Đức Phanxicô thố lộ trong một quyển sách chưa từng có
Giữa tháng 2-2016 và tháng 2-2017, Đức Phanxicô đã có buổi phỏng vấn với nhà xã hội học Pháp Dominique Wolton tại Nhà Thánh Mácta, Vatican. Các buổi gặp gỡ này được ghi lại trong quyển sách “Chính trị và Xã hội”. Ngoài các vấn đề được nêu ra, tác phẩm còn giúp độc giả có dịp nắm được tầm nhìn sâu sắc của ngài về thế giới, về con người.
Mười hai buổi gặp gỡ diện đối diện trong khung cảnh thân tình của Nhà Thánh Mácta ở Vatican. Dĩ nhiên đây là một “cú” ngoạn mục trong ngành xuất bản mà nhà xã hội học Dominique Wolton đã thành công, khi ông có được một đặc ân như thế, ba mươi năm sau khi ông ghi lại các lời thố lộ của Đức Hồng y Jean-Marie Lustiger trong quyển sách Chọn lựa của Chúa (Le choix de Dieu), đây là một bước ngoặt. Từ quan điểm này, quyển sách có tựa đề đơn giản Chính trị và Xã hội là một sự kiện.
Dominique Wolton biết điều này và độc giả có thể thấy được cảm xúc của người phỏng vấn: mỗi chương trong tám chương ghi lại các đối thoại của mình với Đức Giáo hoàng, ông đều kể lúc mình làm, ngày hôm đó ở Rôma hoặc cảm giác chóng mặt khi nghĩ mình phải ở tầm cao với người đối thoại lừng lẫy của mình. Ngoài ra độc giả còn ngạc nhiên về độ dài của một vài tham luận của Dominique Wolton, đôi khi còn cung cấp nhiều hơn của Đức Giáo hoàng… Tính độc đáo của dự án đã xóa đi nét nghiêng lệch nhẹ này. Thật ra, ở đây, Đức Giáo hoàng không trả lời như một cuộc phỏng vấn theo đúng nghĩa của ngành báo – như ngài đã trả lời với báo Thập Giá tháng 5 – 2016 -, ở đây ngài chấp nhận nguyên tắc nói chuyện tự do. Và sự tự do này đã làm cho tác phẩm trở nên hấp dẫn. Giá trị của sự trao đổi không ở trong chiều kích văn chương – văn nói của cuộc thảo luận được cẩn thận giữ lại – cũng không ở trong sự sắp xếp lập luận cho chu toàn – lời nói đôi khi có vẻ rời rạc.
Đức Phanxicô nói thật và lấy làm vui vẻ trong đó
Các trao đổi, thường kèm theo các câu trích của các tham luận chính đã giúp cho độc giả có một cái nhìn sâu đậm về nhân cách, về các nền tảng tầm nhìn của ngài về thế giới, về con người. Quyển sách đề cập đến các chủ đề lớn liên quan đến tình hình thế giới – trào lưu chính thống, người di dân, môi sinh, hòa bình và chiến tranh, Âu châu, các bất bình đẳng -, về đời sống Giáo hội – các người ly dị tái hôn, ý thức hệ theo chủ nghĩa bảo tồn truyền thống, nạn ấu dâm -, cũng như các khía cạnh riêng tư nhất của đời mình – tuổi thơ, tương quan với các phụ nữ, tương quan với đất nước Argentina -, Đức Phanxicô nói thật và lấy làm vui vẻ ở đây. Chắc chắn sẽ có người mong chờ các “hé lộ” ở hậu trường triều giáo hoàng hay của Giáo triều, nhưng không có trong tác phẩm.
Các cuộc nói chuyện đặc biệt với các tràng cười ha hả, các nét hóm hỉnh của một đầu óc hài hước làm bằng chứng thêm: Jorge Mario Bergoglio không tìm cách làm cho mình thành một nhân vật, ngài còn công nhận xu hướng Argentina trau dồi “ego” của mình! Là giáo hoàng bây giờ cũng như khi còn trẻ là bề trên tỉnh dòng Dòng Tên ở Argentina, ngài nắm lấy thời điểm đưa đến, đảm trách chức vụ mình được giao phó. Ngài thừa nhận một số sai lầm, nhất là trong các cuộc họp báo sau các chuyến đi của mình, cũng với một tự do tương tự, ngài kể lúc mình 42 tuổi, ngài đã đi tham vấn với một nữ phân tâm gia người do thái ở Buenos Aires, một tuần một lần trong vòng sáu tháng.
“Tôi cảm thấy tự do”
Là kẻ thù không đội trời chung với sự cứng ngắc đầu óc cũng như sự tổng hợp nhạt nhẽo, ngài đảm nhận các xác tín của mình và gởi các sứ điệp của mình đi, tiền bạc là điều tệ nhất làm gặm nhắm xã hội; phải xây cầu chứ không xây tường. Ngài nói với Âu châu khép kín với chính minh, “Âu châu có thể mất ý nghĩa về văn hóa, về truyền thống của họ”; với người công giáo, “đừng xem đạo đức như một loạt các giáo luật, các điều cấm đoán”; với các linh mục “phải có tinh thần luôn sẵn sàng”.
Vì thực chất, Đức Giáo hoàng không tìm cách làm vừa lòng hay làm mất lòng ai. Các lời chỉ trích có thể làm chấn động người đã nói rõ ràng: “Không có gì làm tôi hãi sợ” chăng? Các lời chỉ trích này có làm suy yếu bản chất sâu xa của người không muốn gì hết ngoài mong muốn được gặp gỡ người khác không? Ngài nói: “Tôi tự do. Tôi cảm thấy mình tự do. Điều này không có nghĩa là tôi làm những gì tôi muốn, không. Nhưng tôi không cảm thấy mình bị giam tù, mình ở trong lồng. Ở trong lồng Vatican này, đúng, nhưng không bị giam về mặt thiêng liêng. (…) Mà đúng, sự việc đến như vậy, mình làm những gì mình có thể làm, mình xem tự nhiên, việc gì đến thì đến, mình tránh làm những việc, có người đi, có người không đi… Có thể đó là bề ngoài, tôi không biết. Tôi không biết làm thế nào để gọi. Tôi cảm thấy mình như con cá trong nước”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét