Trang

Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

Tóm tắt sứ điệp của Đức Phanxicô về Ngày Thế giới Người nghèo

Tóm tắt sứ điệp của Đức Phanxicô về Ngày Thế giới Người nghèo



mission-universelle.catholique.fr, Antoine Sondag, 2017-09-15
Sứ điệp của Đức Phanxicô về Ngày Thế giới Người nghèo dài bốn trang và gồm 9 đoạn. Sau đây là phần tóm tắt sứ điệp này.
Đoạn 1-2. Điểm khởi đầu của sứ điệp mang tính thần học: Chúa yêu chúng ta đầu tiên. Chúng ta tất cả đều được Chúa yêu thương. Vì thế, để đáp trả tiếng gọi đầu tiên này, đến lượt mình, chúng ta phải yêu thương lại. Một tình yêu cụ thể. Đức tin đòi hỏi phải có hành động. Phục vụ những người nghèo nhất là biểu hiệu của người tín hữu kitô. Chính vì vậy mà từ rất lâu, tín hữu kitô được biết qua những công việc này.
Đoạn 3. Vì sự nguội lạnh của một số người nên các ngôn sứ trong Giáo hội phải thường xuyên lên tiếng để nhắc lại các đòi hỏi của Tin Mừng. Chẳng hạn gương của Thánh Phanxicô Axixi. Ngài không những ôm người phong cùi, ngài còn sống với người nghèo. Cuộc đời của ngài biểu hiệu qua hành động, cho thấy sức mạnh của đức ái và một lối sống phù hợp với tín hữu kitô.
Người nghèo không phải đơn thuần chỉ là người nhận. Chúng ta phải chia sẻ với họ, gặp họ một cách đích thực, làm được như vậy sẽ làm cho nhiều chuyện trong xã hội được biến đổi. Và từ đó trở thành một phong cách sống.
Đoạn 4. Tinh thần khó nghèo theo Phúc Âm. Đi theo Chúa Giêsu nghèo. Nghèo khó là một thái độ của tâm hồn, thái độ này ngăn không cho chúng ta nghĩ đến tiền bạc, đến sự nghiệp, đến sang trọng mà xem đó là mục đích của đời sống… Lắng nghe tiếng kêu của người nghèo buộc chúng ta phải đưa họ ra khỏi tình trạng sống bên lề của họ.
Đoạn 5. Phải định rõ căn tính của khó nghèo. Biết để chiến đấu chống nạn nghèo khổ. Như thế sẽ có một cái nhìn mới về đời sống và về xã hội. Đó là ý nghĩa để đặt chọn lựa của người nghèo lên hàng đầu.
Đoạn 6. Ngày Thế giới Người nghèo là thành quả của Năm Thánh Lòng thương xót, đó là dấu hiệu và phương cách để diễn tả các thực tế trọng tâm của đức tin kitô, đó là thái độ lắng nghe, đón nhận, hội nhập… nó nói lên lên quan tâm hàng đầu của Chúa Giêsu cho người nghèo. Nó là dấu hiệu cho sự từ bỏ loại văn hóa phí phạm xả rác của chúng ta. Và đó là dấu hiệu cho văn hóa gặp gỡ của chúng ta.
Đoạn 7. Có nhiều phương cách thực tế để tổ chức Ngày Thế giới Người nghèo ở giáo xứ.
Đoạn 8-9. Cầu nguyện là một trong các cách để cử hành Ngày này. Để Ngày Thế giới Người nghèo trở nên một đóng góp cụ thể vào việc phúc âm hóa trong thế giới hiện đại. Người nghèo không phải là vấn đề, nhưng là nguồn để chúng ta sống tinh thần Tin Mừng.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét