Trang

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

Để Giáo hoàng Phanxicô Thành công trong việc Thay đổi Văn hóa của Giáo hội Công giáo

Để Giáo hoàng Phanxicô Thành công trong việc Thay đổi Văn hóa của Giáo hội Công giáo

Religion News Service- David Gibson – 03/10/2015
Một trong những lý do mà các hồng y tại Nhà nguyện Sistine chọn Jorge Mario Bergoglio làm Giáo hoàng Phanxicô cách đây 2 năm, ngày thứ sáu 13-3, chính là bài diễn văn ngắn gọn nhưng mạnh mẽ của hồng y Argentina này không lâu trước mật nghị hồng y, trong đó ngài lên án ‘thói ái kỷ thần học’ của Giáo hội Công giáo La Mã.
Đức Phanxicô tuyên bố rằng, Giáo hội bị ‘bệnh’ bởi quá bám chặt vào bản thân, và do đó cần phải đi ra ‘vùng ven’ mạo hiểm tất cả để đồng hành với những người bị xa lánh và loại trừ.
Trong 2 năm qua, những nỗ lực của Đức Phanxicô để làm được việc này đã lôi cuốn mọi người, và thêm hứng khởi cho một lăng kính Công giáo với những nhãn qan đức tin tươi mới thoát khỏi những năm tháng tai tiếng và đình trệ.
Nhưng còn có một lý do lớn nữa, mà các hồng y bầu cho Bergoglio: Họ nghĩ tổng giám mục Dòng Tên của Buenos Aires, là một người có đẳng cấp điều hành để cầm cương một hệ thống quan liêu không hiệu quả là Giáo triều Roma, vốn thường là gốc rễ cuộc khủng hoảng Công giáo.
Nhưng, ngày nay, những cải tổ mà Đức Phanxicô đã mở ra với nhiệt tâm mãnh liêt cận phúc âm hóa đang cho thấy những dấu chỉ suy thoái năm thứ hai, sa lầy vào những tham vấn chậm trễ và mang tính đấu đá hơn.
Tình hình này đã đến mức một vài người trong cuộc ở Vatican và các chuyên gia về giáo hội cho rằng Đức Phanxicô đang đối mặt với một nghịch lý đáng buồn: một giáo hoàng được tung hô vì cách mạng cách tiếp cận của giáo hội với thế giới, nhưng lại đang dùng thời gian quý báu và vốn chính trị của mình đê tái tổ chức các viên chức Vatican và cố gắng đưa Giáo triều vào guồng.
Lo lắng này càng rõ ràng trong các trao đổi riêng và cả những nhận định công khai trong thời gian Đức Phanxicô triệu tập hơn 160 hồng y từ khắp thế giới trong vài ngày để cân nhắc về việc đưa ra một chiều hướng mới cho giáo hội. Đây là lần thứ hai giáo hoàng triệu tập Hội đồng Hồng y để hoạt động như ban cố vấn của ngài và thúc đẩy một phong cách điều hành mang tính đồng đẳng hơn.
Lần hội trước, đã tập trung vào việc mở ra cách mạng mục vụ, với thảo luận về nhiều vấn đề như li dị, tái hôn, việc rước lễ, và một giáo hội cởi mở chào đón hơn. Những tranh luận này đã đấy lên suốt mùa hè qua, và đỉnh điểm là Hội đồng về Gia đình hồi tháng 10.
Nhưng, trong lần triệu tập năm nay, bao gồm việc Đức Phanxicô tấn phong 20 tân hồng y, lại tập trung vào việc cải tổ Giáo triều và tài chính Vatican. Điều này khiến nhiều người không chỉ thấy chán chường mà còn lo lắng rằng cấp cao nhất của giáo hội đang dành quá nhiều thời gian cho các vấn đề điều hành trong khi cần phải theo đuổi các thay đổi mục vụ và vươn ra.
Không lâu sau khi các hồng y về nhà, các bài báo bắt đầu cho ra những vụ đâm bị thóc chọc bị gạo trong Giáo triều, khiến nhiều người lập luận rằng ‘phía sau một triều giáo hoàng được mô tả là ‘cách mạng’ hay ‘thanh tẩy’, vẫn tiếp tục tồn tại cuộc chiến băng nhóm như trước đây.’
Và truyền thông bảo thủ khuynh hữu của Công giáo ngày càng chống đối Đức Phanxicô, đã cho đăng rằng các phụ tá của giáo hoàng đã mở hộp thư của các giám mục trong hội đồng tháng 10 năm ngoái để lấy đi một quyển sách có quan điểm trái ngược với những người cải cách. Vatican bác chuyện này, nhưng cái bóng của nó vẫn còn đó.
Cùng lúc đó, truyền thông Ý đã đăng những chuyện về hồng y George Pell cứng rắn mà Đức Phanxicô đã chọn để tẩy sạch mặt trái tài chính của Vatican. Các chuyện này nói rằng Pell đã tiêu xài phung phí và thậm chí ám muội, ông đang có những khoản chi đáng nghi, bao gồm một hóa đơn trang phục giáo sỹ lên đến 3000 mỹ kim.
Những bài báo này, cũng là quá thổi phồng, và Vatican xem chúng là không có tư cách và tầm thường.
Việc Vatican phải bác những chuyện này trong tình cảnh như thế, cho những người chỉ trích Đức Phanxicô, như Sandro Magister chẳng hạn, một cơ hội để lập luận rằng chẳng có gì thay đổi từ ‘hỗn loạn của những lời buộc tội lỗ mãng, những cáo buộc độc hại, và những quyền lợi bất di bất dịch đã phá hoại triều giáo hoàng trước.’
Nhưng dù, một vài vết gợn chậm bước thay đổi cho thấy thúc đẩy cải cách của Đức Phanxicô đang sa lầy, thì bức tranh toàn cảnh vẫn là một sự ủng hộ rộng lớn dành cho những thay đổi mà ngài đang làm, ngay cả trong Giáo triều.
Một số người thời cũ vốn quen với những vênh vang và đặc quyền của giáo triều đã bới móc rằng Đức Phanxicô đang phá hoại bằng việc ngày càng ít nghi lễ và càng nhiều lời cứng rắn. Và còn có độ ì của bộ máy, đặc biệt bởi sự thay đổi đang phát xuất từ một giáo hoàng đầu tiên từ Nam Bán cầu, người trước đó không phải lúc nào cũng quan hệ tốt với Roma. Một viên chức Vatican cho rằng, ngài đã đưa về rất nhiều người ‘chưa từng kinh qua Giáo triều hoặc những người gần như bài Giáo triều.’
Một người khác, không phải người Ý, đã xin ẩn danh cho rằng: ‘Những người ở đây, hầu hết là người Ý cho rằng, ‘Chúng tôi đã làm theo cách này, nó vận hành tốt.’ Nhưng chúng tôi lại nói rằng, bây giờ nó không vận hành tốt. Vậy nên chúng ta phải thay đổi.’
Giáo hoàng Phanxicô trong một buổi tiếp kiến tại Sảnh Phaolo VI
Giáo hoàng Phanxicô trong một buổi tiếp kiến tại Sảnh Phaolo VI
Liệu Đức Phanxicô có thể thay đổi văn hóa, và hệ thống hay không? Đây là 3 cách để ngài có thể thành công:
Thứ nhất: Một nhân lực tốt hơn và khác biệt
Ở Roma có câu rằng, những người được gởi đến làm việc ở Giáo triều sẽ sớm ‘La Mã hơn cả người La Mã.’ Vậy nên, đây không phải là vấn đề thay thế những người Ý, Giáo triều đã là một cơ quan mang tính quốc tế đậm nét với các viên chức đến từ khắp nơi trên thế giới.
Thật vậy, sau khi Đức Phanxicô có bài nói chuyện đầy tính trách mắng hồi Giáng Sinh với các giám chức điều hành các cơ quan Giáo triều, ngài đã có một cuộc họp riêng với các nhân viên giáo dân, hầu hết là người Ý, và đã tuyên dương công việc của họ.
Nhưng Thành quốc Vatican rộng 109 mẫu, vẫn là một ngôi làng Cựu Thế giới, với tất cả những tính xấu tốt của một ngôi làng nhỏ. Đức Phanxicô muốn xoay vòng nhân sự thường xuyên hơn nữa để các viên chức giáo triều trở về lại với công việc mục vụ và những người mới đến đem theo mình một tâm thức tươi mới về cách nhìn nhận thế giới.
Ngài cũng muốn bảo đảm rằng công việc ở Vatican không phải là một phần thưởng cho cuộc leo trèo lên những nấc thang giáo sỹ, hay là một nơi để nhồi nhét những giáo sỹ quá kém đến độ chẳng biết cắt đặt vào đâu.
Thứ hai: Giáo triều là để phục vụ, chứ không phải để được phục vụ
Không phải do muốn thay đổi tình trạng tai tiếng, nhưng một lý do chính mà các hồng y ngoài Roma muốn bầu Đức Phanxicô chính là để tái cân bằng việc các viên chức ở Vatican thường được xem là cao cấp hơn và là người truyền lệnh cho các giám chức ở giáo phận phải làm gì.
Đức Phanxicô ngay lập tức ra thay đổi bằng cách lập một hội đồng 9 hồng y, hầu hết nằm ngoài giáo triều, hội nghị ở Vatican hai tháng một lần để cố vấn cho ngài. Ngoài ra giáo hoàng còn hội nghị thường kỳ với toàn thể Hội đồng Hồng y, và bổ nhiệm các hồng y từ những nơi xa xôi tách biệt với những trung tâm quyền lực truyền thống.
Ngài cũng tái tăng cường hệ thống hội đồng, triệu tập hội nghị thường kỳ các giám mục từ khắp thế giới để thảo luận các vấn đề và soạn thảo nghị trình, trong khi các giáo hoàng trước đó không ủng hộ thảo luận và để cho Giám mục đưa ra các mệnh lệnh.
Hồng y Donald Wuerl từ Washington cho rằng, ‘Một điều mà Đức Phanxicô đã cố gắng làm rõ là việc lắng nghe tiếng nói của các giám mục khắp thế giới, khác với việc lắng nghe từ Giáo triều. Ngay khi bạn bắt đầu đưa vào những người và những tiếng nói thực sự có tác động đến tính toàn thể của Giáo hội, bạn có một động năng khác hẳn.
Ngài để Giáo triều giúp thi hành các quyết định chính sách. Nhưng ngài cần các giám mục giúp xác định các vấn đề thời nay và cho biết chúng ta nên làm việc này hay việc kia.’
Và mới đây, sử gia giáo hội, Massimo Faggioli cũng cho biết, việc lập Hội đồng các hồng y ‘về căn bản nghĩa là nói với Giáo triều Roma, ‘Bạn bị loại.’
Thứ ba: Kiểm tra và Cân đối
Tuy nhiên, cải tổ thực sự, và chìa khóa thành công, nằm ở việc thiết lập một dạng quản trị hoàn toàn mới cho Tòa Thánh, một ‘hệ thống kiểm tra và cân đối’ trong vận hành của Vatican, thể hiện được tiêu chuấn quốc tế cao nhất đối với tính minh bạch và có trách nhiệm.
Đây là một đảo chiều căn bản cho một thành quốc đã hoạt động phần nhiều như một vương quốc có quyền thiêng liêng lâu dài nhất thế giới. Mục tiêu là một hệ thống vận hành hợp lý và ngay thẳng hơn, dựa trên những thực hành và tiền lệ tốt nhất, chứ không phải trên những nguyên tắc mơ hồ hay những đặc quyền xưa cũ.
Một giám chức thân cận với Đức Phanxicô đã nói rằng, ‘Điều chúng ta đang thấy là một nỗ lực thực hiện quan điểm này. Người dân có khuynh hướng xem đây là thực thi quyền hành, nhưng đây là một tranh luận triết học và tri thức, thậm chi là thần học.’
Hệ thống tài chính Vatican, và đặc biệt là ngân hàng Vatican đầy tai tiếng, được xem là hình mẫu cho dự án cải tổ chung. Có thể nói, tái cơ cấu tài chính là một nhiệm vụ dễ nhất và cấp thiết nhất. Đây cũng là lý do vì sao hồng y Pell quá thu hút sự chú ý.
Nhưng mục tiêu chung của tính trách nhiệm được hậu thuẫn bởi các giám chức giáo hội cả trong và ngoài Roma, và các quy chế mới cải tổ tài chính Vatican đã làm chính xác những gì mà những người cải tổ mong muốn: họ đã cho Pell và những người kế nhiệm sau ông thẩm quyền chưa từng có để giám sát chuyện tiền bạc và bảo đảm sự minh bạch, nhưng họ cũng loại bỏ một vài quyền hành của Pell cũng như lập nên các lớp lang khác để giám thị chính hồng y Pell.
Tuy nhiên, một điều đáng chú ý và quan trọng nữa là buổi họp đầy đủ đầu tiên của ủy ban chống xâm hại tình dục do giáo hoàng lập, một nhóm các giám chức kỳ cựu kết hợp với các chuyên gia giáo dân và những nạn nhân từng bị xâm hại. Bận tâm chính của họ là: kỷ luật các giám mục đã không trừng phạt các giáo sỹ mắc tội xâm hại, và đồng thời là bảo vệ các trẻ em.
Giữ cho hàng giáo phẩm hoạt động có trách nhiệm theo một đường lối mang tính hệ thống, thực sự là một chuyện mới lạ, và một vài viên chức Vatican cho rằng khủng hoảng xâm hại tình dục là hình mẫu đích thực cho cải cách, và có lẽ là bài toán thử cho thành công trong chiến dịch của Đức Phanxicô.
10034585
Tất nhiên, không điều nào ở trên nghĩa là giáo hoàng có thời gian thong thả để thực hiện cải tổ giáo triều.
Một vài giám chức kỳ cựu chỉ ra rằng, cách đây 30 năm, thánh Gioan Phaolô II đã mở ra cải tổ của ngài, và phải mất 10 năm để thực hiện, và cuối cùng cũng không thay đổi được gì nhiều. Ngày nay, kỳ vọng cải tổ còn cao hơn nữa, và khung thời gian lại hẹp hơn, cũng như hệ thống quan chức của Vatican đang lỗi thời hơn bao giờ hết.
Giáo triều đã chống lại mọi nỗ lực trước đây muốn cải tổ mình, và đã thêm tự tin vào khả năng tồn tại ngay cả trong những triều giáo hoàng lâu dài nhất. Ở tuổi 78, Đức Phanxicô không có vẻ là một giáo hoàng lâu dài.
Nhưng biến đổi động năng quyền lực Vatican là một điểm then chốt đối với mục tiêu lớn hơn của Đức Phanxicô, là tái định hướng Công giáo để đối diện với các thách thức mới của thiên niên kỷ thứ ba.
J.B. Thái Hòa chuyển dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét