Trang

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

ĐTC nói về Thánh Giacôbê Tiền




ĐTC nói về Thánh Giacôbê Tiền

Đ.Ô. Nguyễn Quang Sách 6/22/2006
                                                           



“Con Đường củangài là một Biểu trưng sự hành Hương của sự Sống Kitô hữu.”

VATICAN -- Bài huấn đức Đức Benedict XVI trình bày trong buổi tiếp kiến chung hôm nay. Đức Giáo Hoàng dành cuộc nói chuyện của ngài để nói về gương mặt Tông Đồ Giacôbê Tiền.

Anh Chị Em thân mến:

Chúng ta tiếp tục với loạt chân dung các tông đồ do Chúa Giêsu trực tiếp chọn đang lúc Người còn sống. Chúng ta đã nói về Thánh Pherô và anh của ngài là Anrê. Hôm nay chúng ta gặp gương mặt ông Giacobê. Bản danh sách của nhóm Mười Hai nhắc tới hai người có tên là: Giacobê con ông Zebedee, và Giacôbê, con ông Alphê (x. Mrk 3:17,18; Matthew 10: 2-3), cả hai thường được phân biệt với những tên Giacobê Tiền và Giacobê Hậu.

Những tước hiệu này không nhắm đo lường sự thánh thiện của các ông,( nhưng chỉ để khẳng định sự liên quan khác biệt các ông nhận lãnh trong những sách Tân Ước và, cách riêng, trong khung cảnh cuộc sống trần thế của Chúa Giêsu. Hôm nay chúng ta dành sự chú ý chúng ta cho người thứ nhất trong số hai người trùng tên này.

Tên Giacobê –(JAMES) là tiếng chuyễn dịch của “lakobos,” một sự biến thể dưới ảnh hưởng Hy lạp của tên vị tổ phụ danh tiếng Giacob. Tông đồ có tên này là anh của Gioan, và trong những danh sách được nhắc tới ông chiếm chỗ thứ hai sau Pherô, như xảy ra trong Mark (3:17), hay là chỗ thứ ba sau Phero và Anrê, như trong Tin Mừng Matthew (10:2) và Luke (6:14), đang khi trong sách Tông đồ Công Vụ ông xuất hiện sau Pherô và Gioan (1:13). Ong Giacobê này, cùng với Pherô và Gioan, thuộc nhóm ba môn đệ ưu tiên được Chúa Giêsu cho tham dự vào những lúc quan trọng của sự sống Người.

Vì hôm nay trời rất nóng, bây giờ tôi muốn nói vắn tắt và chỉ nhắc tới hai trong những dịp này mà thôi. Ông được tham gia, cùng với Pherô và Gioan, trong lúc Chúa Giêsu chịu hấp hối trong vườn Gietsemani, và trong lúc Chúa Giêsu biến hình. Do đó, đây là một vấn đề hai tình huống khác nhau: Trong một trường hợp, Giacobê, với hai mọn đệ kia, kinh nghiệm vinh quang của Chúa, thấy Chúa nói chuyện với Moisen và Elia, thấy sự huy hoàng của Chúa được mặc khải trong Chúa Giêsu; trong trường hợp kia, ông đứng trước sự đau khổ và sự hạ nhục, ông thấy với chính mắt ông Con Thiên Chúa hạ mình xuống, trở thành vâng lời cho đến chết.

Dịp thứ hai chắc chắn đối với ông là một thuận lợi để trưởng thành trong đức tin, để sửa chửa sự giải thích đơn phương, đắc thắng của cái thứ nhất. Ông phải phân biệt Đấng Messia, dân Do thái trông đợi như một kẻ chiến thắng, trên thực tế không những được bao phủ bởi danh dự và vinh quang, những cũng đầy tràn đau khổ và yếu đuối

Sự trưởng thành về đức tin này được Chúa Thánh Thần kiện toàn trong ngày Lễ Hiện Xuống, nên khi đến lúc tột cùng để minh chứng, Giacobê không rút lui. Trong những năm 40 đầu của thế kỷ thứ nhất, vua Herod Agrippa, cháu Herod Cả, như Luca thông tin cho chúng ta: “ra tay ngược đãi một số người thuộc Giáo Hội.

Nhà vua đã cho chém đầu ông Giacobê là anh của Gioan” (Cv 12:1-2). Tính vắn tắt của tin tức, thiếu mọi chi tiết tường thuật, mặc khải, một bên, sự bình thường đối với những Kitô hữu là minh chứng cho Chúa bằng mạng sống của mình và, một bên, Giacôbê ó một địa vị liên quan trong Giáo Hội Jerusalem, một phần vì vai trò thực hiện lúc Chúa Giêsu còn sống dưới thế này.

Một truyền thống khác, ít nhất khởi sự từ Isidore of Seville, tường thuật rằng ngài đến Tây-Ban-Nha hầu phúc âm hóa vùng quan trọng này của nước Thượng Vị Roma. Theo một truyền thuyết khác, xác của ngài được đưa tới Tây-Ban-Nha, tại thành phố Santiago de Compostela. Như tất cả chúng ta biết, chỗ này đã biến thành đối tượng của sự cung kính vĩ đại và, còn tới ngày nay, là mục tiêu của nhiều cuộc hành hương, không những từ Châu Au, nhưng từ khắp thế giới. Điều này giải thích sự diễn tả bằng hình ảnh ông Giacobê cầm cây gậy người hành hương, và sách Tin Mừng, đặc tánh của vị tông đồ lưu động, dấn thân cho việc công bố “tin mừng,” đặc điểm sự hành hương của sự sống Kitô hữu.

Do đó, chúng ta có thể học nhiều chiuyện từ Giacobê: sự mau lẹ theo tiếng gọi của Chúa, cho dầu khi Người xin chúng ta bỏ “cái vỏ” những an ninh nhân bản chúng ta; sự nhiệt tâm theo Người trên những con đường Người chỉ cho chúng ta bên kia sự giả định hảo huyền của cbúng ta; sự sẵn sàng minh chứng cho Người với lòng can đảm và, nếu cần, với sự hy sinh tột cùng sự sống. Như vậy, Giacobê Tiền được trình bày cho chúng ta như là một gương anh hùng cố kết quảng đại với Chúa Kitô. Ông, là kẻ lúc đầu đã xin, qua bà mẹ ông, được ngồi với em mình gần Thầy trong Nước Thầy, đã là người đầu tiên uống chén thương khó, trong sự chia sẻ phúc tử đạo với các Tông Đồ.

Và, cuối cùng, để tổng kết mọi sự, chúng ta có thể nói rằng con đường của ông, không những bề ngoài nhưng hơn hết bên trong, từ núi Biến Hình cho tới núi hấp hối, là một biểu trưng về sự hành hương của sự sống Kitô hữu, giữa những cơn bắt bớ của thế giới và những sự an ủi của Thiên Chúa, như Công Đồng Vatican Hai khẳng định. Khi theo Chúa Giêsu, chúng ta , như Giacobê, biết rằng, dầu trong những khó khăn, chúng ta đi đúng đường.

[Cuối buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha đọc bản tóm sau đây bằng tiếng Anh:]

Trong bài giáo lý hằng tuần của chúng ta về thừa tác vụ tông đồ của Giáo Hội, bây giờ chúng ta quan sát Tông Đồ Giacobê. Giacobê-gọi là Giacobê Tiền, hầu phân biệt với Giacobê, con ông Alphé—là anh của Gioan Tông Đồ.

Trong Tân Ước, Giacobê thường được gọi tên với Pherô và Gioan như là một trong ba môn đệ ưu tiên được hiện diện trong những biến cố ý nghĩa nhất thuộc thừa tác vụ trần thế của Chúa Giêsu. Những biến có này gòm có sự biến hình của Chúa trên Núi Tabor và sự hấp hối của Người trong vườn Gietsemani. Qua hai biến cố này, mặc khải vinh quang của Chúa Kitô như là Con Thiên Chúa vá ý nghĩa của hy sinh cúu chuộc của Người, Giacobê hiểu thâm sâu ơn về sứ vụ cúu chuộc của Chúa. Sự lớn mạnh trong đức tin này được kiện toàn bởi sự tuôn xuống của Chúa Thánh Thần trong lễ Hiện Xuống.

Sách Tông Đồ Công Vụ giới thiệu Giacobê như là một gương mặt có thẩm quyền trong giáo Hội Jerusalem và là người đầu tiên trong các tông đồ được phước tử đạo. Gương của ngài linh hứng chúng ta phải nên những môn đệ sốt sắng của Chúa Kitô, sẵn sàng uống từ chén đau khổ của Người hầu hiển trị với Người trong vinh quang (X. Mark 10:35-40).

Tôi xin chào tất cả những khách thăm viếng và những người hành hương nói iếng Anh hiện diện trong buổi tiếp kiến hôm nay, gòm những đại diện dự cuộc hội nghị về huyết thanh vật lý học (plasma physics), và những đại diện dự hội nghị chuyên đề về atherosclerosis. Tôi trải dài những lời chào đặc biệt tới các nhóm đến từ Ireland, Ghana, China và United States châu Mỹ. Mong sao cuộc lưu trú của anh chị em tại Rome đổi mới đức tin và tình yêu của anh chị em đối với Chúa chúng ta, và xin Thiên Chúa chúc phúc tất cả anh chị em!

Nguồn: vietcatholic

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét