng được chèn vào,hơn là sự chính xác của các danh tính làm nên các danh sách nầy.
Mục sư Élian Cuvillier,giáo sư khoa chú giải Kinh Thánh ở Khoa thần học Tin Lành ở Montpellier,nhấn mạnh : Đặc biệt chúng được dùng để ghi cá nhân vào trong mạng lưới các quan hệ,họ hàng và đặt cá nhân ấy vào trong một thời kỳ được cơ cấu của lịch sử. Gia phả do vậy, chỉ ra rằng bắt đầu một thời kỳ quan trọng. Sau khi trở về từ lưu đày, danh sách được các tác giả Kinh Thánh dùng nhiều hơn để nói rõ tính hợp lệ của một nhân vật sẽ giữ một vai trò chính xác.
Chính vì thế mà người ta thấy ở Matthêu và Luca những điểm dị biệt,chẳng hạn theo Matthêu thì thân phụ của Joseph là Jacob ; trong khi với Luca là Heli… ». Odile Flichy,giảng dạy Tân Ước ở trung Tâm Sèvres, Paris,nhấn mạnh : « Matthêu và Luca mỗi người muốn trả lời câu hỏi : Chúa Giêsu là Ai ? Và Người đại diện cho điều gì khi đến trong lịch sử cứu độ ? Nhưng các Ngài có một kế hoạch thần học khác nhau ».
Gia phả Chúa Giêsu mở đầu Phúc Âm Thánh Matthêu và thực hiện chức năng, theo nghĩa nầy, như một hiệp ước khi đọc « Nó chỉ cho người đọc làm sao hiểu phần tiếp theo : nghĩa là Chúa Giêsu có cội rễ trong lịch sử dân Israel – Người là dòng dõi Abraham – và đồng thời, chính nơi Người sẽ hoàn tất lịch sử nầy ».
Ở Thánh Luca,ngược lại, gia phả được chèn vào sau khi Chúa Kitô chịu phép rửa và trước khi Người chịu cám dỗ,bắt đầu cuộc sống công khai của Người. Lai lịch Chúa Giêsu vừa phi thường,được Thiên Chúa Cha mạc khải khi chịu phép rửa – « Nầy là Con Yêu Dấu của Ta » – lại vừa mỏng giòn, bị Satan đặt vấn đề trong hoang địa – « Nếu Ông là Con Thiên Chúa… ».
ĐÂU LÀ KẾ HOẠCH CỦA THÁNH MATTHÊU ?
Thánh Matthêu xây dựng lịch sử cứu độ bằng những giai đoạn. Gia phả Ngài viết được cơ cấu bằng ba loạt với 14 thế hệ mỗi loạt – Thánh Matthêu bỏ nhiều vua để đi đến con số nầy – đi từ Abraham xuống đến David, rồi từ Salomon,con trai vua David tới ngày lưu đày ở Babylon và sau cùng là tới Chúa Giêsu. Élian Cuvillier phân tích : «Sự đều đặn các chu kỳ sinh ra biểu lộ rằng thời gian viên mãn đạt giới hạn nơi Chúa Kitô »
Hai tên căn bản ở đây : ABRAHAM và DAVID. Người đầu tiên là « người của lời hứa » qua người đó « một sự chúc phúc cho hết thảy mọi dân » phải đến. Người thứ hai là vị vua được Thiên Chúa hứa rằng triều đại Ngài sẽ « được củng cố mãi mãi » (2 Sm 7,16). Chính từ dòng dõi Ngài, trong lịch sử Do Thái, mà Đấng Thiên Sai phải đến. Tên David,mà giá trị con số theo tiếng Do Thái cổ (Hebreu) chính là 14, cơ cấu gia phả theo Matthêu. Chúa Giêsu xuất hiện như vị vua sẽ tồn tại mãi mãi. Với Joseph Ratzinger, gia phả nầy là « một Phúc Âm thật sự của Chúa Kitô Vua : tất cả lịch sử nhìn về Người,mà ngôi báu sẽ tồn tại muôn đời ».
TẠI SAO THÁNH MATTHÊU NÊU TÊN 5 PHỤ NỮ ?
Chỉ duy nhất Thánh Matthêu đã chèn các phụ nữ vào trong gia phả Chúa Giêsu : Thamar,nàng dâu của Juda loạn luân với cha chồng Juda để thụ thai các đứa con ; Rahab,cô gái mại dâm ở Jericho ăn năn trở lại với Thiên Chúa của Israel và cho phép những người Do Thái chiếm thành Jericho ; Ruth,một phụ nữ Moab, goá phụ, cũng trở lại và lấy ông Booz,một người thuộc dòng dõi Juda ; bà vợ của Uria, Bethsabée, kết hôn với David trong một quan hệ ngoại tình và sinh ra Salomon ; và ĐỨC MARIA, Mẹ Chúa Giêsu.
Ba trong số đó là người ngoại quốc : trong khi Thánh Matthêu nhấn mạnh trong gia phả về sự ăn sâu gốc rễ của Chúa Giêsu trong dân Israel, bằng việc nêu tên các phụ nữ ngoại quốc nầy, thì Ngài đưa vào đó thế giới ngoại đạo và mở ơn cứu độ ra cho toàn thể nhân loại.
Các nữ tiền nhân nầy cũng đã sinh hạ con cái một cách không đều đặn, có Chúa can thiệp để thay đổi dòng chảy sự việc. Với Thánh Matthêu, Thiên Chúa có thể dỡ những chướng ngại tưởng chừng không thể nào vượt qua được để sai Đấng Thiên Sai của Người đến… Trong viễn cảnh nầy,Đức Maria chiếm một vị trí đặc biệt : công thức « từ Ngài mà Chúa Giêsu sinh ra » cắt đứt với tất cả những gì đi trước đó. Joseph Ratzinger nêu ra : «Lối phát biểu nầy chỉ ra rằng Giuse không là gì trong việc thụ thai Chúa Giêsu,kể cả nếu Ngài là thân phụ của Chúa Giêsu, theo luật. Đức Maria do vậy đưa vào một khởi đầu mới ». Chúa Giêsu lấy sự hiện hữu của Người từ một nguồn gốc khác. « Gia phả vẫn là quan trọng. Qua Giuse, Chúa Giêsu thuộc về chi tộc David một cách hợp pháp. Tuy nhiên Người đến từ trên cao,chính từ Thiên Chúa ».
THÁNH LUCA MUỐN NHẤN MẠNH ĐIỀU GÌ ?
Nơi nào bình thường các toledot đi từ cha sang con (X sinh ra Y), thì gia phả của Chúa Giêsu theo Thánh Luca mượn ý nghĩa đi lên (Y,con của X). Nhà chú giải Kinh Thánh Daniel Marguerat giải thích : « Nét độc đáo nầy nêu bật quy chế của người con trai hơn là quy chế của người cha ». Thánh Luca nhấn mạnh hơn về quan hệ nòi giống. Quan hệ dòng dõi vốn đến từ Thiên Chúa và cùng lúc hóa thân trong bề dày lịch dử nhân loại. Nó không được cụ thể hoá qua những trung gian của con người.
Thánh Luca, người luôn nhấn mạnh tính phổ quát của ơn cứu độ, đã cho niên đại lên tới « Adam,con Thiên Chúa ». Chúa Giêsu được giới thiệu như một Adam mới,nơi Người tóm tắt định mệnh của toàn thể nhân loại. Hơn nữa, Thánh Irênê giải thích khỏang 70 danh tính trong gia phả nầy như là biểu tượng của tất cả mọi dân tộc trên trái đất. Với việc đi từ Chúa Giêsu lên tới Adam,Thánh Luca cũng hé cho thấy rằng Chúa Giêsu chiếu sáng toàn thể lịch sử nhân loại, rằng Người một cách nào đó là chìa khoá để hiểu được những lịch sử của chúng ta.
CÁC GIA PHẢ NẦY NÓI VỚI CHÚNG TA NGÀY NAY ĐIỀU GÌ ?
Thánh Matthêu cũng như Thánh Luca ở đây suy tư về ý nghĩa « là con ». Và trong ý nghĩa nầy, « quan hệ dòng dõi liên quan đến mỗi người đọc Phúc Âm tiềm năng. Với tư cách người đó cũng là một con của con người. và với tư cách người đó được kêu gọi trở thành,nhờ Chúa Giêsu, con của Thiên Chúa Cha ». Đó là nhận định của Élian Cuvillier.
Mở rộng hơn nữa, các gia phả nầy cho thấy rằng ơn cứu độ đi qua nhờ các sự trung gian của con người,nhưng rằng mọi Kitô hữu cũng được kêu gọi khám phá ra một quan hệ dòng dõi sâu xa hơn. Với Joseph Ratzinger, «ai tin vào Chúa Giêsu,thì vào bằng đức tin,trong nguồn gốc cá nhân và mới mẻ của Chúa Giêsu, nhận được nguồn gốc nầy như nguồn gốc riêng. Nơi chính họ,tất cả các người tin nầy đã tiên vàn được sinh ra trong máu và ý muốn của con người, nhưng đức tin trao tặng cho họ một sự sinh ra mới : họ đi vào trong nguồn gốc của Chúa Giêsu Kitô, Đấng từ nay trở thành chính nguồn gốc của họ. Bởi vì Chúa Kitô, nhờ đức tin nơi Người, họ hiện được sinh ra bởi Thiên Chúa »
CÉLINE HOYEAU (Croire, 22/12/2012).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét