Trang

Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

“Người nghèo ở Á châu dạy cho chúng tôi rất nhiều”

“Người nghèo ở Á châu dạy cho chúng tôi rất nhiều”


Gặp người Karens, một sắc dân thiểu số người Miến Điện tị nạn trong một làng nhỏ trên núi.
aleteia.org, Antoine Besson, 2017-06-25
Tôi trở về từ Bắc Thái Lan, nơi những người Karens di trú ở đây hàng chục năm nay, họ là một sắc dân thiểu số người Miến Điện đã vượt biên giới qua Thái Lan để trốn chiến tranh.
Tôi được linh mục Alain Bourdery thuộc Hiệp hội Truyền giáo nước ngoài Paris tháp tùng. Cha đúng là rường cột của cộng đoàn này, tôi khám phá Maewe, một vùng miền núi xa xuôi hẻo lánh gần như không thể tới được, một ngôi làng nhỏ như ngừng với thời gian.
Ở trung tâm ngôi làng, một trường học sống theo nhịp chuông rung bằng tay. Điện chưa bao giờ đến được các dốc dựng đứng chung quanh vùng này. Trường học này là niềm vui của dân làng. Cô But Sabong giải thích cho tôi: “Tôi may mắn được sinh ra ở Maewe, một ngôi làng mất hút giữa rừng nhưng lại có một trường học. Chung quanh chúng tôi là những ngôi làng trên núi, ở đó trẻ em không được đi học vì không có trường. Còn ở đây, nhờ tổ chức Trẻ em Cửu Long, chúng tôi được học tiếng Thái từ nhỏ, nên su này chúng tôi có thể tiếp tục học ở các trường khác ở ngoài làng”.Cô But lên được đại học. Bây giờ cô là cô giáo viên của trường làng ở đây, cô không chạy theo cám dỗ của ánh đèn màu thành phố, cô về làng dạy để giúp các em ở đây có dịp may như cô và cô muốn phục vụ các em hơn: “Kiến thức giúp chúng tôi chọn được lối sống và làm chúng tôi lớn lên”.
Maewe là một làng có những chuyện không thể rút bớt được.
Những chuyện không rút bớt được như, niềm vui, mọi người sống không có rào cản cũng không có biên giới.
Những chuyện không rút bớt được như, tình thương, trong từng gia đình, nơi mỗi người có vai trò của mình, nơi các thế hệ sống chung với nhau.
Những chuyện không rút bớt được như, tự do, vì người dân biết các thách thức cho tương lai sẽ rất lớn, với người dân ở đây, họ thà thích ứng với môi trường sống rừng núi của mình, hơn là biến ngôi làng thành ngôi làng thế giới hóa và số hóa.
Những chuyện không rút bớt được như, phương tiện nghèo nàn, người dân không lo những gì quá hơn là cái  cần thiết, họ biết nhắm cho con cái họ theo các giải pháp đơn giản vừa tầm tay: trường học và hội nhập vào xã hội ngay qua ngôn ngữ chung.
Những chuyện không rút bớt được như, trung thành với đức tin, họ trung thành với đức tin của mình và với các nhà truyền giáo như tôi.
Thêm một lần nữa, tôi về từ miền đất làm cho tôi luôn ngạc nhiên, luôn ý thức hơn, nếu chúng tôi mang đến rất nhiều cho Á châu thì người nghèo Á châu cũng mang đến cho chúng tôi rất nhiều điều để học!
Marta An Nguyễn dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét