Trang

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

UBGLĐT xin cung cấp bản thông báo của Thánh Bộ về những tư tưởng trong các sách của Cha Anthony de Mello 




Trong thời gian gần đây Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam có nhận được những câu hỏi của nhiều Giáo phận liên quan đến tính chính thống của những tư tưởng trong các sách của Cha Anthony de Mello, SJ.

 30-Anthony-de-Mello-SJ.jpg 


Về các ấn phẩm này, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã đưa ra những nhận định chính thức trong một thông báo được ban hành từ năm 1998. Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin xin cung cấp bản thông báo (tiếng Anh và tiếng Việt) của Thánh Bộ để đọc giả biết rõ những nhận định của thẩm quyền trong Giáo Hội.



CONGREGATION FOR THE DOCTRINE OF THE FAITH
NOTIFICATION
CONCERNING THE WRITINGS OF
FATHER ANTHONY DE MELLO, SJ [1]



The Indian Jesuit priest, Father Anthony de Mello (1931-1987) is well known due to his numerous publications which, translated into various languages, have been widely circulated in many countries of the world, though not all of these texts were authorized by him for publication. His works, which almost always take the form of brief stories, contain some valid elements of oriental wisdom. These can be helpful in achieving self-mastery, in breaking the bonds and feelings that keep us from being free, and in approaching with serenity the various vicissitudes of life. Especially in his early writings, Father de Mello, while revealing the influence of Buddhist and Taoist spiritual currents, remained within the lines of Christian spirituality. In these books, he treats the different kinds of prayer: petition, intercession and praise, as well as contemplation of the mysteries of the life of Christ, etc.

But already in certain passages in these early works and to a greater degree in his later publications, one notices a progressive distancing from the essential contents of the Christian faith. In place of the revelation which has come in the person of Jesus Christ, he substitutes an intuition of God without form or image, to the point of speaking of God as a pure void. To see God it is enough to look directly at the world. Nothing can be said about God; the only knowing is unknowing. To pose the question of his existence is already nonsense. This radical apophaticism leads even to a denial that the Bible contains valid statements about God. The words of Scripture are indications which serve only to lead a person to silence. In other passages, the judgment on sacred religious texts, not excluding the Bible, becomes even more severe: they are said to prevent people from following their own common sense and cause them to become obtuse and cruel. Religions, including Christianity, are one of the major obstacles to the discovery of truth. This truth, however, is never defined by the author in its precise contents. For him, to think that the God of one's own religion is the only one is simply fanaticism. "God" is considered as a cosmic reality, vague and omnipresent; the personal nature of God is ignored and in practice denied.

Father de Mello demonstrates an appreciation for Jesus, of whom he declares himself to be a "disciple." But he considers Jesus as a master alongside others. The only difference from other men is that Jesus is "awake" and fully free, while others are not. Jesus is not recognized as the Son of God, but simply as the one who teaches us that all people are children of God. In addition, the author's statements on the final destiny of man give rise to perplexity. At one point, he speaks of a "dissolving" into the impersonal God, as salt dissolves in water. On various occasions, the question of destiny after death is declared to be irrelevant; only the present life should be of interest. With respect to this life, since evil is simply ignorance, there are no objective rules of morality. Good and evil are simply mental evaluations imposed upon reality.

Consistent with what has been presented, one can understand how, according to the author, any belief or profession of faith whether in God or in Christ cannot but impede one's personal access to truth. The Church, making the word of God in Holy Scripture into an idol, has ended up banishing God from the temple. She has consequently lost the authority to teach in the name of Christ.

With the present Notification, in order to protect the good of the Christian faithful, this Congregation declares that the above-mentioned positions are incompatible with the Catholic faith and can cause grave harm.

The Sovereign Pontiff John Paul II, at the Audience granted to the undersigned Cardinal Prefect, approved the present Notification, adopted in the Ordinary Session of this Congregation, and ordered its publication.

Rome, from the offices of the Congregation for the Doctrine of the Faith, June 24, 1998, the Solemnity of the Birth of John the Baptist.

+ Joseph Card. Ratzinger
Prefect

+ Tarcisio Bertone, S.D.B. Archbishop Emeritus of Vercelli
Secretary




Xin tạm dịch sang tiếng Việt như sau:




THÁNH BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN
THÔNG BÁOLIÊN QUAN ĐẾN NHỮNG TÁC PHẨM CỦA CHA ANTHONY DE MELLO, SJ

Linh mục Dòng Tên người Ấn Độ, Cha Anthony de Mello (1931-1987), được nhiều người biết đến vì lượng lớn những ấn phẩm của ngài mà đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau đang được lưu hành rộng rãi trong nhiều nước trên thế giới, mặc dù không phải tất cả những bản văn này đã được ngài ủy quyền để xuất bản. Các tác phẩm của ngài, trong đó hầu như luôn mang hình thức của những câu chuyện ngắn, chứa đựng những yếu tố có giá trị nào đó của sự khôn ngoan phương đông. Những yếu tố này có thể hữu ích trong việc thủ đắc sự tự chủ, trong việc phá vỡ những ràng buộc và những cảm giác làm chúng ta mất tự do, và trong việc tiếp cận với những thăng trầm đa dạng của cuộc sống một cách thanh thản. Đặc biệt là trong những tác phẩm đầu tiên của ngài, trong khi biểu lộ sự ảnh hưởng của những dòng linh đạo Phật Giáo và Lão Giáo, Cha Mello vẫn ở trong đường hướng linh đạo Kitô Giáo. Trong những sách này, ngài bàn luận những hình thức khác nhau của sự cầu nguyện: sự cầu xin, sự chuyển cầu và ngợi khen, cũng như sự suy niệm những mầu nhiệm của cuộc đời Đức Kitô, v.v…

Tuy nhiên, có những đoạn trong những tác phẩm đầu tiên này và với một mức độ lớn hơn trong những sách xuất bản sau đó của ngài, người ta nhận thấy một sự gia tăng khoảng cách so với những nội dung cốt yếu của đức tin Kitô Giáo. Thay vì sự mạc khải đã biểu lộ trong con người của Đức Giêsu Kitô, Cha Mello thay thế bằng một sự trực giác về Thiên Chúa không có hình dạng hoặc hình ảnh, đến độ nói về Thiên Chúa như là một khoảng trống hoàn toàn. Để nhìn thấy Thiên Chúa thì chỉ cần ngắm nhìn trực tiếp thế giới là đủ. Không thể nói gì về Thiên Chúa; sự nhận biết duy nhất là không biết gì cả. Đặt câu hỏi về sự hiện hữu của Ngài là điều vô nghĩa. Chủ trương duy phủ định này thậm chí dẫn đến một sự phủ nhận rằng Thánh Kinh chứa đựng những sự trình bày có giá trị về Thiên Chúa. Những lời Thánh Kinh là những biểu thị chỉ nhằm đưa người ta đến sự im lặng. Trong những đoạn khác, sự đánh giá về những bản văn thánh mang tính tôn giáo, không miễn trừ Thánh Kinh, thậm chí trở nên nghiêm trọng hơn: chúng (các bản văn thánh) bị coi là sự ngăn trở người ta theo lương tri riêng của họ và làm cho họ trở nên trì độn và độc ác. Các tôn giáo, bao gồm cả Kitô Giáo, là một trong những trở ngại lớn lao đối với việc khám phá chân lý. Tuy nhiên, tác giả không hề định nghĩa chân lý này bằng những nội dung chính xác của nó. Đối với ngài, thật là một sự cuồng tín khi nghĩ rằng Thiên Chúa của một tôn giáo riêng của ai đó là Đấng duy nhất. “Thiên Chúa” được xem như là một thực tại mang tính vũ trụ, mơ hồ và hiện diện khắp nơi; bản tính ngôi vị của Thiên Chúa bị bỏ qua và trong thực tế bị phủ nhận.

Cha Mello đã bày tỏ một sự trân trọng đối với Đức Giêsu, Đấng mà ngài tuyên bố chính ngài là “môn đệ.” Nhưng ngài coi Đức Giêsu như là một bậc thầy bên cạnh những vị thầy khác. Điều duy nhất khác biệt với những người khác là Đức Giêsu “giác ngộ” và tự do hoàn toàn, trong khi những người khác thì không. Đức Giêsu không được nhìn nhận là Con Thiên Chúa, nhưng đơn giản là đấng dạy chúng ta rằng mọi người là con Thiên Chúa. Thêm vào đó, những khẳng định của tác giả về vận mệnh cuối cùng của con người làm gia tăng sự lúng túng. Có một chỗ ngài nói về một “sự hòa tan” vào trong Thiên Chúa không ngôi vị, như thể là muối hòa tan trong nước. Những chỗ khác, ngài coi việc đặt vấn đề về vận mệnh sau khi chết là không thích hợp; chỉ có cuộc sống hiện tại nên được quan tâm mà thôi. Đối với cuộc sống này, không có những nguyên tắc luân lý khách quan, bởi vì một cách đơn giản sự dữ là sự ngu dốt. Thiện và ác đơn giản là sự đánh giá của lý trí được áp đặt trên thực tại.

Phù hợp với những gì đã được trình bày, người ta có thể hiểu, theo như tác giả, làm thế nào bất kỳ một niềm tin hoặc một sự tuyên xưng đức tin hoặc vào Thiên Chúa hoặc vào Đức Kitô không những không thể được, mà trái lại còn ngăn trở sự tiếp cận cá nhân của một người đối với chân lý. Biến Lời Chúa trong Thánh Kinh thành một ngẫu tượng, Giáo Hội đã đạt đến kết cuộc là xua đuổi Thiên Chúa khỏi đền thờ. Hệ quả là Giáo Hội đánh mất thẩm quyền giảng dạy nhân danh Đức Kitô.

Với Thông Báo này, nhằm bảo vệ sự tốt lành của các tín hữu Kitô Giáo, Thánh Bộ tuyên bố rằng những quan điểm được đề cập trên đây là không phù hợp với đức tin Công Giáo và có thể gây những tai hại nghiêm trọng.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã chuẩn y Thông Báo này tại buổi tiếp kiến dành cho Đức Hồng Y Bộ Trưởng ký tên dưới đây, đã thông qua trong phiên họp thường kỳ của Thánh Bộ, và đã truyền lệnh công bố.

Roma, từ văn phòng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, 24 tháng 6 năm 1998, Lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả.

+ Hồng Y Joseph RatzingerBộ Trưởng


+ Tarcisio Bertone, S.D.B.Tổng Giám Mục Hiệu Tòa VercelliThư Ký

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét