Người hành hương ở Nga
Ngày 27 tháng 7 vừa qua, trong các cột báo này tôi có nói về chuyến đi Nga gần đây với nhóm Thân hữu báo Sự sống và chúng tôi đã bị đánh động mạnh về sự quay trở về kitô giáo một cách ngoạn mục sau ba phần tư thế kỷ sống dưới chế độ vô thần và thù nghịch với chính thống giáo. Tôi nhận rất nhiều tin nhắn và những tin nhắn này giúp chúng tôi gặp và đối thoại với một người anh em công giáo ngoại thường. Serge Grandais tự nhận mình là “người hành hương của Chúa”. Sinh năm 1942, ông để 40 năm đời mình để đi bộ dọc ngang trên thế giới. Mới đầu là để chống với bệnh suyển khi còn nhỏ. Nhưng rồi tất cả đều thay đổi. Khi tuổi vị thành niên, ông đọc quyển Câu chuyện người lữ hành Nga của một tác giả vô danh xuất bản vào thế kỷ 19, một trong những tuyệt tác thiêng liêng của truyền thống chính thống giáo.
Nước Nga về lại với kitô giáo
Quyển sách này đã làm xáo trộn chàng thanh niên trẻ. Nó cho thấy các đức hạnh thuần túy thiêng liêng của việc đi bộ – các đức hạnh mà văn hào Charles Péguy rất mến chuộng. Các cuộc đi tản bộ của Serge, bây giờ là sư huynh Serge, nhanh chóng trở thành những cuộc hành hương đích thực. Bây giờ ông nói: “Người hành hương là người đi tìm ý nghĩa, cho chính họ và cho người khác”. Các chuyến đi của Serge thì rất nhiều, tôi chỉ kể vài chuyến. Compostelle năm 1979, khi đó chưa là mốt như bây giờ; chuyến đi bộ đến Ukraina năm 1994; năm 2009 là chuyến đi theo vết của Nantais Urbain Guillet, người tái xây dựng lại Dòng Xitô Bellefontaine; đi 2 500 cây số từ Tours đến Szombathely, nước Hung, trên con đường của Thánh Martin (sinh vào thế kỷ thứ 4).
Gần đây nhất sư huynh Serge đi một mình đến Nga và các nước vùng vịnh Balta. Hai chuyến đi bộ dài, một lần vào năm 2007, một lần vào năm 2011 của người ngoài 70, một chuyến dài 1000 cây số, chuyến kia dài 700 cây số. Và một quyển sách ra đời: Người hành hương ở Nga (nxb. Saint-Léger), được phát hành vào mùa thu năm 2016.
Không những quyển sách kéo tôi ra khỏi nếp sống đơn điệu, lần lần nó khuyến khích tôi đi một chút theo truyền thống phong phú của chính thống giáo này.
Bây giờ ông nói, Người hành hương là người đi tìm ý nghĩa, cho chính họ và cho người khác. Serge Grandais
Và thế là mùa hè của tôi tuyền đọc sách. Quyển Người lữ hành Nga, quyển Ba câu chuyện người lữ hành Nga chưa được kể, một tác phẩm đồ sộ khác của tu viện trưởng Hy Lạp Sophrony, Thánh Silouane Athonite (1866-1938). Đời sống, tín điều, bài viết (nxb. Cerf). Silouane là một trong các nhà hiền triết lớn của núi Athos. Chúng ta nợ ông một lời nài xin cho hậu úy: “Giữ tâm hồn bạn trong địa ngục và đừng tuyệt vọng.”
Giữa các sách này, tôi đọc đi đọc lại các trang của sư huynh Serge. Cách cùng lúc vừa khiêm tốn, vừa chính xác, theo đó sư huynh viết chi tiết từng bước chân đơn độc trên các con đường xa xuôi, trong các khu rừng mênh mông ở Nga, ở vùng Balta làm tôi phải ngưỡng mộ. Với những người lạ trong buổi gặp gỡ – và khi ngôn ngữ cho phép – ông chia sẻ các suy tư về hành hương. Chẳng hạn, ngày 19 tháng 7 ở Petchory, nước Nga, sư huynh giải thích: “Mọi người hành hương đều noi gương Chúa Kitô, người đã đi cả vùng Palestina. Sư huynh kéo dài địa lý cá nhân của mình theo con đường của “Thầy” và các tông đồ của Thầy. Phúc Âm thường được loan báo trên đường đi nhiều hơn là trong các nguyện đường”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét