Trang

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2011

NHẬT KÝ ĐẠI HỘI GIÁO LÝ TOÀN QUỐC CHIỀU NGÀY 9.8.2011

NHẬT KÝ ĐẠI HỘI GIÁO LÝ TOÀN QUỐC CHIỀU NGÀY 9.8.2011




Buổi chiều ngày 9 tháng 8 năm 2011: vào lúc 14giờ30 với phần thuyết trình đề tài IIa:

“GIÁO DỤC BẰNG GIÁO LÝ VÀ GIÁO LÝ BẰNG GIÁO DỤC”

Do Lm Giuse Nguyễn Văn Am Dòng Donbosco Trưởng ban thần học trình bày.

-Giúp tham dự viên hiểu ý nghĩa và mối tương quan mật thiết giữa giáo dục và giáo dục đức tin.

-Thiên Chúa không ban cho nhân loại Con Ngài như một trang hoàng hay như một khách du lịch thăm trái đất. Trái lại, Thiên Chúa định cho Đức Giêsu là Khuôn mẫu và Trưởng tử của chúng ta. Người Con ấy lại hòa hợp nơi chính mình thần tính và nhân tính. Nếu vậy, không thống nhất đời sống, chúng ta có nguy cơ trình bày một hình ảnh méo mó về Thiên Chúa, khiến con người ngày nay chống báng và tẩy chay.

-Chính vì thế, chiều hướng huấn giáo của chúng ta phải hòa hợp được chiều kích nhân bản, Chúa Kitô, Giáo hội và vương quốc. Huấn giáo không còn chỉ trình bày tín lý, cách giáo điều, nhưng phải mang tính cách mục vụ cũng như giáo dục hướng tới Con Người Hoàn Hảo.

Lời kêu xin "Maranatha" của sách Khải huyền, của toàn Giáo hội xưa và nay, của Giáo hội Việt Nam có lẽ phải chuyển thành lời cầu xin Chúa Giêsu đến và làm chủ tâm hồn giới trẻ chúng ta. Ngài là nhà giáo dục và loan báo Tin Mừng duy nhất mà giới trẻ Việt Nam khao khát tận sâu thẳm.

Tiếp đến vào lúc 15giờ 30 là phần thuyết trình đề tài IIb:


GIÁO LÝ LÀ GIÁO DỤC ĐỨC TIN

Do Thuyết trình viên: Sr. Maria Nguyễn Thị Bạch Tuyết

- Khai triển nét độc đáo của sư phạm đức tin; đó là giúp người học giáo lý mở lòng ra và đón nhận Mạc khải của Thiên Chúa (Thiên Chúa tỏ mình trong Chúa Giêsu, nhờ Chúa Thánh Thần, qua Giáo Hội) để hoán cải và thông dự và sự sống hạnh phúc của Ngài.

- Nội dung gồm 4 điểm được trình bày:
1. Nét độc đáo của sư phạm đức tin: Gặp gỡ Chúa2. Nhửng bước cơ bản trong tiến trình khai tâm Kitô giáo3. Nhìn lại tình hình chung việc thực hiện giaó dục đức tin4. Hướng giải quyết: khắc phục nơi GLV: Cần có kiến thức thần học, nguyên tắc sư phạm và tâm lý, Niềm tin và xác tín niềm tin vào Thiên Chúa
Vào lúc 16giờ các nhóm tiếp tục thảo luận với những gợi ý:

1-Làm thế nào giúp các giảng viên giáo lý nhận thức và thể hiện được sự độc đáo của giáo dục đức tin cũng như mối tương quan của nó với những khoa về giáo dục, phù hợp với tinh thần Kitô giáo? Nhận thức này khơi nguồn cảm hứng cho những chọn lựa nào về phương pháp dạy giáo lý?

2-Theo anh chị, làm thế nào giúp người học giáo lý nhận ra tác động của Thiên Chúa và thôi thúc con người đáp trả một cách tự do? Trong nỗ lực này, kinh nghiệm giữ những vai trò nào?

3-Theo anh chị, làm thế nào để giúp giảng viên giáo lý nhận thức được sự cần thiết và tầm quan trọng của sự thinh lặng trong việc giúp người học giáo lý nội tâm hóa sứ điệp Tin Mừng?

4-Làm thế nào để giảng viên giáo lý không còn dạy giáo lý theo kiểu đưa người học giáo lý “vào khuôn vào phép” gồm “một số điều phải tin, một số luật phải giữ và một số nghi lễ phải cử hành cho phải phép”, mà không để ý đến “kinh nghiệm và thâm tín cá nhân” của người học? Đồng thời, làm thế nào để giúp giảng viên giáo lý có khả năng biến giờ giáo lý thành buổi gặp gỡ và đối thoại với Chúa cũng như với nhau?

. Đến 17giờ đại diện các nhóm trình bày tóm tắt phần thảo luận và Ban giáo lý Giáo tỉnh miền Nam đúc kết. Sau đó toàn thể tham dự viên đọc kinh chiều tại hội trường.19giờ dùng cơm tối trong tình thần cởi mở và yêu thương.

Ban Truyền Thông ĐHGL

Nguồn: UBGLDT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét