Trang

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

Có nên dạy trẻ con xin lỗi?

Có nên dạy trẻ con xin lỗi?


la-croix.com, Paula Pinto Gomes, 2017-09-19
Trao đổi với bà Nicole Fabre, nhà phân tâm học và văn sĩ nhân ngày hòa bình, thứ năm 21 tháng 9.
Báo Thập giá: Đôi khi cha mẹ bắt các em còn rất nhỏ xin lỗi vì các em xô đẩy bạn khi chơi ở bồn cát ngoài công viên. Một em còn rất nhỏ có hiểu được chuyện này không?
Nicole Fabre: Không, một em 3 tuổi sẽ không hiểu thế nào là “xin lỗi” và cũng vô ích khi bắt em xin lỗi nếu mình chưa giải thích ý nghĩa của chữ này cho em. Chúng ta có thể dạy các em các quy tắc lễ phép như “chào buổi sáng, chào buổi chiều”, “chào từ giã” hay “xin lỗi” khi dẫm lên chân người khác, bởi vì phải tập cho các em có thói quen tốt, nhưng không nên khép các em trong các quy tắc mà các em không hiểu ý nghĩa của nó. Trong trường hợp khi các em làm một cử chỉ hơi mạnh tay trong bồn cát thì chỉ cần nói với bạn “tôi không cố ý làm quá”.
“Xin lỗi” có nghĩa là gì?
Nicole Fabre: Theo ngôn từ học, xin lỗi có nghĩa là mình có các lý do để làm chuyện đó: “Tôi đã làm sai, hoặc tôi đã làm bạn đau, nhưng không phải lỗi của tôi”. Khi nói chữ tha thứ, có nghĩa là mình biết trách nhiệm của mình. Mình làm một bước đến với người khác, “tôi rất tiếc vì đã làm như vậy, tôi muốn mình vẫn là bạn với nhau, tôi muốn mình tiếp tục thương nhau”. Người kia cũng làm một bước. Không phải là nói “được, tôi tha cho bạn”, một câu mà theo tôi tạo một thứ trật và cho mình quyền tha hoặc không tha. Theo tôi thì nên nói như sau: “Thật là tốt khi bạn đến nói với tôi là bạn lấy làm tiếc. Bạn đã làm tôi buồn, nhưng xong rồi, mình đừng nói đến chuyện này nữa”, hoặc “mình cố gắng hiểu nhau”.
Làm sao dạy cho trẻ con nói “tha thứ”?
Nicole Fabre: Chúng ta có thể giải thích, khi mình làm bạn đau, bạn buồn và mình lấy làm tiếc, vì mình muốn vẫn là bạn với nhau, thì mình có thể nói “xin tha lỗi”. Đó là một chữ đơn giản nhưng có một lực rất mạnh, với điều kiện là hiểu ý nghĩa của nó, nếu không nó mất ý nghĩa và trở thành một câu nói xã giao bình thường như “xin lỗi”.
Các cha mẹ cũng phải xin con tha lỗi?
Nicole Fabre: Có, trẻ con cũng là một nhân vị như người lớn, và nếu cha mẹ nghĩ rằng mình đã làm sai hoặc bất công thì cũng có thể nói “xin tha lỗi”. Nhưng tôi không thích dùng thành ngữ “xin tha lỗi” vì đặt người khác trong tình trạng tế nhị nếu họ không muốn tha thứ. Theo tôi, chỉ nên nói đơn giản “tôi không biết cái gì đã làm tôi mất kiểm soát, tôi quá nóng giận” , hoặc “tôi hét quá mạnh, tôi đã sai”.
Tha thứ có nghĩa là quên?
Nicole Fabre: Không, tha thứ không có nghĩa là quên. Chuyện xấu chúng ta đã làm là còn đó, nhưng tha thứ còn muốn nói, chúng ta sẽ đi xa hơn những gì đã xảy ra để tiếp tục thương nhau và tôn trọng nhau. Như thế quan trọng là không nhắc đi nhắc lại và trách người kia mỗi khi có dịp.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét