Trang

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

VUI HỌC THÁNH KINH : Ô CHỮ PHỤ NỮ 3

VUI HỌC THÁNH KINH : Ô CHỮ PHỤ NỮ 3



Những phụ nữ trong Thánh Kinh


Những gợi ý Ô chữ PHỤ NỮ 3


01. Vợ ông Giacóp và là Mẹ của ông Dan và Neptali (St 30,6-8).

02. Mẹ ông Ítmaen. (St 16,1-16)

03. Người con gái mà ông Calếp hứa gã cho ai đánh chiếm thành Kiagiát Xêphe.    (T l 1,1-21)
 

04. Tại thành Philipphê, người phụ nữ tòng giáo van nài xin thánh Phaolô lưu lại nhà bà.  (Cv 16,14-15).
 

05. Chồng bà Pơrítkila, chủ nhà t. Phaolô ở trọ tại thành Côrinthô (Cv 18,1-19)
 

06. Vợ ông Apraham ,bà đã sinh cho ông Dimran, Giocsan, Modan, Madian, Gitbac và Suac.
(St 15,1-4).
 

07. Vợ của ông Láp-pi-đốt, một nữ ngôn sứ, một thủ lãnh vĩ đại của dân Ítraen đã chống lại ách thống trị của vua Canaan.  (Tl 4,4).
 

08. Vợ của ông Nakho, con ông Têrac và là em ông Apram.   (St 11,29).
 

09. Chị của ông Ladarô, người đã chết và được Chúa Giêsu làm cho sống lại.   (Ga 11,1-14).
 

10. Chị của bà Rakhen, vợ của tổ phụ Giacóp.   (St 29,16).
 

11. Người cắt bì cho Ghécsôm, con trai ông Môsê.   (Xh 4,24-26)
 

12. Người đã giấu 2 người Ítraen do thám trên mái nhà mình trong thành Giêrikhô, cứu họ thoát khỏi nhà vua. (Gs 2,1-6).
 

13. Ông Boát đã cưới ai, người đã sinh ra Ovết. Chính Ovết là cha của Giêsê thân sinh của Đavit?  (R 4,13-17).
 

14. Vợ của ông Giôgiakim, con gái ông Khenkigia, xinh đẹp tuyệt trần và biết kính sợ Thiên Chúa. 
 (Đn 13,1-64).
 

15. Vợ Ông Phêlích, tổng trấn Giuđêa  (Cv 21,1-27).

Hàng dọc : Chủ đề của ô chữ này là gì ?

NGUYỄN THÁI HÙNG

Tháng Hoa Dâng Kính Mẹ


--------------------------------------------------------------------------------

TÔN SÙNG và YÊU MẾN MẸ MARIA

Sưu tầm


 08.12 : Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Thai (trọng) [Tín điều do ĐGH Piô IX công bố năm 1854]

01.01: Đức Maria,Mẹ Thiên Chúa (trọng) [tín điều do Công Đồng Chung Êphêsô năm 431]

11.02: Đức Mẹ Lộ Đức (Mẹ hiện ra 18 lần với Thánh Nữ Bernadette Siubirous năm 1858)

25.03: Truyền tin cho Đức Maria (trọng)

31.05: Đức Bà đi viếng Bà Thánh Isave,mẹ Thánh Gioan Tẩy Giả
Thứ Bảy Tuần III sau Lễ Hiện Xuống: Trái Tim Vẹn Sạch Mẹ Maria

16.07: Đức Bà Núi Carmel

05.08 : Cung hiến Đền Thờ Đức Bà Cả ở Roma (một ĐGH xây vào thế kỷ V để tôn vinh Mẹ Maria)

15.08 : Đức Trinh Nữ Maria Linh Hồn và Xác Lên Trời (Mông Triệu Thăng Thiên) (trọng) [tín điều do ĐGH Piô XII công bố năm 1950]

22.08 : Đức Trinh Nữ Maria Nữ Vương (Đức Maria Trinh Vương)

08.09: Sinh Nhật Đức Maria

15.09: Đức Mẹ Sâu Bi

07.10: Đức Mẹ Mân Côi

21.11: Dâng Đức MẹFatima (Bồ Đào Nha); Mễ-Du (Nam Tư), ở Hàn Quốc, ở Lavang (Quảng Trị,VN); ở Trà Kiệu (Quảng Nam, VN); ở Tà Pao (Bình Thuận,VN),etc.. đều có lễ kính Đức Mẹ. Truyền thống Công-giáo cũng dành Thứ Bảy Đầu Thánh để tôn sùng Mẹ Maria.

TÍN ĐIỀU ĐỨC MARIA TRỌN ĐỜI ĐỒNG TRINH.

Việc Đức Mẹ Đồng Trinh toàn vẹn và trọn đời, đã được Giáo Hội Công Giáo công nhận và tuyên bố thành Tín điều buộc hết mọi tín hữu phải tin.
Vấn đề đó đã được đề cập đến trong các Công đồng sau đây:

- Công đồng Calcedonia năm 451 và Công đồng Constantinopoli đệ nhị, năm 553, khi công khai tuyên bố Tín điều Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, đã được định tín trong Công đồng Êphêsô năm 431, cũng tuyên xưng rằng: ĐỨC MARIA ĐỒNG TRINH TOÀN VẸN.

- Đặc biệt tại Công đồng Latêranô do Đức Giáo Hoàng Martino I triệu tập năm 649, đã tuyên bố: ĐỨC MARIA TRỌN ĐỜI ĐỒNG TRINH, khi chịu thai, cũng như khi sinh con và suốt cuộc sống.

- Năm 1555, Đức Thánh Cha Phaolô IV đã lên án những kẻ chủ trương sai lầm rằng: Đức Mẹ không còn Đồng Trinh trong khi sinh con và sau khi sinh con

- Trong bản định tín về Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và về Đức Mẹ Hồn Xác lên Trời ,Giáo Hội cũng tuyên xưng "ĐỨC MẸ TRỌN ĐỜI ĐỒNG TRINH".

- Công đồng Vaticano II (năm 1963) đã ghi trong Hiến chế Ánh Sáng Muôn Dân, chương VIII, số 57: "Chúa Giêsu, người con đầu lòng mà Đức Mẹ Maria sinh ra, đã không làm hư hại, trái lại đã thánh hóa sự Đồng Trinh toàn vẹn của Đức Mẹ."

THÁNG NĂM – THÁNG HOA

Tập quán phổ thông trong thế giới Công giáo dâng tháng Năm cho Mẹ Đồng Trinh bắt nguồn từ một tục lệ xa xưa của người ngoại giáo. Tục lệ đó được sửa đổi và Công giáo hóa do lòng nhiệt thành của giáo dân. Từ xưa, người Roma có lệ tổ chức những buổi hội rước linh đình gọi là Floraia khi tháng Năm bắt đầu, để kính nữ thần Flore, mà họ xưng là "Nữ hoàng Mùa Xuân". Để chống lại sự lạm dụng những ngày huy hoàng, muôn hoa đua nở, mà dân Roma dâng kính nữ thần đó, nhiều nhân vật đạo đức Công giáo tìm cách mặc cho nó một mầu sắc Công giáo. Ở Evreux, người ta tổ chức những cuộc rước long trọng gọi là cuộc rước xanh: dâng chúng từng đoàn lũ nô nức đi chặt cành cây xanh đầy hoa để trần thiết đền thờ, nhất là những đền dâng kính Mẹ Chúa Cứu Thế. Dần dần, những cuộc lễ Floralia mất hết vẻ sùng thượng để nhường chỗ cho những cuộc rước xanh tưng bừng biểu lộ lòng yêu mến Mẹ Đồng Trinh Maria.

Vua Alphongsô X đệ Castille, băng hà năm 1284, dâng kính Mẹ một "Khúc hát tháng Năm". Á thánh Henri Suso trang hoàng tượng Đức Mẹ bằng muôn hoa khi tháng Năm về. Đáng chú ý nhất là Thánh Philippê đệ Nêri. Ngài đã rất sung sướng hội các trẻ em lại chung quanh bàn thờ Mẹ để dâng tâm hồn trong sạch cùng với những đóa hoa Xuân mơn mởn cho Mẹ. Theo một vài ý kiến, thì chính Đức Mẹ đã hiện ra truyền cho

Thánh nhân lập ra tháng Hoa dâng kính Mẹ.

Từ thế kỷ XVI trở đi, các Cha Dòng Tên đã nhiệt liệt cổ võ mừng tháng này trong các học đường các ngài chỉ huy. Ở Paris, giáo hữu theo gương đó đã có thói quen mừng một lễ trọng kính Mẹ ngày mồng Một tháng Năm. Lòng sùng kính Mẹ trong tháng Hoa bắt đầu phổ thông và có nền tảng từ đó. Năm 1654, xuất hiện một cuốn sách nhỏ của Cha Nadasi, Dòng Tên, hô hào dâng cả tháng năm cho Mẹ. Rồi từ đó, các Cha Dòng Tên thi nhau sáng tác các tác phẩm về tháng Đức Mẹ. Trong số đó, Cha Lalomia xuất bản một cuốn nhan đề là: "Tháng Đức Mẹ dâng tiến những vinh quang Mẹ cao sang Thiên Chúa." Cha Calvi đã dạy các học sinh nhỏ của ngài cách dâng tháng Năm mừng Mẹ và phát cho mỗi em một cuốn sách nhỏ về vấn đề này. Năm 1724, Cha Jacolet xuấn bản ở Dilligen, nước Đức, một cuốn tháng Đức Mẹ bằng tiếng La tinh.

Cùng năm đó ở Sicile, Cha Dionisi xuất bản một cuốn khác bằng tiếng Ý. Nhưng người có công lớn nhất là Cha Lalomia, vì ngài đã đem những bài suy ngắm có tính cách thực hành và đạo đức hằng ngày vào sách của Ngài. Giáo dân hoan nghênh sáng kiến đó. Thế nên, từ Ý, tác phẩm của Ngài đã lan sang Pháp, Đức, rồi Bỉ. Đến đâu cuốn sách cũng được hoan hô nhiệt liệt, và lòng sùng kính Đức Mẹ trong tháng Năm đã dâng lên ào ạt.

Dòng Thánh Phanxicô cũng rất sốt sắng mừng tháng Hoa này. Năm 1682, một tu sĩ Dòng đã thu thập được ba mươi bài thơ dâng kính Mẹ. Ở Naples, tháng Hoa được tổ chức công khai trong nhà thờ Dòng Thánh Phanxicô. Sáng hát lễ trọng thể và chiều có hát những ca vãn rất sốt sắng dâng Mẹ kèm theo với Phép Lành Thánh Thể.


Năm 1815, Toà Thánh ra sắc ban nhiều ân xá cho những giáo hữu sốt sắng làm việc kính Đức Mẹ trong tháng Hoa. Đời Đức Thánh Cha Pio IX (1846-1878), tháng Hoa đã được Ngài khuyến khích và ban phép mừng long trọng ở Nhà Thờ Thánh Phêrô tại La mã.

Ngày nay, tháng Hoa đã phổ cập khắp nơi trong Giáo Hội và là một hình thức tôn sùng được giáo dân yêu mến rất nhiều vì tính cách đầy tứ thơ của nó.

THÁNG MƯỜI – THÁNG MÂN CÔI

Lịch sử cho thấy: Khi khấn cầu ơn nọ ơn kia, nhiều người đã dựa vào chuỗi Mân côi như một nguồn để tìm sức mạnh cậy trông.• Năm 1571, trước cơn đe doạ đạo Chúa bị tàn phá, Đức Thánh Cha Piô V, đã truyền cho Hội Thánh cầu nguyện bằng chuỗi Mân côi, với hy vọng Chúa sẽ cứu. Khấn cầu đó đã được Chúa chấp nhận. Chiến thắng ở vịnh Lepante ngày 7 tháng 10 năm 1571 đã là cơ sở để Đức Thánh Cha thiết lập lễ Đức Mẹ Mân côi. Hằng năm cứ đến ngày 7 tháng 10, Hội Thánh đề cao chuỗi Mân côi như một nguồn hy vọng.

• Năm 1629, trước cơn dịch tả nguy hiểm lan rộng trên nước Ý, tu sĩ Timoteo Ricci đã lập ra chuỗi Mân côi liên tiếp. Thầy tính rằng: Mỗi năm có 8.760 giờ. Căn cứ vào đó, thầy làm ra 8.760 tấm vé. Mỗi vé ghi tháng, ngày, giờ. Rồi cho rút thăm. Ai được vé nào thì cam kết đọc chuỗi Mân côi tháng ngày giờ đó. Mục đích có ý xin ơn chết lành cho những người hấp hối, xin ơn trở lại cho những người tội lỗi, xin ơn bình an cho các dân tộc.

• Từ sáng kiến đó, phong trào kinh Mân côi liên tiếp được thành lập và lan rộng. Năm 1657, Đức Giáo Hoàng Alexandre VII chấp nhận phong trào đạo đức này, và ban cho nhiều ân xá.

• Năm 1826, trước nhu cầu truyền giáo cho các vùng xa xôi, bà Pauline Jaricot, thành Lyon , đã có sáng kiến lập ra phong trào "Kinh Mân côi sống". Cứ 10 nguời thì thành một nhóm nhỏ. Mỗi người trong nhóm cam kết đọc 10 kinh Kính Mừng mỗi ngày. Hơn nữa, mỗi người trong nhóm sẽ tìm thêm 5 người. Năm người này cũng hứa đọc 10 kinh Kính Mừng mỗi ngày. Và cứ thế nhân lên số người đọc kinh Kính Mừng.


Mỗi tháng, bà Pauline phổ biến cho các nhóm một bản suy gẫm Lời Chúa, hướng về truyền giáo.

• Đầu thế kỷ XX, trước tình hình suy giảm đức tin tại Pháp, cha Joseph Eyquem lập ra những hội Mân côi. Sinh hoạt của những người theo hội này cũng là đọc 10 kinh Kính Mừng mỗi ngày. Ngoài ra, họ họp nhau mỗi tháng một lần. Cuộc họp không tổ chức ở nhà thờ, nhưng ở nhà tư, lúc ở nhà này, khi ở nhà khác. Cuộc họp gồm đủ mọi thành phần.

Chuỗi Mân Côi Mở Kho Tàng Trái Tim Đức Mẹ

Trước đây, chuỗi Mân côi được truyền bá bởi các thánh, và Hội Thánh. Nay, chính Đức Mẹ lên tiếng.

Tại Fatima, khi hiện ra với ba trẻ, Phanxicô, Giacinta và Lucia, Đức Mẹ đã mang chuỗi Mân côi. Đức Mẹ cũng đã khuyên người ta hãy năng cầu nguyện kinh Mân côi.


Tại Fatima, Lộ Đức và những nơi hành hương, chuỗi Mân côi ví như những chuỗi hoa hồng của các trái tim không ngừng dâng lên Đức Mẹ. Còn Đức Mẹ, thì luôn mưa những hoa hồng thiêng xuống cho các người chân thành cầu khấn. Hoa hồng nói đây là những ơn phúc phần hồn phần xác. Ơn phúc đủ loại, nhất là ơn sám hối, ơn trở về với Chúa, ơn đổi mới cuộc đời, ơn đi sâu vào Phúc Âm, ơn biết đón nhận thánh ý Chúa để trở thành cộng tác viên đắc lực của Đức Mẹ đồng công cứu chuộc.

GIỚI THIỆU MỘT CÁCH ĐỂ TRUNG THÀNH VỚI KINH MÂN CÔI.

- Tất nhiên mỗi tín hữu Công giáo , đặc biệt giới trẻ, được kêu mời làm mọi việc - NHẤT LÀ ĐỌC KINH MÂN CÔI (lần chuỗi) để bày tỏ lòng yêu mến vá tôn sùng Mẹ Maria. Không có gì là đủ.

- Nhưng để không bao giờ quên hoặc thiếu sót lòng yêu mến, MỖI SÁNG ngay khi vừa THỨC GIẤC, mỗi người, đặc biệt Bạn Trẻ, THẦM THÌ ĐỌC NGAY Kinh Lạy Cha và tiếp theo là các Kinh Kính Mừng. (Trong khi đó vẫn làm các việc vệ sinh ban sáng). Khi lau mặt xong, đọc Kinh Sáng danh.NHƯ VẬY, bảo đảm không ngày nào có thể quên việc Kính Đức Mẹ và DÂNG trót cuộc sống chúng ta cho Mẹ.

NGUỒN : tinmung.net

Giải đáp Ô chữ PHỤ NỮ 3

01. Bà Binha (St 30,6-8).
02. Bà Haga (St 16,1-16)
03. Cô Acxa (T l 1,1-21)
04. Bà Lyđia (Cv 16,14-15).
05. Ông Aquila (Cv 18,1-19)
06. Bà Cơtura (St 15,1-4).
07. Bà Dơvôra (Tl 4,4).
08. Bà Minca (St 11,29).
09. Bà Mácta (Ga 11,1-14).
10. Bà Lêa (St 29,16).
11. Bà Xippora (Xh 4,24-26)
12. Bà Rakháp (Gs 2,1-6).
13. Bà Rút (R 4,13-17).
14. Bà Susanna (Đn 13,1-64).
15. Bà Đơruxila (Cv 21,1-27).


Hàng dọc: NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ

NGUYỄN THÁI HÙNG

 

NHỮNG LỄ KÍNH ĐỨC MARIA TRONG PHỤNG VỤ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét