Nhật ký Đại Hội Giáo lý toàn quốc lần thứ III. Ngày 10/8/2011
Ngày thứ hai Đại Hội (10-08-201) –Sáng nay thứ tư 10 tháng 08 năm 2011,vào lúc 5giờ 30 tại nhà nguyện Đại Chủng viện Thánh Giuse Hà Nội. Thánh lễ đồng tế do Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn chủ tế cùng với các linh mục tham dự Đại hội dâng Thánh lễ mừng kính trọng thể Thánh Laurensô phó tế tử đạo và cầu nguyện cho Đại hội.
Sau Thánh lễ toàn thể Đại hội đã cùng chụp hình kỷ niệm tại trước khuông viên nhà chính tòa Tổng Giáo phận Hà nội, Các tham dự viên rất xúc động khi đứng trước ngôi nhà Chúa thật cổ xưa của Giáo hội Chúa tại Việt nam.
8giờ30: sau bữa ăn sáng, các tham dự viên đã tập trung tại hội trường Đại chủng viện Thánh Giuse cùng dâng lời kinh nguyện cho ngày thứ hai của Đại hội, đặc biệt hôm nay phụ trách chương trình là BGL Giáo tỉnh miền Trung với sự khởi động bằng bài hát truyền thống An Rê Phú Yên: người thầy của giáo lý viên.
Sau đó là phần thuyết trình với đề tài 3a:
VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐOÀN TRONG VIỆC DẠY GIÁO LÝ
Thuyết trình viên:Lm Antôn Trần Văn Trườngphụ trách
1. Trước hết giúp tham dự viên hiểu Hội Thánh là chủ thể của việc dạy giáo lý, kế đến, việc dạy giáo lý không phải là việc riêng của các giảng viên giáo lý hay của các linh mục, mà là trách nhiệm của toàn thể cộng đoàn trong việc dạy giáo lý, cuối cùng cộng đoàn Kitô hữu dưới mọi dạng thức chính là nơi thực hiện việc dạy giáo lý.
2. Để đáp lại lời mời gọi thư chung Đại hội dân Chúa 2010 thuyết trình viên đã đề nghị:
•Giáo hội Việt Nam cần có một quyển giáo lý hỏi thưa vắn gọn của Hội Đồng Giám mục.•Một bộ giáo lý đầy đủ cho mỗi năm từ tiểu học đến hết trung hoc,có thề gọi là giáo lý phổ thông cho mọi người tín hữu.
Tiếp đến lúc 9giờ 15 là phần thuyết trình với đế tài 3b:
GIÁO LÝ LÀ HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO HỘI
Thuyết trình viên: Ông Antôn Phạm Đình Tú
Nhấn mạnh đến hai nhiệm vụ căn bản khác của việc dạy giáo lý là giáo dục đời sống cộng đoàn và tinh thần truyền giáo, bao hàm việc chăm lo đến chiều kích đại kết và đối thoại liên tôn.
1. Tìm ra một phương hướng dạy giáo lý cho Giáo Hội Việt nam trong giai đoạn hiện nay.
2. Quan tâm đặc biệt đến việc đào tạo Giáo lý viên.
Sau giờ nghỉ giải lao là phần thảo luận riêng của 10 nhóm trong một tiếng, mỗi nhóm có các Lm trưởng ban Giáo lý các Giáo phận phụ trách, phần thào luận gồm 4 câu hỏi mà Đại hội đề ra: nhóm 1-2-3-4-5 thảo luận câu 1 và câu 3. nhóm 6-7-8-9-10 thảo luận câu 2 và câu 4.
CÁC CÂU HỎI THẢO LUẬN ĐỀ TÀI III
1. Làm thế nào để cộng đoàn Kitô hữu (gồm gia đình, giáo xứ, phong trào, đoàn thể vv…) với toàn bộ hoạt động của nó (gồm phụng vụ, đời sống, phục vụ và làm chứng) có thể trở thành cộng đoàn “làm chứng cho đức tin”, thành “môi trường sống động và thường xuyên để tăng trưởng đức tin”?
2. Làm thế nào để toàn thể cộng đoàn ý thức rằng mọi người trong cộng đoàn phải trở thành người dạy và học giáo lý, phải tích cực tham gia vào công cuộc giáo dục đức tin với ý thức và tinh thần đồng trách nhiệm?
3. Anh chị có những kinh nghiệm nào trong việc dạy giáo lý theo hướng giáo dục tinh thần cộng đoàn hoặc có những đề nghị gì trong vấn đề này? Theo quý anh chị, lộ trình và giáo trình huấn luyện đức tin của giáo phận đã góp phần giáo dục tinh thần cộng đoàn và tinh thần đại kết cho người học giáo lý như thế nào? Cần chỉnh sửa hay canh tân những gì?
4. Anh chị có những kinh nghiệm nào trong việc dạy giáo lý theo chiều hướng truyền giáo hoặc có những đề nghị gì trong vấn đề này? Theo quý anh chị, lộ trình và giáo trình huấn luyện đức tin của giáo phận đã góp phần giáo dục tinh thần truyền giáo và đối thoại liên tôn cho người học giáo lý như thế nào? Cần chỉnh sửa hay canh tân những gì?
Đến 11giờ đại diện các nhóm trình bày tóm tắt phần thảo luận trong thời gian 45 phút và cha Steph Nguyễn-Văn-Đậu, Trưởng ban Giáo lý Giáo tỉnh miền Trung đã đúc kết phần thảo luận và kinh nguyện tạ ơn.12giờ tham dự viêndùng cơm trưa trong tinh thần thân ái và hiệp nhất.
Ban Truyền Thông Đại hội
NGUỒN: uybangiaolyductin
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét